Giáo án văn học 12 - Bài Việt bắc (Tiết 25 + 26) - Trường THPT Tôn Đức Thắng

I/ Mục đích yêu cầu: TỐ HỮU

1/ Kiến thức:

- Cảm nhận được tình cảm tha thiết, lòng biết ơn sâu nặng của người cán bộ cách mạng đối với VB và sự gắn bó của VB với CM ua dòng hồi tưởng về cảnh và người ở chiến khu VB, với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Thấy được nghệ thuật giàu tính dân tộc của bài thơ, thể hiện trong kết cấu, hình ảnh, giọng điệu, thể thơ và ngôn ngữ.

2/ Giáo dục:

3/ Kỹ năng:

4/ phương pháp: Phân tích, thảo luận, tích hợp, vấn đáp.

II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

+ Giáo viên: Giáo án.

+ Học sinh: Soạn bài.

III/ Hoạt động dạy và học:

1/ Kiểm tra bài cũ:

- Đọc thuộc lòng một đoạn thơ mà em cho là hay nhất trong bài thơ Tây Tiến .

2/ Bài mới:

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 20922 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án văn học 12 - Bài Việt bắc (Tiết 25 + 26) - Trường THPT Tôn Đức Thắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: ……………. Môn: Ngày soạn …/…./….. Ngày dạy:……………./…………../…………… Tiết PPCT: 25 + 26 Bài VIỆT BẮC (Tố Hữu) I/ Mục đích yêu cầu: TỐ HỮU 1/ Kiến thức: - Cảm nhận được tình cảm tha thiết, lòng biết ơn sâu nặng của người cán bộ cách mạng đối với VB và sự gắn bó của VB với CM ua dòng hồi tưởng về cảnh và người ở chiến khu VB, với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Thấy được nghệ thuật giàu tính dân tộc của bài thơ, thể hiện trong kết cấu, hình ảnh, giọng điệu, thể thơ và ngôn ngữ. 2/ Giáo dục: 3/ Kỹ năng: 4/ phương pháp: Phân tích, thảo luận, tích hợp, vấn đáp. II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: + Giáo viên: Giáo án. + Học sinh: Soạn bài. III/ Hoạt động dạy và học: 1/ Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng một đoạn thơ mà em cho là hay nhất trong bài thơ Tây Tiến . 2/ Bài mới: Hoạt động của thầy và trò t/g Nội dung ghi bảng TIẾT 25: - Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? - Hãy nêu bố cục tp - GV thuyết trình, mở rộng vấn đề. - Em hãy cho biết vị trí bài thơ trong đời sống văn học dân tộc? - GV thuyết trình: - Cho 2 HS đọc phân vai (lời hỏi- lời đáp) - Em có nhận xét gi về kết cấu đoạn trích? - Em hãy tìm một số ví dụ về lối kết cấu đối đáp trong ca dao, dân ca. - So sánh với lối kết cấu bài VB. - Cảm nhận chung về giọng điệu đoạn thơ? - Theo em, yếu tố nào đã tạo nên giọng điệu ấy? - Trạng thái tình cảm bao trùm bài thơ là gì, được diễn tả bằng từ ngữ nào? - Đọc 8 câu thơ đầu. - Tám câu thơ đầu dựng lên cảnh gì? Cảnh đó ntn? - Trong cuộc chi tay này ai là người lên tiếng trước? Điều đó có ý nghĩa gì? - Tâm trạng người ra đi thì sao? - Hành động "cầm tay nhau" và sự im lặng "biết nói gì" trong giờ phút chia xa diễn tả điều gì? - GV bình: - Em hiểu như thế nào về cặp đại từ "mình", "ta'? - Cảm nhận của em về cuộc chia tay? - Khi chia tay, người ở lại được nhắc người đi nhớ tới những gì? - Và trong nỗi nhớ của kẻ đi người ở, những gì ở Văn bản được tái hiện ra như thế nào? - Hãy chỉ ra nét đặc sắc của nghệ thuật sử dụng đại từ “mình “ và “ ta” ? Tiết 26: - Người ra đi đã khẳng định điều gì? - Học sinh phân nhóm và đại diện mỗi nhóm trình bày. - Giáo viên nhận xét bổ sung. - Bao trùm tâm trạng của cả kẻ ở và người về là nỗi nhớ da diết mênh mông về những kỉ niệm sâu nặng nghĩa tình trong kháng chiến. Đó là những kỉ niệm gì ? - Tình nghĩa đồng bào tha thiết mặn nồng được Tố Hữu diễn tả ra sao ? Giáo viên: Trong hồi tưởng