Giáo án Văn học Việt Nam giai đoạn từ 1955 đến 1964 - Giáo viên: Nguyễn Thị Sim

 

YÊU CẦU: Giúp HS:

- Cảm nhận được tư tưởng nhân đạo của tác phẩm, thấy rõ số phận bi thảm của người dân Tây Bắc dưới chế độ cũ và tinh thần đấu tranh để tự giải phóng của họ.

- Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của Tô Hoài: kể chuyện lôi cuốn, mô tả tinh tế diễn biến tâm lý nhân vật, dựng cảnh sinh động và gợi cảm, ngôn ngữ giàu chất trữ tình, chất tạo hình.

NỘI DUNG LÊN LỚP:

A. Kiểm tra bài cũ:

1. Đọc 7 dòng thơ đầu bài thơ Đất nước của NĐT, nêu được những điểm dặc sắc của đoạn thơ đó.

2. Đọc những câu thơ nói về đất nước trong mùa thu nay, em có nhận xét gì về tâm trạng của nhà thơ trong đó?

3. (viết): Trình bày cảm nhận về hình ảnh của đất nước trong đau thương qua 4 dòng thơ: “Ôi! những cánh đồng mắt người yêu”?

B. Hướng dẫn bài mới:

Số phận của nhân dân trong chế độ cũ đã từ lâu là một đề tài lớn trong văn học, đặc biệt là văn học cách mạng. Các nhà văn có dịp đến với NDLĐ, sống cùng họ và hiểu hơn về thân phận bi thảm cũng như khả năng tự đổi đời to lớn của quần chúng. Đó cũng là những kỷ niệm không thể nào quên của nhà văn Tô Hoài khi ông có mặt tại vùng rẻo cao phía Tây Bắc của Tổ quốc, sống giữa những người dân miền núi trung thực, yêu cách mạng. Tính cách nồng hậu của những con người ấy đã in bóng trong những truyện ngắn của ông, trở thành những hình tượng nghệ thuật đậm nét trong VH dân tộc. Theo dấu văn của Tô Hoài, chúng ta sẽ đến với những con người ấy qua truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của ông.

 

