Giáo án văn 11- Chương trình chuẩn Trường phổ thông cấp 2/3 Hoá Tiến

A. Yêu cầu:

Giúp học sinh:

1. Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm cùng thái độ và tấm lòng của vị danh y qua việc phản ánh cuộc sống, cung cách sinh hoạt trong phủ chúa Trịnh.

2. Hiểu được đặc điểm bút pháp kí sự của tác giả qua đoạn trích.

B. Phương tiện.

1. SGK, SGV, STK.

2. Một vài bức ảnh về cung điện để minh hoạ.

C. Thời lượng.

1. Tiết 1: từ đầu đến hết phần II.

2. Tiết 2: còn lại.

D: Phương pháp.

1. GV hướng dẫn hs đọc, thảo luận, trả lời câu hỏi.

E. Lên lớp.

1. Ô định.

2. Bài mới:

 

doc77 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1251 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án văn 11- Chương trình chuẩn Trường phổ thông cấp 2/3 Hoá Tiến, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1: Tiết 1-2. Giảng văn. Ngày dạy: 18/8/2008 vào phủ chúa trịnh Lê Hữu Trác (Trích Thượng kinh kí sự) A. Yêu cầu: Giúp học sinh: 1. Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm cùng thái độ và tấm lòng của vị danh y qua việc phản ánh cuộc sống, cung cách sinh hoạt trong phủ chúa Trịnh. 2. Hiểu được đặc điểm bút pháp kí sự của tác giả qua đoạn trích. B. Phương tiện. 1. SGK, SGV, STK. 2. Một vài bức ảnh về cung điện để minh hoạ. C. Thời lượng. 1. Tiết 1: từ đầu đến hết phần II. 2. Tiết 2: còn lại. D: Phương pháp. GV hướng dẫn hs đọc, thảo luận, trả lời câu hỏi. E. Lên lớp. 1. ô định. 2. Bài mới: Hoạt động Thầy- Trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1. T. Căn cứ vào sgk. Em hãy cho biết vài nét về nhà văn Lê Hữu Trác? T. Em hãy kể tên các tác phẩm nổi tiếng của ông? T. Hãy nêu những hiểu biết của mình về cuốn sách này? T. Căn cứ vào sgk hãy trình bày đôi nét về Kí trung đại VN? Hoạt động 2. T. HS đọc, tóm tắt đoạn trích? T. Em hãy cho biết vị trí của đoạn trích này nằm ở đây? Viết về sự kiện gì? Tiết 2. Hoạt động 3. T. Một em hãy nhắc lại nét đặc trưng nhất của thể loại kí? - Ghi chép lại cảnh vật, con người, sự việc một cách chân thực. T. Vậy đoạn trích trên tác giả ghi lại cảnh ở đâu? Tập trung chủ yếu vào nhân vật nào? - Cảnh phủ chúa Trịnh, nhân vật thế tử Trịnh Cán. T. Đây cũng chính là nội dung chính của đoạn trích, chúng ta đi vào mục 1: Cảnh phủ chúa Trịnh. T. Học sinh đọc lướt từ đầu cho đến.... “thật kỉ”, Hãy cho biết biện pháp nghệ thuật chủ đạo để khác hoạ cảnh phủ chúa Trịnh là thủ pháp nghệ thuật gì? Nhận xét của em về cách sử dụng nghệ thuật đó của tác giả? T. Vậy nhà văn khắc hoạ cảnh phủ chúa ra sao? Tại mấy địa điểm? T. Em có nhận xét gì về cảnh ở đây? T. Thái độ của người ghi chép được thể hiện như thế nào? Cụ thể ở đâu? T. Cảnh trong phủ chúa được tác giả tập trung khắc hoạ ở những điểm nào? Em có nhận xét gì về cảnh đó? T. Người bị bệnh là ai? Mắc bệnh gì? Nguyên nhân? T. Qua đó thấy dụng ý gì của nhà văn? T. Khi khám bệnh cho thế tử Trịnh Cán, Lê Hữu Trác đã bộ lộ phẩm chất gì của người thầy thuốc? Chi tiết nào chứng tỏ điều đó? Hoạt động 4. T. Giá trị nghệ thuật và nội dung của đoạn trích? I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả: - Lê Hữu Trác(1724-1791), còn gọi là Chiêu Bảy, hiệu Hải thượng Lãn ông. - Quê nội ở Hưng Yên, ngoại Hà Tĩnh. - Ông từng theo nghiệp võ, là danh y lỗi lạc, nhà văn tài hoa. 2. Tác phẩm: - Hải thượng y tông tâm lĩnh (66 quyển). - Quyển cuối cùng là Thượng kinh kí sự, một tác phẩm văn học có giá trị: đánh dấu bước ngoặt của kí sự VNTĐ. Tác phẩm phản ánh trung thực cuộc sống nơi phủ chúa Trịnh. 3. Thể loại kí. - Sgk. II. Văn bản. 1. Đọc tóm tắt. 2. Vị trí: - Năm ở phần... - Cảnh tác giả vào phủ chúa Trịnh chữa bệnh cho thế tử Cán. Tiết 2. III. Đọc- Hiểu văn bản. 1. Cảnh phủ chúa Trịnh. * Nghệ thuật: miêu tả. - Quan sát tỉ mỉ. - Ghi chép trung thực. - Theo trật tự thời gian. * Cảnh phủ chúa Trịnh: - Cảnh bên ngoài: + Cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm.... + Người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan nha qua lại như mắc cửi. + Vệ sỉ canh cửa, có thẻ mới vào được. cảnh đẹp, giàu có, uy nghiêm. thái độ của nhà văn: ngạc nhiên, có ý phê phán( qua bài thơ). - Cảnh trong phủ: + nhà cửa cao, rộng, hành lang tong dãy ngoằn ngoèo. Tất cả đều được sơn son thếp vàng. + ăn uống: mân vàng chén bạc, thức ngon của lạ không thiếu. 2/ Cảnh khám bệnh. - Thế tử Trịnh Cán: con chúa Trịnh Sâm, mắc chứng bệnh: tinh khí khôn hết, da mặt khô, rốn lồi to, gân thời xanh, tay chân gầy gò. - Nguyên nhân: thiếu sinh khí, không có khí trời, sang cảnh nhung lụa quá sớm. 3/ Con người Lê Hữu Trác. - Thầy thuốc có tài: nhìn qua là biết bệnh của thế tử. - Có tâm: dốc lòng chữa trị, không màng danh lợi. IV. Tổng kết. - Đậm giá trị hiện thực, trữ tình. - Nghệ thuật miêu tả tỉ mĩ sinh động. - Thể hiện nhân cách của vị thầy thuốc tài năng, tâm huyết, thích sống cuộc sống thanh nhàn, không màng danh lợi. * Củng cố, dặn dò: - Hệ thống lại kiến thức. - Hôm sau học: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân. Tuần: 1. Tiết 3. Tiếng việt Ngày dạy: / / 2008. Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân . A: Mục đích yêu cầu: Giúp Hs: Hiểu được khái niệm ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân. Có ý thức học ngôn ngữ chung và trau dồi lời nói cá nhân. Có ý thức trau dồi và phát huy bản sắc ngôn ngữ dân tộc. B: Phương pháp: - Hs chuẩn bị trước bằng cách đọc kỉ các phần và trả lời các câu hỏi SGK. - Giáo viên: xuất phát từ thực tiển hàng ngày hướng dẫn Hs phân tích ví dụ để đưa ra các nhận xét. C: Lên lớp: ổn định: Bài củ: Bài mới: Hoạt động Thầy trò: Nội dung ghi bảng: Hoạt động 1. T. Theo em hiểu như thế nào gọi là ngôn ngữ? T. Gv đưa ra một số ngữ liệu địa phương ( tốt nhất là sưu tầm một số băng đĩa), khác với địa phương hs học. T. Em hiểu nội dung câu nói trên không? T. Vì sao lại không hiểu? T. Theo em muốn giao tiếp tốt, cần phải có loại ngôn ngữ như thế nào? T. Vậy em hiểu như thế nào là ngôn ngữ chung? T. ở nước ta, ngôn ngữ chung là ngôn ngữ nào? T. Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng được biểu hiện bằng những yếu tố nào? Hoạt động 2. T. Có ngôn ngữ chung cho cộng đồng vậy có ngôn ngữ riêng của mỗi cá nhân không? T. Em hiểu: Lời nói- sản phẩm riêng của cá nhân là như thế nào? T. Cái riêng trong ngôn ngữ của mỗi cá nhân được biểu hiện ở điểm nào? T. Gv cho giao tiếp bằng lời với hai em học sinh bàn cuối. Không cho em nào ngoảnh lại. T. Đố các em còn lại nhận ra nhân vật giao tiếp với gv là ai? T. Vì sao các em nhận ra điều đó? T. Ngoài giọng nói cá nhân, thì còn yếu tố nào thể hiện nét riêng trong lời nói cá nhân? Thao tác 3. T. Hs đọc yêu câu bài tập 1, 1 em lên bảng làm. T. Trong câu trên, từ thôi được tác giả sử dụng như thế nào? T. Nhận xét cách sắp xếp từ ngữ trong hai câu thơ trên, cho biết tác dụng của nó? I. Ngôn ngữ- tài sản chung của xã hội. 1/ Thế nào là ngôn ngữ: - Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp của loài người, gồm: chữ viết, lời nói, hệ thống tín hiệu. 2/ Ví dụ: Ga ni ga mô rứa o? (Ga tàu này là Ga nào vậy cô?) không phổ biến. 3/ Ngôn ngữ chung: - Là ngôn ngữ được cộng đồng xã hội sử dụng thông nhất để giao tiếp. - Tiếng Việt( tiếng phổ thông) là ngôn ngữ chung cho toàn quốc. - Biểu hiện cái chung trong ngôn ngữ: + Các âm và thanh: nguyên âm, phụ âm, vần, thanh điệu… + Các tiếng (âm tiết). +Các từ: các ngữ cố định. + Cách cấu tạo câu: II. Lời nói- sản phẩm riêng của cá nhân. 1/ Thế nào là sản phẩm riêng của cá nhân trong lời nói? - Mỗi cá nhân khi sử dụng ngôn ngữ chung để giao tiếp đã tạo ra lời nói mang sắc thái riêng của bản thân. - Ví dụ: phong cánh Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Huy Cận, Xuân Diệu… 2/ Biểu hiện: a/ Giọng nói cá nhân: - Ví dụ: - Dấu hiệu nhận ra người nói, mang nét riêng cho từng người. b/ Vốn từ của cá nhân: - Ví dụ: Hàn Mặc Tử, thường nhắc nhiều đến hồn, máu và trăng trong thơ mình; Cụ cố Hồng trong Số đỏ của VTP thì luôn miệng nói: biết rồi khổ lắm nói mãi. c/ Sự chuyển đổi sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung, quen thuộc. d/ Tạo từ mới. e/ Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung. III. Luyện tập. 1. Bài tập 1: - Bác Dương thôi đã thôi rồi Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta. thôi: chết, các nói giảm nói tránh. 2. Bài tập 2 - Xiên ngang mă đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn trật tự từ được đảo ngược, tạo ấn tượng mạnh mẻ. 3. Bài tập 3 - Hs tự làm. * Củng cố, dặn dò: - Gv hệ thống lại kiến thức. - Hôm sau các em kiểm tra bài viết số 1. Tuần 1. Tiết 4 Bài viết số 1 A. Mục đích yêu cầu. Giúp học sinh: Củng cố kiến thức văn nghị luận đã học ở THCS và học kì II lớp 10. Viết được bài văn nghị luận xã hội có nội dung sát với thực tế cuộc sống và học tập của học sinh THPT. B: phương tiện thực hiện. Đề có sẵn. C: các thức tiến hành Gv trực tiếp phát đề. D: lên lớp ổn định Bài mới Đề ra: I. Phần trắc nghiệm. Khoanh tròn vào đáp án em cho là đúng nhất. Mỗi câu đạt 0,5 điểm. Câu 1: Trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”, nhân vật Tôi vào chữa bệnh cho ai? A: Trịnh Cán, B: Trịnh Sâm, C: Quan chánh đường, D: Phu nhân chúa Trịnh Câu 2: Cho đề văn: “ Độc truyện Tấm Cám em có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái ác và cái thiện, giữa cái tốt và cái xấu trong xã hội xưa và nay”. Hãy cho biết đề trên thuộc dạng đề nào giưới đây? A: Nghị luận xã hội B: Nghị luận văn học C: Bình luận văn học D: Bình giảng văn học. Câu 3: Đề nào dưới đây là đề văn nghị luận: A: Phân tích hình tượng nhân vật tôi trong đoạn trích “ Vào phủ chúa Trịnh”. B: Từ truyện Tam đại con gà em có suy nghĩ gì về nhân cách của ông quan xử kiện ngày xưa. C: Cảm nhận của em về cái hay của lời nói cá nhân trong câu ca dao “ Có yêu thì yêu cho chắc, không bằng trục trặc trục trặc cho xong”. D: Vào phủ chúa Trịnh là đoạn trích giàu tính hiện thực. Em hãy làm rõ điều đó. Câu 4: Nét đặc sắc nhất trong việc sử dụng ngôn từ trong hai câu thơ: Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn của Hồ Xuân Hương là: A: Sử dụng các động từ mạnh B: Đưa hình ảnh đám mây và rêu vào thơ C: Sử dụng phương thức đảo ngữ D: cả A và C Câu 5: ( 1 điểm) Hãy điền vào chỗ ....... sao cho đoạn trích sau đúng với cuộc đời và sự nghiệp nhà văn Lê Hữu Trác: “ Lê Hữu Trác(.........................), hiệu là.............................., người làng Liêu xá, Huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương( nay thuộc Hưng Yên). Ông là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học. Phần lớn cuộc đời ông sống và làm nghề thuộc tại quê Ngoại tỉnh.....................Ông nỗi tiếng với bộ sách y học:.............................gồm.........quyển.” II. Phần tự luận: Suy nghĩ của em về lí tưởng sống của thanh niên, học sinh thời đại mới. Tiết 5. Giảng văn. Ngày dạy: / /2008 Tự tình Hồ xuân Hương (Bài 2) A. Yêu cầu: Giúp học sinh: 1. Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi vừa uất ức trước duyên phận éo le và khát vọng sống, khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc ở Hồ Xuân Hương. 2. Thấy được tài năng thơ Nôm của bà: thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, dùng từ ngữ hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế. B. Phương tiện 1. SGK, SGV, STK. 2. Một vài bức ảnh về cung điện để minh hoạ. C. Phương pháp. GV hướng dẫn hs đọc, thảo luận, trả lời câu hỏi. E. Lên lớp. 1. ổn định. 2. Bài củ: Hãy tả lại cảnh ở phủ chúa Trịnh? 2. Bài mới: Trong văn học chữ Nôm, phải kể tên đầu tiên đó chính là Hồ Xuân Hương. Nhà thơ Xuân Diệu mệnh danh bà là Bà chúa thơ Nôm. Vậy muốn biết thực hư như thế nào, chúng ta đến với bài thơ Tự tình của bà. Hoạt động Thầy- Trò Nội dung ghi bảng Hoạt động1 T. Căn cứ vào sgk, hãy cho biết vài nét về nhà thơ HXH? T. HXH đã để lại những tác phẩm nào? Nội dung chủ yếu của thơ bà là gì? Hoạt động 2 T. Hs đọc bài thơ. T. Hãy cho biết thể thơ và cách phân tích? - Thất ngôn bát cú, 4 phần. T. Nhân vật trữ tình trong bài thơ này đang trong hoàn cảnh nào? - Về thời gian? Gợi điều gì? - Không gian? T. Trước bối cảnh đó, HXH đanổitong trạng thái nào? T. Em có nhận xét gì về nghệ thuật thể hiện trong câu thơ thứ 2? T. Thông thường người nghệ sĩ khi buồn họ thường tìm đến điều gì? T. Vậy cách uống rượu của HXH như thế nào? Nhận xét về cách thể hiện trong câu thơ? T. Câu thơ tiếp theo phản ánh một hiện hiện thực nào nữa? T. Nhận xét các từ: xế, khuyết, chưa tròn? Nó gợi lên điều gì? T. Qua hai câu thơ, hãy nhận xét tình cảnh của nhân vật trữ tình? T. Hs đọc, hai câu thơ này có điều gì lạ về nội dung và nghệ thuật không? T. Gv liên hệ đến hình ảnh rêu trong bài thơ Côn sơn ca của NT để so sánh. T. Qua bức tranh này cho they tính cách gì của HXH? T. Như vậy sáu câu thơ này đã nói được hết tình cảnh của nhà thơ. Đến hai câu cuối, đã bộc lộ một cách trực tiếp thái độ của bà. Vậy theo em đó là thái độ gì? Thể hiện qua từ ngữ nào? T. HXH chán ngán vì điều gì? T. Hãy nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ ở đây? Hoạt động 4. T. Qua bài thơ hãy nêu một vài nhận xét, đánh giá về nghệ thuật và nội dung? I. Tìm hiểu chung. 