Giáo án văn 10- Chương trình cơ bản năm 2008

A: MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

Giúp Hs:

- Nắm được một cách đại cương hai bộ phận lớn của văn học VN: văn học dân gian và văn học viết.

- Nắm được một cách khái quát quá trình phát triển của văn học VN.

- Hiểu được những nội dung thể hiện con người VN trong văn học.

B:THỜI LƯỢNG:

- Tiết 1: từ đầu đến hết mục 1 phần II

- Tiết 2: còn lại

C: PHƯƠNG PHÁP:

- Hs chuẩn bị trước bằng cách đọc kỉ các phần và trả lời các câu hỏi SGK.

- Giáo viên: hướng dẫn Hs thảo luận một số câu hỏi, sau đó nhấn mạnh những điểm quan trọng.

D: LÊN LỚP.

- Ổn định.

- Bài mới:

 

doc203 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1495 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án văn 10- Chương trình cơ bản năm 2008, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1. Tiết . Ngày dạy: 18/ 8/2008. Văn học sử Tổng Quan văn học việt nam . A: Mục đích yêu cầu: Giúp Hs: Nắm được một cách đại cương hai bộ phận lớn của văn học VN: văn học dân gian và văn học viết. Nắm được một cách khái quát quá trình phát triển của văn học VN. Hiểu được những nội dung thể hiện con người VN trong văn học. B:Thời lượng: Tiết 1: từ đầu đến hết mục 1 phần II Tiết 2: còn lại C: Phương pháp: - Hs chuẩn bị trước bằng cách đọc kỉ các phần và trả lời các câu hỏi SGK. Giáo viên: hướng dẫn Hs thảo luận một số câu hỏi, sau đó nhấn mạnh những điểm quan trọng. D: Lên lớp. ổn định. Bài mới: Hoạt động Thầy- Trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1 T. Một em thử kể tên các tác phẩm văn học VN đã học từ lớp 6 đến nay? - Ví dụ: Tấm Cám, Trầu cau, Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Đoàn thuyền đánh cá, ánh trăng, Người con gái Nam Xương….. T. Hãy phân loại các tác phẩm trên theo tiêu chí phương thức sáng tác? - Văn học viết - Văn học dân gian. T. Hãy kể tên những tác phẩm văn học dân gian mà em biết? -Ví dụ: T. Từ những ví dụ trên em rút ra được những hiểu biết gì về văn học dân gian? T. Hs đọc phần 2. T. Hãy cho biết giữa văn học viết và văn học dân gian có đặc điểm cơ bản nào khác nhau? Từ đó hãy nêu những hiểu biết của em về văn học viết? T. Vậy văn học viết được ghi lại bằng loại chữ viết nào? Hãy trình bày những hiểu biết của em về lịch sử chữ viết trong sáng tác văn học viết của VN? - Gv thuyết giảng thêm để họỉ sinh phân biệt được các loại chữ này. T. Văn học viết có sự phát triển của các thể loại, sự phát tiển đó được thể hiện như thế nào? - Mỗi chặng có những thể loại tương ứng nào? Hoạt động 2 T. Học sinh đọc phần II, hãy cho biết Vh VN phát triển trong các thời kì nào? Các thời kì đó ứng với các tên gọi ra sao? - Ba thời kì (văn học trung đại, văn học hiện đại). T. Trong thời kì này, văn học VN được viết theo loại chữ viết nào? Tiết 2. T. Yếu tố nào chi phối quyết định đến sự phát triển của văn học hiện đại? T. Xét về hình thức chữ viết có điểm gì khác trước? T. Từ khi văn học quốc ngữ ra đời, bộ mặt của nền văn học viết VN có gì thay đổi không? + Về tác giả? + Về đời sống văn học? + Về thể loại? + Về thi pháp? T. GV nói rõ thêm một số thành tựu của văn học hiện đại trước và sau 1945. Hoạt động 2 T. Tại sao thiên nhiên lại có vị trí quan trọng trong văn học VN? - Gắn liền với tập quán trồng lúa nước. T. Tình yêu đó được thể hiện như thế nào trong văn học qua các chặng đường? T. Đặc điểm thứ 2 của văn học Việt Nam là gì? T. Nêu nguyên nhân tại sao văn học lại đề cập đến đặc điểm này? - Gv lí giải thêm. T. Người Việt quan niệm như thế nào về cuộc sống xã hội với nhau? T. Cảm hứng lớn nhất trong văn học đó là cảm hứng nào? T. ý thức băn thân được thể hiện như thế nào trong các chặng của văn học VN? I. Các bộ phận hợp thành văn học Việt Nam. 1/ Văn học dân gian. - Ví dụ: hs tự lấy. - Văn học dân gian là sáng tác của tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động. - Gồm: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, c dao, vè, truyện thơ, chèo. 2/ Văn học viết. - Văn học viết là sáng tác của trí thức( cá nhân), được ghi lại bằng chữ viết. a/ Chữ viết của văn học VN. Chữ Hán. Chữ Nôm. Chữ Quốc ngữ. b/ Hệ thống thể loại của văn học viết. - Từ thế kỉ X – XIX: + Văn học chữ Hán: văn xuôi, thơ, biền ngẫu. + Văn học chữ Nôm: thơ, văn biền ngẫu. - Từ thế kỉ XX – nay: tác phẩm trữ tình, tự sự, kịch. II. Quá trình phát triển của văn học VN. 1/ Văn học trung đại( vh từ TK X- hết TK XIX). - Văn học chữ Hán: chính thức ra đời từ thế kỉ X, tồn tại đến hết XIX, đầu XX. Tiêu biểu: văn thơ lí trần, Nguyễn Trãi, ND, CBQ.. - Văn học chữ Nôm: bắt đầu phát triển vào thế kỉ XV và đạt đỉnh XVIII- XIX. (HXH. HTQ, ND…). Tiết 2. 2/ Văn học hiện đại( văn học từ đầu thế kỉ XX – hết TK XX). - Văn học có sự mở rộng quan hệ giao lưu với châu Âu. - Văn học chữ quốc ngữ ra đời: + Về tác giả: xuất hiện đội ngũ nhà văn, thơ chuyên nghiệp, lấy viết văn làm nghề sinh sống. + Về đời sống văn học: nhờ báo chí, nghề in phát triển nên đời sống văn học phát triển sôi động hơn. + Về thể loại: thơ mới, kịch nói, tiểu thuyết…dần thay thế các thể loại củ. + Về thi pháp: đề cao cá tính sáng tạo, cái tôi, dần thoát khỏi hệ thống ước lệ tượng trưng. - Văn học cách mạng cũng dần được hình thành. III. Con người VN qua văn học. 1/ Con người VN trong quan hệ với thế giới tự nhiên. - Tình yêu thiên nhiên là một nội dung quan trọng của văn học VN. - Trong văn học dân gian: nói nhiều đến sông núi, cánh cò, đồng lúa, vầng trăng, cây đa bến nước… - Trong thơ ca trung đại: gắn liền lới lí tưởng đạo đức qua hình tượng: ting, cúc, trúc, mai, ngư, tiều, canh, mục…. - Trong văn học hiện đại gắn liền với tình yêu quê hương đất nước, tình yêu đôi lứa. 2/ Con người VN trong quan hệ quốc gia, dân tộc. - Tình yêu, niềm tự hào về quê hương đất nước: quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 3/ Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội. - Vh luôn hướng đến cuộc sống tốt đẹp, công bằng: hình tượng ông Bụt, xã hội Nghiêu – Thuấn, xã hội chủ nghĩa.. - Luôn đấu tranh để bảo đảm quyền sống cho con người. - Cảm hứng chủ đạo của văn hcọ VN đó là: cảm hứng nhân đạo và hiện thực. 4/ Con người Vn và ý thức bản thân. - Văn học trung đại: đề cao ý thức cộng đồng. - Văn học hiện đại lại đề cao ý thức cá nhân, nhất là giai đoạn văn học lãng mạn. * Củng cố- Dặn