doc19 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2515 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Văn học Việt Nam giai đoạn từ 1955 đến 1964 - Giáo viên: Nguyễn Thị Sim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường trung học phổ thông dân lập Hàng hải Văn học Việt Nam Giai đoạn từ 1955 đến 1964 GV: Nguyễn Thị Sim Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài- Yêu cầu: Giúp HS: - Cảm nhận được tư tưởng nhân đạo của tác phẩm, thấy rõ số phận bi thảm của người dân Tây Bắc dưới chế độ cũ và tinh thần đấu tranh để tự giải phóng của họ. - Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của Tô Hoài: kể chuyện lôi cuốn, mô tả tinh tế diễn biến tâm lý nhân vật, dựng cảnh sinh động và gợi cảm, ngôn ngữ giàu chất trữ tình, chất tạo hình. Nội dung lên lớp: A. Kiểm tra bài cũ: 1. Đọc 7 dòng thơ đầu bài thơ Đất nước của NĐT, nêu được những điểm dặc sắc của đoạn thơ đó. 2. Đọc những câu thơ nói về đất nước trong mùa thu nay, em có nhận xét gì về tâm trạng của nhà thơ trong đó? 3. (viết): Trình bày cảm nhận về hình ảnh của đất nước trong đau thương qua 4 dòng thơ: “Ôi! những cánh đồng… mắt người yêu”? B. Hướng dẫn bài mới: Số phận của nhân dân trong chế độ cũ đã từ lâu là một đề tài lớn trong văn học, đặc biệt là văn học cách mạng. Các nhà văn có dịp đến với NDLĐ, sống cùng họ và hiểu hơn về thân phận bi thảm cũng như khả năng tự đổi đời to lớn của quần chúng. Đó cũng là những kỷ niệm không thể nào quên của nhà văn Tô Hoài khi ông có mặt tại vùng rẻo cao phía Tây Bắc của Tổ quốc, sống giữa những người dân miền núi trung thực, yêu cách mạng. Tính cách nồng hậu của những con người ấy đã in bóng trong những truyện ngắn của ông, trở thành những hình tượng nghệ thuật đậm nét trong VH dân tộc. Theo dấu văn của Tô Hoài, chúng ta sẽ đến với những con người ấy qua truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của ông. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt * HS tìm hiểu trong SGK. Em hãy rút ra những nét nổi bật về tác giả Tô Hoài? GV nói thêm về sự đánh giá của giới chuyên môn về Tô Hoài: “ Sự tìm tòi rõ nhất trong văn xuôi của Tô Hoài thuộc lĩnh vực ngôn từ. Tính văn của ngôn từ tạo nên bằng nhiều nỗ lực tìm tòi sáng tạo. Ông không chịu để câu văn rơi vào tình trạng chữ nghĩa sáo mòn và lối biểu hiện nghèo nàn. Có nhiều hiện tượng vốn khô khan, khó miêu tả nhưng dưới ngòi bút ông đã trở nên sinh động, cách diễn tả nhiều cảm hứng, liên tưởng đẹp, so sánh thích hợp, chữ nghĩa chọn lọc và gợi cảm…Trong các truyện kể ông chú ý cả ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ người kể chuỵên tạo ra được sự hoà hợp…” Trả lời câu hỏi của GV dựa vào tiểu dẫn SGK I. Tiểu dẫn về tác giả và tác phẩm : 1. Tác giả Tô Hoài HS nêu được: Tên thật của nhà văn là Nguyễn Sen, sinh năm 1920, tại Nghĩa Đô- Cầu Giấy – Hà Nội (trước thuộc phủ Hoài Đức bên cạnh con sông Tô Lịch, vì thế có bút danh là Tô Hoài). Ông được công chúng yêu mến ngay từ những sáng tác đầu tay, nhất là truyện Dế Mèn phiêu lưu ký, cùng hàng loạt các tác phẩm khác chủ yếu viết về cuộc sống và phong tục tập quán của nông thôn VN trước CMT8. 