Giáo án tuần thứ 9 khối 2

 Toán

 Lít

I.Mục tiêu:

-Biết sử dụng chai 1 lít hoặc ca1 lít để đong, đo nước, dầu

-Biết ca 1 lít, chai 1 lít . Biết lít là đơn vị đo dung tích . Biết đọc, viết tên gọi và kí hiệu của lít (l).

-Biết thực hiện phép cộng, trừ các số đo theo đơn vị lít , giải toán có liên quan đến đơn vị lít.

- Dành cho HS khá, giỏi: bài 2 (cột 3), bài 3.

II.Đồ dùng :

 ca 1 lít, chai 1 lít, cốc, bình chứa, nước.

 

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1071 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tuần thứ 9 khối 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 Thứ 2 ngày 4 tháng 11 năm 2013 Toán Lít I.Mục tiêu: -Biết sử dụng chai 1 lít hoặc ca1 lít để đong, đo nước, dầu… -Biết ca 1 lít, chai 1 lít . Biết lít là đơn vị đo dung tích . Biết đọc, viết tên gọi và kí hiệu của lít (l). -Biết thực hiện phép cộng, trừ các số đo theo đơn vị lít , giải toán có liên quan đến đơn vị lít. - Dành cho HS khá, giỏi: bài 2 (cột 3), bài 3. II.Đồ dùng : ca 1 lít, chai 1 lít, cốc, bình chứa, nước. III.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ:(5’) ?Tiết trước ta học bài gì(phép cộng có tổng bằng 100) -HS làm vào bảng con: 37 55 + + 63 45 -HS nhận xét . 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài :(2’) b.Làm quen với biểu tượng dung tích:(6’) Gv đưa ra 2 cái cốc lên bàn, 1cốc to, 1 cốc nhỏ và rót nước vào ,hỏi: ?Cốc nào chứa được nhiều nước hơn(cóc to) ?Cốc nào chứa được ít nước hơn(cốc nhỏ) -GV cho Hs đổ nước vào chai,bình và so sánh -HS thực hành. c.Giới thiệu ca 1 lít(chai 1 lít) .Đơn vị lít (6’) -GV đưa ca 1 lít và nói: Đây là ca 1 lít, khi rót nước vào đầy ca này ta được một lít nước. -HS xem hình vẽ ở SGK . -GV :Để đo sức chứa của một cái chai, cái thùng, …ta dùng đơn vị đo là lít, lít được viết tắt là “l”. -HS đọc “Một lít”,Hai lít, HS viết bảng con 2l d.Thực hành:(20’) Bài 1:HS đọc yêu cầu (Viết tên đơn vị đo lít “l” theo mẫu) -HS làm bảng con : mười lít :10l , hai lít :2 l -GV nhận xét. Bài 2: cột 3 Dành cho HS khá, giỏi Tính (theo mẫu) a. 9 l +8 l =17 l 15 l +5l = 2l + 2l 6l = 18l –5 l = -HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm. -GV :Khi viết kết quả của phép tính này thì sau kết quả cũng phải viết tên đơn vị. -GV chữa bài . Bài 3: Dành cho HS khá, giỏi HS khá giỏi làm miệng b. 10l – 2l = 8 l ; c. 20l- 10 l = 10 l Bài 4: HS đọc bài toán và tóm tắt, giải vào vở. ?Bài toán cho biết gì (Lần 1 bán 12 lít, lần 2 bán15lít) ?Bài toán hỏi gì (Cả 2 lần bán được bao nhiêu lít?) ?Ta làm pháp tính gì (phép tính cộng ) -1HS lên bảng làm Bài giải Cả hai lần cửa hàng bán được là: 12 + 15 = 27 (l) Đáp số:27 l -GV chấm chữa bài 3.Củng cố, dặn dò:(2’) -HS đọc lại tên bài học . -Về nhà thực hành đong. ----------------------------------- Mĩ thuật (Cô Tõm dạy) ----------------------------------- Tập đọc Ôn tập và kiểm tra giữa kì 1(tiết1) I.Mục tiêu: -Đọc rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng / phút). Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn (hoặc bài ) thơ đã học. -Bước đầu thuộc bảng chữ cái ở bài tập 2. Nhận biết và tìm được một số chỉ sự vật (BT3, BT4) -HS khá, giỏi đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ( tốc độ đọc trên 35 tiếng/ phút). II.Đồ dùng: -Phiếu viết tên bài tâp đọc và câu hỏi: III.Hoạt động dạy học: 1.Giới thiệu bài :(2’) 2.Kiểm tra đọc : (10’) (7-8em) -GV gọi Hs lên bốc thăm -7 HS lên bốc thăm và đọc bài, trả lời câu hỏi ở thăm (mỗi em một lần) -GV nhận xét, ghi điểm. 3.Đọc thuộc bảng chữ cái .(miệng) (10’) -GV gọi 3 HS đọc bảng chữ cái -3 HS đọc, lớp nhận xét. -HS thi nhau nêu tên, 1 HS viết tên chữ, cả lớp đọc bảng chữ cái. -GV cùng lớp nhận xét. -3 HS đọc thuộc lòng bảng chữ cái. - GV nhận xét. 4.Xếp các từ đã cho vào ô thích hợp trong bảng sau (viết) (10’) -1 HS đọc yêu cầu ở SGK: Xếp các từ (bạn bè, bàn, thỏ, chuối, xoài, mèo, xe… Chỉ người Chỉ đồ vật Chỉ con vật Chỉ cây cối bạn bè, Hùng bàn, xe đạp thỏ, mèo xoài, chuối -HS làm giấy nháp, đọc kết quả GV viết bảng lớp. 5.Tìm thêm các từ có thể xếp được vào các ô trống ở bảng(viết )(7’) -HS nêu yêu cầu và làm vào giấy nháp. -HS đọc kết quả , GV nhận xét . 6.Củng cố dặn dò (2’) Nhận xét giờ học. ------------------------------------ Tập đọc Ôn tập và kiểm tra giữa học kì 1(tiết 2) I.Mục tiêu: -Đọc rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng / phút). Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn (hoặc bài) thơ đã học. -Biết đặt câu theo mẫu Ai là gì? (BT2).Biết sắp xếp tên riêng của người theo thứ tự bảng chữ cái (BT3). II.Đồ dùng : -Phiếu ghi tên các bài tập đọc . -Bảng ghi sẵn bài tập 2. III.Hoạt động dạy học : 1.Giới thiệu bài :?(2’) Thi đọc lấy điểm các bài tập đọc trong 8 tuần đầu và ôn kiểu câu Ai là gì? 2.Kiểm tra tập đọc :(10’) -Khoảng 7 em đọc . -GVgọi từng em lên bốc thăm và đọc bài trả lời câu hỏi ở sách giáo khao. -HS lần lượt lên bốc thăm và đọc bài . -GV nhận xét ghi điểm. 3.Đặt 2 câu theo mẫu :(10’) -GV treo bảng phụ viết sẵn bài tập 2. -HS đọc yêu cầu -HS đặt câu tương tự mẫu.GV ghi bảng Ai (cái gì, con gì) là gì? M:Bạn Lan là học sinh giỏi. Chú Ba là thợ lặn. Chiếc cặp là vật em thích nhất. Mẹ em là cầu thủ bóng chuyền. 4.Ghi tên riêng của nhân vật trong những bài tập đọc ở tuần 7,8 theo thứ tự bảng chữ cái. -HS nêu tên bài tập đọc đã học trong tuần 7,8. -HS đọc và trả lời tên nhânvật theo thứ tự bảng chữ cái. +Người thầy cũ: Dũng, Khánh. +Người mẹ hiền, Bàn tay dịu dàng. -HS sắp xếp tên nhận ở các bài tập đọc theo thứ tự bảng chữ cái. An, Dũng, Khánh, Minh, Nam. -GV nhận xét. 5.Củng cố, dặn dò:(2’) -GV nhận xét giờ học . -Về học thuộc bảng chữ cái. ------------------------------------ Thứ 3 ngày 5 tháng 11 năm 2013 Toán Luyện tập I.Mục tiêu: -Biết thực hiện phép tính và giải toán với các số đo theo đơn vị lít. -Biết sử dụng chai 1 lít hoặc ca 1lít để đong, đo nước, dầu. -Bíêt giải toán có liên quan đến đơn vị lít. - Bài 4.Dành cho Hs khá, giỏi: II.