Giáo án Vào phủ chúa trịnh (trích: thượng kinh ký sự - Lê hữu trác) (2tiết)

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp HS:

- Nắm được nội dung cũng như nét đặc sắc về nghệ thuật viết kí của Lê Hữu Trác qua đoạn trích học.

B- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

I- Kiểm tra bài cũ

Chọn phương án trả lời đúng nhất

1. Bộ phận văn học nào cấu thành văn học Việt Nam?

a) Văn học dân gian và văn học viết

b) Văn học dân gian và văn học chữ Hán

c) Văn học dân gian và văn học chữ Nôm

d) Văn học dân gian và văn học quốc ngữ.

2. Hình thức nghệ thuật nào không phải là đặc điểm nổi bật của văn học trung đại Việt Nam ?

a) Tính quy phạm chặt chẽ

b) Tính uyên bác và mô phỏng

c) Cá tính nhà văn đậm nét

d) Sự phá vỡ tính quy phạm.

3. Thể loại văn học dùng để ghi chép về con người, cảnh vật, phong cảnh gọi là gì?

II- Bài mới

Lời vào bài: Lê Hữu Trác là một danh y lỗi lạc, vừa là nhà thơ, nhà văn tài hoa. Tác phẩm Thượng Kinh ký sự của ông được đánh giá là đỉnh cao của thể kí trung đại Việt Nam và đánh dấu bước phát triển mới trong văn xuôi tự sự trung đại. Tác giả ghi lại những cảm nhận của bản thân về cảnh vật và con người mà mình tận mắt chứng kiến kể từ khi nhận được mệnh lệnh triệu về kinh đô chữa bệnh cho thế tử Cán cho tới lúc xong việc. Trích đoạn Vào phủ chúa Trịnh thể hiện sự cảm nhận cảu tác giả về uy quyền và cuộc sống của của chúa Trịnh Sâm khi vào phủ chúa.

 