1/ Tác giả:(? - ?) - Quê: làng Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An. - Tính tình phóng túng, thông minh, cá tính, đi nhiều, kết giao với nhiều người. - Cuộc đời bất hạnh: lấy chồng muộn, 2 lần làm lẻ, 2 lần chồng chết. 2/ Tác phẩm: - Chủ yếu là thơ chữ Hán và chữ Nôm( Lưu Hương Kí). - Viết nhiều về người phụ nữ. II. Bài thơ Tự tình. 1/ Hai câu đề. - Thời gian: đêm khuya, giợi buồn, cô đơn. - Không gian: văng vẳng (âm thanh): từ láy, rõ, nhỏ, xa: tỉnh mịch, vắng lặng. - Hoàn cảnh: một mình cô đơn, trơ trọi. - Nghệ thuât: + Nhịp: 1/3/3, nhấn mạnh từ trơ, khắc sâu tình cảnh của nhà thơ (cô đơn, trơ trọi, trơ ra). + Dùng từ cái: số ít đối lập nước non ( rộng lớn) nhân vật: đối diện với nỗi cô đơn của mình, trong một đêm không ngủ, mang bầu tâm sự. 2/ Hai câu thực: - Rượu say >< lại tỉnh giải sầu, tìm quên. hiện thực đau xót cố trốn thực tại nhưng không thể, rất đau đớn. - Vầng trăng: xế, khuyết, chưa tròn: ẩn dụ, giang dở, không trọn vẹn, tình duyên ngang trái. Tôi nghiệp, đau đớn vật vã khôn nguôi. 3/ Hai câu luận. - Tả cảnh thiên nhiên. - Nghệ thuât: đảo ngữ, động từ mạnh (xiên ngang, đâm toạc): cảnh đầy sức sống, quẩy đạp. con người cá tính ngang ngạnh, bướng bỉnh, muốn phản kháng, trỗi dậy. 4/ Hai câu kết. - Trực tiếp bộc lộ thái độ: ngán, ngán ngẫm, chán ngán, không thiết một chút nào cả. - Xuân đi xuân lại( kéo theo tuổi già) mà tình chỉ được san sẻ tí con con. - Nghệ thuật: sử dung từ tài tình. + lại: lần nữa. + mảnh tình: ít ỏi, nhỏ nhoi. khát khao chia sẻ, cuộc sống hạnh phúc gia đình. IV. Tổng kết. Tự tình(II) thể hiện một tâm trạng, thái độ của HXH: vừa đau buồn, vừa phẩn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Bài thơ thể hiện một tài năng trong việc sử dụng ngôn ngữ TV của HXH. * Củng cố, dặn dò: - Hệ thống lại kiến thức. - Hướng dẫn thêm bài tự tình(I). - Hôm sau học Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến. Tiết 6. Giảng văn. Ngày dạy: / /2008 Câu cá mùa thu nguyễn khuyến (Bài 2) A. Yêu cầu: Giúp học sinh: 1. Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi vừa uất ức trước duyên phận éo le và khát vọng sống, khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc ở Hồ Xuân Hương. 2. Thấy được tài năng thơ Nôm của bà: thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, dùng từ ngữ hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế. B. Phương tiện 1. SGK, SGV, STK. 2. Một vài bức ảnh về cung điện để minh hoạ. C. Phương pháp. GV hướng dẫn hs đọc, thảo luận, trả lời câu hỏi. E. Lên lớp. 1. ổn định. 2. Bài củ: Hãy tả lại cảnh ở phủ chúa Trịnh? 