1943, Tô Hoài tham gia Hội văn hoá cứu quốc, bên cạnh việc viết báo chí phục vụ cho kháng chiến và nhiệm vụ CM, nhà văn vẫn dành tâm huyết cho sáng tác. Truyện Tây Bắc là một trong số đó. Sau 1954, Tô Hoài trở lại với công việc ông yêu thích là viết văn. ông là con người của văn chương, của công việc. Sức sáng tạo không ngừng ấy đã đóng góp cho VHDT một khối lượng khổng lồ: hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại: truyện ngắn, truyện dài, hồi ký, kịch bản phim, nghiên cứu và kinh nghiệm sáng tác… trong số đó, người đọc đặc biệt yêu mến các tác phẩm : Dế Mèn phiêu lưu ký, O chuột, Nhà nghèo, Truyện Tây Bắc, Miền Tây… Năm 1996, ông được nhận giải thưởng HCM về VHNT. * Theo em, điều gì đã đưa đến sự ra đời của tập truyện này? Những truyện ngắn trong đó đã giúp ta hiểu được gì về cuộc sống của người dân Tây Bắc? Ta thấy được sự quen thuộc nào trong ngòi bút Tô Hoài? Vậy là hình ảnh của nhân dân vùng rẻo cao Tổ Quốc đã trở thành một ám ảnh đời sống, một thôi thúc nghệ thuật để nhà văn cho ra đời một thiên truyện ngắn đặc sắc. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vẻ đẹp của thiên truyện ấy , đồng thời qua truyện mà hiểu về tấm lòng của nhà văn đối với nhân dân. Hs trả lời câu hỏi trên cơ sở SGK 2. Tác phẩm Truyện Tây Bắc HS nêu được: Tác phẩm là kết quả chuyến đi dài ngày của nhà văn cùng bộ đội lên giải phóng Tây Bắc năm 1952. 8 tháng sống gắn bó và nghĩa tình với nhân dân các dân tộc Thái, Mường, Hmông… đã giúp nhà văn tái hiện một cách xúc động về cuộc sống tủi nhục của đồng bào miền núi Tây Bắc dươí ách phong kiến và thực dân. Họ bị tước đoạt tài sản và cả quyền sống chính đáng cũng như nhân phẩm. Trong cảnh đau thương ấy, CM đã dến với họ và thức tỉnh họ. Tập truyện là một thành công của Tô Hoài trong việc nhận thức và khám phá hiện thực kháng chiến ở một địa bàn đặc biệt vùng cao phía Tây Bắc của Tổ quốc. Tác phẩm in dấu rõ nét phong cách nghệ thuật đặc sắc của Tô Hoài: màu sắc dân tộc đậm đà; chất thơ, chất trữ tình thấm đượm; ngôn ngữ giàu tính tạo hình. GV bổ sung cho HS tham khảo lời tự bạch của nhà văn: “ Năm 1952, tôi theo bộ đội chủ lực, tiến quân vào miền Tây, tham dự chiến dịch giải phóng Tây Bắc…Cái kết quả lớn nhất và trước nhất của chuyến đi 8 tháng ấy là đất nước và con người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều, không thể bao giờ quên. Không thể bao giờ quên được lúc vợ chồng A Phủ tiễn tôi ra khỏi dốc núi Tà Sùa rồi cùng vẫy tay gọi theo: “Chéo lù! Chéo lù!” (Trở lại…)…Hai tiếng “Trở lại” chẳng những nhắc tôi có ngày trở lại, mà tôi phải đem trở lại cho những người thương ấy một kỷ niệm tấm lòng mình, một cái gì làm hiển hiện lại cuộc đời người Mèo trung thực, chí tình, dù gian nan đến thế nào, bao giờ cũng đợi cán bộ, đợi bộ đội, bao giờ cũng mong anh em trở lại…Hình ảnh Tây Bắc đau thương mà dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tôi. Những chiến khu của các dân tộc một lòng kháng chiến. Dân tộc Mường ở bản Thải, dân tộc Thái ở Ngọn Lao, người Dao Nga Hoàng ở Suối Ron, người Mèo ở khu 99, ở Pú Nhung, người Xá, người Puộc trên sông Nậm Mu… Trong kháng chiến, mỗi chúng ta đều trải biết rất nhiều việc dồn dập, mãnh liệt, nhiều việc tưởng không thể quên, nhưng rồi việc khác ập đến, cái hôm qua lại nhãng đi. Nhưng lần tôi đi Tây Bắc này khác thế. Cho tới hôm nay, tôi vẫn bồi hồi nhớ như in. Một ám ảnh mạnh mẽ thúc đẩy tôi sáng tác – ý thức thiết tha với đề tài là một quyết định.” GV: gọi là truyện ngắn nhưng tác phẩm khá dài. Truyện chia làm hai phần khá rõ, tương ứng với hai giai đoạn trong cuộc đời hai nhân vật. SGK chỉ trích giảng phần 1- tập trung nhiều hơn vẻ đẹp cả trong nội dung và nghệ thuật của tác phẩm – phần 2 các em đọc tham khảo tóm tắt. - Gọi 1-2 HS tóm tắt lại tác phẩm. Dựa vào đó, em hãy tìm hiểu xem nhà văn muốn nói điều gì trong tác phẩm của mình? * Phần thứ nhất như một cuốn phim tái hiện lại cuộc đời của hai nhân vật khi còn ở Hồng Ngài. Theo em, có thể tách nó thành mấy đoạn ý? GV: Số phận của hai người có nhiều nét giống nhau nhưng xuất phát từ hai hoàn cảnh