Giáo án văn lớp 11 năm học 2004 – 2005

A. Kiểm tra bài cũ :

 

 

B. Yêu cầu : Giúp học sinh hiểu :

1. Đoạn trích phản ánh một sự kiện lịch sử sôi động cả kinh thành Thăng Long vào những năm 80 của thế kỉ XVIII : Sự kiện lính kiêu binh nổi dậy tôn Trịnh Tông lên ngôi chúa, tiêu diệt phe cánh Đặng Thị Huệ, quận Huy, phò Trịnh Cán  tính chất bất lực cùng cực của các tập đoàn phong kiến đương thời : mâu thuẫn giữa những thế lực có địa vị lại được giải quyết bằng sự can thiệp của tầng lớp tay sai có địa vị thaáp nhất (quân lính) trong phủ chúa.

2. Những đặc sắc trong bút pháp nghệ thuật của tiểu thuyết lịch sử cổ điển :

- Tính chất biên niên cụ thể trong bút pháp ghi chép sự kiện.

- Tính cách nhân vật được miêu tả cụ thể trong hành động và ngôn ngữ đối thoại.

Thái độ tác giả biểu hiện qua ngôn ngữ phê phán trực diện hoặc qua bút pháp trào phúng.

 

doc26 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1425 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án văn lớp 11 năm học 2004 – 2005, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO BÌNH DƯƠNG TRƯƠNG THPT BÌNH PHÚ GIÁO ÁN VĂN LỚP 11 Năm học 2004 – 2005 Giáo viên : Tổ Văn VAÊN HOÏC VN TÖØ THEÁ KYÛ X ÑEÁN HEÁT THEÁ KYÛ XIX (Tieáp theo chöông trình lôùp 10 ) Tiết 1-2 : KIÊU BINH NỔI LOẠN ( Trích Hoàng Lê Nhất thống chí ) - Ngô Gia Văn Phái – Kiểm tra bài cũ : Yêu cầu : Giúp học sinh hiểu : Đoạn trích phản ánh một sự kiện lịch sử sôi động cả kinh thành Thăng Long vào những năm 80 của thế kỉ XVIII : Sự kiện lính kiêu binh nổi dậy tôn Trịnh Tông lên ngôi chúa, tiêu diệt phe cánh Đặng Thị Huệ, quận Huy, phò Trịnh Cán à tính chất bất lực cùng cực của các tập đoàn phong kiến đương thời : mâu thuẫn giữa những thế lực có địa vị lại được giải quyết bằng sự can thiệp của tầng lớp tay sai có địa vị thaáp nhất (quân lính) trong phủ chúa. Những đặc sắc trong bút pháp nghệ thuật của tiểu thuyết lịch sử cổ điển : Tính chất biên niên cụ thể trong bút pháp ghi chép sự kiện. Tính cách nhân vật được miêu tả cụ thể trong hành động và ngôn ngữ đối thoại. Thái độ tác giả biểu hiện qua ngôn ngữ phê phán trực diện hoặc qua bút pháp trào phúng. Dạy bài mới : Giới thiệu : Tác giả : “HLNTC” do dòng họ Ngô Thì sáng tác Ngô Thì Chí : soạn 7 hồi đầu tác phẩm (phần chính) Ngô Thì Du : soạn 7 hồi tiếp theo (phần phụ) Ngô Thì Thiến : soạn 3 hồi cuối. Tác phẩm : Thể loại : Tác phẩm tự sự văn xuôi chữ Hán, viết theo thể chương hồi Nội dung : Viết về những sự kiện lịch sử xảy ra khoảng 3 thập kỉ cuối cùng của TK XVIII khi Trịnh Sâm lên ngôi chúa (1768) đến lúc Gia Long lên ngôi vua (1802) à sự suy thoái triều Lê - Trịnh và khí thế của phong trào Tây Sơn. Xuất xứ - Đại ý của đoạn : Đoạn trích là hồi thứ 2 của HLNTC Phản ánh sự kiện lính kiêu binh nổi dậy tôn Trịnh Tông lên ngôi chúa, tiêu diệt phe cánh Đặng Thị Huệ -quận Huy à cuộc khủng hoảng trong nội bộ giai cấp thống trị đương thời sau khi Trịnh Sâm chết. Phân tích : Hàng ngũ quân lính trong cuộc biến động : Động cơ nổi dậy của kiêu binh : Bất bình trước việc “Bỏ trưởng lập thứ” (Nhà chúa bỏ con cả… bất bình lắm). Họ bị lợi dụng, phò Trịnh Tông theo sự cổ động những ngöôøi thân tín Thế Tử (Lòng người… đánh chén). Tính chất : Vô tổ chức, manh động (hoàn toàn nghe theo ý kiến kế hoạch của những người cầm đầu , không qui