Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 tuần 19 đến tuần 22

I. Mục tiêu

- Nêu tác hại của việc người gia súc phóng uế bừa bãi. Thực hiện đại tiểu tiện đúng nơi qui định.

II. Chuẩn bị

- Các hình trang 70, 71 trong SGK

III. Các hoạt động dạy và học

A. Kiểm tra bài cũ

- Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên những nghề nghiệp mà người dân ở làng quê và đô thị thường làm.

- Giáo viên nhận xét chung

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài

- Vệ sinh môi trường (tiếp theo)

2. Hoạt động 1: Quan sát tranh ( 14 )

*Mục tiêu: Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khoẻ con người

- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát tranh trong SGK và nhận xét những gì quan sát thấy trong hình.

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

 

*Giáo viên hỏi:

+ Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi. Hãy cho một số dẫn chứng cụ thể em đã quan sát thấy ở địa phương(đường làng, ngõ xóm, bến xe, bến tàu )

+ Cần phải làm gì để tránh những hiện tượng trên ?

- Giáo viên nhận xét

Kết luận: Phân và nước tiểu là chát cặn bã của quá trình tiêu hoá và bài tiết. Chúng có mùi hôi thối và chứa nhiều mầm bệnh. Vì vậy, chúng ta phải đi đại tiện đúng nơi quy định; không để vật nuôi ( chó, mèo, lợn, gà, trâu bò, ) phóng uế bừa bãi.

 

3. Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm ( 14 )

*Mục tiêu : Biết được các loại nhà tiêu và cách sử dụng hợp vệ sinh.

- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 3, 4 trang 71 trong SGK và trả lời câu hỏi gợi ý: Chỉ và nói tên từng loại nhà tiêu có trong hình.

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

*Giáo viên hỏi:

+ Ở địa phương bạn thường sử dụng loại nhà tiêu nào?

+ Bạn và những người trong gia đình cần làm gì để giữ cho nhà tiêu luôn sạch sẽ ?

+ Đối với vật nuôi thì cần làm gì để phân vật nuôi không làm ô nhiễm môi trường ?

- Giáo viên hướng dẫn : ở các vùng miền khác nhau có loại nhà tiêu khác nhau, cách sử dụng cũng khác nhau

+ Ở thành phố thường dùng nhà tiêu tự hoại thì phải có đủ nước dội thường xuyên để không có mùi hôi và phải sử dụng giấy vệ sinh dùng cho nhà tiêu tự hoại.

+ Ở nông thôn thường dùng nhà tiêu hai ngăn và phải có tro bếp hoặc mùn cưa để lên trên sau khi đi đại tiện, giấy vệ sinh cho vào sọt rác.

* Kết luận : Dùng nhà tiêu hợp vệ sinh. Xử lí phân người và động vật hợp lí sẽ góp phần phòng chống ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước.

- Học sinh kể

 

 

 

 

- HS nghe

 

 

 

 

 

- Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.

 

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình

- Các nhóm khác nghe và bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.

 

 

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình

- Các nhóm khác nghe và bổ sung.

 

 

 

 

