Giáo án văn 12 - Bài: Đôi Mắt (Tiết 2), tác giả Nam Cao

1. Mục tiêu bài học:

* Giúp học sinh:

-Nhận thức được những nét chính trong sự nghiệp tác gia Nam Cao trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp 1945

-Nắm được chủ đề tư tưởng, giá trị tư tưởng, và đặc sắc về mặt nghệ thuật của tác phẩm Đôi Mắt.

2. Phương tiện thực hiện:

-Sách Giáo khoa, Sách Giáo viên Văn 12

-Giáo án thiết kế bài học.

- Phấn, bảng

3. Giáo viên GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

4. Tiến trình dạy học:

* ổn định trật tự lớp

4.1. Kiểm tra bài cũ

4.2. Giới thiệu bài mới:

-Văn học thời kì kháng chiến chống Pháp có nhiều tác phẩm có giá trị cả về mặt tư tưởng lẫn trị nghệ thuật.Các tác phẩm này, đã có những đóng góp nhất định cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, và cũng đã xác định được hướng đi cho những văn nghệ sĩ đương thời. Một trong những tác phẩm tiêu biểu, xuất sắc là Đôi Mắt của Nam Cao. Để thấy rõ điều này chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể tác phẩm này.

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1755 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án văn 12 - Bài: Đôi Mắt (Tiết 2), tác giả Nam Cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
*Vị trí bài dạy: Chương trình lớp 12. SGKvăn 12 *Số tiết: 2 Giáo án: Đôi Mắt Nam Cao 1. Mục tiêu bài học: * Giúp học sinh: -Nhận thức được những nét chính trong sự nghiệp tác gia Nam Cao trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp 1945 -Nắm được chủ đề tư tưởng, giá trị tư tưởng, và đặc sắc về mặt nghệ thuật của tác phẩm Đôi Mắt. 2. Phương tiện thực hiện: -Sách Giáo khoa, Sách Giáo viên Văn 12 -Giáo án thiết kế bài học. - Phấn, bảng… 3. Giáo viên GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. 4. Tiến trình dạy học: * ổn định trật tự lớp 4.1. Kiểm tra bài cũ 4.2. Giới thiệu bài mới: -Văn học thời kì kháng chiến chống Pháp có nhiều tác phẩm có giá trị cả về mặt tư tưởng lẫn trị nghệ thuật.Các tác phẩm này, đã có những đóng góp nhất định cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, và cũng đã xác định được hướng đi cho những văn nghệ sĩ đương thời. Một trong những tác phẩm tiêu biểu, xuất sắc là Đôi Mắt của Nam Cao. Để thấy rõ điều này chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể tác phẩm này. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung kiến thức cần truyền đạt 1. Tìm hiểu chung : 1.1. Giáo viên tóm tắt tác phẩm để học sinh nắm được nội dung chính 1.2. Gọi học sinh đọc phần tiểu dẫn SGK. -Gợi mở cho học sinh nhớ lại những kiến thức về tác giả trong chương trình lớp 11 -Giải thích nhan đề tác phẩm : 2. Tìm hiểu tác phẩm : 2.1. Phân tích nhân vật văn sĩ Hoàng và văn sĩ Độ qua sự so sánh - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi ?(Cách sống của Hoàng có phải hạn hoàn toàn sai lầm) -Thuyết giảng, trao đổi nhanh -Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi -Thuyết giảng, trao đổi nhanh - Thuyết giảng, trao đổi nhanh Bài tập: Yêu cầu học sinh tìm những tuyên ngôn nghệ thuật mà Nam Cao gián tiếp thể hiện trong tác phẩm? 3. Kết luận chung : -Thuyết giảng -Dặn dò học sinh đọc trước tác phẩm buổi học sau -Lắng nghe - Đọc bài. -Ghi chép -Tìm những chi tiết tác giả miêu tả ngoại hình (mà em thấy lí thú nhất), lí lịch nhân vật Hoàng (nhóm học sinh thực hiện cùng thực