Giáo án văn 12 - Bài: Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (tuần 26, tiết 70 + 71)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Hiểu được quan niệm của nhà văn về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật, về cách nhìn đời và nhìn người trong cuộc sống.

- Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm và bước đầu nhận diện được một số đặc trưng cơ bản về văn xuôi Việt Nam sau năm 1975

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

- Những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật : Phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa diện: nghệ thuật chân chính luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời.

- Tình huống truyện độc đáo , mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Điểm nhìn nghệ thuật đa chiều , lời văn giản dị mà sâu sắc dư ba.

2. Kĩ năng

Đọc – hiểu truyện ngắn hiện đại

III. HƯỚNG DẪN THỰ HIỆN

1. Ổn định lớp - kiểm tra bài cũ

2. Bài mới

Giới thiệu bài mới: Sau năm 1975 đất nước bước ra khỏi hoàn cảnh thời chiến, bước vào giai đoạn xây dựng phát triển trong quỹ đạo hòa bình, mở ra cho văn học những tiền để mới. Nguyễn Minh Châu sớm ý thức được yêu cầu cần phải đổi mới tư duy văn học. Ngòi bút ông dành sự quan tâm đặc biệt về những vấn đề thế sự mà tâm điểm là con người trong cuộc mưu sinh nhọc nhằn, kiếm tìm hạnh phúc, hoàn thiện nhân cách. Hôm nay thầy cùng các em đi vào tìm hiểu tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa để thấy được sự đổi mới trong ngòi bút của Nguyễn Minh Châu