doc13 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4683 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 tuần 19 đến tuần 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỨ 4. NS: 4. 1. 2010 HỌC KÌ II ND: 6. 1. 2010 Tiết 37 Vệ sinh môi trường (tiếp theo) I. Mục tiêu - Nêu tác hại của việc người gia súc phóng uế bừa bãi. Thực hiện đại tiểu tiện đúng nơi qui định. II. Chuẩn bị - Các hình trang 70, 71 trong SGK III. Các hoạt động dạy và học A. Kiểm tra bài cũ - Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên những nghề nghiệp mà người dân ở làng quê và đô thị thường làm. - Giáo viên nhận xét chung B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Vệ sinh môi trường (tiếp theo) 2. Hoạt động 1: Quan sát tranh ( 14’ ) *Mục tiêu: Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khoẻ con người - Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát tranh trong SGK và nhận xét những gì quan sát thấy trong hình. - Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. *Giáo viên hỏi: + Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi. Hãy cho một số dẫn chứng cụ thể em đã quan sát thấy ở địa phương(đường làng, ngõ xóm, bến xe, bến tàu…) + Cần phải làm gì để tránh những hiện tượng trên ? - Giáo viên nhận xét Kết luận: Phân và nước tiểu là chát cặn bã của quá trình tiêu hoá và bài tiết. Chúng có mùi hôi thối và chứa nhiều mầm bệnh. Vì vậy, chúng ta phải đi đại tiện đúng nơi quy định; không để vật nuôi ( chó, mèo, lợn, gà, trâu bò, …) phóng uế bừa bãi. 3. Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm ( 14’ ) *Mục tiêu : Biết được các loại nhà tiêu và cách sử dụng hợp vệ sinh. - Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 3, 4 trang 71 trong SGK và trả lời câu hỏi gợi ý: Chỉ và nói tên từng loại nhà tiêu có trong hình. - Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. *Giáo viên hỏi: + Ở địa phương bạn thường sử dụng loại nhà tiêu nào? + Bạn và những người trong gia đình cần làm gì để giữ cho nhà tiêu luôn sạch sẽ ? + Đối với vật nuôi thì cần làm gì để phân vật nuôi không làm ô nhiễm môi trường ? - Giáo viên hướng dẫn : ở các vùng miền khác nhau có loại nhà tiêu khác nhau, cách sử dụng cũng khác nhau + Ở thành phố thường dùng nhà tiêu tự hoại thì phải có đủ nước dội thường xuyên để không có mùi hôi và phải sử dụng giấy vệ sinh dùng cho nhà tiêu tự hoại. + Ở nông thôn thường dùng nhà tiêu hai ngăn và phải có tro bếp hoặc mùn cưa để lên trên sau khi đi đại tiện, giấy vệ sinh cho vào sọt rác. * Kết luận : Dùng nhà tiêu hợp vệ sinh. Xử lí phân người và động vật hợp lí sẽ góp phần phòng chống ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước. - Học sinh kể - HS nghe - Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình - Các nhóm khác nghe và bổ sung. - Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình - Các nhóm khác nghe và bổ sung. IV. Củng cố – Dặn dò - HS nhắc lại tựa bài - GDHS luôn có ý thức bảo vệ môi trường - Chuẩn bị bài: Vệ sinh môi trường (tt) - NX tiết học THỨ 5. NS: 4. 1. 2010 ND: 7. 1. 2010 Tiết 38 Vệ sinh môi trường (tiếp theo) I. Mục tiêu - Nêu được tầm quan trọng của việc xử lý nguồn nước thải hợp vệ sinh đối với đời sống con người và động vật, thực vật. - Giải thích tại sao cần phải xử lí nước thải, biết một số biện pháp xử lí phân, nước thải hợp vệ sinh, có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường. II. Chuẩn bị - Các hình trang 72, 73 trong SGK III. Các hoạt động dạy và học A. Kiểm tra bài cũ - Ở địa phương em sử dụng nhà tiêu nào? - Giáo viên nhận xét chung B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hoạt động 1: Quan sát tranh ( 14’) + Mục tiêu: Biết được những hành vi đúng và hành vi sai trong việc thải nước bẩn ra môi trường sống. - Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 1, 2 trang 72 trong SGK và trả lời câu hỏi gợi ý: Hãy nói và nhận xét những gì bạn nhì thấy trong hình. Theo bạn, hành vi nào đúng, hành vi nào sai ? Hiện tượng trên có xảy ra ở nơi bạn sinh sống không ? - Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình - Giáo viên hỏi: + Trong nước thải có gì gây hại cho sức khoẻ của con người ? + Theo bạn các loại nước thải của gia đình, bệnh viện, nhà máy,… cần cho chảy ra đâu ? Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Giáo viên phân tích cho học sinh hiểu trong nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất bẩn, vi khuẩn gây bệnh cho con người đặc biệt là nước thải từ các bệnh viện. Nước thải từ các nhà máy có thể gây nhiễm độc cho con người, làm chết cây cối và các sinh vật sống trong nước - Giáo viên nhận xét + Kết luận: Trong nước thải có chứa nhiều chất bẩn, độc hại, các vi khuẩn gây bệnh. Nếu để nước thải chưa xử lí thường xuyên chảy vào ao, hồ, sông ngòi sẽ làm nguồn nước bị ô nhiễm, làm chết cây cối và các sinh vật sống trong nước. 3. Hoạt động 2 : Thảo luận về cách xử lí nước thải hợp vệ sinh ( 17’ ) + Giáo viên cho từng cá nhân trình bày ở gia đình hoặc ở địa phương em thì nước thải được chảy vào đâu ? Theo em cách xử lí như vậy hợp lí chưa ? Nên xử lí như thế nào thì hợp vệ sinh, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh ? - Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 3, 4 trang 73 trong SGK và trả lời câu hỏi gợi ý: + Theo bạn, hệ thống cống nào hợp vệ sinh ? Tại sao ? + Theo bạn, nước thải có cần được xử lí không ? - Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. + Kết luận : Việc xử lí các loại nước thải, nhất là nước thải công nghiệp trước khi đổ vào hệ thống nước chung là cần thiết. - Học sinh trả bài - Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình - Các nhóm khác nghe và bổ sung - Học sinh trình bày. - Các nhóm khác nghe và bổ sung. - Học sinh trình bày - Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình - Các nhóm khác nghe và bổ sung IV. Củng cố – Dặn dò - HS nhắc lại tựa bài - GDHS luôn có ý thức bảo vệ môi trường - Chuẩn bị bài: Ôn tập xã hội - NX tiết học THỨ 4. NS: 10. 1. 2010 ND: 13. 1. 2010 Tiết 39 ÔN TẬP: XÃ HỘI I. Mục tiêu - Giúp Hs : Kể tên các kiến thức đã học về xã hội. - Kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quannh. - Yêu quý gia đình, trường học và tỉnh (thành phố) của mình. - Cần có ý thức bảo vệ môi trường cộng đồng v2 nơi mình đang sống II. Chuẩn bị - Tranh ảnh do Gv sưu tầm. III. Các hoạt động dạy và học A. Kiểm tra bài cũ GV gọi 2 HS trả lời: + Theo em cống nào là hợp vệ sinh? + Ở nơi em ở nước thải chảy ra đâu? - NX chung B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hoạt động 1: Ôn tập (33’) - Gv kiểm tra việc sưu tần tranh ảnh của Hs. - Gv cho Hs tổ chức trình bày trên tờ giấy A0 và có ghi chú thích nội dung tranh. - Mỗi nhóm sẽ trình bày về một nội dung: hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục. + Thảo luận nhóm, mô tả nội dung và ý nghĩa bức tranh quê hương. - Gv yêu cầu các nhóm thảo luận. - Gv gọi một số nhóm trình bày. - Gv nhận xét, chốt lại. 3. Hoạt động 2: Chơi trò chơi “ Chuyển hộp”. - Gv soạn một hệ thống câu hỏi liên quan đến nội dung chủ đề xã hội. - Mỗi câu hỏi được viết vào một tờ giấy nhỏ gấp làm tư và để trong một hộp giấy nhỏ. - Hs vừa hát vừa chuyền tay nhau hộp giấy nói trên. Khi bài hát dừng lại, hộp giấy ở trong tay người nào thì người đó phải nhặt một câu hỏi bất kì trong hộp để trả lời. - Gv nhận xét. - HS trả lời - Các nhóm trình bày về nội dung của nhóm mình. - Sau khi trình bày xong nhóm khác sẽ bổ sung. + Hs thảo luận nhóm. - Các nhóm lên trình bày. - Nhóm khác bổ sung. - Hs chơi trò chơi. IV. Củng cố – Dặn dò - HS nhắc lại tựa bài - GDHS luôn có ý thức bảo vệ môi trường - Chuẩn bị bài: Thực vật - NX tiết học THỨ 5. NS: 10. 