Giáo án văn học ôn thi vào lớp 10

I/ VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

1. Tác giả

Nguyễn Dữ là nhà văn tiêu biểu của VHVN nửa đầu thế kỉ XVI.

2. Thể loại truyền kỳ:

3. Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương:

Là một trong 20 tác phẩm của “Truyền kì mạn lục”. Qua cuộc đời của Vũ Nương, Nguyễn Dữ tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa đã làm vỡ tan hạnh phúc lứa đôi, đồng thời thể hiện sự cảm thông sâu sắc với khát vọng hạnh phúc cũng như bi kịch của người phụ nữ trong xã hội xưa.

II/ HƯỚNG DẪN TIẾP NHẬN

1. Giá trị của tác phẩm:

1.1 - Giá trị hiện thực:

a. Tác phẩm đã đề cập tới số phận bi kịch của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến thông qua hình tượng nhân vật Vũ Nương

b. Truyện còn phản ánh hiện thực về XHPKN với những biểu hiện bất công vô lí.

1.2 - Giá trịnhân đạo:

a. Thái độ ngợi ca, tôn trọng vẻ đẹp của người phụ nữ thông qua hình tượng nhân vật Vũ Nương.

b. Câu chuyện còn đề cao triết lí nhân nghĩa ở hiền gặp lành qua phần kết thúc có hậu giống như rất nhiều những câu chuyện cổ tích Việt Nam.

1.3- Giá trị nghệ thuật:

- Đây là một tác phẩm được viết theo lối truyện truyền kì

Với kết câu hai phần này, tác giả đã khắc hoạ được một cách hoàn thiên vẻ đẹp hình tượng nhân vật Vũ Nương.

góp phần thể hiện khát vọng về lẽ công bằng trong cuộc đời (ở hiền gặp lành)

- Chất hoang đường kì ảo cuối truyện hình như cũng làm tăng thêm ý nghĩa phê phán đối với hiện thực

 