về Việt Bắc có ba mảng thống nhất hoà quyện không tách rời, đó là nỗi nhớ thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc, nỗi nhớ con người và cuộc sống cùng với những kỉ niệm kháng chiến . - Cảnh Việt Bắc rất đẹp, cảnh ấy được nhà thơ miêu tả như thế nào? - Hình ảnh con người được miêu tả như thế nào trong mối quan hệ hài hòa với thiên nhiên tươi đẹp ấy ? - Học sinh đọc hai đoạn cuối. Tác giả đã ca ngợi ai? - Hướng dẫn học sinh tổng kết về nội dung và nghệ thuật. - Học sinh tự làm vào vở. I. Tìm hiểu chung: 1. Hoàn cảnh sáng tác: - Tháng 10. 1954 khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Trung ương Đảng và chính phủ rời căn cứ địa cách mạng từ Việt Bắc về Hà Nội. Với TH, VB là nơi ông đã sống và gắn bó suốt thời kì kháng chiến, nay phải từ giã để cùng cơ quan trung ương Đảng về thủ đô. Trong không khí lịch sử ấy và tâm trạng khi chia tay với VB, TH sáng tác bài VB. - Đây là khúc hát giao thời của lịch sử và lòng người. Tố Hữu sáng tác bài thơ này như là lời chia tay giữa cán bộ miền xuôi với nhân dân miền núi; Cũng là tình cảm thắm thiết với quê hương cách mạng, nhân dân và cuộc kháng chiến. 2. Bố cục tác phẩm * Hai phần: - Phần một: Tái hiện một giai đoạn gian khổ, vẻ vang của CM và kháng chiến ở chiến khu VB nay đã trở thành những kỉ niệm sâu nặng trong lòng người. - Phần hai: Nói lên sự gắn bó giữa miền ngược và miền xuôi trong một viễn cảnh hoà bình tươi sáng của đất nước và kết thúc bằng lời ngợi ca công ơn của chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng đối với dân tộc. Bài học là phần một của tác phẩm. 3. Vị trí: - Nằm trong tập thơ Việt Bắc (1946- 1954). - Là bài thơ tiêu biểu cho tập thơ. 4. Kết cấu và giọng điệu: * Kết cấu: theo lối đối đáp * Giọng điệu: - Giọng điệu ngọt ngào êm ái trở đi trở lại nhịp nhàng Thể thơ lục bát, sự trùng điệp của nhiều từ nhớ, mình, ta và nhiều từ ngữ diễn tả trạng thái tình cảm, cảm xúc đầy lưu luyến lúc phân li, đoạn thơ đưa gười đọc vào thế giới tâm tình đầy ân nghĩa. II. Đọc hiểu văn bản: - Bao trùm bài thơ là nỗi nhớ da diết, mênh mang trong đoạn trích nhà thơ nhắc tới 35 lần từ nhớ để diễn tả những cung bậc tình cảm khác nhau. 1. Lời của người ở lại: - Bằng 1 khung cảnh chia tay với tâm trạng bâng khuâng, bồn chồn, bịn rịn, lưu luyến giữa 2 người đã từng gắn bó sâu nặng, bền chặt. Người ở lại lên tiếng trước. Vì người ở lại nhạy cảm với khoảng cách thay đổi: sống với nhau gian khổ, khó nghèo nhưng gần nhau với tình cảm sâu nặng thắm thiết. Giờ xa nhau, đi ở nơi nhà cao, phố đông, điện sáng, liệu có còn thương nhớ người vùng rừng núi nữa không? - Trong tiếng sóng vỗ của nỗi niềm kẻ ở, người đi im lặng lắng nghe "Tiếng ai tha thiết" khiến người đi "bâng khuâng", "bồn chồn" "cầm tay nhau"" lưu luyến không muốn rời xa. - Diễn tả sự lưu luyến không muốn rời xa. Sư im lặng nói với ta nhiều điều: cảm xúc trào dâng khiến người ra đi nghẹn ngào không nói được hay điều muốn nói qúa nhiều khiến người đi không biết nên nói gì...nên đành im lặng? - Người ra đi cũng tâm trạng ấy, nhớ thương da diết những kỉ niệm một thời, nên nỗi nhớ không chỉ hướng về người khác mà còn là nối nhớ chính mình (Mình đi mình lại nhớ mình). Nhớ mình trong những ngày kháng chiến từ thời kỳ ấy. - Trong tiếng Việt, "mình" và "ta" khi thì để chỉ ngôi thứ nhất và nhiều khi lại để chỉ ngôi thứ hai hoặc chỉ chung cả hai đối tượng tham gia giao tiếp (chúng ta). - Dùng cặp đại từ "mình', "ta" với cả hai nghĩa một cách sáng tạo( mình và ta có sự hoán đổi