định ngày giờ nổi dậy…). Sức mạnh của kiêu binh : Tinh thần hăng hái và sự đồng lòng (3 quân hưởng ứng, hò reo, quát tháo, giết và đánh phá dinh thự quaän Huy) à Hành động và uy thế của kiêu binh đã xoay chuyển tương quan lực lượng giữa các phe. Hàng ngũ giai cấp thống trị trong cuộc biến động : Trịnh Tông : người thắng thế. Động cơ hành động : Giành lại quyền vị. Tính cach : Ngồi không huởng thụ thành quả (với mọi mưu tính, kế hoạch đều do bầy tôi thân tín chủ động khởi sự ) Bất lực (Trong lúc gấp… rước pho tượng phật) à thái độ châm biếm kín đáo của tác giả è Trịnh Tông đuợc lên ngôi chúa nhưng thực chất cũng tiêu biểu cho sự bất lực của một tập đoàn giai cấp. Quận Huy : kẻ thất bại. Một đại thần nắm quyền lực của triều đình, một con người ngoan cố nhất. Một con người bị cô lập, có kết cục thảm hại (bị giết chết, nhà cửa bị phá tan tành) Kết thúc màn kịch : Tân chúa đã lên ngôi nhưng sự chém giết vẫn tiếp diễn (luôn trong mấy ngày… chưa dứt) à Kiêu binh sẽ tiếp tục là “kiêu binh”. Tổng kết : Qua bút pháp chân thực, hình ảnh ngôn ngữ có tính chất trào phúng miêu tả sự kiện “lên ngôi chúa” của Trịnh Tông, đoạn trích là bức tranh tố cáo sự suy yếu, khủng hoảng, bất lực cùng cực của tập đoàn phong kiến đương thời Tiết 9 : BÀI CA NGẤT NGƯỞNG - Nguyễn Công Trứ - Kiểm ta bài cũ : Yêu cầu bài mới : giúp học sinh hiểu Bài thơ có giá trị thể hiện những đặc điểm trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Nguyễn Công Trứ. Sáng tác theo thể ca trù. Số lượng lớn từ ngữ Nôm ( nhiều ngôn ngữ thông tục hàng ngày). Cái tôi đối lập với tập đoàn. Hình tượng nghệ thuật biểu hiện khuynh hướng khát vọng tự do : Thái độ khinh đời ngạo thế à tự ý thức về tài năng, phẩm chất và giá trị bản thân. Bên cạnh phong các trào phúng là màu sắc triết lý vừa có dư âm truyền thống, vừa có yếu tố báo hiệu tinh thần hiện đại : Ý thức về cái tôi. Nội dung – Phương pháp lên lớp : Giới thiệu : Tác giả :( 1778 – 1858) Nhà thơ tiêu biểu của VHVN ở nöûa đầu thế kỉ XIX. Tri thức có tài, có chí, khao khát sự nghiệp công danh nhưng thi cử lận đận. Con đường làm quan có nhiều thăng trầm. Nhà Nho yêu nước, thương dân. Hầu hết sáng tác viết bằng chữ Nôm. Tác phẩm : Thể loại : Ca trù ( luật thơ tự do, kết hợp song thất lục bát, lục bát với kiểu nói lối của hát chèo) Hoàn cảnh sáng tác : 1848 – năm ông cáo quan về quê. Chủ đề : Bài thơ thể hiện phong cách, thái độ ngông nghênh, khác đời ngạo thế, tự ý thức về tài năng, phẩm chất và giá trị của bản thân nhà thơ à sự khác biệt giữa cá nhân và tập đoàn quan lại đương thời. Phân tích : Cảm hứng chủ đạo của bài thơ : Biểu hiện từ “ngất ngưởng” (4 lần) à thái độ, tinh thần con người vươn lên trên thế tục à con người khác đời và và bất chấp mọi người. Tài năng và danh vị xã hội của nhà : “Vũ trụ… phận sự” } à Câu thơ chữ Hán, khẳng định vai trò quan trọng của kẻ sĩ, tự nhận trách nhiệm với niềm kiêu hãnh, tự hào. “Ông Hi Văn… Thừa Thiên… “ } à Từ Hán Việt trang trọng, âm điệu nhịp nhàng (điệp từ, cách ngắt nhịp) è Khẳng định một tài năng lỗi lạc xuất chúng về học vị, chức tước, chiến tích à đánh giá cao về tài năng, nhân cách của mình. Thái độ sống : “Đô môn… đeo ngất ngưởng ” à Hình tượng trào phúng cách làm ngất ngưởng è việc làm người đời khinh thị, cả thế gian kinh kì. “Tay kiếm… ông ngât ngưởng ” à Từ ngữ gợi tả è Lối sống phóng túng thảnh thơi vui vẻ. “Được mất… vướng tục” à Điệp từ phủ định è Tự đánh giá con người mình một cách tổng quát, toàn diện è một nhân cách, một bản lĩnh cao, khinh khi tất cả những gì của thói thường. “Chẳng trái… sơ chung” à Lí tưởng trung quaân giúp đời. “Trong triều… như ông” à câu khẳng định, thái độ ngông ngạo, thách thức, ý thức sâu sắc giá trị cá nhân. Kết luận : Bài thơ xây dựng hình tượng có ý vị trào phúng à nhà thơ tự tổng kết về cuộc đời mình, khẳng định tài năng, phẩm chất, bản lĩnh, nhận thức rõ rệt và đầy đủ về sự khác biệt giữa cá nhân và tầng lớp quan lại chốn triều trung. Đây là sự đối lập giưãa một bậc tài danh có phẩm chất nhà Nho chân chính với một tầng lớp phong kiến bất tài, vô danh. Tiết 10 : DƯƠNG PHỤ HÀNH - Cao Bá Quát - Kiểm tra bài cũ : Yêu cầu bài dạy : Giúp học sinh hiểu được Đề tài và hình tượng nghệ thuật có tính chất độc đáo (hình ảnh người phụ nữ phương Tây, bê cạnh người chồng trên chiếc tàu ngoại quốc), ngòi bút miêu tả biểu hiện nhiều cảm xúc trữ tình phong phú (sự ngạc nhiên và cả niềm tán thưởng kín đáo của tác giả đối với người phụ nữ phương Tây, cũng như với ngôn ngữ, thái độ, cử chỉ, ứng xử giữa một cặp vợ chồng ngoại quốc xa lạ, nỗi quan hoài do niềm liên cảm sâu sắc của nhà thơ). Cao Bá Quát chủ yếu viết bằng ngoại ngữ và thể loại tiếp nhận từ văn học Trung Quốc, nhưng điều đó không hạn chế tính chất phong phú, độc đáo của đề tài và hình tượng, cũng như giá trị nhân văn sâu sắc của thơ ông nói chung và “Dương phụ hành” nói riêng. Nội dung – Phương pháp lên lớp : Giới thiệu : Tác giả : (1808 – 1855) Là một người có nhân cách cứng cỏi, phóng khoáng, có tài năng, đức độ, quan hệ tốt đẹp với gia đình, bè bạn, quê hương, nhân dân , đất nước. Bị sự đố kị của quan trường à chỉ đỗ cử nhân Bất bìng với triều đình à tham gia lãnh đạo nông dân khởi nghĩa à Bị hi sinh Là một nhà thô lớn, sáng tác chủ yếu bằng chữ Hán (trên 1000 bài thơ, hơn 20 bài văn xuôi) Thơ Cao Bá Quát phong phú nội dung : tình yêu quê hương đất nước, gia đình, người nghèo khổ, tự hào với quá khứ lịch sử dân tộc, phê phán mạnh mẽ triều chính đương thời à Bộc lộ tâm hoàn phóng khoáng và trí tuệ sáng suốt tiếp nhận những màu sắc xa lạ với cái nhìn truyeàn thoáng Tác phẩm : Hoàn cảnh sáng tác : Trong dịp Cao Bá Quát đi theo một phái đoàn của triều Nguyễn sang Inđonêsia à có dịp tiếp xúc với người Châu Âu, nền văn minh xa lạ, mở rộng tầm mắt và tâm hồn. Kết cấu : Viết theo lối cổ thể (cổ phong), gồm 2 khổ thơ là 2 bài cổ tuyệt độc lập Căn cứ trên dòng cảm xúc trữ tình có thể chia : 7 câu đầu : Người phụ nữ phương Tây Câu kết : Cảm xúc của tác giả Chủ đề : Qua hìn ảnh một thiếu phụ phương Tây bên cạnh một người chồng trìu mến chăm nom à Nỗi lòng thương nhớ người vợ nơi quê nhà của chính nhà thơ -> Caùi nhìn roäng raûi, phoùng khoaùng, tieán boä Phân tích : Thời gian và không gian : Ánh trăng, gió biển, đêm sương à Không gian rộng lớn à thiên nhiên kì vĩ à liên tưởng đến những con người cô đơn, xa nhà giữa biển cả mênh mông, đêm trường lạnh lẽo. Hình ảnh người thiếu phụ phương Tây : Trang phục : - “Thiếp phụ… trắng phau” à Từ ngữ gợi hình à Trang phục màu trắng toát lên vẻ trắng trong, rạng rỡ à Thái độ ngạc nhiên, sự tán thưởng kín đáo trước vẻ đẹp xa lạ à Tâm hồn nghệ sĩ của nhà thơ. Tư thế - cử chỉ : - “Tựa vai chồng… nâng đỡ dậy” à Miêu tả chi tiết, cụ thể à Nàng như còn nét thơ trẻ, nũng nịu, đòi sự chăm sóc của chồng à Khác biệt với người vợ phương Đông cổ xưa phải hầu hạ chồng à Cái nhìn sắc sảo, tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ è 7 câu thơ dựng nên một hình tượng xa lạ nhưng duyên dáng, đẹp đẽ, gây ấn tượng và gợi niềm tán thưởng, cảm thông trước một thiếu phụ phương Tây bên cạnh người chồng trìu mến chăm nom nàng à Cách nhìn rộng rãi, phóng khoáng, tiến bộ đối với thế giới bên ngoài. Nỗi lòng sâu kín của nhà thơ : - “Biết đâu… biệt ly này” à Câu hỏi đối với người thiếu phụ phương Tây có chồng quấn quít ở cạnh bên à Nỗi lòng thương nhớ người vợ ở quê nhà, khát khao hạnh phúc của nhà thơ è Giá trị nhân văn của bài thơ. Kết luận : Với đề tài và hình tượng nghệ thuật có tính chất độc đáo, bài thơ bộc lộ rõ quan điểm phóng khoáng, không cổ hủ, kì thị dân tộc của nhà tri thức Cao Bá Quát. Đồng thời ở đó cũng bộc lộ tâm hồn thơ phong phú, tài nănng quan sát tinh tế và đặc biệt nghệ thuật miêu tả, ghi việc tài hoa của nhà thơ. Tiết 13-14 : NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU (1822 – 1888) Kiểm tra bài cũ : Yêu cầu bài dạy : Giúp học sinh hiểu được NĐC có cái đẹp trong con ngừơi đến văn chương (cũng như Nguyễn Trãi ngày trước, Hồ Chí Minh về sau ) Về con người : NĐC là một tấm gương sáng ngời về nghị lực, đạo đức, đặc biệt là thái độ suốt đời không mệt mỏi cho lẽ phải, cho quyền lợi nhân dân, đất nứơc. Về văn chương : Sáng tác NĐC là bông hoa nghệ thuật tiêu biểu cho dòng văn chương đạo đức, trữ tình, là ngọn cờ đầu của văn chương chống Pháp gần một trăm năm của dân tộc. Nội dung và phương pháo lên lớp : Tiểu sử : Trước 1858, cuộc đời gặp nhiều đau khổ, bất hạnh : mẹ mất, mù mắt, đường công danh dang dở, tình duyên trắc trở à vừa dạy học, vừa bốc thuốc, vừa làm thơ. Khi thực dân Pháp chiếm Gia Định (1859), bất hợp tác với kẻ thù. Cùng với các lãnh tụ nghĩa quân bàn mưu chống Pháp Cùng nhân dân tham gia phong trào “tị địa” Giặc Pháp tìm mọi cách mua chuộc nhưng ông vẫn nêu cao khí tiết, không chịu khuất phục. 1888 ông từ trần trong niềm thương tiếc của những thế hệ học trò. è Cuộc đời NĐC là một tấm gương sáng ngời về nghị lục và đạo đức, đặc biệt là về thái độ suốt đời gắn bó và chiến đấu cho lẽ phải, cho quyền lợi của nhân dân và đất nước. Trong một đồ Chiểu, có 3 con người đáng quí : một nhà giáo mậu mực, một thầy thuốc tận tâm, một nhà văn, một nhà thơ lớn. Sự nghiệp văn chương : Tình hình sáng tác – Quan điểm nghệ thuật : Tình hình sáng tác : 3 tác phẩm dài : Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, Ngư tiều y thuật vấn đáp. Một số bài văn tế nổi tiếng : Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh. Nhiều bài thơ Đường luật. Quan điểm nghệ thuật : Văn chương của ông nhằm mục đích chiến đấu, bảo vệ đạo đức của nhân dân và quyền lợi của tổ quốc. Làm sách để giúp đời Viết văn là đâm kẻ gian tà, đâm mấy cũng không xiêu không vẹo Văn chương vừa phải có ý đẹp, vừa phải có lời hay. Tác phẩm : Lục Vân Tiên (đề tài đạo đức) Thời điểm sáng tác : Trước khi thực dân Pháp xâm lược Giá trị chung của tác phẩm : - Laøkhuùc ca chiến thắng của những người kiên quyết chính nghĩa mà chiến đấu (Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Hớn