dò. - Hệ thống lại kiến thức đã học. - Hôm sau học: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Tuần 1. Tiết 3. Ngày dạy: / 8/2008. Tiếng việt Hoạt động giao tiếp . bằng ngôn ngữ A: Mục đích yêu cầu: Giúp Hs: Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Nâng cao kỉ năng phân tích, lĩnh hội, tạo lập văn bản trong giao tiếp. B: Phương pháp: - Hs chuẩn bị trước bằng cách đọc kỉ các phần và trả lời các câu hỏi SGK. - Giáo viên: xuất phát từ thực tiển hàng ngày hướng dẫn Hs phân tích ví dụ để đưa ra các nhận xét. C: Lên lớp. ổn định. Bài củ: Hãy vẽ sơ đồ các bộ phận văn học VN? Từ đó trình bày vắn tắt quá trình phát triển của văn học VN? - Bài mới: Trong cuộc sống hàng ngày, con người giao tiếp với nhau bằng phương tiện vô cùng quan trọng. Đó là ngôn ngữ. Không có ngôn ngữ thì không thể có kết quả cao của bất cứ hoàn cảnh giao tiếp nào. Bởi vì giao tiếp luôn luôn phụ thuộc vào hoàn cảnh và nhân vật giao tiếp. Để thấy được điều đó, chúng ta tìm hiểu bài hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Hoạt động Thầy- Trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1. T. Gv đưa ra một số ví dụ: - Hai người đang ngã giá với nhau về việc mua bán 1 con trâu. - Gv giảng bài cho học sinh. - Hai người bạn lâu ngày mới gặp….. T. Tất cả các hoạt động trên gọi là hoạt động giao tiếp. Em hiểu như thế nào về khái niệm này? T. Gv đưa ra một số cử chỉ, điệu bộ: ra kí hiệu gọi 1 em học sinh đứng lên, ngồi xuống; Ra kí hiệu hỏi 1 hs khác năm nay mấy tuổi rồi… T. Theo em cách giao tiếp như vậy có thuận tiện không? Từ đó hãy cho biết con người giao tiếp với nhau bằng phương tiện nào là tốt nhất? T. Trong quá trình giao tiếp cần phải đảm bảo một số điều kiện: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp. Để hiểu hơn cách khái niệm trên, chúng ta tiến hành làm bài tập ở Sgk. Hoạt động 2. T. Hs đọc ví dụ sgk. T. Hoạt động giao tiếp được văn bản trên ghi lại diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào? Hai bên có mối quan hệ ra sao? T. Em có nhận xét gì về lượt lời trong văn bản trên không? - Gv thuyết giảng thêm về hai quá trình trong một hoạt động giao tiếp. T. Hoạt động giao tiếp trên diễn ra trong hoàn cảnh nào? T. Hoạt động giao tiếp trên hướng vào nội dung gì? T. Mục đích của cuộc bàn bạc này là gì? T. Tương tự như cách tìm hiểu ở trên, em hãy phân tích bài tập 2 ở sgk? - Hs tự làm bằng cách thảo luận nhóm. - GV hệ thống và chốt lại kiến thức. I. Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? 1. Về khái niệm giao tiếp. - Ví dụ: - Là hoạt động trao đổi thông tin giữa người và người trong xã hội. - Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp tốt nhất giữa người với người. Gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. 