Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 tuần 5 đến tuần 8

I. Mục tiêu:

* Sau bài học HS biết:

- Kể tên một số bệnh về tim mạch.

- Nêu ra được sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim ở trẻ em. Kể ra một số cách đề phòng bệnh thấp tim.

- Có ý thức đề phòng bệnh thấp tim.

II. Đồ dùng dạy – học:

- Các hình SGK.

 

doc11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3117 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 tuần 5 đến tuần 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỨ 4. NS: 20.9.2009 ND: 23.9.2009 Tiết 9 Phòng bệnh tim mạch I. Mục tiêu: * Sau bài học HS biết: - Kể tên một số bệnh về tim mạch. - Nêu ra được sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim ở trẻ em. Kể ra một số cách đề phòng bệnh thấp tim. - Có ý thức đề phòng bệnh thấp tim. II. Đồ dùng dạy – học: - Các hình SGK. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu. A. Kiểm tra bài cũ. - Nêu một số việc nên và không nên làm để bảo vệ cơ quan tuần hoàn? - Nhận xét – đánh giá. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. - Dẫn dắt – ghi tên bài. 2. HĐ1: Động não (8’) * MT: Kể tên một số bệnh về tim mạch. - Giao nhiệm vụ. - Hãy kể một số bệnh tim mạch mà em biết? KL: Bệnh thường gặp ở trẻ em đó là bệnh thấp tim. 3. HĐ 2: Đóng vai (12’) *MT: Nêu được sự nguy hiểm và nguyên nhân gây bệnh thấp tim ở trẻ em. - Giao nhiệm vụ: Quan sát hình 1, 2, 3. Thảo luận trả lời câu hỏi. * KL: Thấp tim là bệnh tim mạch lứa tuổi trẻ em thường mắc. Bệnh để lại di chứng cho van tim và dẫn đến suy tim. Nguyên nhân là do viêm họng, a – mi – đan, viêm khớp kéo dài không chữa trị kịp thời, dứt điểm. 4. HĐ 3: Thảo luận nhóm (10’) * MT: Kể được 1 số cách đề phòng bệnh thấp tim KL: Phòng bệnh thấp tim: Giữ ấm cơ thể, ăn đủ chất, vệ sinh cá nhân tốt, rèn luyện thân thể hằng ngày không để bệnh viêm họng, a-mi-đan, thấp khớp. - 2 HS nêu. - Lớp nhận xét. - Nhắc lại tên bài học. - Thảo luận cặp và nêu. - Thấp tim, huyết áp cao, xơ vỡ động mạch, nhồi máu cơ tim, …. - HS quan sát và nhẩm. - Thảo luận nhóm. - Các nhóm đóng vai (mỗi nhóm đóng 1 hoạt cảnh) - Nhóm khác nhận xét. - Đọc lại - Quan sát hình 5 – 6 trao đổi theo cặp. - Trình bày nhận xét. IV. Củng cố – Dặn dò - HS nhắc lại tựa bài - GDHS biết cách phòng bệnh tim mạch - Chuẩn bị bài: Hoạt động bài tiết nước tiểu - NX tiết học THỨ 5. NS: 21.9.2009 ND: 24.9.2009 Tiết 10 Hoạt động bài tiết nước tiểu (GD bộ phận) I. Mục tiêu: * Giúp HS: - Kể tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và nêu chức năng của chúng. - Giải thích vì sao hàng ngày mọi người đều cần uống đủ nước. - Có thói quen uống nước đều đặn mỗi ngày II. Đồ dùng dạy – học. - Các hình trong SGK. - Hình cơ quan bài tiết nước tiểu. III. Các hoạt độâng dạy – học chủ yếu. A. Kiểm tra bài cũ. - Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh thấp tim? - Nhận xét, đánh giá. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. - Dẫn dắt ghi tên bài. 2. HĐ1: Quan sát thảo luận (13’) * MT: Kể tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và nêu chức năng. - Đưa tranh giới thiệu: - Hãy quan sát xem cơ quan bài tiết nước tiểu gồm những bộ phận nào? - KL: Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm 2 quả thận, 2 ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái 3. HĐ2: Thảo luận nhóm (18’) - Giao nhiệm vụ – gợi ý câu hỏi. + Nước tiểu xuống bóng đái bằng đường nào? + Nước tiểu được chứa ở đâu? + Mỗi ngày một người thải ra bao nhiêu lít nước