Minh, ông Quán) Là bản án kết tội những kẻ bất nhân, phi nghĩa (gia đình Võ Công, Thái Sư, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm… ) è Tác phẩm Lục Vân Tiên trở thành một truyện thơ nổi tiếng. Văn thơ chống thực dân Pháp (Đề tài chống giặc cứu nước) Phơi bày thảm hoạ của đất nước, tố cáo tội ác của giặc ngoại xâm (Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh) Nguyền rủa bọn người theo giặc (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc) Biểu dương những bậc anh hùng cứu nước (thơ đấu Phan Tòng), ca ngợi những người nông dân nghĩa quân (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc), kêu gọi chống giặc đến cùng (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc). Đề cao tinh thần bất hợp tác với kẻ thù (hình ảnh Kì Nhân Sư trong Ngư Tiều Y Thuật… ) Nuôi dưỡng đức tin trong hoàn cảnh chiếm đóng quê huơng đất nước (Xúc cảnh). Phong cách nghệ thuật của thơ văn NĐC : Văn thơ NĐC thoáng nhìn thì khoâng óng mượt, nõn nà mà chân chất, phác thực Nét tiêu biểu nhất trở thành phong cách nghệ thuật hiếm có là tính chất đạo đức - trữ tình à Thơ văn NĐC đã đạt tới thành tựu chung trong văn học dân tộc : Thơ Đường : Có đôi bài đáng được xếp vào hạng những bài thơ Đường xuất sắc. Truyện Thơ : Lục Vân Tiên chỉ đứng sau Truyện Kiều Văn tế : tác phẩm của NĐC là số một trong kho tàng văn tế Việt Nam. è NĐC xứng đáng là nhà văn tiêu biểu nhất cho dòng văn chương đạo đức, là lá cờ đầu của văn thơ chống ngoại xâm thời Pháp thuộc. Tiết 15-16 : VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC - Nguyễn Đình Chiểu - Kiểm tra bài cũ : Yêu cầu bài dạy : Giúp học sinh hiểu được giá trị của bài Văn tế Trước hết nó là tiếng khóc cao cả : khóc cho các nghĩa sĩ hi sinh và cũng là khóc cho tổ quốc đau thương. Qua tiếng khóc cao cả đó, hiện lên một tượng đài nghệ thuật hiếm có về người nông dân nghĩa quân tương xứng với phẩm chất vốn có của họ. Là sự kết hợp rất đẹp giữa tính chất trữ tình với tính chất hiện thực và giọng điệu bi tráng à giá trị sử thi của bài văn tế. Nội dung và phương pháp lên lớp : Giới thiệu : Hoàn cảnh sáng tác: 1861 – Pháp đánh chiếm Cần Giuộc, nghĩa quân tấn công đồn giặc , 21 người hi sinh. Đỗ Quang (tuần phủ Gia Định) cùng nhân dân làm lễ truy điệu, NĐC được uỷ thác viết bài văn tế này. Chủ đề : Với niềm tiếc thương kính phục những nghĩa sĩ hi sinh vì nước, tác giả đã dựng nên một tượng đài nghệ thuật về hình ảnh người nông dân Nam Boä trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp. Thể loại : Văn tế : một thể loại trữ tình, thường được viết theo thể phú luật Đường. Bố cục : gồm 4 phần Lung khởi : Nỗi đau có tính khái quát về người đã chết Thích thực : Hồi tưởng công đức người chết Ai vãn : Than tiếc người chết Kết : Cảm nghĩ và trách nhiệm của người sống đối với người đã chết. Câu văn biền ngẫu : gồm 5 dạng (tứ tự, bát tự, song quan, cách cú, gối hạc) Phân tích : Lung khởi : Câu 1-2 “Hỡi ôi !... tỏ” à Câu văn bát tự ngắt đôi 2 vế đối lập è tình thế hết sức căng thẳng của thời cuộc. “Mười năm… nỏ” àSo sánh đối lập è Khẳng định chuyện mất còn cuaû hai cách sống. Thích thực : Câu 3à15 : Hồi tưởng lại cuộc đời nhân vật :ngöôøi noâng dân – nghĩa sĩ Người nông dân cùng khổ : (Câu 3-5) “Cui cút… chưa từng ngó” à Liệt kê sự việc, sử