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 34138 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án văn 12 - Bài: Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (tuần 26, tiết 70 + 71), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 26 Đọc văn : CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA Tiết : 70. 71 - NGUYỄN MINH CHÂU - Ngày soạn : 20/2/2012 Ngày dạy : 27/2/2012 GV soạn : Võ Khánh Toàn I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu được quan niệm của nhà văn về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật, về cách nhìn đời và nhìn người trong cuộc sống. - Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm và bước đầu nhận diện được một số đặc trưng cơ bản về văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG Kiến thức - Những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật : Phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa diện: nghệ thuật chân chính luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời. - Tình huống truyện độc đáo , mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Điểm nhìn nghệ thuật đa chiều , lời văn giản dị mà sâu sắc dư ba. Kĩ năng Đọc – hiểu truyện ngắn hiện đại III. HƯỚNG DẪN THỰ HIỆN 1. Ổn định lớp - kiểm tra bài cũ 2. Bài mới Giới thiệu bài mới: Sau năm 1975 đất nước bước ra khỏi hoàn cảnh thời chiến, bước vào giai đoạn xây dựng phát triển trong quỹ đạo hòa bình, mở ra cho văn học những tiền để mới. Nguyễn Minh Châu sớm ý thức được yêu cầu cần phải đổi mới tư duy văn học. Ngòi bút ông dành sự quan tâm đặc biệt về những vấn đề thế sự mà tâm điểm là con người trong cuộc mưu sinh nhọc nhằn, kiếm tìm hạnh phúc, hoàn thiện nhân cách. Hôm nay thầy cùng các em đi vào tìm hiểu tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa để thấy được sự đổi mới trong ngòi bút của Nguyễn Minh Châu HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THÚC TIẾT 1 GV giới thiệu vài nét lớn về tác giả. Quê Nghệ An, sớm tham gia cách mạng, công tác tại tạp chí quân đội… GV dẫn dắt: Về phần tác giả SGK đã giới thiệu khá chi tiết các em có thể xem trong sách. Ở phần tác giả thầy muốn nhấn mạnh cho các em 2 ý cơ bản…. GV hỏi : Em hãy nêu xuất xứ và cảm hứng sáng tác của bài thơ ? GV gợi dẫn HS tóm tắt tác phẩm GV gọi HS đọc Có lẽ suốt một đời cầm máy……….của tâm hồn ( Sgk trang 70) GV hỏi : Qua đoạn văn trên cho em thấy nghệ sĩ Phùng đã phát hiện ra được cảnh tượng gì ? GV thẩm bình: Sau nhiều ngày phục kích Phùng mới chộp được một khoảnh khăc trời cho đắt đến như vậy. Trước mắt anh là một bức tranh đẹp như bức họa của nghệ sĩ nổi tiếng. Phùng bấm máy lia lịa hết ¼ cuốn phim. GV hỏi : Trước cảnh tượng đó tâm trạng của nghệ sĩ Phùng như thế nào ? GV thẩm bình: Niềm hạnh phúc lớn nhất của người nghệ sĩ là sáng tạo cái đẹp, rung động tước cái đẹp. Nhận ra bản thân của cái đẹp chính là đạo đức, cái đẹp thanh lọc tâm hồn. Đó là cội nguồn của cái đẹp GV hỏi : Em hãy nêu những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn văn trên? GV hỏi : Em có cảm nhận gì về bức tranh ? GV chuyển ý: Nhưng rồi khi chiếc thuyền ngoài xa đâm thẳng vào chỗ Phùng, anh thấy hai con người rời chiếc thuyền tiến thẳng vào bờ lướt qua trước mặt. Đi trước là người đàn bà thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch. Theo sau là người đàn ông tóc tổ quạ, tấm lưng rộng, đi chữ bát... GV yêu cầu HS đọc: Lão đàn ông lập tức trỏ nên hùng hổ..........chết hết đi cho ông nhờ ( SGK trang 71. 