doc73 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1447 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án văn học ôn thi vào lớp 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1: Chuyện người con gáI nam xương (Trích Truyền kỳ mạn lục) - Nguyễn Dữ - - Ngày soạn: /6/2008 - Ngày giảng: /6/2008 I. Mục đích yêu cầu: - Củng cố kiến thức về tác giả tác phẩm - Rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận, kỹ năng phân tích đề II. Tiến trình lên lớp ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ Bài mới: Hoạt động của thầy trò Kiến thức cần đạt ? Nêu những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm. ? Thể loại truyền kì ? Tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” ? Nêu giá trị hiện thực của tác phẩm Câu 1: Trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, chi tiết cái bóng có ý nghĩa gì trong cách kể chuyện Câu 2 : Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ xuất hiện nhiều yếu tố kì ảo. Hãy chỉ ra các yếu tố kì ảo ấy và cho biết tác giả muốn thể hiện điều gì khi đưa ra những yếu tố kì ảo vào một câu chuyện quen thuộc ? Câu 3: Giá trị nhân đạo trong chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ Tóm lại: dưới ánh sáng của tư tưởng nhân vănđã xuất hiện nhiều trong văn chương, Nguyễn Dữ mới có thể xây dựng một nhân vật phụ nữ bình dân mang đầy đủ vẻ đẹp của con người. Nhân văn là đại diện cho tiếng nói nhân văn của tác giả. à Nguyễn Dữ tái tạo truyện cổ Vợ chàng Trương, cho nó mạng dáng dấp của thời đại ông, XHPKVN thế kỉ XVI. I/ Vài nét về tác giả, tác phẩm 1. Tác giả Nguyễn Dữ là nhà văn tiêu biểu của VHVN nửa đầu thế kỉ XVI. 2. Thể loại truyền kỳ: 3. Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương: Là một trong 20 tác phẩm của “Truyền kì mạn lục”. Qua cuộc đời của Vũ Nương, Nguyễn Dữ tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa đã làm vỡ tan hạnh phúc lứa đôi, đồng thời thể hiện sự cảm thông sâu sắc với khát vọng hạnh phúc cũng như bi kịch của người phụ nữ trong xã hội xưa. II/ Hướng dẫn tiếp nhận  1. Giá trị của tác phẩm : 1.1 - Giá trị hiện thực : a. Tác phẩm đã đề cập tới số phận bi kịch của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến thông qua hình tượng nhân vật Vũ Nương b. Truyện còn phản ánh hiện thực về XHPKN với những biểu hiện bất công vô lí. 1.2 - Giá trịnhân đạo: a. Thái độ ngợi ca, tôn trọng vẻ đẹp của người phụ nữ thông qua hình tượng nhân vật Vũ Nương. b. Câu chuyện còn đề cao triết lí nhân nghĩa ở hiền gặp lành qua phần kết thúc có hậu giống như rất nhiều những câu chuyện cổ tích Việt Nam. 1.3- Giá trị nghệ thuật: - Đây là một tác phẩm được viết theo lối truyện truyền kì Với kết câu hai phần này, tác giả đã khắc hoạ được một cách hoàn thiên vẻ đẹp hình tượng nhân vật Vũ Nương. góp phần thể hiện khát vọng về lẽ công bằng trong cuộc đời (ở hiền gặp lành) - Chất hoang đường kì ảo cuối truyện hình như cũng làm tăng thêm ý nghĩa phê phán đối với hiện thực III. Thực hành luyện tập: Gợi ý: - Đề bài yêu cầu người viết làm rõ giá trị nghệ thuật chi tiết nghệ thuật trong câu chuyện. - Cái bóng trong câu chuyện có ý nghĩa đặc biệt vì đây là chi tiết tạo nên cách thắt nút, mở nút hết sức bất ngờ. + Cái bóng có ý nghĩa thắt nút câu chuyện vì : Đối với Vũ Nương: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp. Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó. Đối với Trương Sinh: Lời nói của bé Đản về người cha khác (chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thuỷ chung, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi để Vũ Nương phải tìm đến cái chết đầy oan ức. + Cái bóng cũng là chi tiết mở nút câu chuyện. Chàng Trương sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là nhờ cái bóng của chàng trên tường được bé Đản gọi là cha. Bao nhiêu nghi ngờ, oan ức của Vũ Nương đều được hoá giải nhờ cái bóng. - Chính cách thắt, mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức, giá trị tố cáo đối với xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với người phụ nữ càng thêm sâu sắc hơn. Gợi ý: - Đề bài yêu cầu phân tích một nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện nhằm mục đích làm rõ ý nghĩa chi tiết đó trong việc thể hiện nội dung tác phẩm và tư tưởng của tác giả - Cần chỉ ra được các chi tiết kì ảo trong câu chuyện: + Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa + Phan Lang gặp nạn, lạc vào động rùa, gặp Linh Phi, được cứu giúp; gặp lại Vũ Nương, được sứ giả của Linh Phi rẽ đường nước đưa về dương thế. + Vũ Nương hiện về trong lễ giải oan trên bến Hoàng Giang giữa lung linh, huyền ảo rồi lại biến mất. - ý nghĩ của các chi tiết huyền ảo: + Làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của nhân vật Vũ Nương: nặng tình, nặng nghĩa, quan tâm đến chồng con, khao khát được phụ hồi danh dự. + Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu cho câu chuyện. + thể hiện ước mơ về lẽ công bằng ở đời của nhân dân + Tăng thêm ý nghĩa tố cáo hiện thực của xã hội. Gợi ý: A- Mở bài: - Từ thế kỉ XVI, xã hội phong kiến Việt Nam bắt đầu khủng hoảng, vấn đề số phận con người trở thành mối quan tâm của văn chương - “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ là một trong số đó. Trong 20 thiên truyện của tập truyền kì, “chuyện người con gái Nam Xương” là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho cảm hứng nhân văn của Nguyễn Dữ. B- Thân bài: 1. Tác giả hết lời ca ngợi vẻ đẹp của con người qua vẻ đẹp của Vũ Nương, một phụ nữ bình dân - Vũ Nương là con nhà nghèo (“thiếp vốn con nhà khó”), đó là cái nhìn người khá đặc biệt của tư tưởng nhân văn Nguyễn Dữ. - Nàng có đầy đủ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: thuỳ mị, nết na. Đối với chồng rất mực dịu dàng, đằm thắm thuỷ chung; đối với mẹ chồng rất mực hiếu thảo, hết lòng phụ dưỡng; đói với con rất mực yêu thương. - Đặc biệt, một biểu hiện rõ nhất về cảm hứng nhân văn, nàng là nhân vật để tác giả thể hiện khát vọng về con người, về hạnh phúc gia đình, tình yêu đôi lứa: + Nàng luôn vun vén cho hạnh phúc gia đình. + Khi chia tay chồng đi lính, không mong chồng lập công hiển hách để được “ấn phong hầu”, nàng chỉ mong chồng bình yên trở về. + Lời thanh minh với chồng khi bị nghi oan cũg thể hiện rõ khát vọng đó: “Thiếp sở dĩ nương tựa và chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất” 2. Nguyễn Dữ trân trọng vẻ đẹp của Vũ Nương bao nhiêu thì càng đau đớn trước bi kịch cuộc đời của nàng bấy nhiêu: - Đau đớn vì nàng có đầy đủ phẩm chất đáng quý và lòng tha thiết hạnh phúc gia đình, tận tuỵ vun đắp cho hạnh phúc đó lại chẳng được hưởng hạnh phúc cho xứng với sự hi sinh của nàng: + Chờ chồng đằng đẵng, chồng về chưa một ngày vui, sóng gió đã nổi lên từ một nguyên cớ rất vu vơ (Người chồng chỉ dựa vào câu nói ngây thơ của đứa trẻ đã khăng khăng kết tội vợ). + Nàng hết mực van xin chàng nói rõ mọi nguyên cớ để cởi tháo mọi nghi ngờ; hàng xóm rõ nỗi oan của nàng nên kêu xin giúp, tất cả đều vô ích. Đến cả lời than khóc xót xa tột cùng “Nay đã bình rơi trâm gãy, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió, cái én lìa đàn” mà người chồng vẫn không động lòng. + Con người ttrong trắng bị xúc phạm nặng nề, bị dập vùi tàn nhẫn, bị đẩy đến cái chết oan khuất à Bi kịch đời nàng là tấn bi kịch cho cái đẹp bị chà đạp nát tan, phũ phàng. 