dụng từ phủ định è cuộc đời lam lũ, cần mẫn làm ăn, tính tình chất phác, chưa hề biết chiến trận binh đao à lòng cảm thông của tác giả. Người nghĩa sĩ töï nguyện đánh Tây : (Câu 6-9) Lòng căm thù giặc sâu sắc : “Tiếng phong hạc… cắn cổ” à điển cố, thành ngữ, so sánh, hình ảnh trực giác, rõ ràng, cụ thể è Nỗi lo sợàlòng căm ghétàý muốn ghê gớmàcăm thù mãnh liệt. Có ý thức trách nhiệm đối với Tố quốc : “Một mối… bán chó” à Từ Hán Việt, điển cố, thành ngữ dân gian, đối lập à có ý thức về cơ đồ thống nhất Tổ quốc là cơ đồ to lớn có thể đứng trong lịch sử à vạch rõ bộ mặt của bọn Việt gian bán nứơc. Tự nguyện đánh giặc, trở thành nghĩa binh : - “Nào đợi… bộ hổ” à Câu khẳng định dưới hình thức phủ định, từ mệnh lệnh, đoäng từ liên tiếp è Hành động tự nguyện đứng vào hàng ngũ nghĩa quân với quyết tâm cao Người dũng sĩ công đồn : (Câu 10-15) - “18 ban võ nghệ… hai họ” à ñoäng từ chỉ hành động mạnh, dứt khoát èTrước khi ra trận, họ không hề được chuẩn bị gì, trang bị vũ khí thô sơ, thiếu thốn nhưng nhất thời đã làm cho giặc thất điên bát đảo. - “Chi nhọc… súng nổ” à động từ mạnh, một loạt yếu tố trùng lặp, câu văn gối hạc, vụn vặt, nhịp điệu gấp gáp, giọng văn dồn daäp è Trận chiến đầu ào ạt, quyết liệt, căng thẳng à tinh thần chiến đấu dũng cảm, gan dạ của nghĩa quân nông dân è Hình ảnh người nông dân nghĩa quân Cần Giuộc hiện lên như một tượng đài nghệ thuật sừng sững, rực rỡ. 3. Ai vãn (Câu 16 – 23) : Nỗi xót thương người nông dân nghĩa quân hi sinh và sự căm giận kẻ thù. - “Những làm…treo mộ” è điển cổ, điển tích è xót thương trước một nghịch cảnh đau đớn. - “Vì ai… ngã gió”; “Sống làm chi… rất khổ” è câu nghi vấn è Sỉ vả trút trách nhiệm vào giặc Pháp xâm lược, vua quan hèn nhát, việt gian theo giặc è những kẻ gây ra nỗi đau mất nuớc. 4. Kết (Câu 24 – 30) : - “Chùa Đông Thạnh… nước đổ”; “Đau đớn bấy… trước ngõ” è Từ ngữ hàm súc, gợi hình, gợi cảm, hình ảnh tả thực + tượng trưng è cuộc đời hắt hiu, cô độc của những bà mẹ già, vợ yếu, con thơ è Tấm lòng, tiếng khóc của nhà thơ dành cho những ngườI thaân cuaû nghĩa sĩ. - “Binh tướng… con đỏ” è Hường tới vận mệnh của đất nước, số phận đồng bào. - “Thác mà trả… Vương thổ” è lời văn xúc động è Tấm lòng tiếc thương và ngưỡng mộ của cả dân tộc đối với nhöõng ngöôøi nông dân nghĩa sĩ - những anh hùng vô danh bất tử, tuy thất thế mà vẫn hiên ngang è Tình cảm hết sức chân thành, thiết thực, cao cả của nhà thơ. III. Tổng kết : Với sự kết hợp rất đẹp giữa tính chất trữ tình với tính chất hiện thực và giọng điệu bi tráng, bài văn tế là một tiếng khóc của nhà văn : Khóc cho các nghĩa sĩ hi sinh và khóc cho Tổ quốc đau thương. Qua tiếng khóc cao cả đó, hiện lên một tượng đài nghệ thuật hiếm có về người nông dân nghĩa quân Nam Bộ trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp. è VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC cùng với các bài văn tế khác của NĐC đã đưa văn tế của ông tới địa vị đứng đầu trong kho tàng văn tế Việt Nam. Tiết 17 : XÚC CẢNH Nguyễn Đình Chiểu – Kiểm tra bài cũ : Yêu cầu bài dạy : Giúp học sinh hiểu được : Tấm lòng cao đẹp của NĐC trong cảnh ngộ đau hương tăm tối của quê hương đất nước Một thành công đáng kể trong nghệ thuật thơ thất ngôn bát cú Đường luật của NĐC. Nội dung và phương pháp lên lớp : Giới thiệu : Xuất xứ : Bài