72 ) GV hỏi: Cảnh tượng thứ 2 đập vào mắt nghệ sĩ Phùng là gì ? GV thẩm bình : Điều này xẩy ra sau bức tranh đẹp toàn bích của thiên nhiên. Nó diễn ra ngay nơi chiến tranh vừa đi qua đang ẩm nóng mùi bom đạn của kẻ thù. Cách mạng đã thành công nhưng chưa mang lại được sự công bằng hạnh phúc cho người dân được vì đó không phải là chuyện một sớm một chiều là xong. ở đâu đó trên dãi đất cong cong hình chữ S vẫn còn tồn tại những cảnh đời trái ngang, đau khổ thô bạo đến hãi hùng. GV hỏi: Thái độ của nghệ sĩ Phùng như thế nào khi chứng kiến cảnh tượng đó ? Em nhận xét gì về thái độ của Phùng ? GV hỏi: Từ cảnh tượng trên nghệ sĩ Phùng đã nhận thức ra được nghịch lí, đó là nghịch lí gì ? GV thẩm bình: Ngang trái làm sao, đau đớn làm sao khi người nghệ sĩ đi tìm cái đẹp trong cuộc sống lại phải chứng kiến cảnh tượng trái ngang đầy nước mắt như vậy. GV hỏi : Em nhận xét gì về bức tranh thứ 2 ? GV hỏi: Em hãy so sánh hai bức tranh trong hai tình huống truyện để nhận ra cái giá trị đích thực của nghệ thuật ? GV thẩm bình : Nếu như ở bức tranh thứ nhất chúng ta nhận thấy đó là một bức ảnh toàn bích tuyệt mĩ với màu sắc, đường nét, hình khối hài hòa trở thành một tác phẩm nghệ thuật. Phùng đã chụp được khoảnh khắc trời cho đó. Đó là một biểu tượng nghệ thuật về nghệ thuật. Nghệ thuật vị nghệ thuật Bức tranh thức 2 người chồng vũ phu đánh vợ tàn nhẫn đã phá vỡ cái khảnh khắc trong ngần của tâm hồn. Phùng đã nhận ra rằng nghệ thuật đích thực phải gắn liền với đời sống con người thì nghệ thuật đó mới là cái đẹp đích thực. Nghệ thuật vị nhân sinh HỌC SINH THẢO LUẬN NHÓM ( 5 phút ) Từ hai bức trang trên nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn đặt ra vấn đề đối với người nghệ sĩ trong mối quan hệ giữa nghệ thuật với đời sống ntn? ( có cái nhìn đa chiều không phiến diện.... Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than ( Nam Cao ) ( Tình huống: Nhận thức, tâm trạng, hành động ) “ Văn học và đời sống là một vòng tròn đồng tâm trong đó tâm điểm là con người ” ( Nguyễn Minh Châu ) “ Cuộc đời là điểm đích đi đến của văn học ” ( Tố Hữu ) TIẾT 2 GV chuyển ý : Qua phần 1 của tác phẩm chúng ta đã tìm hiểu về hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng và quan niệm nghệ thuật mà nhà văn NMC gửi gắm vào đó...... GV hỏi : Ngoại hình, tinh cách người đàn bà được tác giả miêu tả như thế nào ? GV hỏi : Với ngoại hình xấu xí nhưng điểm gây chú ý cho người đọc của người đàn bà là gì ? GV hỏi : Luôn phải chịu những trận đòn chí mạng của người chồng nhưng người đàn bà vẫn tìm được chút hạnh phúc dù nhỏ nhoi. Đó là gì ? GV Thẩm bình. Hạnh phúc khi thấy các con được ăn ngon như tiếp thêm sức mạng để người mẹ tội nghiệp đó sống tiếp với những trận đòn của người chồng.... GV hỏi : Em có nhận xét gì về người đàn bà trong tác phẩm ? GV chuyển ý: Để ngăn chặn những trận đòn vô cớ của người chồng, tìm lại công lí cho người vợ Phùng đã nhờ thẩm phán Đẩu mời đôi vợ chồng kia lên tòa án để giải quyết. GV hỏi: Thái độ của người đàn bà như thế nào khi ở tòa án huyện ? GV hỏi : Nguyên nhân nào dẫn đến người đàn bà tội nghiệp đó không chịu bỏ chồng ? Triết lí mụ đưa ra là gì ? ( Bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông ) GV hỏi : Em có cảm nhận gì về người đàn bà khi ở tòa án huyện ? GV hỏi : Đứng trước người đàn bà tội nghiệp, rách rưới đó thẩm phán Đẩu đã bộc lộ thái độ gì của mình ? ( Thương xót vừa sửng sốt ...) GV hỏi : Phùng và Đẩu đã vỡ lẽ ra điều gì trong câu nói của người đàn bà ? GV hỏi : Đẩu và Phùng đã nhận ra điều gì ? GV tổ chức học sinh thảo luận ( 5 phút ). Em hiểu gì về nạn bạo hành gia đình hiện nay đang tồn tại trong xã hội ? Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường em phải làm gì để ngăn chặn lối sống xấu đó ? GV chuyển ý : GV hỏi : Người đàn ông được tác giả miêu tả như thế nào ? GV hỏi : Em nhận xét gì về người đàn ông hàng chài ? GV hỏi : Phác là đức bé như thế nào ? GV hỏi : Thẩm phán Đẩu là con người thế nào ? Em có nhận xét gì về cách nhìn đời của Đẩu ? GV chuyển ý : Trở về đến cơ quan tấm ảnh của Phùng được sự tán thưởng của nhiều người .... GV hỏi : Mãi ngắm kĩ chiếc ảnh đen trắng mà mình đã chụp được Phùng thấy hình ảnh gì bước ra từ tấm hình đó ? GV hỏi : Em hãy nêu những đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm ? GV xâu chuổi nội dung bài học. GV hỏi : Em hãy nêu chủ đề của tác phẩm ? I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả : ( 1930 – 1989 ) quê Nghệ An - Người đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học “người mở đường tinh anh và tài năng ” ( Nguyên Ngọc ) - 2 giai đoạn sáng tác: Trước và sau 1975: Đề tài chiến tranh mang cảm hứng sử thi trữ tình sang cảm hứng thế sự - Phong cách: In đậm chất tự sự triết lí, chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời. 2. Tác phẩm - In trong tập truyện cùng tên ( 1987 ) - Sáng tác : 8/1983 khi đất nước hoàn toàn thống nhất - Tóm tắt tác phẩm ( SGK ) II. KHAI THÁC VĂN BẢN 1. Hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng a. Bức tranh toàn bích - Bức tranh : Chiếc thuyền lưới vó, mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe trong sương mờ có pha chút màu hồng hồng, vài bóng người khum khum ngồi im như tượng mặt hướng vào bờ - Tâm trạng : Bối rối, tim như bóp thắt lại à Xúc động mãnh liệt trước khoảnh khắc trong ngần của thiên nhiên - Nghệ thuật : Tạo tình huống đặc sắc, so sánh, liên tưởng độc đáo. => Bức tranh từ khung cảnh, đường nét, ánh sáng đều hài hòa và đẹp. Đó là một cảm xúc nghệ thuật, một tác phẩm nghệ thuật. Một phát hiện thú vị của người nghệ sĩ trên con đường tìm kiếm cái đẹp. b. Bức tranh cảnh bạo lực gia đình hàng chài - Nghe tiếng người đàn ông quát tháo, đe dọa - Người hùng hổ, mặt đỏ gay rút thắt lưng đánh tới tấp, hàm răng nghiến ken két, nguyền rủa người đàn bà nhẫn nhục chịu đựng - Đứa con vì thương mẹ nhảy xổ vào đánh trả nhưng bị tát hai cái ngã nhào - Người mẹ ôm con vào lòng, buông ra vái lạy, ôm vào, buông ra trở về chiếc thuyền - Thái độ : Chết lặng đến kinh ngạc, há mồm ra nhìn, vứt chiếc máy ảnh đến can thiệp à Phùng cay đắng, xót xa nhận ra một cảnh đời ngang tráng, bi kịch trong gia đình thuyền chài. - Nghịch lí : Tấm ảnh và chiếc thuyền thì đẹp nhưng cuộc sống đích thực trần trụi trái ngang. - Nghệ thuật : Quan sát tỉ mĩ, nhiều động từ mạnh, phân tích nội tâm nhân vật sâu sắc. => Bức tranh cuộc đời nghiệt ngã, thương tâm. - Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu : Cuộc sống không hề đơn giản xuôi chiều mà tồn tại nhiều mặt đối lập, phức tạp không dễ dàng khám phá. Người nghệ sĩ phải có cái nhìn đa chiều khi phản ánh hiện thực đời sống. Tình huống mà Phùng nhận ra được trong chuyến đi thực tế này gọi là tình huống nhận thức ( Giây phút giác ngộ chân lí ) 2. Câu chuyện người đàn bà hàng chài a. Hình ảnh người đàn bà. - Ngoại hình : Trạc tuổi 40, cao lớn thô kệch, mặt rỗ, rách rưới, khuôn mặt mệt mỏi à Cuộc sống nghèo khổ lam lũ - Tính cách : Cam chịu, nhẫn nhục - Thương yêu