Đồ dùng: -Các can 1 lít, 2 lít, 5 lít. III.Hoạt động dạy học: A.Bài cũ :(5’) -Tiết trước ta học bài gì?(Lít) -GV : HS lên bảng làm: 5l + 3l =…… , 10l - 5l =…… -GV nhận xét. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài :(2’) 2.Hướng dẫn làm bài tập :(30’) Bài 1:HS nêu yêu cầu (Tính) -HS làm bảng con: 2l + 1l =…….. , 3l + 2l – 1l =….. -HS nêu cách tính: Lấy số thứ nhất cộng (trừ) với số thứ 2 .Lấy kết quả 2 số cộng (trừ) số thứ 3 và kết quả sau dấu bằng.Kết quả kèm tên đơn vị lít. -GV nhận xét. Bài 2: HS nêu yêu cầu (Số?) -GV đặt các can lên bàn và nêu bài toán. -HS lắng nghe và quan sát các cái can và nêu số, viết bảng con. -GV nhận xét: 6 lít , 8 lít , 30 lít . Bài 3 : HS đọc bài toán. ?Bài toán cho biết gì ?Bài toán yêu cầu tìm gì ?Dạng toán gì đã học -H S Tóm tắt 16 lít Thùng 1: 2.lít Thùng 2: ….? lít -HS giải vào vở, 1HS lên bảng làm Bài giải Số lít dầu ở thùng 2 có là: 16 - 2 = 14 (l) Đáp số: 14 l dầu -1HS lên bảng làm. -Lớp cùng GV nhận xét. -GV chấm bài và nhận xét. Bài 4: HS khá giỏi -HS lên thực hành đổ 1 l nước từ chai 1 l sang các cốc như nhau. -HS cùng GV nhận xét. C.Củng cố, dặn dò :(2’) -Nhận xét giờ học. ------------------------------------- Đạo đức Chăm chỉ học tập (tiết 1) I.Mục tiêu: -Nêu được một số biểu hiện của chăm chỉ học tập. -Biết được lợi ích của việc chăm chỉ học tập. -Biết được chăm chỉ học tập là nhiệm vụ học sinh. *KNS: Kĩ năng đảm nhiệm trỏch nhiệm tham gia làm việc phự hợp với khả năng. II.Đồ dùng: -Vở bài tập Đạo đức . -Phiếu học tập ghi sẵn bài tập 2. III.Hoạt động dạy học: *Hoạt động: Xử lí tình huống. (10’) Mục tiêu: HS hiểu được 1 biểu hiện cụ thể của việc chăm chỉ học tập -Cách tiến hành: -GV nêu tình huống HS thảo luận theo nhóm đôi về cách ứng xử -Tình huống: Bạn Hà đang làm bài tập ở nhà thì bạn Na đến rủ đi chơi đá cầu…Bạn Hà phải làm gì khi đó. -HS thảo luận đóng vai. -Một số cặp lên đóng vai. -Lớp nhận xét: ?Nếu em là Hà thì em có làm như bạn Hà không? Vì sao -Kết luận: Khi đang học , đang làm bài tập các em cần cố gắng hoàn thành công việc, không nên bỏ dở như thế mới là chăm chỉ học tập. Hoạt động 2: Lợi ích của việc chăm chỉ học tập. (15’) Mục tiêu: Giúp Hs hiểu biết được một số biểu hiện và lợi ích của việc chăm chỉ học tập. -Cách tiến hành: -GV yêu cầu: HS thảo luận theo nhóm các nội dung đă ghi ở phiếu học tập. *Hãy đánh dấu + vào ô trống trước những biểu hiện của chăm chỉ học tập. -GV phát phiếu học tập cho các nhóm. a.Cố gắng tự hoàn thành các bài tập được giao. b.Tích cực tham gia học tập cùng bạn trong nhóm, trong tổ c.Chỉ dành tất cả thời gian cho việc học tập mà không làm việc khác. d.Tự giác học tập mà không cần nhắc nhở. đ.Tự sửa chữa sai sót trong bài làm của mình. -Các nhóm thảo luận, GV gợi ý các nhóm yếu. -Đại diện nhóm