doc10 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2425 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vào phủ chúa trịnh (trích: thượng kinh ký sự - Lê hữu trác) (2tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vào phủ chúa trịnh (Trích: Thượng kinh ký sự - Lê Hữu Trác) (2tiết) A- Mục tiêu cần đạt Giúp HS: - Nắm được nội dung cũng như nét đặc sắc về nghệ thuật viết kí của Lê Hữu Trác qua đoạn trích học. B- Tiến trình dạy học I- Kiểm tra bài cũ Chọn phương án trả lời đúng nhất 1. Bộ phận văn học nào cấu thành văn học Việt Nam? a) Văn học dân gian và văn học viết b) Văn học dân gian và văn học chữ Hán c) Văn học dân gian và văn học chữ Nôm d) Văn học dân gian và văn học quốc ngữ. 2. Hình thức nghệ thuật nào không phải là đặc điểm nổi bật của văn học trung đại Việt Nam ? a) Tính quy phạm chặt chẽ b) Tính uyên bác và mô phỏng c) Cá tính nhà văn đậm nét d) Sự phá vỡ tính quy phạm. 3. Thể loại văn học dùng để ghi chép về con người, cảnh vật, phong cảnh gọi là gì? II- Bài mới Lời vào bài: Lê Hữu Trác là một danh y lỗi lạc, vừa là nhà thơ, nhà văn tài hoa. Tác phẩm Thượng Kinh ký sự của ông được đánh giá là đỉnh cao của thể kí trung đại Việt Nam và đánh dấu bước phát triển mới trong văn xuôi tự sự trung đại. Tác giả ghi lại những cảm nhận của bản thân về cảnh vật và con người mà mình tận mắt chứng kiến kể từ khi nhận được mệnh lệnh triệu về kinh đô chữa bệnh cho thế tử Cán cho tới lúc xong việc. Trích đoạn Vào phủ chúa Trịnh thể hiện sự cảm nhận cảu tác giả về uy quyền và cuộc sống của của chúa Trịnh Sâm khi vào phủ chúa. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Yêu cầu cần đạt Kiểm tra tri thức đọc –hiểu của HS - Em hãy trình bày những hiểu biết về Lê Hữu Trác. - Tại saoLê Hữu Trác đổi nghề võ sang nghề y? - Kể tên tác phẩm chính của Lê Hữu Trác - Thế nào là kí ? - Đặc điểm của kí (GV giới thiệu). - Kí trung đại ra đời từ khi nào ? Kể tên 1 số tác phẩm tiêu biểu ? - Thượng kinh kí sự có nghĩa là gì? - Tóm tắt và nêu giá trị của tác phẩm ? - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đoạn trích 1. Xác định vị trí đoạn trích ? 2. Đoạn trích thuật lại sự việc gì? Căn cứ vào những sự việc tác giả ghi chép, hãy xác định cấu trúc đoạn trích. -HD HS đọc hiểu nội dung và nghệ thuật +Nhóm 1 - Đọc đoạn 1, tìm từ ngữ, hình ảnh tác giả miêu tả quang cảnh bên ngoài phủ chúa. Cảnh có đặc điểm gì? - Chỉ ra những kẻ hầu, người hạ trong phủ chúa. Từ đó nhận xét về uy quyền của chúa ? - Thái độ của tác giả được bộc lộ như thế nào? Từ nào cho em biết? - Em có nhận xét gì về cách ghi chép sự việc của tác giả ? - Nhận xét chung về đoạn1. Thử đặt tiêu đề đoạn1. + Nhóm 2 - Tìm chi tiết miêu quang cảnh bên trong phủ chúa. Chi tiết đó nói lên điều gì? - Sinh hoạt nơi phủ chúa được tác giả ghi lại bằng những từ ngữ, chi nào ? ý nghĩa của những chi tiết đó ? - Thái độ của tác giả trước những sinh hoạt đó như thế nào? Tác giả bộc lộ trựctiếp hay gián tiếp ? - Nhận xét cách ghi chép của tác giả ở đoạn 2. - Nhận xét chung về đoạn 2. Thử đặt tiêu đề cho đoạn ? HS hoạt động tập thể (HS trả lời theo HD ) 1. Trình bày. 2. Lí giải. 3. Kể. 4. Trình bày. 4. Trình bày. 5. Giải thích. 