gia đình : Không muốn con mình không có bố, cảm thông thấu hiểu nỗi khổ hiện tại của người chồng, hấp nhận nỗi đau về thể xác. - Chắt chiu hạnh phúc nhỏ nhoi trong cuộc sống : Khi thấy các con được ăn no. => Giàu lòng thương yêu gia đình, lòng vị tha, đức hi sinh. Lấy hạnh phúc của các con làm hạnh phúc cho mình b. Cuộc đối thoại của gười đàn bà ở tòa án. ● Người đàn bà - Thái độ ; Lúng túng, khép nép, ngồi ở mép ghế có vẻ sợ sệt - Cách xưng hô: Dạ, thưa, con – quan tòa. Chị - các chú - Không chịu li hôn : + Vì tương lai của các con + Vì cần phải có người đàn ông chèo chống khi phong ba biển động sóng gầm gào + Vì lòng biết ơn người chồng à Sự đối lập giữa bề ngoài xấu xí, thô kệch nhưng tâm hồn cao đẹp, thấu hiểu lẽ đời, thương con, biết cảm thông. ● Thâm phán Đẩu và nghệ sĩ Phùng - Xót thương, cảm thông và tự tin, mạnh mẽ khuyên nhủ người đàn bà bỏ chồng - Ngạc nhiên, sửng sốt trước cách xưng hô, thái độ mạnh dạn của mụ - Vỡ lẽ về cách nhìn của mình về con người, cuộc sống của người dân hàng chài còn phiến diện chỉ đánh giá ở bên ngoài mà chưa thấu hiểu hết những góc khuất bên trong họ. à Nhận thức ra chân lí của cuộc sống 3. Các nhân vật khác a. Người chồng vũ phu - Xuất thân: Con người hiền lành nhưng cục tính, nóng nảy - Ngoại hình : Tấm lưng rộng và cong, tóc tổ quạ, chân đi chữ bát, hàng lông mày cháy nắng - Đánh vợ để giải tỏa nỗi bức xúc vì cái nghèo à Vừa là nạn nhân của cuộc sống nghèo khổ vừa là là thủ phạm gây nên nỗi đau đớn về thể xác và tâm hồn cho người vợ, các con, đáng lên án b. Thằng bé Phác - Ở với ông ngoại trên bờ, đứa trẻ giống bố nhưng có tình thương mẹ, lòng căm thù cha - Có cảnh đời bất hạnh khi luôn phải chứng kiến cảnh bạo hành gia đình à Bất hạnh và đáng thương c. Thẩm phán Đẩu - Sẳn sàng bảo vệ công lí - Nhìn đời còn phiến diện, đơn giản xa rời thực tế chưa đi sâu vào cuộc sống của nhân dân để nhận ra những góc khuất lấp ẩn ẩn đằng trong mỗi cảnh đời, mỗi con người à Con người có lòng tốt nhưng cần phải có hiểu biết sâu sắc về thực tế, phương pháp thiết thực để mang lại sự công bằng cho con người 4. Tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năm ấy - Trưởng phòng ưng ý bằng lòng - Người sành nghệ thuật in ra treo trong nhà - Nghệ sĩ Phùng bị ám ảnh : Ngắm kĩ thấy màu hồng hồng của ánh sương mai. Nhìn lâu hơn nữa thấy người đàn bà bước ra khỏi tấm ảnh với dáng người cao lớn, thô kệch, áo bạc phếch, bước chậm rãi trên mặt đất hòa lẫn vào trong đám đông 5. Nghệ thuật - Xây dựng tình huống truyện độc đáo, chi tiết đặc sắc giàu chất tạo hình - Ngôn ngữ linh hoạt, sắc sảo, kể chuyện sinh động bộc lộ nhiều suy tư chiêm nghiệm của tác giả - Tính cách nhân vật được khắc họa rõ nét, phân tích tâm lí sâu sắc... III. CHỦ ĐỀ Chiếc thuyền ngoài xa thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ thuật và cuộc đời: Nghệ thuật chân chính phải luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời ; người nghệ sĩ cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách toàn diện, sâu sắc. Tác phẩm cũng đã rung lên hồi chuông báo động về tình trạng bạo lực gai đình và hậu quả khôn lường của nó. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Tìm đọc trọn vẹn truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa Phân tích người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Qua tác phẩm em có suy gì về cách nhìn cuộc sống xuang quanh mình Soạn bài mới : Thực hành về hàm ý

File đính kèm:

  • docCHIEC THUYEN NGOAI XA(3).doc
Giáo án liên quan