trình bày ý kiến. -GV kết luận: Chăm chỉ học tập có ích lợi là: -Giúp cho việc học tập đạt kết quả tốt hơn. Được bạn bè yêu mến. -Thực hiện tốt quyền được học tập. Bố mẹ hài lòng. Hoạt động 3: Liên hệ thực tế: (5’) Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá được bản thân mình về việc học tập của mình. *Cách tiến hành: -GV yêu cầu hỏi, HS trả lời: ?Em đã chăm chỉ học tập chưa? Hãy kể các việc làm cụ thể ?Kết quả đạt được ra sao -HS trả lời: Hoạt động 4: Củng cố dặn dò : (2’) -GV khen ngợi những em chăm chỉ học tập, nhắc nhỡ những em chưa chăm Kể chuyện Ôn tập và kiểm tra giữa kì 1(tiết3) I.Mục tiêu: -Đọc rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng / phút). Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn (hoặc bài ) thơ đã học. -Biết tìm từ chỉ hoạt động của vật, cuả người và đặt câu nói về sự vật (BT2, BT3). II.Đồ dùng: -Phiếu ghi các bài tập đọc. -Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 2. III.Hoạt động dạy học: 1.Giới thiệu bài :(2’) 2.Kiểm tra tập đọc :(14’) , (7’em) -GV mời HS lên bốc thăm và đọc bài trả lời câu hỏi. -HS lên bảng bốc thăm và đọc bài. -GV nhận xét ghi điểm. 3.Tìm những từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi vật, mỗi ngưởi trong bài “Làm việc thật là vui”(10’) -GV: Các em đọc bài tập đọc và tìm từ ngữ viết vào giấy nháp giống mẫu ở bảng phụ. -GV treo bảng phụ lên. Từ ngữ chỉ vật, chỉ người Từ ngử chỉ hoạt động -Đồng hồ báo phút, báo giờ -HS đọc bài làm , GV cùng HS nhận xét. 4.Đặt câu về hoạt động của con vật, đồ vật, cây cối (viết) (12’) -GV:Các em nhớ đặt câu nêu hoạt động con vật, đồ vật, cây cối và ích lợi của hoạt động ấy. Ví Dụ: Cây bưởi cho trái ngọt để bày cỗ Trung thu -HS làm vào vở ô li và đọc lên. -GV nhận xét ghi điểm. -GV chấm bài và nhận xét. 5.Củng cố dặn dò :(2’) Nhận xét giờ học. =========***======== Chính tả Ôn tập và kiểm tra giữa kì 1(tiết 4). I.Mục tiêu: - Đọc đúng, rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu . (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng /phút). Hiểu nội dung chính của bài, đoạn ; trả lời được câu hỏi về nọi dung bài tập đọc . Thuộc khoảng 2 đoạn (hoặc bài) thơ đã học. Nghe - viết chính xác , trình bày đúng bài chính tả Cân voi (BT2); tốc độ viết khoảng 35 chữ / 15 phút. - HS khá, giỏi viết đúng, rõ ràng bài chính tả (tốc độ trên 35 chữ/ 15 phút). II.Đồ dùng: - Phiếu ghi tên các bài tập đọc. III.Hoạt động dạy học: 1.Giới thiệu bài:(2’) 2.Kiểm tra tập đọc ;(10’) - GV gọi HS chưa kiểm tra và kiểm tra lần trước còn yếu lên đọc thăm và đọc bài. - HS lên bốc thăm và đọc bài. - GV nhận xét ghi điểm. 3.Viết bài chính tả (26’) - GV đọc bài: “Cân voi” - GV giải nghĩa từ: Sứ thần, Trung Hoa, Lương Thế Vinh . - 2 HS đọc lại bài Lớp đọc thầm. GV : Nội dung mẩu chuyện nói gì? - HS viết bảng con: Trung Hoa, Lương Thế Vinh. - GV nhận xét. - GV đọc lại bài. - HS viết vào vở. - GV đọc thong thả lại bài, HS khảo bài. - GV chấm và chữa bài. 4.Củng cố dặn dò :(2’) - Nhận xét giờ học. ---------------------------------------------- Thứ 4 ngày 6 tháng 11 nnăm 2013 Toán Luyện tập chung I.Mục tiêu: -Biết thực hiệnphép cộng với dạng đã học, phép cộng các số có kèm tên đơn vị kg, l -Biết số hạng, tổng. -Giải toán với phép cộng. Bài 1( dòng 3,4) , bài 3 (cột 4,5 ), bài 5. dành HS khá, giỏi: II.