3. Nhưng với tấm lòng yêu thương con người, tác giả không để cho con người trong sáng cao đẹp như nàng đã chết oan khuất: - Mượn yếu tố kì ảo của thể loại truyền kì, diễn tả Vũ Nương trở về để được rửa sạch nỗi oan giữa thanh thiên bạch nhật, với vè đẹp còn lộng lẫy hơn xưa. - Nhưng Vũ Nương được tái tạo khác với các nàng tiên siêu thực: nàng vẫn khát vọng hạnh phúc trần thế (ngậm ngùi, tiếc nuối, chua xót khi nói lời vĩnh biệt “thiếp chẳng thể về với nhân gian được nữa”. - Hạnh phúc vẫn chỉ là ước mơ, hiện thực vẫn quá đau đớn (hạnh phúc gia đình tan vỡ, không gì hàn gắn được). 4. Với niềm xót thương sâu sắc đó, tác giả lên án những thế lực tàn ác chà đạp lên khát vọng chính đáng của con người: - XHPK với những hủ tục phi lí (trọng nam khinh nữ, đạo tòng phu) gây bao nhiêu bất công. Hiện thân của nó là nhân vật Trương Sinh, người chồng ghen tuông mù quáng, vũ phu. - Thế lực đồng tiền bạc ác (Trương Sinh con nhà hào phú, một lúc bỏ ra 100 lạng vàng để cưới Vũ Nương). Thời này đạo lí đã suy vi, đồng tiền đã làm đen bạc tình nghĩa con người. C- Kết bài: - “Chuyện người con gái Nam Xương” là một thiên truyền kì giàu tính nhân văn. - Tác giả thấu hiểu nỗi đau thương của họ và có tài biểu hiện bi kịch đó khá sâu sắc. Tiết 2: HOÀNG Lấ NHẤT THỐNG CHÍ (Hồi thứ 14, trớch) - Ngụ Gia Văn Phỏi – - Ngày soạn: 6/6/2008 - Ngày giảng: /6/2008 I. Mục đích yêu cầu: - Củng cố kiến thức về tác giả tác phẩm - Rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận, kỹ năng phân tích đề II. Tiến trình lên lớp 1. Ôn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cần đạt - Em hãy cho biết vài nét về tác giả Hoàng Lê nhất thống chí ? - Cho biết những nét chung nhất về tác phẩm ? - Phân tích hình tượng nhân vật Quang Trung – Nguyễn Huệ ? - Phân tích hình ảnh bọn xâm lược và lũ tay sai bán nước ? Gv nhấn mạnh thái độ, tình cảm của tác giả với hiện thực lịch sử - Hãy nhận xét chung về giá trị của tác phẩm ? I, Tác giả: Ngô gia văn phái là một nhóm TG của dònh họ Ngô Thì ở làng tả Thanh Oai (Hà Tây) – một dòng họ lớn, nổi tiếng với truyền thống nghiên cứu, sáng tác thơ văn ở nước ta. + Ngô Thì Chí (1753 – 1788) + Ngô Thì Du (1722 – 1840) II, Tác phẩm: TP là bức tranh hiện thực,rộng lớn về XHPK Việt Nam khoảng 30 năm cuối thế kỷ XVIII và mấy năm đầu thế kỷ XIX trong đó hiện lên cuộc sống thối nát của bọn vua quan Lê – Trịnh. Chiêu Thống lo ngai vàng mục rỗng của mình,cầu viện nhà Thanh kéo quân vào chiếm Thăng Long. Người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh ,lập lên triều đại Tây Sơn rồi mất.Tây Sơn bị diệt,vương triều nhà Nguyễn bắt đầu (1802) III, Luyện tập: 1, Hình tượng Quang Trung – Nguyễn Huệ: Mở bài: Giới thiệu tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” - ở hồi 14 các tác giả đã tái hiện sinh động,chân thựchình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh. Thân bài: Những luận điểm chính cần có: Hành động mạnh mẽ,quyết đoán. Trí tụê sáng suốt,mạnh mẽ. ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng. Tài dùng binh như thần. Lẫm liệt trong chiến trận. Kết luận: Nêu ý nghĩa của hình tượng người anh hùng 2. Hình ảnh bọn xâm lược và lũ tay sai bán nước: a, Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh: - Không đề phòng, không được tin cấp báo. - Ngày mồng 4, quân giặc được tin Quang Trung đã vào đến Thăng Long: + Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, nhằm hướng Bắc mà chạy. + Quan sĩ hoảng hồn, tranh nhau qua cầu,xô nhau xuống sông, sông Nhị Hà bị tắc nghẽn. b,Số phận của vua tôi phản nước, hại dân. - Vua Chiêu Thống vội cùng bọn thân tín “đưa Thái hậu ra ngoài”,chạy bán sống,bán chết,cướp cả thuyền của dân để qua sông., “luôn mấy ngày không ăn” - Đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị, “vua tôi nhìn nhau than thở,oán giận chảy nước mắt”,đến mức “Tôn Sĩ Nghị cũng lấy làm xấu hổ” 3,Tổng kết: a, Nội dung:Với cảm quan lịch sử và lòng tự hào dân tộc,các tác giả đã tái hiện một cách sinh động,chân thực hình ảnh Nguyễn Huệ và hình ảnh thảm bại của quân xâm lược cùng bọn vua quan bán nước. b, Nghệ thuật: - Khắc hoạ một cách rõ nét hình tượng người anh hùng Nguễn Huệ giàu chất sử thi. - Kể sự kiện lịch sử rành mạch, chân thực, khách quan, kết hợp với miêu tả, sử dụng hình ảnh so sánh, đối lập. Tiết 2, 3, 4, 5 Truyện kiều ( Nguyễn Du ) - Ngày soạn: /6/2008 - Ngày giảng: /6/2008 I. Mục đích yêu cầu: - Củng cố kiến thức về tác giả tác phẩm - Rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận, kỹ năng phân tích đề II. Tiến trình lên lớp 1. Ôn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới: A. Đoạn trích: Chị em Thuý Kiều Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt A. Giới thiệu 1. “Chị em Thuý Kiều” là đoạn trích ở phần mở đầu “truyện Kiều”, giới thiệu gia cảnh nhà Vương viên ngoại. Nguyễn Du dành 24 câu thơ để nói về chị em Thuý Kiều, Thuý Vân. 2. Đoan thơ gồm 3 phần : + 4 câu đầu : giới thiệu chung về hai chị em Thuý Kiều + 4 câu tiếp : gợi tả vẻ đẹp thuý Vân + 16 câu còn lại : gợi tả vẻ đẹp Thuý Kiều Kết cấu như thế là chặt chẽ, thể hiện cách miêu tả nhân vật tinh tế của Nguyễn Du: từ ấn tượng chung về vẻ đẹp hai chị em, nhà thơ gợi tả vẻ đẹp Thuý Vân làm nền để cực tả vẻ đẹp của Thuý Kiều Câu2: vẻ đẹp của hai chị em Thuý Kiều và Thuý Vân trong đoạn trích Chị em Thuý Kiều của Nguyễn Du. Bằng việc lấy những hình ảnh như trăng , hoa, tuyết , ngọc để ngợi ca vẻ đẹp của con người. Dùng những hình ảnh như tùng, cúc, trúc, mai, để nói về sự thanh cao của tâm hồn, sự bản lĩnh. (Thông minh vốn sẵn tính trời Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm) Một trong những biểu hiện của cảm hứng nhân đạo trong “Truyện Kiều” là sự đề cao những giá trị con người. Đó có thể là nhân phẩm, tài năng, khát vọng... B. Luyện tập : Câu 1: a. Cho câu thơ sau: Kiều càng sắc sảo mặn mà Hãy chép chính xác những câu thơ tiếp theo tả sắc đẹp của Thuý Kiều. b. Em hiểu như thế nào về những hình tượng nghệ thuật ước lệ “thu thuỷ”, “xuân sơn”? Cách nói “làn thu thuỷ”, “nét xuân sơn” dùng nghệ thuật ẩn dụ hay hoán dụ? Giải thích rõ vì sao em chọn nghệ thuật ấy? c. Nói khi vẻ đẹp của Thuý Kiều, tác giả Nguyễn Du đã dự báo trước cuộc đời và số phận của nàng có đúng không? Hãy là rõ ý kiến của em? Gợi ý: a. Yêu cầu HS phải chép chính xác các câu thơ tả sắc đẹp của Thuý Kiều : (SGK) b. Hình tượng nghệ thuật ước lệ “thu thuỷ”, “xuân sơn” có thể hiểu là: + “Thu thuỷ” (nước hồ mùa thu) tả vẻ đẹp của đôi mắt Thuý Kiều trong sáng, thể hiện sự tinh anh của tâm hồn và trí tuệ; làn nước mùa thu gợi lên thật sinh động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt. + “Xuân sơn” (núi mùa xuân) gợi lên đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung tràn đầy sức sống. + Cách nói “làn thu thuỷ”, “nét xuân sơn” là cách nói ẩn dụ vì vế so sánh là đôi mắt và đôi lông mày