2. Bài mới: Trong văn học chữ Nôm, phải kể tên đầu tiên đó chính là Hồ Xuân Hương. Nhà thơ Xuân Diệu mệnh danh bà là Bà chúa thơ Nôm. Vậy muốn biết thực hư như thế nào, chúng ta đến với bài thơ Tự tình của bà. Hoạt động Thầy- Trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1 T. Hs đọc phần tiểu dẫn. T. Hãy nêu vài nét về cuộc đời nhà thơ Nguyễn Khuyến? T. Vì sao mọi người gọi ông là là Tam nguyên Yên Đỗ? Qua đó cho thấy ông là con người như thế nào? T. Em có nhận xét gì về nội dung và số lượng thơ ca của Nguyễn Khuyến? T. Hs đọc văn bản. T. Hãy cho biết vị trí và đề tài của bài thơ? T. Bài thơ này được sáng tác trong hoàn cảnh nào? T. Hãy cho biết cách cảm nhận bài thơ? Hoạt động 3 T. Hs đọc sáu câu đầu. T. Em hãy cho biết trong toàn bài thơ có điều gì đặc biệt về hình thức không? T. Bức tranh thu được tác giả cảm nhận ở chiều kích nào? T. Nhận xét của em về cách nhìn đó của tác giả? T. Từ đỉêm nhìn đó, bức tranh thu hiện lên qua các hình ảnh nào? T. Nhận xét của em về cảnh thu ở đây? T. Qua đó cho thấy tình cảm của nhà thơ đối với thiên nhiên ở đây như thế nào? T. Hs đọc T. Thực chất hai câu thơ này có phải trực tiếp thể hiện tình cảm của nhà thơ không? Vậy tình được thể hiện gián tiếp qua hình ảnh nào? T. Hình ảnh: tựa gối buông cần là một tư thế như thế nào của nhà thơ khi ngồi câu cá? T. Theo em Nguyễn Khuyến đang suy nghĩ về điều gì? Qua đó ta thấy điều gì ở con người ông? T. Gv thuyết giảng thêm về sự chọn lựa con đường ở ẩn hay làm quan của NK để hs rõ hơn tâm sự của nhà thơ. Hoạt động 4 T. Hãy nêu những nét cơ bản về nội dung và hình thức của bài thơ? I. Tìm hiểu chung. 1/ Tác giả: - Tên là Nguyễn Thắng(1835-1909) hiệu Quế Sơn. - Quê nội: xã Yên Đỗ, Lục Bình, Hà Nam, quê ngoại Nam Định. - Xuất thân trong gia đình nhà nho nghèo. - Là người tài năng (đỗ đầu 3 kì Hương, Hội, Đình), cốt cách thanh cao, yêu nước thương dân. 2/ Tác phẩm: - Hơn 800 bài thơ, văn, câu đối. Gồm sáng tác chữ Hán và chữ Nôm. - Nội dung: tình yêu quê hương đất nước, phản ánh cuộc sống nhân dân, phê phán thực dân. 3/ Văn bản: - Vị trí, đề tài: + Một trong ba bài thơ thu (Thu điếu, Thu vịnh, Thu ẩm). + Viết về đề tài mùa thu. - Xuất xứ: sáng tác khi nhà thơ về quê ở ẩn. - Cách phân tích: + Sáu câu đầu: cảnh thu + Hai câu sau: tình thu. III. Đọc- Hiểu. 1/ Sáu câu đầu: cảnh thu. - Ngệ thuật gieo vần: eo làm cho không gian thu nhỏ lại, vắng lặng hơn. - Điểm nhìn: từ gần (trong ao, ngồi trên thuyền) đến cao (bầu trời) rồi lại xa (ngõ trúc), hai câu cuối lại trở về với cảnh gần (ao thu) bức tranh nhiều chiều, sinh động hơn. - Bức tranh thu: + Ao thu: lạnh lẻo. + Thuyền câu: bé tẻo teo. + Sóng: biếc, gợn tí. + Lá vàng: bay vèo. + Trời: xanh, mây lơ lững. + Ngõ trúc: vắng teo. đẹp, lặng, đượm buồn. mang đậm sắc xanh: nước thu, trời thu, thậm chí là thu( ngõ trúc). Đặc trưng của mùa thu Bắc Bộ. Tình yêu thiên nhiên 2/ Hai câu cuối: tình thu - Hình ảnh: tựa gối buông cần, cá đâu ..dưới chân bèo không chú tâm vào việc câu cá vì ao không có cá, mượn việc câu cá để suy ngẫm. là một người yêu nước, luôn lo lắng về vận mệnh của quốc gia. IV. Tổng kết. Bài thơ câu cá mùa thu thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi tả tinh tế của NK về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế và tài thơ Nôm của tác giả * Củng cố, dặn dò. - Gv ra bài tập cho hs về nhà: Hãy tìm thêm 2 bài thơ thu khác của Nguyễn Khuyến và