6. Tóm tắt, trình bày. Hoạt động tập thể Hoạt động nhóm + Nhóm 1: tìm hiểu đoạn 1 1. Tìm từ ngữ, hình ảnh , nhận xét. 2. Liệt kê, nhận xét. 3. Phân tích. nhận xét. 4. Nhận xét nghệ thuật viết kí. 5. Nhận xét. Đặt tiêu đề +Nhóm 2 : tìm hiểu đoạn 2 1. Tìm, Phân tích. 2. Tìm, phân tích. 3. Nhận xét. 3. Nhận xét. A- Giới thiệu chung I- Tác giả - Lê Hữu Trác (1720 -1791) là một danh y lỗi lạc, một nhà văn tài hoa. Hiệu Hải Thượng Lãn Ông. - Quê: làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương - Bản thân: + Theo nghề võ + Sau đi sâu nghiên cứu y học “ Ngoài việc luyện câu văn cho hay mài lưỡi gươm cho sắc, còn phải đem hết tâm lực chữa bệnh cho người ”. - Tác phẩm: + Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 66 quyển. + Thượng Kinh ký sự: II- Thể kí và Thượng Kinh kí sự 1. Thể kí a) Khái niệm: Kí là loại hình văn xuôi tự sự có nguồn gốc từ kí lịch sử dùng để ghi chép về con người, sự vật, phong cảnh. b) Đặc điểm: - Kí viết về hiện tại, viết về những điều mắt thấy tai nghe, không gian, thời gian nghệ thuật kí bao giờ cũng cụ thể, gắn với những sự kiện và con người đang được đề cập đến. - Kí chỉ thực sự ra đời khi người cầm bút trực diện với đối tượng bằng cảm quan trình bày của chính mình. - Kí là 1 bộ phận cùng với truyện ngắn và tiểu thuyết chương hồi hợp thành loại hình nghệ thuật gọi là văn xuôi tự sự. - Kí trung đại ra đời vào thế kỷ XVIII. - Tác phẩm: Công dư tiệp kí (Vũ Phương Đề). Cát xuyên tiệp bút ( Trần Tiến). Thượng Kinh kí sự ( Lê Hữu trác),... 2. Thượng kinh kí sự – Viết 8 – 1783 a. Tóm tắt: theo SGK b. Giá trị tác phẩm - Đánh dấu sự phát triển mới của thể ký trung đại: + Tác giả ghi lại những cảm nhận của bản thân trước hiện tại về cảnh vậy và con người mà mình tận mắt chứng kiến. - Tác phẩm có sự kết hợp nhiều bút pháp nghệ thuật: du kí, hồi kí, kí phong cảnh, kí ghi người, việc, sự việc. - Hình tượng tác giả hiện lên sinh động rõ ràng: một hồn thơ lai láng, một ẩn sĩ thanh cao, một danh y lỗi lạc. B- Tìm hiểu đoạn trích I- V ị trí - Đoạn trích ở gần cuối tác phẩm. II- Đọc – hiểu cấu trúc: 3 phần 1. Đoạn 1 ( Từ đầu đến Khác gì ngư phủ đào nguyên thuở nào) . 2. Đoạn 2 (tiếp đến nhưng phiền một nỗi là không có dịp ). 3. Đoạn 3 (còn lại) III- Đọc – hiểu nội dung và nghệ thuật 1. Đoạn 1 - Cảnh vật: + Cây cối um tùm + Chim kêu rít rít + Danh hoa đua thắm, gió thoang thoảng mùi hương + Hành lang quanh co nối nhau liên tiếp. +Đi vào phủ chúa phải qua mấy lần cửa. -> quang cảnh cực kì tráng lệ, lộng lẫy không đâu bằng. - Con người (kẻ hầu, người hạ), cách nói năng: + Quan chánh đường, quan truyền mệnh + Người giữ cửa truyền báo rộn ràng + Người có việc quan qua lại như mắc cửi +Vệ sĩ canh giữ cửa cung, ai ra vào phải có thẻ. + Cách nói năng: truyền mệnh, thánh chỉ, truyền báo. -> uy quyền của nhà chúa hơn cả vua. - Thái độ của tác giả: + Không đồng tình, có ý mỉa mai, phê phán nhà chúa: Lời nhận xét : Cảnh giàu sang của phủ chúa thực khác hẳn người thường Lời thơ: Rèm châu, hiên ngọc; Lầu từng gác vẽ cung mây-> khắc hoạ rõ hơn cảnh giàu sang nơi phủ chú. - Cách ghi chép của tác giả: + Ghi theo thời gian + Ghi chép chân thực, chi tiết những điều mắt thấy, tai nghe. + Kết hợp giữa lời thơ và văn xuôi làm tăng tính chất trữ tình. * Qua cách ghi chép chân thực, chi tiết, tác giả đã tái hiện được bức tranh bên ngoài phủ chúa. Tiêu đề: Quang cảnh bên ngoài phủ chúa. 2. Đoạn 2 - Quang cảnh bên trong phủ chúa + Điếm : Làm bên một cái hồ, có những cây lạ lùng, hòn đá kì lạ. Trong điếm, cột bao lơn lượn vòng, kiểu cách xinh đẹp. + Nhà lớn ( “Đại đường- còn gọi là Quyển bồng”): cao, rộng + Đồ nghi trượng: sơn son thếp vàng + Sập thếp vàng + Đồ đạc, bàn ghế nhân gian chưa