tiểu? - Thận có chức năng gì? KL: Thận có chức năng lọc máu lấy chất đọc hại trong cơ thể tạo thành nước tiểu - Ôáng dẫn nước tểu từ thận đi xuống bóng đái và thải ra ngoài. * GD: Các nhà máy xí nghiệp đã thải ra nhiều chất đọc hại làm ô nhiễm nguồn nước, không khí gây ra nhiều bệnh cho con người. Chúng ta cần xử lý nước thải trước khi thải ra ngoài, trồng nhiều cây xanh để bảo vệ môi trường - 2 - 3 HS nêu. - Nhận xét, bổ sung. - Nhắc lại tên bài. - Quan sát và thảo luận theo cặp. - Trình bày. - Nhận xét bổ sung. - Quan sát hình 2 đọc câu hỏi và trả lời. - Đại diện nhóm báo cáo - NX bổ sung IV. Củng cố – Dặn dò - HS nhắc lại tựa bài - GDHS biết cách phòng bệnh cơ quan bài tiết nước tiểu - Chuẩn bị bài: Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu - NX tiết học THỨ 4. NS: 26.9.2009 ND: 30.9.2009 Tiết 11 VỆ SINH CƠ QUAN BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU I. Mục tiêu: *Sau bài học HS biết: - Nêu đươÏc được sự cần thiết phải giữ gìn vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu. - Kể một số bệnh thường gặp và cách phòng tránh. - Có ý thức thực hiện giữ gìn vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu. II. Chuẩn bị: - Sơ đồ cơ quan bài tiết nước tiểu . - Tranh vẽ SGK phóng to. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: - HS trả lời + Chỉ trên sơ đồ và nêu tên các bộ phận của cơ quan bài tiết? + Nêu chức năng của cơ quan bài tiết nước tiểu? - NX , đánh giá, nhận xét chung B. Bài mới : 1/ Giới thiệu bài - Dẫn dắt ghi tựa bài 2/ Hoạt động 1: Nhóm đôi (13’) *Ích lợi của việc giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu. Cho học sinh cả lớp thảo luận theo nhóm đôi + Kể tên 1 số bệnh thường gặp ở cơ quan bài tiết nước tiểu ? + Nếu bộ phận đó bị hỏng hoặc bị nhiễm trùng sẽ dẫn đến điều gì? KL: Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu là để tránh nhiễm trùng 3/ Hoạt động 2: Nhóm đôi (20’) - Nêu được cách đề phòng một số bệnh - Cho HS quan sát hình 2 - 5 . KL: Để bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu chúng ta cần thường xuyên tắm rửa, thay quần áo hàng ngày, uống đủ nước. - 2 Học sinh trả lời - Học sinh nhắc tựa - nhóm thảo luận theo yêu cầu của giáo viên - Báo cáo , nhận xét , bổ sung. - Tiểu đường, Viêm thận, sỏi thận. nhiễm trùng đường tiểu…. - Không tốt cho sức khoẻ…. - Nhóm nêu: 2.Tắm rửa, vệ sinh cơ quan vệ sinh. 3. Không mặc quần áo quá chật 4. Uống đủ nước 5. Đi tiểu điều đặn - Nhận xét , tuyên dương IV. Củng cố – Dặn dò - HS nhắc lại tựa bài - GDHS biết cách phòng bệnh cơ quan bài tiết nước tiểu - Chuẩn bị bài: Cơ quan thần kinh - NX tiết học THỨ 5. NS: 26.9.2009 ND: 1.10.2009 Tiết 12 CƠ QUAN THẦN KINH I. Mục tiêu: - Học sinh kể tên và chỉ được vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh - Nêu vai trò của não, tủy sống, các dây thần kinh và các giác quan. - Có ý thức giữ gìn và bảo vệ cơ quan thần kinh II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ cơ quan thần kinh - Phiếu giao việc. III. Hoạt động dạy và học: A. Kiểm tra bài cũ: - Để bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu ta phải làm gì? - Nhận xét . - Nhận xét chung 3. Bài mới : 1. Giới thiệu bài - Dẫn dắt ghi tựa bài 2. Hoạt động 1: Quan sát thảo luận nhóm (10’) *Mục tiêu: Nêu tên cơ quan thần kinh - Chia lớp nhóm 4 - GV gọi 2 HS chỉ cơ quan thần kinh trên cơ thể *Kết luận: Cơ quan thần kinh gồm có bộ não (nằm trong hộp sọ ),tủy sống (nằm trong cột sống) và các dây thần kinh. 3. Hoạt động 2. Thảo luận nhóm (20’) * Mục tiêu : Nêu được vai trò của não, tủy sống , các dây thần kinh. - GV tổ chức trò chơi phản ứng nhanh - Kết thúc trò chơi , GV hỏi các em đã sử dụng những giác quan nào để chơi? KL: Trong cuộc sống khi gập một kích thích bất ngờ nào cơ thể tự phản ứng rất nhanh. Những phản ứng như thế gọi là phản xạ. Tuỷ sống là cơ quan thần kinh điều khiển mọi hoạt động phản xạ này. - 3 học sinh trả lời - Nhắc lại - Nhóm quan sát hình 1, 2 SGK và thảo luận câu hỏi: + Chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ. +Trong các cơ quan đó,cơ quan nào được bảo vệ bởi hộp sọ, cơ quan nào được bảo vệ bởi cột sống? - Báo cáo, NX bổ sung - HS chỉ vị trí của bộ não, tủy sống trên cơ thể mình và cơ thể bạn - HS tham gia trò chơi: Con thỏ ăn cỏ, uống nước, chui vào hang (2 – 3 lần) - Các dây thần kinh, não và tuỷ sống + Nhóm đọc mục cần biết và thảo luận câu hỏi: - Não và tủy sống có vai trò gì? - Điều gì sẽ sảy ra nếu não và tủy sống , các dây thần kinh bị hỏng? - Đại diện nhóm trình bày - NX bổ sung IV. Củng cố – Dặn dò - HS nhắc lại tựa bài - GDHS biết bảo vệ cơ qyan thần kinh - Chuẩn bị bài: Hoạt động thần kinh - NX tiết học THỨ 4. NS: 4.10.2009 ND: 7.10.2009 Tiết 13 HOẠT ĐỘNG THẦN KINH I. Mục tiêu: + Sau bài học HS biết: - Phân tích được các hoạt động phản xạ - Nêu được một vài ví dụ về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống - Thực hành một số phản xạ - Biết được tuỷ sống là trung ương thần kinh điều khiển hoạt động phản xạ II. Chuẩn bị: - Các hình trong sách giáo khoa III. Các hoạt động dạy và học A. Kiểm tra bài cũ - Cơ quan thần kinh gồm có những gì? - Nêu vai trò của chúng - NX chung B. Bài mới: 1/ Giới thiệu bài - Dẫn dắt ghi tựa bài 2/ Hoạt động 1 : Làm việc với SGK (20’) *Mục tiêu: Phân tích được hoạt động phản xạ Nêu được một vài ví dụ về những phản xạ thường gặp trong đời sống - GV cho HS quan sát hình a, b SGK việc theo nhóm đôi - Gọi các nhóm báo cáo + Điều gì sẽ xảy ra khi tay ta chạm vào vật nóng? + Hiện tượng tay vừa chạm vào vật nóng đã rút ngay lại được gọi là gì ? + Bộ phận nào của cơ quan thần kinh điều khiển KL: Khi gặp một vật kích thích bất ngờ nào từ bên ngoài cơ thể tự động phản ứng lại rất nhanh như thế gọi là phản xạ VD: - Nghe tiếng động mạnh giật mình 3. Hoạt động 2 : Trò chơi (10’) + MT: Thử phản xạ đầu gối và ai phản ứng nhanh - Thử phản xạ đầu gối - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tiến hành phản xạ đầu gối . + Gv gọi 1 Hs ngồi ghế cao chân thả lỏng dùng búa cao su gõ dưới xương bánh chè làm cẳng chân đó bật ra phía trước - Giáo viên cho học sinh thực hành * Phản ứng nhanh - HD cách chơi + HS đứng thành vòng tròn bàn tay trái giữ ngón trỏ bạn mình để lên bàn, bàn tay phải để lên bàn tay trái của bạn bên cạnh - Lớp trưởng hô chanh các bạn hô chua nếu bạn nào rút tay là thua - GV cho HS chơi thử vài lần - NX tuyên dương - 2 HS trả lời + Học sinh quan sát hình 1a , 1b. Đọc mục bạn cần biết và trả lời các câu hỏi + Tay lập tức rút lại + Gọi là phản xạ . + Tuỷ sống - Học sinh thực hành theo nhóm - Các nhóm lên làm thực hành thử phản xạ đầu gối trước lớp . IV. Củng cố – Dặn dò - HS nhắc lại tựa bài - GDHS biết bảo vệ cơ qyan thần kinh - Chuẩn bị bài: Hoạt động thần kinh (tt) - NX tiết học THỨ 5. NS: 4.10.2009 ND: 8.10.2009 Tiết 14 HOẠT ĐỘNG THẦN KINH (Tiết 2) I. Mục tiêu * Sau bài học HS biết - Vai trò của não trong việc điều khiển những hoạt động có suy nghĩ của con người - Nêu một ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể . II. Chuẩn