được ẩn đi, chỉ xuất hiện vế được so sánh là “làn thu thuỷ”, “nét xuân sơn” c. Khi tả sắc đẹp của Kiều, tác giả Nguyễn Du đã dự báo trước cuộc đời và số phận của nàng qua hai câu thơ: Hoa ghen thua thắm, liễu gờm kém xanh Vẻ đẹp của Thuý Kiều làm cho tạo hoá phải ghen ghét, phải đố kị: “hoa ghen”, “liễu hờn” nên số phận nàng éo le, đau khổ, đầy trắc trở. Gợi ý: a, Mở bài:- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và đoạn trích. - Khái quát về vẻ đẹp của hai chị em. b,Thân bài: a1, Chân dung 2 chị em TK,TV được tác giả bằng bút pháp ước lệ cổ điển. -Trong đoạn trích này TG không miêu tả tỉ mỉ , trực tiếp, chân dung nhân vật mà nghiêng về gợi. Để hình dung về vẻ đẹp kiều diễm của nhân vật,người đọc phải tưởng tượng, so sánh. a2, TG chuẩn bị tâm thế cho người đọc bằng việc giới thiệu chung về hai người: Về họ tên, vẻ đẹp cao quý của hai chị em đồng thời nhấn mạnh nét riêng của từng người. *Với T.Vân : - Những câu mở đầu có tính khái quát(Vân xem trang trọng khác vời):Vân đẹp cao sang quý phái. - Vẫn là bút pháp nghệ thuật ước lệ. Vẻ đẹp hình thể của Vân được nói đến qua các tình tiết về khuôn mặt (Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang), miệng đẹp như hoa, giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngà ngọc, mái tóc óng ả hơn mây, làn da trắng hơn tuyết. Các từ mang ý nghĩa so sánh (thua, nhường), biện pháp nghệ thuật ẩn dụ có tác dụng làm nổi bật vẻ đẹp của T.Vân. - Vẻ đẹp của TV là vẻ đẹp thể hiện sự phúc hậu ,tròn trịa(đầy đặn, nở nang, đoan trang). Đó là vẻ đẹp dự báo số phận của nàng: yên ổn, suôn sẻ, bình lặng. *Với T.Kiều: - Vẫn những câu mở đầu mang ý khái quát (Kiều càng sắc sảo mạn mà,so bề tài sắc lại là phần hơn). Kiều đẹp hơn Vân cả hai phương diện tài và sắc (chú ý các từ sắc sảo, mặn mà). Sắc sảo nói về trí tuệ,mặn mà nói về tâm hồn . - Khi miêu tả Kiều, ND chú ý đến đôi mắt của nàng (làn thu thuỷ). Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, nó cho phép người đọc hiểu hơn sự sắc sảo về trí tuệ, chiều sâu tâm hồn nàng. Kiều đẹp đến mức tạo hoá phải ghen, phải hờn (trong khi vẻ đẹp của TV khiến mây thua, tuyết nhường ). TG cực tả hình ảnh nhân vật qua chi tiết nghiêng nước nghiêng thành và lời thơ mang tính khẳng định : Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai. - Tài năng TK toàn diện. Nhưng nghề riêng, cái ưu trội trong tài năng của nàng là tiếng đàn (Cung thương làu bậc ngũ âm). Các từ “làu” (bậc ngũ âm), nghề riêng, ăn đứt (hồ cầm một trương) nhấn mạnh sự điêu luyện, tài năng tuyệt đỉnh của nàng. -Việc TG lụa chọn miêu tả vẻ đẹp của TV trước TK là một dụng ý nghệ thuật. Nó tạo một đòn bẩy để làm vẻ đẹp của TK trở nên lộng lẫy hơn. - Nhưng khác với Vân, nhan sắc tài năng của Kiều dự báo một tương lai bất hạnh. a3, TG sử dụng ngôn ngữ trang nhã, đậm đà chất bác học, nhiều điển tích, điển cố. - Bằng bút pháp ước lệ giúp cho tác giả cực tả được hai trang tuyệt thế giai nhân. Ai cũng biết Kiều và Vân là những người đẹp nhưng người đọc lại tuỳ vào sự tưởng tượng của mình, sẽ hình dung ra vẻ đẹp của từng người. Vì thế có bao nhiêu người đọc Kiều thì có bấy nhiêu nàng Kiều trong cảm nhận của họ. Điều này cũng nói lên tài năng cũng như thành công của ND trong việc sáng tạo ra “Truyện Kiều” 2, Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du: Gợi tả tài sắc chị em Thuý Kiều, Nguyễn Du đã trân trọng, đề cao, vẻ đẹp của con người, một vẻ đẹp toàn vẹn “mười phân vẹn mười” ở đây nghệ thuật lý tưởng hoá hoàn toàn phù hợp với cảm hứng ngưỡng mộ, ngợi ca con