từng thấy -> Quang cảnh, cách bài trí trong phủ chúa, gợi cho ta sự cầu kì, sang trọng, quyền quý. - Sinh hoạt nơi phủ chúa: + Đồ dùng tiếp khách ăn uống toàn là mâm vàng, chén bạc. + Thức ăn toàn của ngon vật lạ. + Đến nội cung của Thế tử phải qua năm sáu lần trướng gấm; đường vào nộicung tối om om. + Lời lẽ nhắc đến Thế tử và chúa Trịnh đều hết sức cung kính. + Chúa Trịnh luôn có các phi tần chầu chực xung quanh; cung nhân xúm xít, đèn sáp chiếu sáng làm nổi màu mặt phấn và màu áo. - Thái độ của tác giả : + Tuy không biểu lộ trực tiếp thái độ nhưng qua ngòi bút ghi chép hiện thực, ta thấy tác giả không đồng tình với cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa. - Cách ghi chép: Cách ghi chép chân thực, sự việc được kể theo thời gian, cảm xúc gắn với những sự kiện được nói tới. * Bằng cách lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu, tác giả đã phản ánh cuộc sống hưởng thụ, xa hoa đến cực điểm ở bên trong phủ chúa. Qua đó thể hiện thái độ không đồng tình với cuộc sống ấy. - Tiêu đề: Cuộc sống xa hoa trong phủ chúa. + Nhóm 3 - Trong đoạn 3 tác giả đã ghi lại mấy sự việc chính? - Khi vào khám bệnh cho Thế tử tác giả phải làm gì ? Chi tiết nào gây ấn tượng nhất? Chi tiết ấy có ý nghĩa gì? - Lê Hữu Trác đã khám bệnh cho Thế tử như thế nào? Ông nhận xét gì về bệnh trạng của Thế tử ? Cách lí giải của Lê Hữu Trác cho ta hiểu gì về ông ? - Cách kê đơn của Lê Hữu Trác có gì khác với các thầy thuốc trong cung? - Qua cách khám bệnh kê đơn, tác giả đã bộc lộ tâm trạng gì? Tâm trạng ấy diễn biến như thế nào? - Từ mâu thuẫn trong tâm trạng, Lê Hữu Trác đã hành động như thế nào? Tại sao? Từ đó cho em hiểu gì về phẩm chất của ông ? -Từ sự phân tích trên, hãy dựng lại hình tượng Lê Hữu Trác. - Nhận xét về cách ghi chép của tác giả và đoạn 3. - Đặt tiêu đề cho đoạn. Hướng dẫn đọc hiểu – ý nghĩa - Xác định nội dung chính của đoạn trích. - Qua đoạn trích, em hiểu gì về Lê Hữu Trác ? - Nét nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích là gì ? +Nhóm 3 : tìm hiểu đoạn 3 1. Xác định sự việc chính. 2. Tìm, phân tích chi tiết. 3. Nhận xét cách khám bệnh của Lê Hữu Trác. 4. Phân tích, nhận xét . 4. Phân tích tâm trạng. 5. Phân tích. 6. Tái hiện hình tượng. 7. Nhận xét. 8. Đặt tiêu đề. - Hoạt động tập thể (HS trả lời theo HD) 3. Đoạn 3 Trong đoạn 3 tác giả ghi lại 2 sự việc chính: khắm bệnh và kê đơn a) Khám bệnh cho Thế tử - Vào khám bệnh cho Thế tử, tác giả phải thở, đứng chờ ở đằng xa, nghe truyền lệnh-> Uy quyền trong phủ chúa. + Chi tiết gây ấn tượng nhất: Thế tử- một đứa bé khoảng 5 tuổi- ngồi chễm chệ trên sập vàng để cho thầy thuốc- một cụ già - quỳ dưới đất lạy bốn lạy, cười rồi lời khen : “Ông này lạy khéo” -> Cái cười bột phát nói lên tính trẻ con nhưng cũng rất bề trên cho ta thấy uy quyền của nhà chúa; Cái lạy của Lê Hữu Trác là cái lạy của bề tôi trung quen sống ngay thẳng cho nên cái lạy cũng khác với cái lạy của những người chỉ biết khom lưng, lạy lục để dựa dẫm. - Cách khám bệnh của Lê Hữu Trác + Xem kĩ lưng, bụng, chân, tay một lượt + Nhận xét, lí giải về bệnh tình của Thế tử: “ Thế tử ở trong chốn màn che, trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên phủ tạng yếu đi. Bệnh mắc đã lâu, tinh khí khô hết, da mặt khô, rố lồi to, gân xanh, tay chân gày gò”. -> Lê Hữu Trác là một thầy thuốc giàu kinh nghiệm. b) Cách kê đơn - Cách kê đơn của Lê Hữu Trác khác với các thầy thuốc trong cung: + Không dùng