1. 2010 ND: 14. 1. 2010 Tiết 40 THỰC VẬT I. Mục tiêu + Giúp Hs : - Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh. - Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên. - Yêu thích thiên nhiên II. Chuẩn bị - Hình trong SGK trang 76, 77. III. Các hoạt động dạy và học A. Kiểm tra bài cũ B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hoạt động 1: Quan sát theo nhóm ngoài thiên nhiên (27’) - Tổ chức, hướng dẫn. - Gv chia nhóm, phân khu vực quan sát cho từng nhóm, hướng dẫn Hs cách quan sát cây cối ở khu vực các em được phân công. - Gv giao nhiệm vụ và gọi một vài Hs nhắc lại nhiệm vụ quan sát trước khi cho các nhóm ra quan sát cây cối ở sân trường hay xung quanh. - Làm việc theo nhóm ngoài nhiên nhiên. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc theo trình tự : + Chỉ vào từng cây và nói tên các cây có ở khu vực nhóm được phân công ? + Chỉ và nói tên từng bộ phận của cây? + Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng và kích thước của những cây đó? - Gv mời một số nhóm trình bày. - Gv mời đại diện của từng nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình. - Gv giúp Hs nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật ở xung quanh và đi đến kết luận: *Xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. Mỗi cây thường có rễ, thân, lá, hoa và quả. 3. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân (7’) - GV gọi HS kể tên một số cây mà các em biết - GV nêu tên các cây trong SGK 1. Cây khế 2. Cây vạn tuế 3. Cây kơ-nia,…. - Hs chú ý lắng nghe. - Hs thảo luận nhóm. - Hs trả lời các câu hỏi trên. - Một số nhóm lên trình bày. - Các nhóm báo cáo kết quả. - Nhóm còn lại sẽ bổ sung. - Hs nhắc lại IV. Củng cố – Dặn dò - HS nhắc lại tựa bài - GDHS luôn có ý thức bảo vệ môi trường - Chuẩn bị bài: Thân cây - NX tiết học THỨ 4. NS: 17. 1. 2010 ND: 20. 1. 2010 Tiết 41 THÂN CÂY I. Mục tiêu - Phân biệt được các loại thân cây theo cách mọc (thân đứng, thân leo, thân bò) theo cấu tạo (thân gỗ, thân thảo). II. Chuẩn bị - Các hình trong SGK trang 78, 79 và một số cây GV mang tới lớp. III. Các hoạt động dạy và học A. Kiểm tra bài cũ - GV gọi 2 HS trả lời: - Nói tên từng bộ phận của mỗi cây - Nhận xét chung B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: Thân cây 2. Hoạt động 1: Làm việc với SGK (20’ ) Mục tiêu: Nhận dạng và kể được tên một số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân gỗ, thân thảo Cách tiến hành : Cho hs quan sát các hình trang 78, 79 trong SGK và trả lời theo gợi ý: + Chỉ và nói tên các cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò trong các hình. + Trong đó, cây nào có thân gỗ (cứng), cây nào có thân thảo ( mềm ) - Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - Ghi kết quả thảo luận của các nhóm vào bảng Hình Tên cây Cách mọc Cấu tạo Đứng Bò Leo Thân gỗ (cứng) Thân thảo (mềm ) 1 Cây nhãn x x 2 Cây bí đỏ ( bí ngô ) x x 3 Cây dưa chuột x x 4 Cây rau muống x x 5 Cây lúa x x 6 Cây su hào x x 7 Các cây gỗ trong rừng x x + Cây su hào có gì đặc biệt ? + Kết luận: Các cây thường có thân mọc đứng; một số cây có thân leo, thân bò. - Có loại cây thân gỗ, có loại cây thân thảo - Cây su hào có thân phình to thành củ 3. Hoạt động 2: Chơi trò chơi Bingo (10’) Mục tiêu: Phân loại một số cây theo cách mọc của thân ( đứng, leo, bò ) và theo cấu tạo của thân ( thân gỗ, thân thảo ) Cách tiến hành : - Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm - Phát cho mỗi nhóm một bộ phiếu, mỗi phiếu viết tên 1 cây. Xoài Ngô Mướp Cà chua Dưa hấu Bí ngô Kơ-nia Cau Tía tô Hồ tiêu Bàng Rau ngót Dưa chuột Mây Bưởi Cà rốt Rau má Phượng vĩ Lá lốt Hoa cúc - Yêu cầu mỗi nhóm cử lần lượt từng bạn lên gắn tấm phiếu ghi tên cây vào cột phù hợp theo kiểu trò chơi tiếp sức. Người cuối cùng sau khi gắn xong tấm phiếu