Giáo án Vật Lí 11 Ban CB - Tiết 6 đến 9 - Trường THPT An Lương

Tiết: 06 Chương 0 1 : ĐIỆN TÍCH - ĐIỆN TRƯỜNG

 Bài giảng CÔNG CỦA LỰC ĐIỆN .

I.MỤC TIÊU:

 1.Kiến thức :

 - Nêu được đặc điểm của lực tác dụng lên điện tích trong điện trường đều.

 - Lập được biểu thức tính công thức của lực điện trong điện trường đều.

 - Phát biểu được đặc điểm của công dịch chuyển điện tích trong điện trường bất kì.

 - Trình bày được khái niệm, biểu thức, đặc điểm của thế năng của điện tích trong điện trường, quan hệ giữa công của lực điện trường và độ giảm thế năng của điện tích trong điện trường.

 2.Kỹ năng : Giải Bài toán tính công của lực điện trường và thế năng điện trường.

 II.CHUẨN BỊ :

 1.Thầy : Nghiên cứu nội dung bài,tham khảo tài liệu, hình vẽ SGK.

 2.Trò : Xem trước bài mới,kiến thức bài cũ.

III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 1.On định tổ chức : Kiểm tra sĩ số, tác phong HS, phân nhóm học tập.

 2.Kiểm tra bài cũ :- Một điện tích đặt trong điện trường thì hiện tượng gì xảy ra?

 - Điện trường có khả năng sinh công hay không?

 