hiện) - Ghi chép -Tìm những câu văn thể hiện cách nhìn của Hoàng về người nông dân, và giọng điệu Hoàng lố bịch hóa người nông dân (nhóm học sinh trao đổi) -Ghi chép -Tìm những câu văn thể hiện cách nhìn của Hoàng về cuộc kháng chiến, cách nhìn lãnh tụ cách mạng -Tìm những câu văn miêu tả cách sống của Hoàng -Ghi chép -Nhận xét về tư cách nhà văn của Hoàng - Tìm những chi tiết nhà văn miêu tả : lai lịch cách nhìn người dân, cách nhìn kháng chiến, cách sống, tư cách nhà văn của nhân vật Độ -Ghi chép -Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi -Ghi chép -Tác phẩm xoay quanh cuộc viếng thăm của văn sĩ Độ tới nhà văn sĩ Hoàng nơi sơ tán.Trước đây, hai người đã từng là bạn, nay mỗi người có một lối sống riêng. Độ tích cực tham gia phục vụ kháng chiến. Hoàng theo gia đình đi tản cư. Độ đến thăm Hoàng với mục đích khuyên bạn tham gia phục vụ kháng chiến. - Hoàn cánh sáng tác truyện ngắn: -Tác phẩm sáng tác năm 1948 là thời điểm đặt ra nhiều câu hỏi băn khoăn với các văn nghệ sĩ, đặc biệt là những văn nghệ sĩ tiểu tư sản -1948 là năm mà nền văn học đang chuyển đổi, các văn nghệ sĩ đang tìm đường, đang nhận đường, đang lột xác. Nam Cao sáng tác sau khi được kết nạp đảng ị tâm trạng rất phấn trấn. - Đôi Mắt nằm trong một loạt tác phẩm như: Nhật kí ở rừng, Nhận Đường (Nguyễn Đình Thi)…thể hiện sự chuyển biến trong nhận thức của một lớp nhà văn. *Lúc đầu là “tiên sư thằng tào tháo sau đó NC đổi tên giản dị và đúng đắn hơn: Đôi Mắt - Là cơ quan thị giác - Là cái nhìn là quan điểm, lập trường, lẽ sống. - Truyện kể về cuộc viếng thăm Hoàng của Độ nhằm tăng cho kháng chiến một cộng sự: Thực chất lại là cuộc gặp gỡ của hai con mắt, hai cách nhìn, hai quan điểm. Hoàng (qua cách nhìn của Độ): *Ngoại hình: Dáng đi khệnh khạng, to béo, cái ria mép hình vành móng ngựa ị hiểu phần nào lối sống, tính cách nhân vật Hoàng *Lai lịch: Là một nhà văn có tên tuổi, đàn anh của độ cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề. Anh Hoàng là một nhà văn, đồng thời cũng là một tay chợ đen rất tài tình. * Cách nhìn người dân: Phát hiện thấy họ đầy dủ tật xấu. - Chỉ nhìn họ một cách phiến diện - Nhìn bằng con mắt thiếu tình thương, không một chút thông cảm, chỉ có cười cợt chê bai, với thái độ hả hê sung sướng, hằn họcịHoàng là người tự phụ - Cuộc kháng chiến trước mắt chỉ là những năm tháng bát nháo, vô nghĩa lí (giống trong Xuân tóc đỏ) -Thái độ chán nản, hoài nghi -Đứng ngoài cuộc dửng dưng. -Phải tự nhận tư cách công dân -Hoàng tuyệt đối hóa vai trò lãnh đạo của lãnh tụ, hạ thấp vải trò của quần chúng - Quen lối sống tiện nghi, sang trọng - Đóng cổng không hợp tác với cách mạng, nhưng lai có cái gì cổ hủ, giao lưu với đám cặn bã - Cả ngày bi quan tức tối. Hoàng chỉ tìm thấy hạnh phúc ở những ngày đã xa. - Vẫn giữ lối sống cũ, lối sống ích kỉ, chỉ biết chăm sóc cho bản thân mình. Qua câu văn: Phải viết cái gì để ghi lại cái thời này. Nếu khéo làm thì còn có thể hay bằng mấy cái Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng ị đây là tư tưởng phản động (Hoàng coi xã hội thời VTP viết số đỏ như xã hội người dân đang làm cách mạng. -Hoàng nhìn đúng hiện tượng nhưng không nhìn đúng bản chất. -Hoàng không viết được gì vì không tìm thấy nguồn cảm hứng. (Vì Hoàng tách mình ra khỏi dòng chảy của thời đại, vì quen lối sống hiện đại) *Kết luận: Hoàng được nhà văn Nam Cao