thì hô to : “Bingo”. Nhóm nào gắn phiếu xong, nhanh, đúng thì nhóm đó thắng. - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc : Cấu tạo Cách mọc Thân gỗ Thân thảo Đứng xoài, kơ-nia, cau, bàng, rau ngót, phượng vĩ , bưởi Ngô, Cà chua, Tía tô, Hoa cúc Bò Bí ngô, Rau má , Lá lốt, Dưa hấu Leo Mây, mồng tơi, . . . Mướp, Hồ tiêu, Dưa chuột, . . . - 2 HS trả lời - Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình - Các nhóm khác nghe và bổ sung. - Cây su hào có thân phình to thành củ. - Lớp chia thành 2 nhóm - Học sinh chơi theo hướng dẫn của Giáo viên IV. Củng cố – Dặn dò - HS nhắc lại tựa bài - GDHS luôn có ý thức bảo vệ môi trường - Chuẩn bị bài: Thân cây (tt) - NX tiết học THỨ 5. NS: 17. 1. 2010 ND: 21. 1. 2010 Tiết 42 THÂN CÂY (Tiếp theo) I. Mục tiêu - Nêu được chức năng của thân đối với đời sống của thực vật và ích lợi của thân cây đối với đời sống con người. II. Đồ dùng - Các hình trong SGK III. Các hoạt động dạy và học A. Kiểm tra bài cũ - GV gọi 2 HS trả lời - Kể tên một số cây thân mọc đứng, thân b ò, thân leo. - Kể tên một số cây thân lấy gỗ (cứng). Thân mềm. B. Bài mới 1. GT bài 2. Hoạt động 1. Thảo luận cả lớp (20’) Mục tiêu: Nêu được chức năng của thân cây trong đời sống của cây. Cách tiến hành: - Y/c HS quan sát hình1, 2, 3/80 + Việc làm nào chứng tỏ trong thân cây có chứa nhựa? + Để biết tác dụng của nhựa cây và thân cây, các bạn ở hình 3 đã làm thí nghiệm gì? - Giáo viên: Khi một ngọn cây bị ngắt, tuy chưa bị lìa khỏi thân nhưn g vẫn bị héo là do không nhận được đủ nhựa cây để duy trì cuộc sống. Điều đó chứng tỏ trong nhựa cây chứa chất dinh dưỡng để nuôi cây. Một trong những chức năng quan trọng của thân cây là vận chuyển nhựa từ rễ lên lá và từ lá đi khắp các bộ phận của cây để nuôi cây. 3. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm (10’) Mục tiêu: Kể ra được những ích lợi của một số thân cây đối với đời sống của con người và động vật. Cách tiến hành: - Nêu yêu cầu. - Dựa vào những hiểu biết thực tế, học sinh: + Kể tên một số thân cây dùng làm thức ăn cho người hoặc động vật? + Kể tên một số thân cây cho gỗ để làm nhà, đóng tàu, thuyền, làm bàn ghế, giường tủ? + Kể tên một sớ thân cây cho nhựa để làm cao su, làm sơn. + Giáo viên và cả lớp nhận xét đi đến kết luận về ích lợi của thân cây: Thân cây được dùng làm thức ăn cho người và động vật hoặc để làm nhà, đóng đồ dùng … - 2 HS trả lời + Học sinh quan sát các hình 1;2;3/ 80. + Hình 1 và hình 2 + Bấm ngọn cây mướp nhưng không đứt, vài ngày sau ngọn mướp bị héo. + Vài học sinh nhắc lại mục “Bạn cần biết” SGK/81. + Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình 4;5;6;7;8/ 81. + Học sinh nói về ích lợi của thân cây đối với đời sống của con người và động vật. + Mía các loại rau, lúa, cỏ + bằng lăng, trắc, gụ, lim , bạch đàn, … + cây cao su, thông … - 2 nhóm chơi đố nhau. + Nhóm A hỏi và nhóm B trả lời. + VD: A: Thân cây lúa làm gì? Thân cây bằng lăng dùng làm gì? … B: Thân cây lúa cho bò, trâu ăn, làm nấm rơm. Thân cây bằng lăng làm bàn ghế … + Học sinh nhắc lại kết luận về ích lợi của thân cây. IV. Củng cố – Dặn dò - HS nhắc lại tựa bài - GDHS luôn có ý thức bảo vệ môi trường - Chuẩn bị bài: Rể cây - NX tiết học THỨ 4. NS: 24. 1. 2010 ND: 27. 1. 2010 Tiết 43 RỄ CÂY I. Mục tiêu + Sau bài học giúp HS biết: - Nêu được đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ - Học sinh biết phân loại các rễ cây sưu tầm được - HS có ý thức bảo vệ cây xanh II. Chuẩn bị - Các hình trong SGK trang 78, 79. III. Các hoạt động dạy và học A. Kiểm tra bài cũ - GV gọi 2 Hs trả lời - Kể tên một số thân cây dùng làm thức ăn cho người và động vật. - Kể tên một số thân cây cho gỗ để làm nhà, đóng tàu, thuyền, làm bàn ghế, giường, tủ,… - Kể tên một số thân cây cho nhựa để làm cao su, làm sơn - Giáo viên nhận xét cá nhân - Nhận