2. Bài tập. * Ví dụ 1 sgk: - Nhân vật giao tiếp: + Nhà vua: người đứng đầu. + Các bô lão: các vị quan lại đầu triều. - Lượt lời: + Vua nói trước: quá trình tạo lập văn bản; các bô lão nghe ( lĩnh hội văn bản) + Các bô lão trả lời và phát biểu ý kiến sau: quá trình tạo lập văn bản; vua nghe (lĩnh hội văn bản). - Hoàn cảnh giao tiếp: Diễn ra ở Điện Diên Hồng, khi quân Nguyên Mông kéo sang xâm lược nước ta. - Nội dung giao tiếp: Bàn đến vấn đề hoà hay đánh khi giặc sang xâm lược. - Mục đích:tìm ra hướng đi đúng đắn cho dân tộc. * Ví dụ 2 sgk: - Nhân vật giao tiếp: + Người tạo lập văn bản: nhà viết sách. + Người lĩnh hội: hs lớp 10. - Hoàn cảnh giao tiếp: trường học. - Nội dung, bàn về các vấn đề: + Các bộ phận hợp thành của văn học VN. + Quá trình phát triển của văn học viết. + Con người VN qua văn học. - Mục đích: + Phía người học: tiếp nhận và lĩnh hội kiến thức. + Phía người viết: trình bày một cách tổng quan về nền văn học VN. * Củng cố, dặn dò: - GV chốt lại kiến thức: Hs đọc lại phần ghi nhớ. - Hôm sau học bài: Khái quát văn học dân gian VN. Tuần 2. Tiết 4. Ngày dạy: / /2008. Văn học sử. KháI quát văn học . Dân gian Việt Nam A: Mục đích yêu cầu: Giúp Hs: Nắm được các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian VN và các khái niệm về các thể loại của văn học dân gian VN. Hiểu rõ vị trí vai trò và những giá trị to lớn của văn học dân gian trong mối quan hệ với văn học viết và đời sống văn hoá dân tộc. B. Phương tiện thực hiện - SGK, SGV. - Thiết kế bài học. - Tuyển tập văn học dân gian. C. cách thức tiến hành GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu những hiểu biết của em về văn học dân gian? 2. Giới thiệu bài mới: văn học dân gian là một kho tàng tri thức quý giá của dân tộc. ở đó ta bắt gặp những câu ca dao ầu ơ thuở còn thơ mẹ hát, những cô Tấm ở hiền trong quả thị, những kinh nghiệm dân gian về tự nhiên, xã hội và con người….Đó là một thế giới cổ tích nuôi dưỡng hồn ta khôn lớn. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài Khái quát về văn học dân gian Việt Nam để thấy rõ điều đó. Hoạt động Thầy- Trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1 T. Một em hãy nhắc lại những hiểu biết của mình về văn học dân gian? Hoạt động 2. T. Căn cứ vào sgk, hãy cho biết văn học dân gian VN có những đặc trưng cơ bản nào? + Tính truyền miệng + Sáng tác tập thể + Tính thực hành T. Em hiểu như thế nào là tính truyền miệng? Tại sao văn học dân gian có đặc trưng này? T. Điểm khác của văn học dân gian VN so với văn học viết là ở chỗ: nó được nhiều người, nhiều địa phương ở nhiều thời điểm khác nhau sáng tác. Em thử hình dung một vài con đường sáng tác văn học này và đồng thời giải thích vì sao lại có con đường sáng tác đó? Hoạt động 3. T. Một em hãy nhắc lại các thể loại vhdg mà em biết? T. Gv cho một vài ví dụ về thần thoại. Từ các tác phẩm đó nêu những đặc điểm cơ bản của thần thoại? - Nhân vật chính? - Hình thức thể loại? - Nội dung chủ đạo? T. Thế nào là sử thi? Hãy cho biết một vài tác phẩm quen thuộc? T. Trong các tác phẩm: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh , An Dương Vương ...thì các nhân vật này thuộc loại người nào trong xã hội? Qua tác phẩm em they thái độ gì của nhân dân gữi gắm vào đó? T. Hs đọc mục 4. Hãy cho biết như thế nào là truyện cổ tích? Cho ví dụ minh hoạ? T. Thế nào là truyện ngụ ngôn? Kể lại một câu chuyện ngụ ngôn mà em biết? T. Em hãy nêu những hiểu biết của mình về truyện cười? T. Em hãy đọc một số câu tục ngữ mà em thuộc? Có nhận xét gì về hình thức của nó? Nội