khác nhau nên họ có những nét tính cách khác biệt. Trước hết, chúng ta cùng đến với cuộc dời của cô Mỵ, một nhân vật có lẽ đã giành được nhiều tình cảm yêu thương của ngòi bút Tô Hoài. HS theo dõi gợi ý của GV, đọc thầm trích đoạn. Một em đọc văn bản tóm tắt do mình thực hiện ở nhà. II. Tìm hiểu nội dung và vẻ đẹp của thiên truyện. Hoạt động 1: 1. Tìm hiểu sư bộ về trích đoạn SGK. Thông qua cuộc đời đau khổ, đẫm nước mắt của Mỵ và A Phủ, nhà văn đã phản ánh chân thực đời sống bi thảm khốn khổ của người dân miền núi dưới ách thống trị của bọn phong kiến tàn ác đông thời bênh vực cho quyền sống của con người, hơn thế, ông còn khẳng định khả năng thức tỉnh để tự giải phóng mạnh mẽ của quần chúng. Nhà văn cũng khẳng định vai trò của CM, chính sách dân tộc đúng đắn của Đảng qua hình tượng nhân vật A Châu. Kết cấu gồm 3 phần: - Mỵ và cảnh sống bi thảm trong thân phận làm dâu gạt nợ nhà thống lý. - A Phủ và con đường dẫn đến cuộc sống nô lệ trừ nợ cho nhà thống lý. - Mỵ cứu A Phủ và cả hai trốn đến Hồng Ngài. *HS đọc đoạn văn mở đầu. Nhân vật Mỵ đã hiện ra như thế nào, trong khung cảnh ra sao?. Cách vào truyện như thế của nhà văn có dụng ý gì khi đưa nhân vật đến với người đọc? 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu nhân vật Mỵ: Mỵ và cảnh sống bi thảm trong thân phận làm dâu gạt nợ nhà thống lý Mỵ hiện ra trên trang văn với dáng vẻ: “ngồi quay sợi bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa” và nét mặt: “buồn rười rượi”. Dáng vẻ và nét mặt ấy có vẻ lạc lõng trong khung cảnh: “giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng” của thống lý Pá Tra. Nó khơi gợi sự tò mò, thắc mắc ở người đọc, để rồi vỡ lẽ: “cô ấy không phải con gái nhà Pá Tra; cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lý Pá Tra.”. Cách giới thiệu gián tiếp như vậy của Tô Hoài đã đưa người đọc tiếp xúc với nhân vật với một cảm giác vừa gần gũi cảm thông, vừa băn khoăn tò mò muốn hiểu sâu hơn về cô gái ấy. Ông đã khiến chúng ta thấy cô Mỵ của tộc người Mèo trên đỉnh núi cao không phải xa lạ, cách biệt mà trở nên gần gũi, quen thuộc như những nàng thiếu nữ trong các câu truyện cổ hoặc như nàng Kiều, như chị Dậu…mà ta đã biết trong văn chương. * Khi chưa trở thành con dâu nhà thống lý, Mỵ là một cô gái như thế nào?. Đièu gì đã đưa cô đến nhà thống lý làm vợ A Sử? Mỵ là một thiếu nữ xinh đẹp và tài hoa. Cô có tài thổi sáo tới mức: “có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mỵ”. Không trực tiếp được miêu tả, nhưng một nhận xét của nhà văn đã lập tức nhắc ta về một cô Mỵ đáng yêu,đầy quyến rũ: “Trai đến đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mỵ”. Căn buồng phía chái nhà người Hmông dành cho con gái là nơi hò hẹn của trai làng gái bản mỗi độ xuân về. Mỵ lại là người con hiếu thảo và nhất là có cá tính mạnh mẽ. Khi thống lý Pá Tra đến hỏi Mỵ về làm vợ A Sử, cô đã kiên quyết trả lời bố: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô trả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu”. Một cô gái như thế đáng được sống trong yêu thương và hạnh phúc. Song, có phải là hông nhan bạc mệnh hay là lỗi bởi cô sinh ra trong một gia đình nghèo. Những đêm tình mùa xuân say mê ấy cũng chính là thời điểm bắt đầu cho cuộc đời đầy bất hạnh của Mỵ: “Một đêm khuya, Mỵ nghe tiếng gõ vách. Tiếng gõ vách hò hẹn của ngừơi yêu.Mỵ hồi hộp lặng lẽ quơ tay lên thì gặp hai ngón tay lách vào khe gỗ, sờ một ngón có đeo nhẫn. Người yêu của Mỵ thường đeo nhẫn ngón ấy. Mỵ bèn nhấc tấm ván gỗ. Một bàn tay dắt Mỵ bước ra. Mỵ vừa bước ra, lập tức có mấy người choàng đến, nhét áo vào miệng Mỵ rồi bịt mắt, cõng Mỵ đi…”. Vậy là, món nợ cha mẹ mang từ kiếp trước, bây giờ con gái phải gánh thay, không thể nào làm khác được. Mỵ đã trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lý. * HS đọc phần tiếp từ: Có đến hàng mấy tháng... bao giờ chết thì thôi. Mỵ sống cuộc sống như thế nào trong nhà thống lý? Cô phản ứng ra sao trước cảnh ngộ của bản thân? - Cá tính mạnh mẽ không cho Mỵ chấp nhận ngay hoàn cảnh: “Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mỵ cũng khóc.” Nước mắt rơi xuống, ý nghĩ phản kháng nảy sinh. Cô trốn về nhà, trong tay mang sẵn nắm lá ngón, quỳ lạy cha để đi chết. Nhưng nước mắt cay đắng của người cha đã giữ cô ở lại với cuộc sống. Mỵ bưng mặt khóc, không đành lòng chết: “Mỵ chết thì bố Mỵ còn khổ hơn bao nhiêu lần bây giờ nữa”. Cô ném nắm lá ngón đi, cũng là ném bỏ khát vọng giải thoát của riêng mình, trở về nhà thống lý. - Cuộc sống của Mỵ trôi qua dần trong nhà thống lý ra sao cô cũng không quan tâm đến. Đó là cuộc sống hay là một sự đoạ đầy triền miên về cả thân xác và tinh thần. Mang tiếng là dâu con nhưng thân phận của Mỵ nói riêng và của những người đàn bà trong nhà thống lý thì: “Một đời con người chỉ biết đi theo đuôi con ngựa của chồng”, chẳng khác gì thân phận đầy tớ,thậm chí còn không bằng thân trâu ngựa: “con trâu, con ngựa làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân nhai cỏ. đàn bà con gái nhà này thì vùi đầu vào việc cả ngày lẫn đêm”. * Đó là sự hy sinh cho cha, sống vì cha. Nhưng khi cha qua đời, tại sao Mỵ không tìm đến nắm lá ngón một lần nữa?. Em suy nghĩ như thế nào về thái độ ấy của Mỵ? Gợi ý bằng các câu hỏi nhỏ: *Không muốn sống trong cuộc sống không tình yêu hạnh phúc, Mỵ tìm đến cái chết. Nay vẫn trong cảnh sống ấy mà lại không tưởng đến chết thì là thế nào? * Mỵ có suy nghĩ ra sao về thân phận của mìn trong nhà thống lý? * Những nỗi khổ màMỵ phải chịu đựng trong nhà thống lý là như thế nào? Chi tiết nào theo em là đặc sắchơn cả? Vì sao? Khi cha qua đời, đáng lẽ Mỵ có thể giải thoát cho kiếp sống trâu ngựa của mình. Nhưng “Mỵ không còn tưởng đến Mỵ có thể ăn lá ngón tự tử nữa. ở lâu trong cái khổ, Mỵ thành ra quen với cái khổ”. Một chi tiết xót xa, chua chát. Khi còn nghĩ đến cái chết, tức là còn bất bình với cuộc sống không ra sống, tức là còn muốn sống. Nhưng khi không còn tìm đến sự giải thoát khỏi kiếp sống bi thảm cũng tức là niềm tha thiết với sự sống cũng không còn. Điều đó mới thực là đáng sợ. Mỵ rốt cuộc kéo dài sự tồn tại vật vờ, vô thức: “Bây giờ thì Mỵ tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa…ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Mỵ cúi mặt không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau…mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại…”. Bị vùi dập trong công việc, Mỵ còn bị chà đạp cả thân xác: khi muốn đi chơi, bị chồng lấy dây đay trói đứng vào cột nhà; khi bóp thuốc cho chồng, mệt quá, lỡ thiếp đi thì bị chồng lấy chân đạp vào mặt, ngồi sưởi lửa hơ tay, chồng cũng đạp ngã quay ra bên bếp lửa…. Mỵ câm lặng, không phản ứng gì. Đau đớn hơn, cô còn bị đày đoạ về tinh thần: “cái buồng Mỵ nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mỵ nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy trông ra đến bao giờ chết thì thôi”. Chi tiết tả thực nhưng cũng chính là một hình ảnh ẩn dụ đặc sắc về cái ngục thất tinh thần, giam hãm và cấm cố tuổi thanh xuân của Mỵ, làm héo hắt và lụi tàn tâm hồn khát sống và ham sống của một người con gái vô cùng đấng sống. Cuộc sống không ra sống ấy đã khiến một cô Mỵ xuân tình xuân sắc ngày nào nay trở thành “một con rùa