so sánh sự giống và khác nhau của ba bài thơ. - Hôm sau học: Phân tích đề, lập giàn ý bài văn nghị luận. Tiết 7 Làm văn Ngày dạy: / / 08 Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận . A.Mục tiêu bài học: Giúp HS: - Nắm vững cách phân tích và xác định yêu cầu của đề bài, cách lập dàn ý cho bài viết. - Có ý thức và thói quen phân tích đề và lập dàn ý trước khi làmbài. B. Phương tiện dạy học: SGK, SGV, giáo án. C. Cách thức tiến hành: Gv gợi ý, HS thảo luận trả lời câu hỏi. D. Tiến trình giờ dạy: - ổn định: - Kiểm tra bài cũ: - Bài mới: Hoạt động Thầy- Trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1 T. GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm phân tích đề và lập dàn ý cho 1 đề văn SGK (GV đưa những gợi ý cụ thể). Sau đó, gọi mỗi nhóm lên trình bày. GV bổ sung, tổng kết. T. Gv yêu cầu HS dựa vào kết quả đã làm ở trên đưa ra các kết luận: thế nào là phân tích đề, lập dàn ý, yêu cầu là gì? Hoạt động 2 T. HS đọc ghi nhớ. GV hướng dẫn HS làm bài tập SGK. I. Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận: 1. Các đề bài SGK: * Đề 1: (1) Phân tích đề: Đây là dạng đề định hướng rõ các nội dung nghị luận. - Vấn đề cần nghị luận: Việc chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới. - Yêu cầu về nội dung: Từ ý kiến của Vũ Khoan có thể suy ra: + Người VN có nhiều điểm mạnh: thông minh, nhạy bén với cái mới. + Người VN cũng không ít điểm yếu: thiếu hụt về kiến thức cơ bản, khả năng thực hành và sáng tạo hạn chế. + Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu là thiết thực chuẩn bị hành trang vào thế kỷ XXI. - yêu cầu về phương pháp: bình luận, giải thích, chứng minh. - Phạm vi dẫn chứng: thực tế xã hội. (2) Lập dàn ý: Dựa vào kết quả phân tích đề, HS tự lập dàn ý cho bài viết. (đã có luận điểm và được sắp xếp theo trình tự trước - sau, chủ yếu tìm luận cứ chứng minh, chú ý: ký hiệu rõ ràng trước đề mục) * Đề 2: (1) Phân tích đề: đây là dạng đề người viết phải tự triển khai nội dung. - Vấn đề cần nghị luận: Tâm sự của HXH trong bài Tự tình II. - Yêu cầu về nội dung: nêu cảm nghĩ của mình về tâm sự và diễn biến tâm trạng của HXH: nỗi cô đơn, chán chường, khát vọng được sống hạnh phúc... - Yêu cầu phương pháp: phân tích, nêu cảm nghĩ. - Phạm vi dẫn chứng: thơ HXH. (2) Lập dàn ý: (2) Lập dàn ý: Dựa vào kết quả phân tích đề, HS tự lập dàn ý cho bài viết. (đã có luận điểm và được sắp xếp theo trình tự trước - sau, chủ yếu tìm luận cứ chứng minh, chú ý: ký hiệu rõ ràng trước đề mục) * Đề 3: đề tự triển khai.... 2. Kết luận: - Phân tích đề là chỉ ra vấn đề cần nghị luận, những yêu cầu về nội dung, phương pháp chính và phạm vi dẫn chứng của đề bài. + Yêu cầu phân tích đề: đọc kỹ đề, gạch chân các từ quan trọng hoặc ngăn vế nếu có) -> đề mở: xác định cụ thể yêu cầu nội dung và phương pháp của đề. - Lập dàn ý là sắp xếp các ý theo trình tự bố cục văn bản của một bài văn tự luận: 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) + Yêu cầu lập dàn ý: sử dụng triệt để kết quả của phân tích đề, nhất là yêu cầu nội dung; huy động vốn hiểu biết cuộc sống, văn học; kết hợp nhuần nhuyễn những thao tác nghị luận để trình bày ý lôgíc thành luận điểm , luận cứ, luận chứng; cần có ký hiệu nhất định. + Nhiệm vụ của mỗi phần: SGK. * Ghi nhớ: SGK - T24 II. Luyện tập: 1. Bài tập 1: a. Phân tích đề: đây là dạng đề người viết tự triển khai nội dung - Vấn đề cần nghị luận: giá trị hiện thực của đoạn trích: vào phủ chúa Trịnh, - Yêu cầu nội dung: + Bức tranh cụ thể, sinh động về cuộc sống xa hoa nhưng thiếu sinh khí của những người trong phủ chúa, tiêu biểu là thế tử Trịnh Cán. + Thái độ phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía cũng như dự cảm về sự suy tàn đang tới gần của triều Lê- Trịnh. - Yêu cầu về phương pháp: phân tích, chứng minh, nêu cảm nghĩ. - Phạm vi dẫn chứng: văn bản vào phủ chúa Trịnh. b. Lập dàn ý: HS dựa vào kết quả phân tích đề lập dàn ý cho bài viết. 2. Bài tập 2: a. Phân tích đề: dạng đề không có định hướng - Vấn đề cần nghị luận: tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của XH. - Yêu cầu nội dung: + Dùng văn tự Nôm + Sử dụng từ ngữ thuần Việt nhuần nhuyễn. + Sử dụng hình thức đảo trật tự từ trong câu. - Yêu cầu phương pháp: phân tích, bình luận, chứng minh. - Phạm vi dẫn chứng: thơ HXH. b. Lập dàn ý: HS dựa vào kết quả phân tích đề lập dàn ý cho bài viết. * Củng cố: - Nắm khái niệm phân tích đề, lập dàn ý. Gv có thể yêu cầu HS thực hiện nhanh một đề bài cụ thể. - Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới: Thao tác lập luận phân tích Tiết 8 Ngày dạy: / /08 Làm văn: thao tác lập luận phân tích . A. Mục tiêu bài học: Giúp HS: - Nắm được mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích. - Biết cách phân tích một vấn đề chính trị, xã hội hoặc văn học. B. Phương tiện dạy học: SGk, SGV, giáo án C. Cách thức tiến hành: Gv gợi ý cho HS thảo luận, trả lời. D. Tiến trình giờ dạy: - ổn định: - Bài mới: Hoạt động Thầy- Trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1 T. Hs đọc ví dụ sgk T. Xác định nội dung ý kiến đánh giá của tác giả đối với nhân vật Sở Khanh? T. Để thuyết phục người đọc tác giả đã phân tích ý kiến của mình như thế nào? T. Chỉ ra sự kết hợp chặt chẻ giữa phân tích và tổng hợp trong đoạn trích trên? T. Hs kể thêm một số đối tượng phân tích trong bài văn nghị luận? T. Từ việc trả lời các câu hỏi trên, em hãy cho biết khái niệm, mục đích, yêu cầu của thao tác phân tích? HS thảo luận, trả lời câu hỏi. Hoạt động 2 T. Hs đọc ví dụ ở sgk. T. Theo em trong đoạn trích này tác giả đã phân tích đối tượng theo các hình thức nào? - Đoạn trích được cấu tạo bởi các nội dung chính nào? - Trong qua trình phân tích tác giả kết luận trước rồi triển khai chứng minh hay là ngược lại? T. Sau khi phân tích được sức mạnh của đồng tiền, thì Hoài Thanh đưa ra kết luận gì? T. Gv khẳng định có các kiểu phân tích: - Phân tích theo quan hệ nội bộ của đối tượng. - Phân tích theo quan hệ kết quả - nguyên nhân. - Phân tích theo quan hệ nguyên nhân – kết quả. T. ở ví dụ 2, hs làm tương tự như trên. Hoạt động 3 T. Hs đọc và làm theo yêu cầu sgk. T. Hai em lên bảng làm bài tập này. T. Em hãy phân tích vẻ đẹp ngôn từ của bài thơ Tự tình 2 (HXH). T. Hs về nhà làm bài tập này. I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích: 1/ Ví dụ: - Nộ

File đính kèm:

  • docGiao an 11 nam 08.doc