Giáo án văn học 12 - Tiết 11 + 12 - Trường THPT Tôn Đức Thắng

I/ Mục đích yêu cầu:

1/ Kiến thức: Cho học sinh thấy được quan niệm đúng đắnvề thơ

2/ Giáo dục: Tình yêu đối với văn học

3/ Kỹ năng: Hiểu hơn về phong cách chính luận trữ tình.

4/ phương pháp: Phân tích, thảo luận, tích hợp, vấn đáp.

II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

+ Giáo viên: Giáo án.

+ Học sinh: Soạn bài.

III/ Hoạt động dạy và học:

1/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

2/ Bài mới:

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1219 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án văn học 12 - Tiết 11 + 12 - Trường THPT Tôn Đức Thắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: ……………. Môn: Ngày soạn …/…./….. Ngày dạy:……………./…………../…………… Tiết PPCT: 11 Bài ( Đọc Thêm) MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ + ĐỐT – XTÔI – ÉP - XKY I/ Mục đích yêu cầu: 1/ Kiến thức: Cho học sinh thấy được quan niệm đúng đắnvề thơ 2/ Giáo dục: Tình yêu đối với văn học 3/ Kỹ năng: Hiểu hơn về phong cách chính luận trữ tình. 4/ phương pháp: Phân tích, thảo luận, tích hợp, vấn đáp. II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: + Giáo viên: Giáo án. + Học sinh: Soạn bài. III/ Hoạt động dạy và học: 1/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 2/ Bài mới: Hoạt động của thầy và trò t/g Nội dung ghi bảng - Học sinh đọc sách giáo khoa, rút vài nét chính về tác giả? - Theo em NĐT là người như thế nào? - Kể tên những tác phẩm chính của NĐT? - HCST? - NĐT lí giải như thế nào về đặc trưng cơ bản của thơ biểu hiện tâm hồn con người? - Những yếu tố đặc trưng khác của thơ: Hình ảnh, tư tưởng, cảm xúc,cái thực…được NĐT giới thiệu ra sao? - Theo NĐT ngôn ngữ thơ có gì đặc biệt so với ngôn ngữ thể loại khác? NĐT quan niệm như thế nào về thơ tự do, thơ không vần? - Nêu rõ nét tài hoa của NĐT trong nghệ thuật lập luận, đưa dẫn chứng, sử dụng từ ngữ hình ảnh…để làm sáng tỏ vấn đề đặt ra? - Quan niệm về thơ của NĐT ngày nay có còn giá trị không vì sao? - Học sinh đọc phần tiểu dẫn sách giáo khoa rút vài nét chính về tác giả? Đô- xtôi ép-xki làcó số phận như thế nào? - Hiệu quả của lối cấu trúc những hình ảnh trái ngược khi thể hiện chân dung của Đô - xtôi -ép –xki? - Từ câu cuối ….điểm …hình ảnh so sánh, ẩn dụ, đều qui tụ về một thế giới như thế nào? - Học sinh thảo luận và trả lời câu 4 sách giáo khoa. A/ Mấy ý nghĩ về thơ: I/ Tiểu dẫn - NĐT ( 1924- 2003) sinh tại Luông Pha –Bang (Lào) - Quê ở Vũ Thạch- Hà Nội - 1931 ông theo gia đình về nước - 1941 tham gia hoạt động cách mạng - 1945 Ông lãnh đạo Hội văn hóa cứu quốc và Hội văn nghệ Việt Nam - 1958 -1989 ông là Tổng thư kí Hội nhà văn VN - 1995 là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc liên hiệp các hội VHNTVN NĐT là nhà văn hóa, nghệ sĩ đa tài: Viết văn, làm thơ sáng tác nhạc, viết lí luận phê bình văn học. Năm 1986 ông được tặng giải thưởng HCM * Tác phẩm: Xung kích; Vào lửa; Mặt trận trên cao; Vỡ bờ; Người chiến sĩ … * HCST: Được sáng tác khi NĐT trình bày quan niệm của mình về thơ. Bài viết này về sau đưa vào tập Mấy vấn đề văn học II/ Tìm hiểu văn bản: Câu 1 Nguyễn Đình Thi đã lí giải: Đầu mối của thơ ca có lẽ ta đi tìm bên trong tâm hồn con người chăng. Khởi đầu một bài thơ người viết phải có sự rung động sau đó mới làm thơ. Rung dộng thơ có được khi tâm hồn ra khởi trạng thái bình thường , do có sự va chạm với thế giới bên ngoài, với thiên nhiên, với người khác mà tâm hồn thức tỉnh. Làm thơ là thể hiện sự rung động của tâm hồn bằng lời hoặc những dấu hiệu thay cho lời nói. Những lời những chữ ấy phải có sức mạnh truyền cảm tới người đọc thơ, khiến mọi sợi dây tâm hồn rung lên. Câu 2 NĐT đã đề cập đến một cách thấu đáo, hướng tới việc biểu hiện tâm hồn con người, hình ảnh của thơ dù là hình ảnh về sự vật thì cũng phản ánh một nhận thức nhất định. Thơ gắn liền với suy nghĩ, thơ phải có tư tưởng, cảm xúc. Tình cảm, cảm xúc là yếu tố quan trọng mà nhà thơ hướng tới. Câu 3 Ngôn ngữ thơ có những nét đặc biệt so với các thể loại văn học khác. Nếu ngôn ngữ trong các tác phẩm truyện,kí, chủ yếu là ngôn ngữ tự sự, kể chuyện, ngôn ngữ trong các tác phẩm kịch chủ yếu là ngôn ngữ đối thoại, thì ngôn ngữ thơ có tác dụng gợi cảm nhờ yếu tố nhịp điệu…Trong thời đại mới, tư tưởng mới đòi hỏi văn học phải có hình thức mới. Câu 4 Nét tài hoa của NĐT bộc lộ trong nghệ thuật lập luận, đưa dẫn chứng, sử dụng từ ngữ hình ảnh… để làm rõ vấn đề đặt ra. Mở đầu bài viết NĐT dùng cách lập luận phủ nhận để khẳng định. Cách sử dụng từ ngữ hình ảnh rất cụ thể sinh động,gây ấn tượng mạnh mẽ… Câu 5 Quan niệm về thơ của NĐT cho đến nay vẫn còn có giá trị, có tính chất khoa học đúng đắn, gắn bó chặt chẽ với cuộc sống và thực tiễn sáng tạo thơ ca B/ ĐỐT – XTÔI – ÉP - XKY I/ Tiểu dẫn - Xtê- phan Xvai- gơ ( 1881- 1942) là nhà văn Áo gốc Do Thái - Là người đi qua nhiều xứ sở, giao du rộng rãi, kiến thức rất uyên bác. II/ Tìm hiểu văn bản Câu 1: - Đô- xtôi-ép-xki có số phận nghèo khổ, phải sống cuộc đời lưu vong, nghèo hèn. - Hạnh phúc tuyệt đỉnh khi trở về quê hương Câu 2: - Sử dụng những hình ảnh tương phản: Sự dằn vặt của cuộc sống hằng ngày mâu thuẫn với những tác phẩm đồ sộ. - Sự đối lập giữa những chi tiết hèn mọn về đời thường với những hình ảnh cao cả, khác thường trong niềm khát khao sáng tạo của thiên tài Câu 3 - Tác giả sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh + So sánh: Tác phẩm….là rượu ngọt, …đếm các ngày như trước đây ….cái cọc của trại giam…. + Ẩn dụ: Quả đã cứu thoát, vỏ khô rụng xuống, …thành phố ngàn thước chuông… - Những hình ảnh so sánh, ẩn dụ đều thuộc về lĩnh vực tôn giáo, hơặc những lực lượng siêu nhiên nhằm tôn vinh Đô –xtôi – ép xki như một vị thánh, một con người siêu phàm. Câu 4 - Nước Nga đương thời nghèo nàn và tăm tối. Thiên tài có thể bị đè nén bởi số phận. Nhưng cũng có thể tác động trở lại số phận. IV/ Củng cố và dặn dò: - Chuẩn bị bài “Nghị luận về một hiện tượng đời sống” V/ Rút kinh nghiệm: Tuần: ……………. Môn: Ngày soạn …/…./….. Ngày dạy:……………./…………../…………… Tiết PPCT: 12 Bài NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG I/ Mục đích yêu cầu: 1/ Kiến thức: Nắm được cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống 2/ Giáo dục: Có ý thức và thái độ đúng đắn trước các hiện tượng đời sống 3/ Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng nghị luận 4/ phương pháp: Phân tích, thảo luận, tích hợp, vấn đáp. II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: + Giáo viên: Giáo án. + Học sinh: Soạn bài. III/ Hoạt động dạy và học: 1/ Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 2/ Bài mới: Hoạt động của thầy và trò t/g Nội dung ghi bảng - Học sinh đọc đề giáo viên ghi lên bảng. - Đề bài yêu cầu bàn về hiện tượng gì trong đời sống. - Bài viết cần có những ý nào? Sắp xếp các ý đó ra sao. - Cần chọn những dẫn chứng nào? - Học sinh lập dàn bài vào vở giáo viên kiểm tra. - Học sinh đọc bài tập số 1 trang 68 - Nguyễn Ái quốc bàn về hiện tượng gì trong đời sống? - Tác giả sử dụng những thao tác lập luận nào để bàn về hiện tượng nói trên. - Nêu dẫn chứng và phân tích tác dụng của chúng. - Cách dùng từ, viết câu, diễn đạt văn bản có tính thuyết phục cao ở những điểm nào? - Em rút ra bài học gì cho bản thân I/ Tìm hiểu đề và lập dàn ý Đề bài Hãy bày tỏ ý kiến của mình về hiện tượng được nêu trong bài viết sau: 1/ Tìm hiểu đề - Đề bài yêu cầu bàn về hiện tượng:Tấm lòng của Nguyễn Hữu Ân - Bài viết cần có những ý: + Nguyễn Hữu Ân một con người giàu lòng vị tha, đức hi sinh của thế hệ thanh niên + Thế hệ ngày nay cũng có nhiêù tấm gương như Nguyễn Hữu Ân nhưng bên cạnh đó vẫn có một số người sống ích kỷ, vô tâm đáng phê phán. + Tuổi trẻ cần nhiều thời gian học tập rèn luyện - Cần vận dụng các thao tác: phân tích, Chứng minh ,bác bỏ bình luận. 2/ Lập dàn bài: Học sinh lập dàn bài theo 3 phần - Mở bài - Thân bài - Kết luận 3/ Học sinh học phần ghi nhớ sách giáo khoa II/ Luyện tập * Bài tập 1 a/ - Trong văn bản trên HCM bàn về hiện tượng thanh niên, sinh viên Việt Nam du học nước ngoài dành nhiều thời gian cho việc chơi bời, giải trí mà chưa chăm chỉ học hành, rèn luyện để xây dựng đất nước - Hiện tượng ấy diễn ra trong thời gian vào đầu những năm thế kỷ XX. b/ - Tác giả sử dụng các thao tác lập luận: Phân tích , so sánh, bác bỏ… + Thanh niên, sinh viên Việt Nam du học lãng phí thời gian vào những việc vô bổ . + Nguyên nhân: Họ chưa xác định đúng đắn, họ ngại khó, ngại khổ, lười biếng... + Sinh viên Trung Hoa học hành chăm chỉ... c/ - Nghệ thuật diễn đạt của văn bản: Dùng từ nêu dẫn chứng xác đáng, cụ thể, kết hợp nhuần nhuyễn các kiểu câu trần thuật, câu hỏi, câu cảm thán… d/ Cần xác định đúng lí tưởng, cách sống, mục đích, thái độ học tập đúng đắn 2/ Bài tập 2 Học sinh tự làm IV/ Củng cố và dặn dò: - Muốn nghị luận về một hiện tượng đời sống, ta phải làm thế nào? - Chuẩn bị bài “Phong cách ngôn ngữ khoa học” V/ Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doc12 CT CO BAN T 11 12.doc
Giáo án liên quan