Đồ dùng: -Bảng phụ viết sẵn bài tập 3. III.Hoạt động dạy học: 1.Giới thiệu bài . (2’) 2.Hướng dẫn làm bài tập .(30’) B ài 1: dòng 3,4 dành HS khá, giỏi: HS nêu yêu cầu (Tính) 5 + 6 =….. 44 + 9 =….. 4 + 16 =….. 8 + 7 =….. 7 + 20 = ….. 5 + 35 =….. -HS làm bảng con, ghi kết quả ở bảng lớp. -GV cùng HS nhận xét. Bài 2: HS nêu yêu cầu (số ?) (miệng) -HS nhìn hình vẽ nêu kết quả: 45 kg , 45 lít . Gv nhận xét. Bài 3: (cột 4,5 ) . dành HS khá, giỏi HS nêu yêu cầu (Viết số thính hợp vào ô trống) (miệng) -GV treo bảng phụ lên: ?Bài toán yêu cầu tìm gì (Tổng) ?Tìm tổng ta làm phép tính gì -HS nêu cách tính và kết quả, GV ghi bảng Số hạng 34 45 63 Số hạng 17 48 29 Tổng 51 -HS nhậnn xét. Bài 4: HS đọc yêu cầu (Giải bài toán theo tóm tắt sau) -GV ghi tóm tắt: Lần đầu bán : 45 kg gạo Lần sau bán : 38 kg gạo Cả hai lần bán : ….kg gạo? -HS nhìn vào tóm tắt đọc bài toán. ?Bài toán cho biết gì ?Bài toán hỏi gì -HS giải vào vở ô li , 1 HS lên bảng giải Cả hai lần bán được là: 45 + 38 = 83 (kg) Đáp số : 83 kg gạo Bài 5: Dành HS khá, giỏi . Cho HS đọc yêu cầu bài. kkhoanh vào kết quả đúng . - HS làm , GV nhận xét. -GV chấm chữa bài. -Nhận xét bài làm. 3.C ủng cố dặn dò (2’) -Nhận xét giờ học. ---------------------------------- Luyện Từ và Cõu Ôn tập và kiểm tra giữa kì 1(tiết 5) I.Mục tiêu: -Đọc rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng / phút). Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn (hoặc bài ) thơ đã học. -Trả lời câu hỏi về nội dung tranh (BT2). II.Đồ dùng: -Phiếu học tập ghi tên bài tập đọc, bài thơ III.Hoạt động dạy học: 1.Giới thiệu bài :(2’) 2.Kiểm tra tập đọc :(10’) -GV gọi HS lên bốc thắm và đọc bài. -HS lần lượt lên bốc thăm và đọc bài. -GV ghi điểm. 3.Dựa vào tranh trả lời câu hỏi (20’) -GV nêu yêu cầu: Dựa vào tranh trả lời câu hỏi. ?Để làm tốt bài tập này, em phải chú ý điều gì - Quan sát kĩ từng tranh SGK, đọc câu hỏi dưới tranh , suy nghĩ… -HS thảo luận theo cặp. -HS trả lời: -GV nhận xét. -HS trả lời 4 câu hỏi: Hằng ngày , mẹ đưa tuấn đi học. -Các nhóm tập kể chuyện. -Thi kể giữa các nhóm. -GV cùng các nhóm nhận xét. 4.Củng cố dặn dò: (2’) -Nhận xét giờ học. -Về ôn lại tất cả các bài tập đọc. ---------------------------- Tập viết Ôn tập và kiểm tra giữa kì 1(tiết 6) I.Mục tiêu: -Đọc rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng / phút). Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn (hoặc bài ) thơ đã học. -Biết cách nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống cụ thể(BT2);đặt được dấu chấm hay dấu phẩy vào chỗ trống thích hổptng mẫu chuyện (BT3). II.