lùi lũi nuôi trong xó cửa”, câm lặng và vô cảm, tới mức khi bị vùi dập, bị tước đoạt quyền sống của chính mình cũng không cảm nhận thấy. * Từ việc miêu tả số phận đầy đau khổ của nhân vật Mỵ, nhà văn Tô Hoài muốn gửi đến cho người đọc điều gì? Thân phận đau khổ đắng cay của Mỵ đã được tái hiện chân thực sắc nét dưới ngòi bút đầy yêu thương và xót xa của nhà văn. Mỗi chi tiết về nhân vật chúng ta như cảm nhận thấy những trăn trở của ông về con người, về cuộc sống. Đó cũng là một bằng chứng kết tội đanh thép bọn thống trị phong kiến tàn ác đã lợi dụng sức mạnh của cường quyền và thần quyền để chà đạp và bóc lột tàn nhẫn đối với những con người lương thiện bất hạnh, tước đoạt quyền sống, quyền hạnh phúc chính đáng của con người. * Nhưng giá trị nhân đạo của tác phẩm có phải chỉ dừng lại ở đó? Liệu cô gái vốn mạnh mẽ và giàu sức sống là Mỵ mãi mãi bị nhấn chìm trong thân kiếp nô lệ ấy? Điều gì sẽ đưa cô ra khỏi sự âm thầm cô độc và tìm lại chính bản thân mình dù chỉ trong một khoảnh khắc của sự sống? Câu hỏi nhỏ để gợi ý: * Không khí của mùa xuân năm ấy có gì khác thường? * Trong những ngày Tết khác thường đó, Mỵ đã uống rượu ra sao? Rượu có tác động gì đến tâm hồn của người đàn bà bấy lâu nay âm thầm mòn mỏi? * Âm thanh nào của những đêm tình mùa xuân đã gợi nhắc về quá khứ với Mỵ nhiều nhất?Em hãy nêu lên những cảm nhận ngắn gọn của mình về nghệ thuật miêu tả âm thanh ấy của nhà văn? ( Được nhắc đến mấy lần? Mỗi lần có sự tác động khác nhau như thế nào đến tâm hồn Mỵ? * Tiếng sáo gọi bạn yêu khi hoà nhập thành tiếng lòng của người thiếu phụ đã làm biến đổi cô như thế nào? Diễn biến tâm trang của Mỵ ra sao? Tác giả miêu tả như thế có hợp lý không? Vì sao? * Khi A Sử về, hỏi Mỵ và thậm chí trói đứng Mỵ vào cột nhà Mỵ có phản ứng gì không? tại sao lại thế? * Khi hơi rượu đã nhạt tiếng sáo đã xa, Mỵ tỉnh lại trong một tâm lý ra sao? Thái độ ấy của Mỵ phải chăng là mâu thuẫn vớicon người trước đó của chính cô? * Từ những phân tích trên, em hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật của nhà văn Tô Hoài?. Sự miêu tả đó có cho ta hiểu được gì về thái độ của ông đối với con người, đặc biệt là những người bị chà đạp, áp bức? Tinh thần nhân đạo sâu sắc của ngòi bút Tô Hoài đã phát hiện và trân trọng nâng niu khát vọng sống vốn tiềm ẩn bất biến trong tâm hồn Mỵ. Khát vọng ấy như lớp than hồng âm ỉ bị che lấp bởi tro bụi của khổ đau và lạnh giá trong tâm hồn chỉ chờ dịp là bùng lên mạnh mẽ. - Trước hết là tác động của không khí Tết. Những ngày Tết là thời gian vui chơi được đón đợi nhất của người dân các tộc ít người, sau cả một năm vật lộn bươn trải với miếng cơm manh áo. Tết năm ấy ở Hồng Ngài đến sớm hơn mọi năm, “lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội.”. Nhưng những chiếc váy hoa đã được đem ra phơi trên các mỏm đá xoè như con bướm sặc sỡ…Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà”. Không khí ấy ắt hẳn đã có một chút lay động đến người đàn bà âm thầm trong nhà thống lý. - Sau là tác động của rượu: “Mỵ lén lấy hũ rượu, cứ uống ừng ực từng bát. Rồi say, Mỵ lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng nhưng lòng Mỵ đang sống về ngày trước”.Hơi rượu nồng nàn toả, giúp Mỵ tạm quên đi hiện tại, sống trở về với những ngày xưa, trở về với cô Mỵ xuân tình xuân sắc ngày nào, sống lại những đêm tình mùa xuân. - Có tác động lớn nhất trong việc hồi sinh tâm hồn Mỵ là tiếng sáo. Ngòi bút Tô Hoài đến đây quả thực đã bộc lộ được chiều sâu nhân ái trong khả năng phân tích và diễn tả những biến thái tinh tế và phức tạp của tâm hồn nhân vật. Tìm sâu vào tận cùng của ý thức và đáy sâu tiềm thức của nhân vật, ông đã khơi lên ánh sáng và hơi ấm của niềm khát sống bấy lâu bị chôn vùi bởi khổ đau và cay đắng. Trong đêm tình mùa xuân năm ấy, trong hơi rượu ngây ngất, Mỵ đã đón nghe tiếng sáo và tiếng hát tìm bạn của trai gái trong làng.Tiếng sáo ấy là biểu tượng của mùa xuân, của khát vọng hạnh phúc: “Ngày trước, Mỵ thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mỵ uống rượu bên bếp lửa và thổi sáo. Mỵ uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mỵ hết núi này sang núi khác.”