bị: - Các hình ảnh trong sách giáo khoa III. Các hoạt động dạy và học A. Kiểm tra bài cũ + Phản xạ là do não hay tuỷ sống điều khiển? B. Bài mới 1. Giới thiệu bài : - Dẫn dắt ghi tựa bài 2. Hoạt động 1 : Làm việc với SGK (20’) *Mục tiêu : Phân tích được vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của con người + GV chia lớp 6 nhóm + Các nhóm quan sát hình1a, b thảo luận các câu hỏi sau: - Khi bất ngờ giẫm phải đinh,Nam đã có phản ứng gì? - Hoạt động này do não hay tuỷ sống trực tiếp điều khiển ? - Sau khi đã rút đinh ra khỏi dép, Nam vứt chiếc đinh đó vào đâu ? Việc làm đó có tác dụng gì ? - Theo bạn, não hay tuỷ sống đã điều khiển hoạt động suy nghĩ khiến Nam ra quyết định là không vứt đinh ra đường ? *Kết luận: Não đã hoạt động suy nghĩ và khiến Nam ra quyết định là không vứt đinh ra đường . 3. Hoạt động 2 : Thảo luận (10’) *Mục tiêu : Nêu được ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể - Cho học sinh thảo luận nhóm đôi Giáo viên gọi một số học sinh trả lời . - NX bổ sung + Giáo viên hỏi : - Theo các em bộ phận nào của cơ quan thần kinh giúp chúng ta học và ghi nhớ những điều đã học ? - Vai trò của não trong hoạt động thần kinh là gì ? * Trò chơi: Thử trí nhớ - GV đặt một cái khai lên bàn trong một thời gian ngắn cho HS quan sát hết tên các đồ dùng trong khai như: thước, bút, phấn, màu, gươm,…..đậy hộp lại - GV gọi 4 Hs lên bảng ghi lại tên các đồ dùng trong hộp, bạn nào ghi được nhiều tên đồ dùng bạn đó thắng. *Kết luận: Não không chỉ điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể mà còn giúp chúng ta học và ghi nhớ . - 2 HS trả lời - Học sinh quan sát hình 1a, b, thảo luận câu hỏi theo nhóm - Nhóm trả lời – NX bổ sung - Nam đã có phản ứng như co chân lại, không đi được. - Hoạt động này do tuỷ sống trực tiếp điều khiển - Nam vứt chiếc đinh đó vào thùng rác. Việc làm đó có tác dụng không để mình và người khác giẫm lại - Não điều khiển - Học sinh đọc ví dụ về hoạt động viết chính tả ở hình 2 - HS thảo luận nhóm đôi câu hỏi: 1. Bộ phận nào giúp chúng ta học tập suy nghĩ? + Bộ phận của cơ quan thần kinh não giúp chúng ta học và ghi nhớ những điều đã học + Là điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể - HS chơi trò chơi IV. Củng cố – Dặn dò - HS nhắc lại tựa bài - GDHS biết bảo vệ cơ qyan thần kinh - Chuẩn bị bài: Vệ sinh thần công - NX tiết học THỨ 4. NS: 10.10.2009 ND: 14.10.2009 Tiết 15 VỆ SINH THẦN KINH (GD bộ phận) I. Mục tiêu * Sau bài học, HS biết: - Nêu được một số việc cần làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh - Phát hiện những trạng thái tâm lí có lợi và có hại đối với cơ quan thần kinh - Kể tên được một số thức ăn, đồ uống nếu bị đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh II. Chuẩn bị - Các hình trong SGK III. Các hoạt động dạy và học A. Kiểm tra bài cũ - Kể tên một số ví dụ về phản xạ? - Suy nghĩ do não hay tuỷ sống điều khiển? - NX chung B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Dẫn dắt ghi tựa bài 2. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận (10’) *Mục tiêu: Nêu một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh - Chia lớp 6 nhóm - Quan sát các hình 1 – 7 SGK ; đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình nhằm nêu rõ nhân vật trong mỗi hình đang làm gì ;Việc làm đó có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh - Giáo viên phát phiếu học tập - Mỗi nhóm chỉ trình bày 1 hình - NX bổ sung PHIẾU HỌC TẬP SH Việc làm ? có lợi ? có hại 1 2 3…. ngủ Cơ quan TK nghỉ ngơi …. 