Đồ dùng: -Phiếu ghi tên bài tập đọc và bài thơ. -Bảng phụ viết bài 3. III.Hoạt động dạy học: 1.Giới thiệu bài.(2’) 2.Kiểm tra học thuộc lòng : 12 em (20’) -Từng HS lên bốc thăm bài đọc. -HS bốc thăm và đọc bài đẵ viết trong thăm. -GV nhận xét, ghi điểm cho những em đẵ đọc thuộc bài. 3.Nói lời cảm ơn, xin lỗi (miệng) (7’) -HS đọc yêu cầu ở SGK: Em sẽ nói gì trong các trường hợp sau: a.Bạn hướng dẫn em gấp chiếc thuyền giấy. b.Em làm rơi chiếc bút của bạn. -HS ghi vào giấy nháp và đọc lên. -GV ghi lên bảng: a. Cảm ơn bạn đă giúp mình. b. Xin lỗi bạn nhé. -GV cùng lớp nhận xét 4.Dùng dấu chấm , dấu phẩy (8’) -GV treo bảng phụ và HS đọc bài: Nằm mơ. -HS đọc yêu cầu. -HS làm vào vở. -HS nêu kết quả. -Lớp cùng GV nhận xét. -HS đọc lại truyện khi đă có dấu phẩy, dấu chấm. 5.Củng cố dặn dò .(2’) -Nhận xét giờ học. -Về đọc thuộc lòng các bài thơ. ------------------------------------ Tự nhiên và xă hội Đề phòng bệnh giun. I.Mục tiêu: - Nêu được nguyên nhân và biết cách phòng tránh bệnh giun. - HS khá, giỏi: Biết được tác hại của giun đối với sức khoẻ. *KNS: Kĩ năng phê phán những hành vi ăn uống không sạch sẽ, không đảm bảo vệ sinh - gây ra bệnh giun . II.Đồ dùng: -Tranh SGK. III.Hoạt động dạy học: 1.Giới thiệu bài :(2’) Hoạt động 1: (10’) . Thảo luận cả lớp về bệnh giun. *Mục tiêu: - Nhận ra triệu chứng của người bị nhiểm giun. - HS biết được nơi giun thường sống trong cơ thể người. - Nêu tác hại của bệnh giun * Cách tiến hành: - GV hỏi: Các em đã bị đau bụng ỉa chảy, ỉa ra giun chưa?. - GV: Nếu em nào trong lớp đã bị những triệu chứng như vậy chứng tỏ bạn đã bị nhiểm giun. - HS thảo luận nhóm. + Giun thường sống ở đâu trong cơ thể người?. +Giun ăn gì mà sống được trong cơ thể người?. + Nêu tác hại do giun gây ra. - HS thảo luận và đại diện nhóm trình bày. - GV giảng HS hiểu: +Giun và ấu trùng của giun có thể sống ở nhiều nơi trong cơ thể như :Ruột, dạ dày, gan, phổi, mạch máu nhưng chủ yếu là ở ruột. + Giun hút các chất bổ dưởng có trong cơ thể người để sống. + Người bị nhiểm giun, đặc biệt là trẻ em thường gầy xanh xao. Hoạt động 2: Nguyên nhân lây nhiểm giun:(15’). *Mục tiêu: - HS phát hiện ra nguyên nhân và các cách trứng giun xâm nhập vào cơ thể. *Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ. - Các em quan sát hình 1 trong SGK và trả lời câu hỏi: +Trứng giun và giun từ trong ruột người bị bệnh giun ủ ra bên ngoài bằng cách nào?. +Từ trong phân người bị bệnh giun, trứng giun có thể vào cơ thể người lành khácbằng những con đường nào?. - Các nhóm thảo luận: Bước 2: Làm việc cả lớp: - Đại diện nhóm lên trình bày. * GV kết luận: - Trứng giun có nhiều ở phân người.. Trứng giun xâm nhập vào cơ thể bằng cách sau: + Không rửa tay sau khi đi đại tiện. + Nguồn nước bị nhiểm. + Hành vi mất vệ sinh của con người là nguyên nhân gây ô nhiểm môi