người. c. Kết bài: khái quát lại vấn đề B. Đoạn trích: Cảnh ngày xuân Hoạt động của gv, hs Kiến thức cần đạt A. Giới thiệu : - Đoạn trích tả cảnh ngày xuân trong tiết thanh minh, chị em TK đi chơi xuân. - Kết cấu : + 4 câu đầu : khung cảnh ngày xuân. + 8 câu tiếp : khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh + 6 câu cuối : cảnh chị em Kiều du xuân trở về. B. Luyện tập: Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong đoạn trích. Mở bài: Trong “Truyện Kiều” có nhiều đoạn miêu tả thiện nhiên đặc sắc. Đoạn thơ “Cảnh ngày xuân” là bức tranh xuân đẹp, bối cảnh cuộc gặp gỡ Kim – Kiều. Thân bài: Phân tích cách dùng từ ngữ gợi hình,gợi tả,bút pháp miêu tả thiên nhiên theo trình tự thời gian và không gian. 1,Bốn câu đầu: Gợi tả khung cảnh ngày xuân. - Thời gian thấm thoắt trôi mau, tiết trời đã sang tháng ba,những con én vẫn rộn ràng trên bầu trời trong sáng. - Bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân.Thảm cỏ non trải rộng đến chân trời, trên nền trời xanh non điểm xuyết vài hoa lê trắng. - Màu sắc hài hoà tuyệt diệu gợi nét đặc trưng mùa xuân: Mới mẻ tinh khôi,giàu sức sống (cỏ non) khoáng đạt, trong trẻo (xanh tận chân trời); nhẹ nhàng, thanh khiết ( trắng điểm một vài bông hoa).Từ điểm làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có hồn. 2, Tám câu tiếp: Gợi tả khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh: - Các hoạt động của lễ tảo mộ: Viếng mộ, quét tước, sửa sang phần mộ người thân...) - Hội đạp thanh (Đi chơi ở chốn đồng quê) - Phân tích giá trị biểu cảm của các danh từ : yến anh, chị em, tài tử, giai nhân) Gợi tả cảnh đông vui, nhiều người đi trẩy hội; Các động từ (sắm sửa, dập dìu) gợi tả sự rộn ràng, náo nhiệt của cảnh ngày xuân; Các tính từ (gần xa, nô nức) làm rõ tâm trạng vui tươi của người đi trẩy hội. Hình ảnh ẩn dụ “nô nức yến anh” đã làm nổi bật không khí hội xuân nhộn nhịp, dập dìu nam thanh, nữ tú quấn quýt cùng đi vui hội xuân. - Khắc hoạ truyền thống lễ hội văn hoá xa xưa trong tiết Thanh minh. 3, Sáu câu cuối: Cảnh chị em du xuân trở về: - Cảnh tan hội lúc chiều tàn không còn nhộn nhịp,rộn ràng mà nhạt dần,sâu lắng dần,cảnh nhuốm màu tâm trạng buồn của nhân vật trữ tình. - Những từ láy: (Tà tà, thanh thanh, nao nao) biểu đạt sắc thái cảnh vật, bộc lộ tâm trạng con người. - Cảm giác vui xuân đang còn mà linh cảm điều sắp xảy ra. Tất cả những chuyển động trở lên châm hơn, không còn tưng bừng như ở phần trước. Cảnh vật ấy như diễn tả tâm trang luyến tiếc một ngày vui sắp tàn của chị em Thuý Kiều. Buồn đã len tới bủa vây tâm trạng 3 chị em. Đây cũng là tài năng của Nguyễn Du khi chuẩn bị để nhân vật Thuý Kiều gặp mộ Đạm Tiên, gặp Kim Trọng. * Kết bài: - Đoạn thơ có kết cấu hợp lý, ngôn ngữ tạo hình, kết hợp bút pháp tả và bút pháp gợi. - Lấy cảnh xuân tươi đẹp, trong sáng nhưng ẩn chứa những mầm mống đau thương, làm bối cảnh để Kim Kiều gặp gỡ, Nguyễn Du dự báo số phận 2 người sẽ không trọn vẹn, đời Kiều sau này sẽ gặp nhiều bất hạnh. C. Đoạn trích: Mã Giám Sinh mua Kiều Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt A. Giới thiệu: 1. Vị trí đoạn trích 2. Nội dung Hỏi tên: Rằng MGS Hỏi quê: Rằng huyện Lâm Thanh cũng gần Quá niên trạc ngoại tứ tuần Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao Trước thầy sau tớ lao xao Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang Ghế trên ngồi tót sỗ sàng C. Một số đề tham khảo: Câu 1: Cho câu thơ sau: Hỏi tên rằng Mã Giám Sinh a. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo. b. Đoạn thơ vừa chép nằm trong đoạn trích nào? Hãy cho biết vị trí đoạn trích trong tác phẩm. c. Phân tích đoạn thơ vừa chép bằng một đoạn văn có cách trình bày theo kiểu tổng phân hợp, có độ dài từ 5-7 câu, làm rõ bản chất của nhân vật họ Mã. Câu 2: Phân tích đoan thơ sau : Nỗi mình thêm tức nỗi nhà ……………….. Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai Câu 3: Nhận xét về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều. B. Luyện tập: Tính cách đê tiện, bỉ ổi của Mã Giám Sinh và tâm trạng tủi hổ của Thuý Kiều trong đoạn trích. a,Mở bài: - Giới thiệu vị trí đoạn trích - Đoạn thơ thành công trong việc tả nhân vật phản diện MGS và tả tâm trạng Thuý Kiều. b,Thân bài: 1. Tính cách,bản chất MGS: - Lai lịch bất minh,giả danh sinh viên trường Quốc Tử Giám ở kinh đô. Nói sai quê. Cách ăn nói: Cộc lốc, nhát gừng. Cách ăn nói láp lửng, nhát gừng, đã làm nổi bật một nhân vật đóng kịch, làm sang. - Trong đoạn trích này TG không dùng nghệ thuật ước lệ mà dùng phép tả thực. - Đỏm dáng, đàng điếm, thô lỗ, vô học.(Qua tả ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động...) - Tuổi tác: Trạc ngoại tứ tuần. - Ngoại hình: Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao. =>Ăn mặc chải chuốt, thái quá, kệch cỡm, giữa tuổi tác và hình thức bộc lộ tính trai lơ. - Cũng thầy trước tớ sau nhưng từ “lao xao” cho thấy đám thầy trò chẳng có trật tự gì cả. - Hành động, thái độ: bất lịch sự đến trơ trẽn ghế trên ngồi tót sỗ sàng, cậy giàu mà không coi ai ra gì. - Dù núp dưới hình thức lễ vấn danh, dạm hỏi nhưng toàn bộ đoạn thơ là một cuộc mua bán. + Xem hàng: Đắn đo cân sức cân tài, + Hỏi giá: + Mặc cả: cò kè bớt một thêm hai. TG miêu tả logíc, chặt chẽ như cảnh mua bán hàng hoá. MGS bộc lộ bản chất là nột con buôn sành sỏi, lọc lõi, mất hết nhân tính, xem Kiều như một món hàng. + ép cung cầm nguyệt ....quạt thơ. + Mặn nồng...Khi đã ưng ý với món hàng thì khách mới “tuỳ cơ dặt dìu”. Thái độ thận trọng, sợ mua hớ,t hực chất là hỏi giá - Là tên ma cô buôn thịt bán người chuyên đi mua gái cho mụ Tú Bà ở huyện Lâm Tri. Về bản chất, MGS là điển hình cho bọn con buôn lưu manh, vừa giả dối, vừa bất nhân vừa ti tiện. 2. Tâm trạng của Thuý Kiều: - Hình ảnh tội nghiệp, đau đớn, tủi nhục, ê chề, nước mắt đầm đìa. - Kiều ở trong hoàn cảnh phức tạp, tâm trạng éo le. Nàng xót xa vì gia đình bị tai vạ và mình phải bán mình, phải dứt bỏ mối tình với Kim Trọng để lúc này nàng phải tủi hổ, tự coi mình là người bội ước. Giờ đây đứng trước một kẻ như MGS làm sao nàng không đau đớn, tái tê khi rơi vào tay hắn. - Nàng đau khổ đến câm lặng, thụ động, hành động như một cái máy vì Kiều đã chủ động, tự nguyện bán mình, những bước chân tỷ lệ thuận với những hàng nước mắt. Đau khổ, tủi nhục, hình ảnh Kiều là hiện thân của nhưng con người đau khổ, là nạn nhân của chế độ đồng tiền. Kết luận: đoạn thơ đặc sắc về tả người tả tâm trạng nhân vật. - Nguyễn Du đồng cảm với nỗi khổ của Kiều, lên án bọn người xấu xa, độc ác và thế lực đồng tiền. 3. Tấm lòng nhân đạo Nguyễn Du trong đoạn trích: Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du được thể hiện ở 2 phương diện: - TG tỏ thái độ khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người,đồng thời tố cáo thế lực đồng tiền chà đạp lên con người. + Miêu tả MGS với cài nhìn mỉa mai châm biếm. + Lời nhận xét: “Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong”, thể hiện sự chua xót, căm phẫn, tố cáo thế lực đồng tiền chà đạp lên con người. - Niềm thương c

File đính kèm:

  • docgiao an on vao 10 chinh sua1.doc
Giáo án liên quan