Giáo án Tuần: 30 - Tiết: 113: Đọc thên: lao xao (trích tuổi thơ im lặng) - Duy Khán

I/- Mục tiêu:

1)- Kiến thức:

- Thế giới các loài chim đã tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của thiên nhiên ở một làng quê miền Bắc.

- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật khi miêu tả các loài chim ở làng quê qua bài văn.

2)- Kĩ năng:

- Đọc - hiểu bài hồi kí - tự truyện có yếu tố miêu tả.

- Nhận biết được chất dân gian trong bài văn và tác dụng của những yếu tố này.

3)- Thái độ:

- Yêu thiên nhiên, có ý thức giữ gìn và bảo tồn thế giới loài chim.

II/- Chuẩn bị:

1)- Giáo viên:

+ Soạn bài

+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.

2)- Học sinh: Soạn bài

III/- Tiếntrình dạy học - học:

1)- Kiểm tra bài cũ:

1. Đọc thuộc lòng và diễn cảm đoạn văn: "Dòng suối đổ vào sông.Tổ quốc"

? Theo em đoạn văn ấy hay và sâu sắc ở chỗ nào?

2. Bài kí Lòng yêu nước đã chứng minh một chân lí giản dị và đầy sức thuyết phục. Đó là chân lí như thế nào? Cách lập luận và chứng minh của tác giả ra sao?

2)- Bài mới:

Trong những truyện viết về thiếu nhi, viết cho thiếu nhi, Tuổi thơ im lặng của Duy Khán là một tác phẩm đặc sắc. Kỉ niệm tuổi thơ, cảnh sắc làng quê, cuộc sống và hình ảnh con người hồn hậu,chất phác nơi xóm thôn. được tác giả kể lại với bao tình quê vơi đầy. Bài Lao xao trích trong tuổi thơ im lặng nói về vườn quê chớm hè và thế giới loài chim trong bầu trời và tâm hồn bầy trẻ nhỏ. Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài văn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3398 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tuần: 30 - Tiết: 113: Đọc thên: lao xao (trích tuổi thơ im lặng) - Duy Khán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Mong Thọ B Tuần: 30 Ngày soạn: 12/03/2012 Tiết: 113 Đọc thên: Lao xao (Trích Tuổi thơ im lặng) - Duy Khán I/- Mục tiêu: 1)- Kiến thức: - Thế giới các loài chim đã tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của thiên nhiên ở một làng quê miền Bắc. - Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật khi miêu tả các loài chim ở làng quê qua bài văn. 2)- Kĩ năng: - Đọc - hiểu bài hồi kí - tự truyện có yếu tố miêu tả. - Nhận biết được chất dân gian trong bài văn và tác dụng của những yếu tố này. 3)- Thái độ: - Yêu thiên nhiên, có ý thức giữ gìn và bảo tồn thế giới loài chim. II/- Chuẩn bị: 1)- Giáo viên: + Soạn bài + Đọc sách giáo viên và sách bài soạn. 2)- Học sinh: Soạn bài III/- Tiếntrình dạy học - học: 1)- Kiểm tra bài cũ: 1. Đọc thuộc lòng và diễn cảm đoạn văn: "Dòng suối đổ vào sông...Tổ quốc" ? Theo em đoạn văn ấy hay và sâu sắc ở chỗ nào? 2. Bài kí Lòng yêu nước đã chứng minh một chân lí giản dị và đầy sức thuyết phục. Đó là chân lí như thế nào? Cách lập luận và chứng minh của tác giả ra sao? 2)- Bài mới: Trong những truyện viết về thiếu nhi, viết cho thiếu nhi, Tuổi thơ im lặng của Duy Khán là một tác phẩm đặc sắc. Kỉ niệm tuổi thơ, cảnh sắc làng quê, cuộc sống và hình ảnh con người hồn hậu,chất phác nơi xóm thôn... được tác giả kể lại với bao tình quê vơi đầy. Bài Lao xao trích trong tuổi thơ im lặng nói về vườn quê chớm hè và thế giới loài chim trong bầu trời và tâm hồn bầy trẻ nhỏ. Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài văn. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng I/- Tìm hiểu chung: 1)- Tác giả, tác phẩm : - Gọi học sinh đọc chú thích có dấu sao. ? Nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm? 2. Đọc và giải nghĩa từ khó: - GV nêu cách đọc: Giọng đọc chậm rãi, tâm tình, kể lại những kỉ niệm tuổi thơ ở quê hương. - GV đọc mẫu - Gọi HS đọc 3. Tìm hiểu thể loại và bố cục: ? Em hiểu gì về thể loại kí? - Nêu bố cục của bài? I/- Tìm hiểu văn bản: 1. Cảnh buổi sớm chớm hè ở làng quê qua sự hồi tưởng của tác giả: - Gọi HS đọc đoạn mở đầu ? Tác miêu tả cảnh vật gì ? ? Nêu cảm nhận của em về cảnh này? ? Nhận xét về cách miêu tả loài vật trong đoạn văn? 2. Những bức tranh và mẩu truyện về thế giới loài chim: - Gọi học sinh đọc đoạn 2 ? Tác giả phân lại để miêu tả thế giới loài chim làm mấy nhóm? * Giảng: Dụng ý cách phân loại này là để cho phù hợp với tâm lí trẻ thơ và chịu ảnh hưởng của văn hoá dân gian ? Trong số các loài chim mang vui đến cho mọi nhà, tác giả chú đến những loài nào? ? Chúng được kể bằng những chi tiết nào? ? Chúng được kể trên phương diện nào: hình dáng, màu sắc hay hoạt động? ? Những biện pháp NT nào được sử dụng ở đây? Tác dụng của biện pháp NT đó? ? Các câu đồng dao được đưa vào bài có ý nghĩa gì? ? Vì sao gọi đó là các loài chim hiền? ? Câu chuyện về nguồn gốc của chim bìm bịp có ý nghĩa gì? ? Thống kê những koài chim ác, dữ? ? Chúng được kể và tả trên các phương diện nào? * Gợi ý: ? Diều hâu có những điểm xấu và ác nào? ? Điểm xấu nhất của quạ là gì? ? Chim cắt ác ở điểm nào? ? Tại sao tác giả lại gọi chúng là chim ác, chim xấu? ? Tại sao tác giả gọi chinm chèo bẻo là chim trị ác? ? Chèo bẻo đã chứng tỏ là chim trị ác qua những đặc điểm nào về hình dáng và hoạt động? ? Đang kể chuyện chèo bẻo diệt kẻ ác, tác giả viết: "Chèo bẻo ơi, chèo bẻo !" Điều đó có ý nghĩa gì? ? Tại sao tác giả miêu tả cảnh chim cắt xỉa chết chèo bẻo... trước sự chứng kiến của lũ trẻ làng như thế nào? Có ý mghĩa gì? + Dù mạnh giỏi đến đâu mà gây tội ác thì nhất định sẽ bị trừng trị. + Nói đến sức mạnh của tinh thần đoàn kết cộng đồng sẽ làm nên sức mạnh gấp bội. * Giảng, bình: Đó là qui luật của tự nhiên, của loài chim mà cũng là của chính loài người. Một lần nữa triết lí dân gian lại thấp thoáng hiện lân âm thâm trầm, thấm thía. ? Em thử đặt tên cho chèo bẻo theo cảm nhận của em? - Chim kết đoàn - Chim hảo hán - Chim dũng sĩ III/- Tổng kết: 1)- Nghệ thuật ? Nêu các yếu tố nghệ thuật của văn bản? 2- Nội dung- ý nghĩa: ? Cho biết nội dung và ý nghĩa của văn bản? - Đọc chú thích - Trả lời cá nhân - Chú ý, theo dõi đọc - Đọc văn bản - Trả lời cá nhân - Trả lời, nhận xét, bổ sung - Đọc đoạn 1 - Trả lời cá nhân - Trả lời cá nhân - Đọc đoạn 2 - Trả lời, bổ sung - Trả lời cá nhân - Trả lời cá nhân - Trả lời, bổ sung - Tìm nghệ thuật - Trả lời cá nhân - Trình bày suy nghĩ - Trả lời cá nhân - Trả lời cá nhân - Trả ời cá nhân - Trả lời cá nhân Trả lời cá nhân - Trình bày suy ngĩ - Suy nghĩ, trình bày - Trả lời - Trình bày cá nhân - Trình bày cá nhân I/- Tìm hiểu chung: 1)- Tác giả, tác phẩm : - Tác giả: Duy Khán (1934 - 1995) ở huyện Quốc Võ- bắc Ninh. - Tác phẩm Lao xao trích từ tác phẩm Tuổi thơ im lặng của Duy Khán, tác phẩm được giải thưởng Hội nhà văn 1987 2. Đọc và giải nghĩa từ khó: 3. Tìm hiểu thể loại và bố cục: - Thể loại : Kí - Hồi tưởng của bản thân tác giả. - Bố cục: 2 đoạn + Đoạn1: Từ đầu đến “ lặng lẽ bay đi” ố Cảnh buổi sớm chớm hè ở làng quê. + Đoạn 2: còn lại. ố Thế giới các loài chim I/- Tìm hiểu văn bản: 1. Cảnh buổi sớm chớm hè ở làng quê qua sự hồi tưởng của tác giả: - Tác giả miêu tả cảnh khái quát buổi sớm chớm hè ở quê hương với hình ảnh đặc sắc, phong phú về các loài cây, hoa cùng ong bướm. ị Cách miêu tả tự nhiên tạo được bức tranh sinh động về sự sống của ong và bướm trong thiên nhiên 2. Những bức tranh và mẩu truyện về thế giới loài chim: - Miêu tả thế giới loài chim theo ba nhóm: chim hiền , chim ác và chim trị ác.. a. Nhóm chim hiền: (Hay còn gọi là chim mang vui đến cho mọi nhà) + Chim sáo: Đậu cả trên lưng trâu mà hót; tọ toẹ học nói; bay đi ăn, chiều lại về với chủ. + Chim tu hú: Báo mùa tu hú chín; đỗ trên ngọn tu hú mà kêu. - Chúng được kể về đặc điểm hoạt động (hót, học nói, kêu mùa vải chín) * Nghệ thuật: được sử dụng: Nhân hoá (cậu Sáo, em Tu hú); Từ láy tượng thanh: các các, chéc chéc, bịp bịp, tu hú ị Tạo nên cảnh vui vẻ, sinh động. - Câu đồng dao (ca dao cho trẻ em) quen thuộc - phù hợp với tâm lí trẻ thơ. - Câu chuyện dân gian về nguồn gốc con chim bìm bịp thể hiện sự căm ghét cái ác, cái xấu, cái bịp bợm nhất. Nó làm tăng ý vị văn hoá dân gian cho câu chuyện và bức tranh thiên nhiên đầy hấp dẫn. - Gải thích cách sống của loài chim bìm bịp. b. Những loài chim ác, dữ: Diều hâu, quạ, cắt... ị Loài chim thường gặp ở nông thôn - Hình dáng, lai lịch, hoạt động. + Diều hâu: Mũi khoằm, đánh ơi xác chết và gà con rất tinh. Nó lao như mũi têm xuống, tha được gà con, lao vụt lên mây xanh, vừa lượn vừa ăn. + Quạ: Bắt gà con, ăn trộm trứng, ngó nghiêng ở chuồng lợn. + Chim cắt: Cánh nhọn như mũi dao bầu chọc tiết lợn; khi đánh nhau xỉa bằng cánh; vụt đến vụt biến như quỷ. ị Cách gọi có kèm theo thái độ yêu ghét của dân gian, chỉ các loại động vật ăn thịt hung dữ. c. Chim trị ác: Loại chim dám đánh lại các loài chim ác, chim xấu (chèo bẻo). - Hình dáng: như những mũi tên đen hình đuôi cá. - Hoạt động: + Lao vào đánh diều hâu túi bụi khiến diều hâu phải nhả con mồi, hú vía. + Vây tứ phía đánh quạ. Có con quạ chết đén rũ xương. + Cả đàn vây vào đánh chim cắt để cứu bạn, khiến cắt rơi xuống ngấp ngoái. ị Tác giả muốn thể hiện thiện cảm của mình đối với loại chim này; ca ngợi hành động dũng cảm của chèo bẻo. III/. Tổng kết: 1)- Nghệ thuật - Miêu tả tự nhiên, sinh động và hấp dẫn. - Sử dụng biện pháp nhân hóa, các yếu tố dân gian như đồng dao, thành ngữ. 2- Nội dung- ý nghĩa: - Hiểu biết thêm về một số loài chim ở làng quê nước ta. Qua đó thấy được sự quan tâm của con người với loài vật. - Yêu quí các loài vật quanh ta, yêu làng quê, yêu DT. 3)- Củng cố – luyện tập: 1. Giải thích cái hay của nhan đề lao xao? Gợi ý: - Nhan đề vừa nói đén thế giới loài chim. - Gợi nghĩ đến buổi sáng mùa hè ở làng quê. 2. Tại sao với loài chim hiền tác giả chỉ tả qua hình dáng, màu sắc, tiếng kêu, hót. Còn các loài chim ác dữ lại chủ yếu tả qua thói quen hành động gây tội ác của chúng. - Để gây hấp dẫn sinh động, tránh tùng lặp , đơn điệu, nhàm chán. - Phù hợp với tập tính từng nhóm chim, loài chim. - Với tính ác , dữ, cách biểu hiện rõ nét nhất là qua việc làm, qua hành động với chúng. 3. Tả con chim mà em yêu thích. 4)- Hướng dẫn tự học: - Đọc kĩ văn bản, nhớ được các chi tiết, hình ảnh miêu tả tiêu biểu về các loài chim - Nhớ được các câu đồng dao, thành ngữ trong văn bản. - Tìm hiểu thêm các văn bản khác viết về làng quê Việt nam. 5)- Bổ sung: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docLao xao.doc