trườngvà lây truyền bệnh . Hoạt động 3: Cách đề phòng bệnh giun. (10’). Mục tiêu: - Kể ra được các biện pháp phòng tránh giun: - Có ý thức rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện về, thường xuyên đi dép, ăn chín, uống sôi, giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh. *Cách tiến hành: - Hãy nêu các cách ngăn chặn trứng giun xâm nhập vào cơ thể: - HS phát biểu ý kiến. *GV kết luận: + Chúng ta cần giử vệ sinh ăn uống: ăn chin, nước đun sôi, không để ruồi đậu vào thức ăn: + Không cho phân rơi vãi để ngấm vào nguồn nước. IV.Củng cố dặn dò:(2’) Các em nhớ thực hiện tốt việc giữ vệ sinh để phòng tránh bệnh giun. -------------------------------------------------- Thứ 5 ngày 7 tháng 11 năm 2013 Toán Kểm tra định kì (giữa kì 1) I.Mục tiêu: -Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau: -Kỉ năng thực hiện phép cộng qua 10 , cộng có nhớ trong phạm vi 100. -Nhận dạng hình chữ nhật, nối các điểm cho trước để có hình chữ nhật. -Giải toỏn có lời văn dạng nhiều hơn, ít hươn, liên quan tới đơn vị : kg, l II.Đề ra: Bài 1: Tính. 15 36 45 29 37 50 + + + + + + 7 9 18 44 13 39 Bài 2: Đặt tính rồi tính tổng, biết các số hạng là: a.30 và 25 ; b.19 và 24 ; c.37 và 36. Bài 3: Tháng trước mẹ mua con lợn nặng 29 kg về nuôi, tháng sau nó tăng thêm 12 kg nữa. Hỏi tháng sau con lợn đó nặng bao nhiêu ki lô gam? Bài 4: Nối 4 điểm để có hình chữ nhật A . . C B . . D -HS làm bài III.Cách đánh giá: Bài 1: 2,5 điểm ; Bài 3: 3 điểm ; Bài 4: 1,5 điểm Bài 2: 2,5 điểm ; Trình bày : 0,5 điểm =========***======= Tập đọc Ôn tập và kiểm tra giữa kì 1(tiết 7) I.Mục tiêu : -Đọc rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng / phút). Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn (hoặc bài ) thơ đã học. -Biết cách tra mục lục sách (BT2); nói đúng lời mời, nhờ, đề nghị theo tình huống cụ thể (BT3). II.Đồ dùng : -Phiếu ghi các bài học thuộc lòng, tập đọc. III.Hoạt động dạy học : 1.Giới thiệu bài (2’) 2.Kiểm tra học thuộc lòng :(10’) 10 em -GV gọi HS lên bốc thăm và đọc bài. -HS lần lượt lên bốc thăm và đọc bài. -GV nhận xét, ghi điểm. 3.Tìm các bài đã học ở tuần 8 theo mục lục sách :(7’) -HS đọc yêu cầu và mở mục lục sách giáo khoa ra và đọc tên bài : +Tập đọc :Người mẹ hiền trang 63, …………. -GV cùng HS nhận xét . 4.Ghi lại lời mời, nhờ, đề nghị (viết) (8’) -HS đọc yêu cầu . -HS làm vào vở các tình huống . a.Em nhờ mẹ mua giúp em một tấm thiệp chúc mừng cô giáo(thầy giáo) nhân ngày 20-11. -VD:Mẹ ơi, mẹ mua giúp con tấm thiệp chúc mừng cô giáo nhân ngày 20-11. b.Em phụ trách phần văn nghệ tron buổi liên hoan của lớp mừng ngày nhà giáo Việt Nam. Em mời các bạn hát (hoặc múa, chơi đàn, kể chuyện…). -HS đọc bài làm, HS nhận xét . -GV chữa bài và chấm điểm. 5.Củng cố, dặn dò:(2’) -HS và GV hệ thống lại bài học . -GV nhận xét bài giờ học . ========***=========

File đính kèm:

  • docTuan 9 2113.doc
Giáo án liên quan