thơ trích từ cuốn “Ngư tiều y thuật vấn đáp” do nhân vật Đường Nhập Môn đọc lên trong tác phẩm à tâm trạng của Đường Nhập Môn = tâm trang của nhà thơ. Hoàn cảnh sáng tác : Viết trong giai đoạn cuối đời lúc Nam Bộ mất dần về tay Pháp. Chủ đề : Tâm trạng đau xót của nhà thơ trước cảnh đất nước bị chia cắt, lòng căm thù giặc sâu sắc, tin tưởng vào tương lai của đất nước à tâm trạng chung của người trí thức và nhân dân Nam Bộ trong xã hội đương thời. Phân tích : Hai câu đề : “Hoa cỏ… không?” à ẩn dụ, từ ngữ gợi hình, câu hỏi cảm thán à Tâm trạng chờ mong da diết của nhân dân vào người có tài để được cứu thoát khỏ cảnh lầm than à lời oán trách kẻ vô trách nhiệm. Hai câu thực : “Mây giăng… hồng” à ẩn dụ, đối ngẫu à Đất nước bị chia cắt, bốn phương u ám à nỗi đau của kẻ mong chờ tin tức của tổ quốc nhưng bặt vô âm tính. Hai câu luận : “Bờ cỏi… chung” à đối, ngắt nhịp bất thường, từ nghi vấn, phủ định, từ khẳng định à Nỗi đau xót vì đất nứơc rơi vào tay giặc và lời thề không đội trời chung è lòng căm thù cao độ của tác giả đối với kẻ thù. Hai câu kết : “Bao giờ… sông” à Niềm tin sắt son của nhà thơ về độc lập tư do của đất nước. Kết luận : Với kết cấu chặt chẽ của một bài thơ Đường, “Ngóng gió đông” đạt tới mức trữ tình sâu lắng thông qua nghệ thuật ngôn từ, bút pháp ước lệ tượng trưng à tâm trạng yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu trong cảnh đau thương của đất nước : Nỗi buồn thương, sự gắn bó sâu nặng với đất nước, thuỷ chung son sắt với tổ quốc, không chung sống với kẻ thù, khát vọng đất nước được giải phóng. Tiết 21-22 : NGUYỄN KHUYẾN (1835 – 1909) Kiểm tra bài cũ : Yêu cầu bài dạy : Thấy được mối gắn bó của nhà thơ với quê hương. Đó là nguồn gốc những thành công của Nguyễn Khuyến trong văn học. Về sáng tác của Nguyễn Khuyến : Tuy ông có thơ yêu nước, thơ trào phúng nhưng tiêu biểu nhất là những tác phẩm trữ tình viết về nông thôn. Nguyễn Khuyến là nhà thơ của nông thôn. Chú ý đến phong cách thơ của Nguyễn Khuyến và những thành công ngôn ngữ thơ ông. Nội dung – Phương pháp Cuộc đời nhà thơ : Nguyễn Khuyến là một nhà Nho nhiều lần đi thi, đỗ đầu 3 kì thi (Tam nguyên Yên Ñỗ) à Làm quan để thờ vua giúp dân” Sống trong giai đoạn nước nhà đang đứng trước xâm lược của thực dân Pháp. Do hoàn cảnh à cáo quan về quê dạy học à Yêu nước nhưng bất lực. Con người trong sạch, thanh liêm khi làm quan và khi về quê sống với nông thôn. Gắn bó với nông thôn và nhân dân lao động à thơ viết về nông thôn rất chân thành , tha thiết. Sự nghiệp thơ ca : Sáng tác lúc đã từ quan, nhiều thể loại (thơ, văn, câu đối) viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Nội dung : Bộc bạch tâm sự của minh : Yêu nước nhưng bất lực trước htời cuộc (Cuốc kêu cảm hứng) Thẹn với non sống vì phận làm trai chưa tròn (Di chúc). Viết về con người, cảnh vật, cảnh sống ở nông thôn à nhà thơ của nông thôn Hình ảnh, cảnh vật nông thôn rất quen thuộc, bình dị, được tình quê hương (3 bài thơ thu) à ông có loái quan sát, rung cảm sâu xa, miêu tả thiên nhiên một cách nhạy bén và tinh tế. Bức tranh sinh hoạt nông thôn giản dị, đơn sơ và ấm cúng (Cảnh tết, Than m ùa hạ) Cảm thông sâu sắc với cảnh sống vất vả, thiếu thốn của người dân nghèo khi mất mùa, lụt lội (Chốn quê, Chợ Đồng, Nước lụt Hà Nam). Chế giễu – đã kích những kẻ tham