3. Hoạt động 2: Học sinh đóng vai (10’) *Mục tiêu: Phát hiện những trạng thái tâm lí có lợi hoặc có hại đối với cơ quan thần kinh + Gv chia lớp 4 nhóm, phát mỗi nhóm 1 phiếu ghi một trạng thái tâm lí: Tức giận ,vui vẻ, lo lắng, sợ hãi. - Mỗi nhóm cử một bạn lên trình diễn vẻ mặt của người đang ở trạng thái tâm lí mà nhóm được giao - Các nhóm khác quan sát và đoán xem bạn đó đang thể hiện trạng thái tâm lí nào? 4. Hoạt động 3 : Làm việc với SGK (15’) *Mục tiêu : Kể được tên một số thức ăn, đồ uống nếu đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh - Học sinh làm việc theo cặp - Quan sát hình 9 trang 33 SGK và trình bày * Con người đã sử dụng các chất hoá học độc hại như thuốc khai hoang, thuốc trừ sâu, thuốc cỏ, ….làm các nguồn thức ăn bị nhiễm độc như rau, trái cây, thực phẩm đông lạnh,…làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Chúng ta cần tuyên truyền cho mọi người phải biết bảo vệ môi trường là bảo vệ sức khoẻ của chúng ta. - HS trả lời - Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm hoạt động - Học sinh hoạt động trong phiếu học tập và trình bày trước lớp . - NX bổ sung - Nhóm tập dợt - Mỗi nhóm cử một bạn lên trước lớp trình diễn vẻ mặt của mình . - NX nêu có lợi, có hại - Trình bày + Có hại: cà phê, ma tuý, rượu, thuốc + Có lợi: nước cam, mức sen IV. Củng cố – Dặn dò - HS nhắc lại tựa bài - GDHS biết bảo vệ cơ qyan thần kinh - Chuẩn bị bài: Vệ sinh thần công - NX tiết học THỨ 5. NS: 10.10.2009 ND: 15.10.2009 Tiết 16 VỆ SINH THẦN KINH ( Tiếp theo) I. Mục đích yêu cầu: *Sau bài học, học sinh biết: - Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ. - Lập thời gian biểu hằng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ, học tập và vui chơi II. Chuẩn bị - Các hình trong SGK trang 34, 35 III. Hoạt động lên lớp A. Kiểm tra bài cũ - Nêu một số việc làm có lợi hoặc có hại cho thần kinh - NX chung B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Dẫn dắt ghi tựa bài 2. Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận (15’) *Mục tiêu : Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ - Học sinh làm việc theo cặp - Giáo viên gọi học sinh lên trình bày trước lớp. Mỗi học sinh chỉ nói về một hình. Các học sinh khác góp ý, bổ sung *Kết luận: Khi ngủ cơ quan thần kinh đặc biệt là bộ não được nghỉ ngơi tốt nhất. Trẻ em càng nhỏ càng cần ngủ nhiều. Từ 10 tuổi trở lên, mỗi người cần ngủ từ 7 đến 8 giờ trong một ngày. 3. Hoạt động 2 : Thực hành lập thời gian biểu cá nhân hằng ngày (17’) *Mục tiêu : Lập được thời gian biểu hằng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ, và vui chơi …một cách hợp lí . - Gv gọi vài HS lên bảng ghi thời gian biểu - GV phát mẫu thời gian biểu - HS đọc *Kết luận :Thực hiện theo thời gian biểu giúp chúng ta sinh hoạt và làm việc một cách khoa học, vừa bảo vệ được hệ thần kinh vừa giúp nâng cao hiệu quả công việc, học tập - HS quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi: +Theo bạn, khi ngủ những cơ quan nào của cơ thể được nghỉ ngơi? + Có khi nào bạn ngủ ít không ? Nêu cảm giác của bạn sau đêm hôm đó? + Nêu những điều kiện để giấc ngủ tốt? + Hằng ngày, bạn thức dậy và đi ngủ vào lúc mấy giờ ? + Bạn đã làm những việc gì trong cả ngày? - HS quan sát mẫu - HS thảo luận theo cặp điền vào - HS đọc - HS nhận xét IV. Củng cố – Dặn dò - HS nhắc lại tựa bài - GDHS học tập đúng giờ giấc theo thời gian biểu - Chuẩn bị bài: Ôn tập: Con người và sức khoẻ - NX tiết học

File đính kèm:

  • docTUAN 5 - 8.doc