. Tiếng sáo mới đầu còn xa xăm, mơ hồ từ ngoài núi vọng về, sau mỗi lúc một gần hơn: nó trở thành tiếng sáo gọi bạn yêu, gọi bạn tình dặt dìu tha thiết; nó không chỉ là thanh âm nữa mà như có tiếng có thần thái, như tình ai không thể tan…và cuối cùng nó nhập hẳn vào trong lòng Mỵ, trở thành tiếng nói tâm hồn của người con gái. Tiếng sáo đã cuốn Mỵ ra khỏi tâm trạng thờ ơ, nguội lạnh trong cuộc sống “phi thời gian” bấy lâu nay. Mỵ sống lại những ngày tuổi trẻ tràn ngập hạnh phúc mà ngắn ngủi đã qua: “Mỵ thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước. Mỵ trẻ lắm. Mỵ vẫn còn trẻ. Mỵ muốn đi chơi.”. Ngọn lửa của niềm ham sống bấy lâu tưởng đã tắt lịm nay bỗng trỗi dậy mạnh mẽ. Phản ứng đầu tiên đến với Mỵ là ý nghĩ “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này , Mỵ sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”. Đó là dấu hiệu của một sự bừng tỉnh, nhận rõ tình cảnh đau xót dai dẳng của kiếp sống mình, không muốn tiếp tục cuộc sống “không có lòng với nhau mà vẫn phải sống với nhau”. Cho đến khi tiếng sáo xâm nhập thế giới nội tâm của Mỵ, trở thành sự hiện hữi bên trong tâm linh nhân vật thì Mỵ đã đứng dậy: “đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”. Như vậy Mỵ cũng đông thời thắp lên một ánh sáng rọi vào cuộc đời tăm tối triền miên của mình trong nhà thống lý Pá Tra. Mỵ hành động như một con người tự do, đi theo tiếng gọi của lòng mình: “quấn lại tóc, lấy cái váy hoa, mặc thêm cái áo mới” sửa soạn đi chơi tết. Cô không nghe tiếng A Sử hỏi, thậm chí cũng không có phản ứng gì khi bị A Sử nắm lấy, trói đứng Mỵ vào cột nhà, cuốn cả tóc Mỵ lên cột để Mỵ không cúi cũng không nghiêng được. Sự tàn ác đến bình thản lạnh lùng ấy của A Sử Mỵ cũng không để tâm. Như vậy, tiếng gọi của sự sống tha thiết, mãnh liệt đến mức, sợi dây trói của đời thực không đủ sức làm kinh động giấc mơ thiếu nữ trong người thiếu phụ. Tâm hòn Mỵ vẫn đi theo những cuộc chơi, những đám chơi, đắm mình trong tiếng sáodặt dìu quyến rũ. Cho đến khi Mỵ vùng bước chân theo tiếng sáo thì cô mới cảm nhận được cái đau thít vào da thịt của sợi dây trói nghiệt ngã. Suốt đêm ấy, Mỵ sống trong sự giằng xé giữa thực tại nghiệt ngã và niềm khao khát sống tự do, giữa tiếng chân ngựa đạp vách, tiếng chó sủa xa xa và tiếng sáo gọi bạn vẫn giục giã, bồi hồi: “Anh ném pao, em không bắt. Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…”. Cô thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa, để đến khi tỉnh dậy, giấc mơ hạnh phúc vụt tan biến, Mỵ còn trơ lại với nỗi bàng hoàng trong không gian im ắng không một tiếng động, nhận thấy rõ sợi dây trói thít siết vào da thịt không thể giãy giụa, để lại trở về với cô Mỵ của ngày hôm trước, câm lặng và lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa của nhà thống lý. GV: Có thể thấy, đoạn văn miêu tả diễn biến tâm trạng Mỵ là đoạn văn thành công nhất của thiên truyện. Nhà văn đã tỏ rõ bản lĩnh ngòi bút khi ông phân tích những biến thái của tâm hồn Mỵ, từ chỗ lạnh giá, vô cảm đến chỗ ý thức dần về thân phận của mình, tha thiết được tự do, được