thuốc công phạt. + Dùng thuốc thật bổ bồi dưỡng tì và thận để giữ cái thể chất. Chính khí ở trong mà thắng bệnh ở ngoài sẽ tự nó tiêu dần; không trị bệnh mà bệnh mất. -> Thầy thuốc giỏi c) Tâm trạng của Lê Hữu Trác - Tâm trạng của Lê Hữu Trác đầy mâu thuẫn + Ông hiểu rõ căn bệnh của Thế tử nhưng lại sợ chữa có hiệu quả ngay sẽ được chúa tin dùng, bị công danh trói buộc. + Để tránh bị công danh trói buộc cần chữa bệnh cầm chừng, cho thuốc vô thưởng, vô phạt . Nhưng làm thế trái y đức, trái lưong tâm, phụ lòng của ông cha. -> hai mâu thuẫn giằng co, xung đột nhau. - Cuối cùng, lương tâm, phẩm chất trung thực của người thầy thuốc đã thắng + Tác giả gạt sang một bên sở thích cá nhân + Đưa ra những kiến giải hợp lí, có sức thuyết phục và bản vệ ý kiến của mình mặc dù ý kiến đó trái với ý kiến của đa số thầy thuốc trong cung. -> một thầy thuốc y đức d) Hình tượng Lê Hữu Trác - Là một nhà thơ, nhà văn tài năng - Là một thầy thuốc giỏi, giàu kinh nghiệm. - Có phẩm cao quý: + Là một thầy thuốc có lương tâm nghề nghiệp. + Khinh thường danh lợi, yêu thích cuộc sống tự do và lối sống thanh đạm, giản dị nơi quê nhà. e) Cách ghi chép - Cách ghi chép sự việc ngắn gọn, không gian thời gian nghệ thụât gắn với những con người cụ thể. Hình tượng tác giả hiện lên rõ ràng. * Bằng cách lựa chọn sự việc tiêu biểu, cách ghi chép cụ thể, tác giả đã phản ánh chân thực cuộc sống nơi thâm cung; sự ốm yếu của ông chúa nhỏ. Qua đó thể hiện tài năng, nhân cách của một nhà văn, một lương y mẫu mực. - Tiêu đề: Lê Hữu Trác khám bệnh, kê đơn cho Thế tử IV- Đọc – hiểu ý nghĩa - Đoạn trích đã phản ánh chân thực bức tranh toàn của xã hội phong kiến Việt Nam lúc bấy giờ: vua chúa ăn chơi sa đoạ, ốm yếu; quan lại bất tài chỉ biết khom lưng, quỳ gối. Đó là dấu hiệu của sự sụp đổ, suy tàn. - Đoạn trích đã thể hiện khá đầy đủ phẩm chất của Lê Hữu Trác với tư cách của một nhà nho thanh cao, một nhà văn lỗi lạc, một danh y y đức. - Đoạn trích thể hiện tài năng nghệ thuật của Lê Hữu Trác trong việc viết kí: lối viết ngắn gọn, chân thực, giàu chất trữ tình; có sự đan xen của nhiều bút pháp nghệ thuật : kí phong cảnh, tự sự; hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên sinh động. IV- Củng cố bài (HS làm bài vào phiếu học tập- hoạt động cá nhân) Chọn phương án trả lời đúng nhất 1. Giá trị hiện thực của bài Vào phủ chúa Trịnh là : a) Phản ánh tâm trạng, thái độ của tác giả b) Phản ánh cuộc sống xa hoa ở phủ chúa c) Phản ánh dấu hiệu suy tàn của xã hội. d) Phản ánh cảnh trang lệ trong phủ chúa. 2. Từ nào trong những từ sau có thể bóc trần bản chất của chúa lớn, chúa nhỏ ? a) Sa đoạ, ốm yếu b) Bất tài, sa đoạ c) Trác táng, bất tài d) Bất tài, yếu ớt. 3. Vì sao tác giả quyết định chữa bệnh cho Thế tử mà không trì hoãn ? a) Vì lợi lộc b) Vì công danh c) Vì y đức d) Vì uy quyền. 4. Nghệ thuật đặc sắc nhất trong bài là gì ? 5. Nối tên tác giả (A) với tên tác phẩm ở cột (B) sao cho đúng? A. Tác giả B. Tác phẩm 1. Lê Hữu Trác a) Vũ Trung Tuỳ bút 2. Vũ Phương Đề b) Cát xuyên tiệp bút 3. Phạm Đình Hổ c) Công dư tiệp kí 4. Trần Tiến d) Thượng Kinh kí sự e) Bắc hành tùng kí * Đáp án: 1.b; 2.c; 3.c; 4. Ngòi bút kí chân thực, sắc sảo; 5. 1-d; 2-c; 3-a; 4-b. IV- Bài tập về nhà 1. Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận về hình tượng tác giả. 2. Viết đoạn kí (100 chữ) kể việc một sự việc mà em quan tâm.

File đính kèm:

  • docVao phu chua Trinh(4).doc
Giáo án liên quan