dung chủ yếu là đề cập đến điều gì? T. Hãy trả lời các câu sau? - Đầu tròn trọc lóc, đuôi dài lê thê, khắp chợ cùng quê, đâu đâu cũng có. Là cái gì? - Năm ông cầm năm cái sào Đuổi đàn cò trắng đi vào trong hang. T. Em biết các câu trên thuộc thể loại nào không? T. Thế nào là ca dao? Cho ví dụ minh hoạ? T. Hs tự tìm hiểu hai khái niệm: vè, Truyện thơ, chèo. Hoạt động 4. T. Tại sao văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc? T. Hãy lẫy ví dụ để minh chứng cho điều đó? T. Hs đọc các ví dụ sau - Ăn quả nhớ người trồng cây. - Công cha như núi thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra T. Hãy cho biết ý nghĩa của nó? T. Gv phân tích thêm một số ví dụ khác. T. Học sinh đọc phần này. I. Văn học dân gian là gì? - Văn học dân gian là sáng tác của tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động. - Gồm: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, c dao, vè, truyện thơ, chèo. II. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. 1/ Tính truyền miệng: - Không lưu hành bằng chữ viết, truyền từ người nọ sang người kia, đời này qua đời khác, tính truyền miệng còn biểu hiện trong diễn xướng dân gian (ca hát chèo, tuồng, cải lương). - Nguyên nhân: vì không có chữ viết. 2/ Sáng tác tập thể: - Cá nhân khởi xướng, tập thể hưởng ứng tham gia, truyền miệng trong dân gian. Quá trình truyền miệng lại được tu bổ, sửa chữa, thêm bớt cho hoàn chỉnh. Vì vậy sáng tác dân gian mang đậm tính tập thể. III. Hệ thống thể loại của văn học dân gian. 1/ Thần thoại: - Ví dụ: - Tác phẩm tự sự thường kể về các vị thần, nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên… 2/ Sử thi: - Ví dụ: Đam Săn, Xinh nhã… - Tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng kể về những biến cố lớn trong đời sống cộng đồng. 3/ Truyền thuyết: - Là tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và các nhân vật lịch sử theo xu hướng lí tưởng hoá, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc. 4/ Truyện cổ tích: - Ví dụ: Tấm Cám, Sọ Dừa, Anh trai cày… - Là tác phẩm tự sự mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có sự chủ định, kể về số phận con người bình thường trong hội thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động. 5. Truyện ngụ ngôn - Tác phẩm viết theo phương thức tự sự dân gian rất ngắn gọn, kết cấu chặt chẽ. Nhân vật là người, bộ phận của người, là vật (phần lớn là các con vật) biết nói tiếng người. Từ đó rút ra những kinh nghiệm và triết lí sâu sắc. - Ví dụ: Chân tay tai mắt miệng, ếch ngồi đáy giếng…. 6/ Truyện cười: - Tác phẩm tự sự dân gian rất ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống nhằm mục đích giải trí và phê phán xã hội. - Ví dụ: Treo biển, Lợn cưới áo mới. 7/ Tục ngữ: - Ví dụ: - Chuồn chuồn bay thấp thì mưa. Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm. - Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa. - Nước, phân, cần, giống. - Là những câu nói ngắn gọn, hàm súc, có hình ảnh, vần, nhịp đúc kết những kinh nghiệm thực tiễn thường được dùng trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của nhân dân. 8/ Câu đố: - Ví dụ: + Đầu tròn trọc lóc, đuôi dài lê thê, khắp chợ cùng quê, đâu đâu cũng có. + Năm ông cầm năm cái sào Đuổi đàn cò trắng đi vào trong hang. - Là những bài văn vần, hoặc câu nói có vần mô tả vật đó bằng những hình ảnh, hình tượng khác lạ để người nghe tìm lời giải nhằm mục đích giải trí, rèn luyện tư duy và cung cấp những tri thức thông thường về đời sống. 9/ Ca dao: - Là những bài thơ trữ tình dân gian thường là những câu hát có vần có điệu đã tước bỏ đi tiếng đệm, tiếng láy nhằm diễn tả thế giới nội tâm con người. Ví dụ: Rủ nhau xuống biển mò cua Mang về nấu quả mơ chua trong rừng Em ơi! Chua ngọt đã từng Non xanh nước biếc xin đừng quên nhau 10/ Vè: - Là tác phẩm tự sự dân gian có lời thơ mộc mạc kể về các sự kiện diễn ra trong xã hội nhằm thông báo và bình luận. 11/ Truyện thơ: - Là những tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ, giầu chất trữ tình diễn tả tâm trạng và suy nghĩ của con người khi hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội bị tước đoạt. 12/ Chèo: - Tác phẩm sân khấu dân gian kết hợp yếu tố trữ tình và trào lộng ca ngợi những tấm gương đạo đức và phê phán đả kích mặt trái của xã hội. Đó là tuồng, sân khấu cải lương, múa rối. IV. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam. 1/ Văn học dân gian là kho tàng tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc. - Cung cấp mọi tri thức, kinh nghiệm về: tự nhiên, xã hội và con người. - Ví dụ: + Kinh nghiệm thời tiết: Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên + Kinh nghiệm về giao tiếp: . Năng mưa thì giếng năng đầy Con năng đi lại mẹ thầy năng thương . Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. …v.v.v 2/ Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người. - Ví dụ: + Ăn quả nhớ người trồng cây. + Công cha như núi thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Giáo dục lòng biết ơn. + Tấm cám, thạch sanh, sọ dừa Giáo dục tư tưởng ở hiền gặp lành. - Văn học dân gian hướng con người biết yêu quê hương, đất nước, con người, biết sống đẹp hơn… 3/ Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc. * Củng cố, dặn dò: - Gv hệ thống lại kiến thức. - Hôm sau học Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Tuần 2. Tiết 5. Ngày dạy: / 8/2008. Tiếng việt Hoạt động giao tiếp . bằng ngôn ngữ ( Tiếp theo) A: Mục đích yêu cầu: Giúp Hs: Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Nâng cao kỉ năng phân tích, lĩnh hội, tạo lập văn bản trong giao tiếp. B: Phương pháp: - Hs chuẩn bị trước bằng cách đọc kỉ các phần và trả lời các câu hỏi SGK. - Giáo viên: xuất phát từ thực tiển hàng ngày hướng dẫn Hs phân tích ví dụ để đưa ra các nhận xét. C: Lên lớp. ổn định. Bài củ: Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp? - Bài mới: Dân gian có câu: Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Giao tiếp bằng ngôn ngữ là một hoạt động vô cùng ý nghĩa trong cuộc sống. Hôm trước chúng ta đã tìm hiểu được những kiến thức cơ bản của hoạt động này. Bây giờ các em sẻ tiếp tục thực hành trong tiết học thứ 2. Hoạt động Thầy- Trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1 T. Phân tích các nhân tố giao tiếp thể hiện trong câu ca dao ở bảng phụ theo câu hỏi: - Nhân vật giao tiếp ở đây là những người như thế nào? - Họ giao tiếp trong trong khung cảnh nào? Tác dụng của ngoại cảnh? - Nội dung câu nói của chàng trai? - Nhận xét câu nói trên của chàng trai? Hoạt động 2 T. Hs đọc ngữ liệu trong mục 2 sgk. T. Trong cuộc giao tiếp trên đây, các nhân vật đã thực hiện bằng ngôn ngữ, những hành động nói cụ thể nào? Nhằm mục đích gì? T. Trong lời ông già cả 3 câu đều có hình thức câu hỏi, nhưng cả 3 câu có phải dùng để hỏi hay không? T. Lời nói của nhân vật đã bộc lộ tình cảm thái độ và quan hệ trong giao tiếp như thế nào? Hoạt động 3 T. Hs đọc yêu cầu bài tập. T. Hồ Xuân Hương giao tiếp với người đọc về vấn đề gì? Nhằm mục đích gì? Bằng phương tiện từ ngữ, hình ảnh như thế nào? Hoạt động 4 T. Hs làm trong vòng 5 phút, trình bày trước lớp. - Yêu cầu viết thông báo ngắn, song phải có mở đầu, kết thúc. - Đối tượng giao tiếp là HS toàn trường. Nội dung giao tiếp là làm sạch môi trường. - Hoàn cảnh giao tiếp là hoàn cảnh nhà trường và ngày môi trường thế giới. Hoạt động 5 T. Bức thư trên viết cho ai? Người viết có mối quan hệ như thế nào với người nhận? T. Bức thư này được viết trong hoàn cảnh nào? T. Thư viết về vấn đề gì? T. Khi viết thư cần chú ý đến điều gì về hình thức? II. Luyện tập. 1/ Nhân tố giao tiếp trong câu ca dao: Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng Tre non đủ lá đan sàng hay chăng? - Nhân vật giao tiếp: nam nữ yêu nhau. - Thời điểm, khung cảnh giao tiếp: về đêm, trăng sáng, thanh vắng, lãng mạn phù hợp cho đôi lứa yêu nhau. - Nội dung: + nghĩa đen: nói chuyện đan sàng. + nghĩa bóng: ngỏ lời, nói đến chuyện trăm năm. - ý nghĩa: cách nói bóng bẩy, văn hoa, vừa kín đáo vừa có duyên, hợp với khung cảnh giao tiếp. 2/ Ngôn ngữ giao tiếp trong ví dụ 2: - Trong cuộc giao tiếp giữa A cổ và ông, các nhân vật giao tiếp đã thực hiện hành động giao tiếp cụ thể là: + Chào (cháu chào ông ạ!) chào hỏi. + Hỏi(A cổ hả?) Chào đáp lại + Hỏi (lớn tướng rồi nhỉ) Khen + Hỏi (Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không?) hỏi + Trả lời (thưa ông, có ạ!)trả lời. - Cả ba câu của ông già chỉ có 1 câu hỏi “Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không?”. Các câu còn lại để chào và khen. - Lời nói của 2 nhân vật giao tiếp bộc lộ tình cảm giữa ông và cháu. Cháu tỏ thái độ kính mến qua các từ thưa, ạ còn ông là tình cảm quý yêu trìu mến đối với cháu. 3/ Nội dung giao tiếp trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương: - Nội dung giao tiếp: thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến: đẹp về ngoại hình, tâm hồn, nhưng lại bị đối xử tệ bạc. - Qua các từ ngữ: trắng, tròn, tấm lòng son (vẻ đẹp); thân, bảy nổi ba chìm, tay kẻ nặn( thân phận). 