trở về với thời thiếu nữ bồng bột say mê mà không rơi vào khiên cưỡng hay vội vàng. Giọng trần thuật là giọng nửa trực tiếp nên nhà văn như nhập thân vào tâm tư nhận vật, sống trong những vui buồn thổn thức của nhân vật, cảm nhận thấu đáo và sâu sắc những nỗi niềm day dứt, trăn trở của nhân vật. Nếu không có một tấm lòng cảm thông chân thành với con người, thì tài năng không đủ để tạo nên sự thành công ấy * HS đọc phần tiếp theo: “Mỵ quên cả đau…không còn lắc được nữa”. A Phủ là một chàng trai có cuộc đời và tính cách như thế nào?Anh đã xuất hiện trong tác phẩm ra sao? Cách giới thiệu nhân vật như vậy của nhà văn Tô Hoài có hiệu quả nghệ thuật gì? 2. Hoạt động 3: A Phủ và cuộc sống nô lệ trong thân phận người ở trừ nợ trong nhà thống lý. - A Phủ xuất hiện một cách đột ngột, trong cuộc đánh nhau của trai làng bên với bọn A Sử. Cách giới thiệu như thế đã gây sự chú ý với người đọc về một chàng trai có nhiều nét tiêu biêủ cho các chàng trai Hmông. Khi A Sử cậy thế làm càn đến phá cuộc chơi của đám thanh niên, thì: “Một người to lớn chạy vụt ra, vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử. Con quay gỗ ngát lăng vào giữa mặt. Nó vừa kịp bưng tay lên, A Phủ đã xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé vai áo, đánh tới tấp”. Cuộc đối đầu với A Sử thật hiên ngang và trận đòn trả thù mới áp đảo và hả hê làm sao bởi hàng loạt các từ ngữ chỉ hành động nhanh, mạnh, dứt khoát. Chàng trai ấy là một thanh niên nghèo, suốt đời đi làm thuê, không anh em, họ hàng, không ruộng đất, đến ngay cả cái vòng bạc đeo cổ để đi chơi ngày Tết cũng không có nốt. Nhưng chính cuộc sống cùng cực ấy đã hun đúcthêm ở A Phủmột sức sống mạnh mẽ, lòng ham chuộng tự do và một tính cách thật gan góc, cùng một tài năng lao động đáng quý. Anh thạo mọi công việc “biết đúc lưỡi cày, biết đục cuốc, lại cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo”. Chàng trai ấy là người con của núi rừng tự do. Cuộc sống phóng khoáng, ưa tự do, gần gũi với thiên nhiên và chất phác của A Phủ cũng là một nét tính cách dặc trưng của người Mèo. Nhà văn Tô Hoài đã mang đến cho người đọc một con người gần gũi như những chàng trai nghèo khó vốn hay gặp trong văn chương dân gian: chàng Khó, chàng Mồ côi bất hạnh song rất lương thiện và quả cảm. * Song trận đánh hào hùng ấy đã đem đến kết cục ra sao cho A Phủ? Đọc đoạn văn miêu tả cảnh A Phủ bị đánh phạt em có cảm giác thế nào? * Từ việc thuật lại những hành động tàn nhẫn vô nhân đạo của đám chức việc trong làng, đặc biệt là thống lý Pá tra, ngòi bút của nhà văn đã hướng đến đối tượng nào, với một thái độ ra sao? Hs có được thái độ phẫn nộ đối với cảnh tượng phạt vạ A Phủ cảu cha con nhà thống lý, nhận ra những vô lý trong thân phận của A Phủ khi phải là người ở trừ nợ cho thống lý. GV: Trận đánh thật hả hê nhưng cũng chính nó đã là nguyên nhân đẩy A Phủ đến chỗ bị tước đoạt tự do và rơi vào kiếp sống nô lệ. Chi tiết này đã làm tăng sức tố cáo của tác phẩm: Một chàng trai khoẻ mạnh, gan góc, vốn không nợ nần gì nhà thống lý Pá Tra, lại lao động giỏi, sống tự do như chim trời giữa núi rừng, vậy mà cuối cùng cũng không thoát khỏi ách áp bức của chúa đất, phải rơi vào thân phận nô lệ suốt đời trong nhà thống lý. Hơn thế nữa, cho đến đời con, đời cháu cũng vậy, bao giờ trả hết nợ thì thôi. - Cảnh bọn chức việc trong làng xử kiện A Phủ lại thêm một bức tranh sống động giàu sức tố cáo về một tập tục là hiện thân của ách áp chế kiểu trung cổ ở miền núi. Nó diễn ra trong khói thuốc phiện mù mịt “tuôn ra các lỗ cửa sổ tun hút xanh như khói bếp” và

File đính kèm:

  • docVHVN lop 12.doc