xét bài cũ B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: Rễ cây 2. Hoạt động 1: Làm việc với SGK (20’ ) Mục tiêu: Nêu được đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ Cách tiến hành : - Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm: - Quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang 82 trong SGK và mô tả đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm. - Quan sát các hình 5, 6, 7 trang 83 trong SGK và mô tả đặc điểm của rễ phụ và rễ củ - Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. + Kết luận: Đa số cây có một rễ to và dài, xung quanh rễ đó đâm ra nhiều rễ con, loại rễ như vậy được gọi là rễ cọc. Một số cây khác có nhiều rễ mọc đều nhau thành chùm, loại rễ như vậy được gọi là rễ chùm. Một số cây ngoài rễ chính còn có rễ phụ mọc ra từ thân hoặc cành. Một số cây có rễ phình to tạo thành củ, loại rễ như vậy được gọi là rễ củ. 3. Hoạt động 2: Làm việc với vật thật ( 12’ ) Mục tiêu: Biết phân loại các rễ cây sưu tầm được Cách tiến hành: Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tờ bìa và băng dính. Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đính các rễ cây đã sưu tầm được theo từng loại và ghi chú ở dưới rễ nào là rễ chùm, rễ cọc, rễ phụ. - Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loại rễ của mình trước lớp và nhận xét nhóm nào sưu tầm được nhiều, trình bày đúng, đẹp và nhanh - 2 HS trả lời - HS nghe giới thiệu bài - Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình - Các nhóm khác nghe và bổ sung. - Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình - Các nhóm khác nghe và bổ sung. IV. Củng cố – Dặn dò - HS nhắc lại tựa bài - GDHS luôn có ý thức bảo vệ môi trường - Chuẩn bị bài: Rể cây (tt) - NX tiết học THỨ 5. NS: 24. 1. 2010 ND: 28. 1. 2010 Tiết 44 RỄ CÂY(tiếp theo) I. Mục tiêu + Sau bài học giúp: - HS biết nêu được chức năng của rễ cây. - HS kể ra những ích lợi của một số rễ cây. - HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ cây xanh. II. Chuẩn bị - Các hình trang 84, 85 trong SGK. III. Các hoạt động dạy và học A. Kiểm tra bài cũ - GV gọi 2 HS trả lời + Nêu đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ - Nhận xét B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: Rễ cây ( tiếp theo ) 2. Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm ( 20’ ) Mục tiêu: Nêu được chức năng của rễ cây. Cách tiến hành : - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi gợi ý: + Nói lại việc bạn đãlàm theo yêu cầu trong SGK trang 82. + Giải thích tại sao nếu không có rễ, cây không sống được. + Theo bạn, rễ cây có chức năng gì ? - Giáo viên cho nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc. Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. + Kết luận: Rễ cây đâm sâu xuống đất để hút nước và muối khoáng đồng thời còn bám chặt vào đất giúp cho cây không bị đổ. 3. Hoạt động 2 : Làm việc theo cặp ( 10’ ) Mục tiêu : Kể ra được những lợi ích của một số rễ cây. Cách tiến hành : - Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 2, 3, 4, 5 trang 85 trong SGK và trả lời câu hỏi gợi ý: Những rễ đó được sử dụng để làm gì ? - Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - Giáo viên cho học sinh thi đua đặt ra những câu hỏi và đố nhau về việc con người sử dụng một số loại rễ cây để làm gì. + Kết luận: Một số cây có rễ làm thức ăn, làm thuốc, làm đường … - 2 HS trả bài - Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc theo - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình - Các nhóm khác nghe và bổ sung. - Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình - Các nhóm khác nghe và bổ sung. IV. Củng cố – Dặn dò - HS nhắc lại tựa bài - GDHS luôn có ý thức bảo vệ cây trồng, cây thuốc quý. - Chuẩn bị bài: Lá cây (tt) - NX tiết học

File đính kèm:

  • docTUAN 19- 22.doc