cho nhau) để dễ dàng bộc lộ cảm xúc, tình cảm. => Cuộc chi tay đầy lưu luyến. Lời hỏi của người ở lại đã khơi gợi cả một qúa khứ 2. Lời của người ra đi: - Người ra đi khẳng định: luôn luôn nhớ về + Quê hương VB, ngọn nguồn cách mạng. + Nhớ kỷ niêm kháng chiến, những ngày gian khổ hy sinh. + Nhớ tình nghĩa đồng bào. => Lời hỏi của người ở lại đã khơi dậy cả một quá khứ đầy kỷ niệm khơi nguồn mạch thương nhớ, tuôn chảy. - Cảnh - Cuộc sống và con người - Những kỉ niệm kháng chiến - Kết cấu là lời đối đáp giữa cặp đại từ ta, mình. - Giọng điệu tâm tình, tha thiết. - Thể thơ lục bát. + 10 câu thơ vẽ liên tiếp những bức tranh rất đẹp. Bốn mùa hoa nở cùng người: mùa đông “hoa chuối đỏ tươi”, mùa xuân “mơ nở trắng rừng”, mùa hè “ve kêu rừng phách đổ vàng”, mùa thu “rừng thu trăng rọi hòa bình” Thiên nhiên hiện lên với vẻ đẹp thật đa dạng trong thời gian và không gian khác nhau. Mỗi mùa là một bức tranh tươi đẹp, rực rỡ, thơ mộng, hữu tình (thi trung hữu họa) + Ở đó, hình ảnh thiên nhiên luôn gắn bó với bóng dáng con ngườià cảnh gắn người, người hòa trong cảnh trong từng cặp câu 6-8. Đó là hình ảnh: người lên đèo “dao gài thắt lưng”, “người đan nón chuốt từng sợi giang”, “cô em gái hái măng một mình”, “tiếng hát ân tình thủy chung” à Hình ảnh những con người trẻ trung, xinh đẹp, đáng yêu và cần cù lao động => làm cho cảnh thiên nhiên bớt vẻ hoang sơ hiu hắt và gần gũi với con người. “Hoa và người” đứng cạnh nhau làm tôn thêm vẻ đẹp cho cả người và hoa. - Theo mạch cảm xúc hoài niệm, bài thơ dẫn ta vào khung cảnh sôi động của Việt Bắc kháng chiến : + Những câu thơ hùng tráng tả hình ảnh đoàn quân và đoàn dân công. + Nghệ thuật điệp âm rung vang mạnh mẽ nhiều âm “r, đ “ trong các câu “Đêm đêm rầm rập” + Hình ảnh khoa trương đầy sức mạnh: bước chân nát đá. + Miêu tả tài tình những cuộc hành quân đêm nghe âm vang; đầy ánh sáng. Nhịp thơ dồn dập, sôi nổi, náo nức “rầm rập, đất rung, ánh sao, đỏ đuốc, tàn lửa” * Nhớ “ngọn cờ đỏ thắm gió lồng cửa hang”, “Nắng trưa rực rỡ sao vàng”, “Nhìn lên Việt Bắc cụ Hồ sáng soi” Bác Hồ là ánh sáng soi đường, là niềm tin của nhân dân Việt Nam, đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi. -Tóm lại :Nhớ về Việt Bắc là nhớ về cội nguồn, nhớ một chặng đường lịch sử cách mạng. III.Tổng kết: 1- Nghệ thuật :Giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết của ca dao, dân ca của điệu thơ lục bát dậm dà bản sắc dân tộc. + Khai thác lối hát giao duyên của ca dao – dân ca. + Nhạc điệu dồi dào: khi bâng khuâng tha thiết, khi mạnh mẽ. + Ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu dễ cảm, giàu hình ảnh. 2- Nội dung : - Việt Bắc là tiếng hát ân tình chung của những người kháng chiến và của cả dân tộc qua tiếng lòng nhà thơ, thắp sáng lên niềm tin hứa hẹn, khao khát ân tình, đạo lí thuỷ chung ngàn đời của dân tộc. Việt Bắc thật sự là đỉnh cao của thơ Tố Hữu, một trong những đỉnh cao của nền thơ ca Việt Nam hiện đại . - Đây là bản tổng kết bằng thơ bước đường đi lên của cuộc kháng chiến chống Pháp lâu dài, gian khổ. “Việt Bắc” là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và của thơ ca kháng chiến. IV/ Củng cố và dặn dò: - Học thuộc lòng bài thơ - Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ là gì? - Điều gì đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất? - Hình tượng người ra đi và người ở lại có gì đặc biệt? - Chuẩn bị bài “Phát biểu theo chủ đề” V/ Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doc12 CT CO BAN T 25 26.doc