đặt trên hai tư cách: tư cách công dân và tư cách nghệ sỹ, ở phương diện nào Hoàng cũng có những hạn chế nghiêm trọngịH là hình ảnh một số nhà văn đi theo kháng chiến nhưng vẫn lưu luyến với cái cũ, vẫn chưa thật lột xác. Hoàng tiêu biểu cho loại người chẳng yêu ai, chẳng làm gì chỉ tài chửi đổng. Xét đến cùng cái sai trong thái độ của H chính bắt nguồn từ chỗ đứng, từ tấm lòng. H vốn xa lạ với người nông dân, xa lạ với thời đại, nên anh ta không có cái nhìn cảm thông không có cái nhìn khỏe khoắn và tinh thần lạc quan vào kháng chiến *Lai lịch: - Là một nhà văn bình thường -Thừa nhận người nông dân có nhưng hạn chế -Nhưng nhìn họ bằng con mắt trân trọng, tin tưởng. *Với kháng chiến: - Có ý thức trách nhiệm - Độ vui sướng trước sự thay đổi, coi cách mạng là nhiệm vụ của mình - Rất tin tưởng vào cuộc kháng chiến trước mắt *Cách sống : - Giản dị, gần gũi với người nông dân - Hòa mình vào cuộc sống thời đại -Tìm thấy niềm vui hạnh phúc, ý nghĩa cuộc sống ngay trong những công việc bình thường, ngay trong gian khổ. -Lối sống đúng đắn có trách nhiệm *Tư cách nhà văn: - Nhận thức được cuộc kháng chiến trước mắt: “Sao anh không đi theo bộ đội …tìm nguồn cảm hứng mới cho văn nghệ”. Độ gác lại cái nghệ thuật cao siêu để đi làm một anh tuyên truyền nhãi nhép miễn là có ích cho cách mạng. -Độ nhận thức được chính nhân dân là trung tâm của nền văn nghệ - Độ là hình ảnh một lớp nhà văn đi theo kháng chiến với quyết tâm thay đổi để phục vụ nhân dân phục vụ kháng chiến. Độ chính là hình ảnh của Nam Cao và những nghệ sĩ khác như: Tô Hoài, Xuân Diệu… *Kết luận về nhân vật Độ là hình ảnh đối lập của Hoàng, là hình ảnh đại diện cho một lớp nhà văn tiến bộ, đi và tin theo cách mạng. * Tuyên ngôn về lập trường về chỗ đứng của văn nghệ sỹ: Để có những tác phẩm có ích thì văn nghệ sỹ phải’cách mạng hóa tư tưởng quần chúng hóa sinh hoạt.Người nghệ sĩ phải đoạn tuyệt với cái cũ. Dứt khoát đứng về phía người nông dân & kháng chiến có như vậy thì mới có được một cái nhìn đúng đắn để nhận ra được nguyên cớ đẹp đẽ bên trong phẩm chất người nông dân. Nói cách khác nhà văn không chỉ có đôi mắt chính xác, sâu sắc mà phải có đôi mắt của tình thương *Tuyên ngôn về hướng đi của nền văn học cách mạng: “sao anh không đi theo bộ đội, đi diễn kịch tuyên truyền, đi sâu vào quần chúng để học họ và dạy họ đồng thời tìm tìm những cảm hứng cho văn nghệ.ịNam Cao rất nhạy bén với hướng đi của nền văn nghệ mới viết về nông dân , phục vụ kháng chiến, nhân dân. Nhân dân lao động chính là nhân vật trung tâm của nền văn học mới.Tuy tác phẩm chưa xác định được một nhân vật sinh động về nhân dân nhưng Nam Cao đã chỉ ra phương hướng đi tìm nhân vật ấy. Đó cũng là quan niệm mĩ học mới của thời đậicí đệp thuộc về người lao động. *Tuyên ngôn về niềm tin vô hạn đối với sức mạnh quần chúng, dù bề ngoài có lạc hậu, thiếu văn hóa. *Nội dung: Đôi Mắt là một tuyên ngôn nghệ thuật. Điều này được thể hiện qua sự xung đột trong cách nhìn của Hoàng và Độ. Là tác phẩm thể hiện sự chuyển biến trong tư tưởng tác giả và một số văn nghệ sỹ đương thời. *Nghệ thuật: Thành công nhất là nghệ thuật xây dựng nhân vật. Đôi Mắt là truyện ngắn luận đề. H là nhân vật tư tưởng nhưng H hiện lên không hề khô cứng hời hợt trái lại rất sinh động rất cụ thể.ị tài năng nghệ thuật của Nam Cao

File đính kèm:

  • docBai Doi Mat.doc
Giáo án liên quan