lam, ích kỉ, cơ hội à nhà thơ trào phúng. Đả kích bọn quan lại đục khoét nhân dân, chế giễu đám Nho sĩ bất tài, vô dụng (Hỏi thăm quan tuần mất cướp, Tiến sĩ giấy, Ông nghè tháng 8) Vaïch traàn boä maët thaät cuaû cheá ñoä thöïc daân Phaùp ( Hoäi Taây, Laáy Taây, Hoaøi coå ) Tự cười mình (Tự thuật, Tự trào). Nghệ thuật : Thơ chữ Hán : Yếu tố trào phúng, điển cố lấy từ ca dao Thơ Nôm : Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, tinh tế, giàu hình ảnh và cảm xúc. Giọng cười trong thơ kín đáo, thâm trầm nhưng sâu cay, thâm thuý. Tiết 23-24 : KHÓC DƯƠNG KHUÊ - Nguyễn Khuyến - Kiểm tra bài cũ : Yêu cầu bài dạy : Cho học sinh thấy được tính chất thống thiết của nhà thơ đối với người bạn già của mình. Nội dung – Phương pháp : Giới thiệu : Chủ đề : Trước cái chết đột ngột của Dương Khuê, nhà thơ nói lên niềm đau xót vô hạn của mình đối với bạn, đồng thời ca ngợi tình bạn trong sáng, cao đẹp, gắn bó giữa hai người. Bố cục : Đoạn 1 : (Câu 1-22) Những kỉ niệm về tình bạn Đoạn 2 : (Phần còn lại) Nỗi đau xót của nhà thơ. Phân tích : Đoạn 1 : Hồi ức của nhà thơ về nhữg kỉ niệm tình bạn: - “Bác Dương… lòng ta” à Điệp từ, từ láy biểu cảm è Cái chết đột ngột của Dương Khuê làm nhà thơ đau lòng vô hạn, kể cả thiên nhiên. - “Nhớ từ thuở… tham trời” à bút pháp liệt kê, giọng thơ đều đều à Hồi tưởng lại những kỉ niệm êm đềm của mình va bạn từ lúc còn đi học, đi thi, làm quan (đi chơi, hát xướng, uống rượu, làm thơ…) è Tình bạn tri âm, tri kỉ, gắn bó keo sơn. - “Bác già… chưa can” à giọng thơ biến đổi, trở về thực tại àNỗi vui mừng của 2 người bạn già thân thiết lâu ngày mới đựơc gặp lại è Lần gặp gỡ cuối cùng. Đoạn 2 : Tình cảm của nhà thơ đối với bạn - “Kể tôi… rụng rời” à Thậm xưng à tâm trạng đau đớn, ngậm ngùi tiếc nuối không nguôi và cái chết đột ngột của bạn. - “Rượu ngon… tiếng đàn” à Kết cấu trùng điệp ngữ, nhân hoá è Cảm giác nức nở, day dứt, hụt hẫng, cô đơn, trống vắng, mất niềm vui khi vắng bóng bạn hiền. - “Bác chẳng ở… chứa chan” à Yếu tố trùng điệp, so sánh è Tình càm thương xót, thống thiết dâng lên mãnh liệt, nỗi đau triền miên, bất tận. Kết luận : Viết bài “Khóc Dương Khuê”, nhà thơ Nguyễn Khuyến đã tô thắm thêm tình bạn trong một hoàn cảnh đặc biệt : Người bạn thân không còn nữa! è Mối tình tâm giao cao cả, sáng ngời đến muôn thuở. Tiết 24-25 : THU VỊNH – THU ẨM - Nguyễn Khuyến - Kiểm tra bài cũ : Yêu cầu bài dạy : Giúp học sinh thấy được cảnh mùa thu ở vùng đồng chiêm Bắc Bộ thời trước tĩnh lặng yên ả mà vẫn giàu sức sống, qua đó có t hể thấy đựơc tâm trạng của nhà thơ. Nội dung – Phương pháp : Giới thiệu : Vị trí : Thơ viết về mua thu hay nhất trong văn học Việt Nam. Vừa mang phong vị thơ cổ, vừa hiện đại Chủ đề : Miêu tả mùa thu làng que Việt Nam ở vùng đồng chiêm Bắc btĩnh lặng, yên ả mà vẫn giàu sức sống, qua đó ccó thể thấy được sự gắn bó với thiên nhiên và tâm sự yêu nước của nhà thơ. Phân tích : Thu vịnh : - “Trời thu… hắt hiu” à Từ ngữ gợi hình, dùng động để tả tĩnh è Không gian mơ mộng, thăm thẳm à tăng vẻ cô liêu tĩnh nịch è Cảm nhận thiên nhiên tinh tế. - “Nước biếc... vào” à Đối, so sánh, nhân hoá, hình nảh thơ cổ è Miêu tả cận cảnh mùa thu : sông thu, trăng thu với nét hư ảo è Mở rộng tâm hồn giao hoà với thiên nhiên. - “Mấy chùm… ông Đà

File đính kèm:

  • docgiao an van hoc ky I.doc