4/ Viết thông báo: - Hs tự làm. 5/ Bức thư Bác Hồ. - Đối tượng giao tiếp: Bác Hồ (chủ tịch nước) viết cho các em học sinh trên cả nước. - Hoàn cảnh giao tiếp: nhân ngày khai trường khi đất nước độc lập. - Nội dung: + Bộc lộ niềm vui sướng vì học sinh thế hệ tương lai được hưởng cuộc sống độc lập. + Nhiệm vụ và trách nhiệm của học sinh đối với đất nước. + Sau cùng là lời chúc của Bác đối với học sinh. - Hình thức: ngắn gọn, súc tích. * Củng cố, dặn dò: - Hệ thống lại lí thuyết: các nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động giao tiếp. - Hôm sau học: Văn bản. Tuần 2. Tiết 6. Ngày dạy: / /2008. Làm văn Văn bản . A: Mục đích yêu cầu: Giúp Hs: Nắm được khái niệm văn bản, các đặc điểm cơ bản và các loại văn bản. Nâng cao kỉ năng phân tích, thực hành, tạo lập văn bản. B: Phương pháp: - Giáo viên: tiến hành theo phương thức quy nạp, phân tích ví dụ đến nhận định khái quát kiến thức. C: Lên lớp. ổn định. Bài củ: ? - Bài mới: ăn nên đọi, nói nên lời. Đó là yêu cầu cơ bản trong hoạt động giao tiếp hằng ngày. Vậy một chuổi lời nói, câu văn(có một dung) khi thực hiện một quá trình giao tiếp thì gọi đó là gì? Muốn hiểu điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài học mới: Văn bản. Hoạt động Thầy- Trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1 T. Hs đọc 3 ví dụ trong sgk. T. Hãy cho biết 3 ví dụ trên được người viết tạo ra trong loại hoạt động nào? T. Nhận xét về hình thức, dung lượng của mỗi ngữ liệu? T. Mỗi văn bản đề cập đến chủ đề gì, Trong mỗi câu của các ngữ liệu trên, có câu nào đề cập đến chủ đề khác nữa không? - Vd1: một kinh nghiệm sống. - Vd 2: số phận người phụ nữ. - Vd 3: kêu gọi kháng chiến. T. Chỉ ra bố cục của văn bản thứ 3? - Phần mở bài: “Hỡi đồng bào toàn quốc” - Thân bài: “Chúng ta muốn hoà bình nhất định về dân tộc ta”. - Kết bài: Phần còn lại. T. Chỉ ra mục đích của mỗi văn bản trên? Từ đó rút ra nhận xét? Hoạt động 2 T. Hs đọc yêu cầu của mục 1. T. Vấn đề được đề cập đến trong mỗi văn bản là vấn đề gì? Thuộc lĩnh vực nào trong cuộc sống? T. Em có nhận xét gì về lớp từ được sử dụng trong mỗi loại văn bản trên không? T. Gv đưa thêm một số loại văn bản khác: Giấy xin phép, đơn từ; văn bản khái quát về văn học dân gian, thư Bác Hồ gửi cho các em học sinh; bản tin thời sự. T. Hãy cho biết các văn bản trên thộc phong cách ngôn ngữ gì? I. Khái niệm, đặc điểm: 1/ Ví dụ: - sgk. 2/ Nhận xét: + là sản phẩm của quá trình giao tiếp. + có thể dài ngắn khác nhau, có thể bằng thơ hoặc văn xuôi + mỗi ngữ liệu đề cập đến một chủ đề, một nội dung riêng và tập trung thể hiện trọng vẹn chủ đề, nội dung đó. + Mỗi văn bản chuẩn: có bố cục 3 phần. + Mỗi văn bản có một mục đích nhất định. II. Các loại văn bản: 1/ Ví dụ: - sgk. 2/ Nhận xét: - Văn bản 1,2 thuộc lĩnh vực văn học nghệ thuật ( có từ ngữ riêng) - Văn bản 3 thuộc lĩnh vực chính trị ( có lớp từ riêng), văn bản chính luận. - Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính. - Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. - Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí. * Củng cố, dặn dò: - Học sinh đọc to phần ghi nhớ. - Ra đề: bài viết số 1, về nhà cho học sinh làm. Đề ra: Bài viết số 1. Mục đích: + Do đề ra về nhà, nên bài ra không có phần trắc nghiệm, mà chỉ tập trung vào phần tự luận. + Nêu cảm nhận về một tác phẩm yêu thích Ra đề: Nêu cảm nghĩ nổi bật nhất về một câu ca mà anh (chị) không thể nào quên được. - Hôm sau học Chiến thắng Mtao Mxây. Tuần 3. Tiết 7,8. Ngày dạy: / /2008. Giảng văn: Chiến thắ

File đính kèm:

  • docVan 10 nqm 2008.doc
Giáo án liên quan