doc9 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lí 11 Ban CB - Tiết 6 đến 9 - Trường THPT An Lương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1 5/ 09 /2008. Tiết: 06 Chương 0 1 : ĐIỆN TÍCH - ĐIỆN TRƯỜNG Bài giảng CÔNG CỦA LỰC ĐIỆN . I.MỤC TIÊU: 1.Kiến thức : - Nêu được đặc điểm của lực tác dụng lên điện tích trong điện trường đều. - Lập được biểu thức tính công thức của lực điện trong điện trường đều. - Phát biểu được đặc điểm của công dịch chuyển điện tích trong điện trường bất kì. - Trình bày được khái niệm, biểu thức, đặc điểm của thế năng của điện tích trong điện trường, quan hệ giữa công của lực điện trường và độ giảm thế năng của điện tích trong điện trường. 2.Kỹ năng : Giải Bài toán tính công của lực điện trường và thế năng điện trường. II.CHUẨN BỊ : 1.Thầy : Nghiên cứu nội dung bài,tham khảo tài liệu, hình vẽ SGK. 2.Trò : Xem trước bài mới,kiến thức bài cũ. III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1.Oån định tổ chức : Kiểm tra sĩ số, tác phong HS, phân nhóm học tập. 2.Kiểm tra bài cũ :- Một điện tích đặt trong điện trường thì hiện tượng gì xảy ra? - Điện trường có khả năng sinh công hay không? 3.Tiến trình bài học. TL Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 25p Hoạt động 1:Tìm hiểu đặc điểm và cách tính công của lực điện. -Giới thiệu các hình vẽ 4.1 lên bảng. -Xác định lực điện tác dụng lên điện tích q > 0 đặt trong điện trường hình 4.1? Vẽ hình 4.2 lên bảng. -Tính công khi điện tích q di chuyển theo đường thẳng từ M đến N.? -Tính công khi điện tích di chuyển theo đường gấp khúc MPN.? -Cho nhận xét kết quả vừa tính trong 2 trường hợp trên? Đưa ra kết luận. Giới thiệu đặc điểm công của lực diện khi điện tích di chuyển trong điện trường bất kì. Yêu cầu học sinh thực hiện C1. Yêu cầu học sinh thực hiện C2. Vẽ hình 4.1. = q Vẽ hình 4.2. -AMN = q.E.d -AMPN = q.E.d -Công dich chuyển điện tích từ M đến N không phụ thuộc hình dạng đường đi. Ghi nhận đặc điểm công của lực diện khi điện tích di chuyển trong điện trường bất kì. Thực hiện C1. Thực hiện C2. 1. CÔNG CỦA LỰC ĐIỆN. a. Đặc điểm của lực điện tác dụng lên một điện tích đặt trong điện trường đều = q (q>0) Lực là lực không đổi có phương song song đường sức, có chiều trùng chiều đường sức. b. Công của lực điện làm dịch chuyển điện tích q trong điện trường đều: AMN = qEd Với d là hình chiếu đường đi trên một đường sức điện. Công của lực điện trường trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường đều từ M đến N là AMN = qEd, không phụ thuộc vào hình dạng của đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí của điểm đầu M và điểm cuối N của đường đi. c. Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường bất kì Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường bất kì không phụ thuộc vào hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường đi. Lực tĩnh điện là lực thế, trường tĩnh điện là trường thế. 15p Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm thế năng của điện tích trong điện trường. Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm thế năng trọng trường. Giới thiệu khái niệm thế năng của điện tích đặt trong điện trường. Giới thiệu sự phụ thuộc của thế năng này vào điện tích. Cho điện tích q di chuyển trong điện trường từ điểm M đến N rồi ra ¥. Yêu cầu học sinh tính công. Cho học sinh rút ra kết luận. Yêu cầu học sinh thực hiện C3. Nhắc lại khái niệm thế năng trọng trường. Ghi nhận khái niệm. Ghi nhận mối kiên hệ giữa thế năng và công của lực điện. Tính công khi điện tích q di chuyển từ M đến N rồi ra ¥. AMN = AM¥ - AN¥ = WM - WN Thực hiện C3. 2. THẾ NĂNG CỦA MỘT ĐIỆN TÍCH TRONG ĐIỆN TRƯỜNG a. Khái niệm về thế năng của một điện tích trong điện trường. Thế năng của điện tích đặt tại một điểm trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường tại điểm đó và được đo bằng công của điện trường làm dịch chuyển điện tích từ điểm đó đến mốc thế năng ( tại đó điện trường không còn khả nănng sinh công). WM = AM¥ b. Sự phụ thuộc của thế năng WM vào điện tích q. Thế năng của một điện tích điểm q đặt tại điểm M trong điện trường : WM = AM¥ = qVM Thế năng này tỉ lệ thuận với q. c. Công của lực điện và độ giảm thế năng của điện tích trong điện trường. AMN = WM - WN WM - WN gọi là độ giảm thé năng của điện tích q. CỦNG CỐ: Hệ thống lại các kiến thức cơ bản. IV. RÚT KINH NGHIỆM: . Ngày soạn: 20/ 09 /2008. Tiết: 07 Chương 0 1 : ĐIỆN TÍCH - ĐIỆN TRƯỜNG Bài giảng ĐIỆN THẾ.HIỆU ĐIỆN THẾ . I.MỤC TIÊU: 1.Kiến thức : -Trình bày được ý nghĩa, định nghĩa, đơn vị, đặc điểm của điện thế và hiệu điện thế. - Nêu được mối liên hệ giữa hiệu điện thể và cường độ điện trường. - Biết được cấu tạo của tĩnh điện kế. 2.Kỹ năng : - Giải bài toán tính điện thế và hiệu điện thế. - So sánh được các vị trí có điện thế cao và điện thế thấp trong điện trường. II.CHUẨN BỊ : 1.Thầy : Nghiên cứu nội dung bài,tham khảo tài liệu, SGK. 2.Trò : Xem trước bài mới,kiến thức bài cũ. III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1.Oån định tổ chức : Kiểm tra sĩ số, tác phong HS. 2.Kiểm tra bài cũ :- Sự phụ thuộc của thế năng vào điện tích? - Biểu thức liên hệ giữa công của lực điện và độ giảm thế năng? 3.Tiến trình bài học. TL Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 20p Hoạt động 1:Tìm hiểu khái niệm điện thế . -Yêu cầu học sinh nhắc lại công thức tính thế năng của điện tích q tại điểm M trong điện trường. -Từ biểu thức xác định mối liên hệ giữa WM và VM? -Tại M và N trong điện trường đều thế năng điện tích q giống hay khác nhau ?Từ đó suy ra hệ số tỉ lệ VN và VM giống hay khác? -Dùng đại lượng này để đặt trưng cho khả năng tạo ra thế năng của điện tích đặt tại điểm đó và gọi là điện thế tại điểm đó. -Nhắc lại: điện thế đặc trưng cho điện trường về mặt nào và được tính như thế nào? -Nêu đơn vị điện thế. - Nêu đặc điểm của điện thế. Yêu cầu học sinh thực hiện C1. Nêu công thức. WM = AM¥ = qVM -Tỉ lệ với nhau. Thế năng khác nhau nên ra hệ số tỉ lệ VN và VM khác nhau. Ghi nhận khái niệm. Đặc trưng cho điện trường về mặt tạo ra thế năng cho điện tích q đặt tại điểm đó Ghi nhận đơn vị. Nêu đặc điểm của điện thế. Thực hiện C1. 1. ĐIỆN THẾ a. Định nghĩa Điện thế tại một điểm M trong điện trường đặc trưng cho điện trường về phương diện tạo ra thế năng cho điện tích q đặt tại điểm đó và được đo bằng thương số của công của lực điện tác dụng lên điện tích q khi q di chuyển từ M ra xa vô cực và độ lớn của q VM = Đơn vị điện thế là vôn (V). 1V = b. Đặc điểm của điện thế Điện thế là đại lượng đại số. Thường chọn điện thế của đấùt hoặc một điểm ở vô cực làm mốc (bằng 0). 15p Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm hiệu điện thế . -Yêu cầu HS nhắc lại biểu thức liên hệ giữa công của lực điện và độ giảm thế năng. -Hướng dẫn HS viết biểu thức tường minh của WM vàWN -Đặt UMN = VM – VN gọi là hiệu điện thế giữa M và N. -Có nhận xét gì về mối liên hệ giữa AMN và UMN? -Tương tự như điện thế có thể dùng hiệu điện thế để đặt trưng cho điện trường về mặt nào? Tính như thế nào? -Định nghĩa hiệu điện thế giữa 2 điểm trong điện trường? -Hướng dẫn HS cách đo hiệ điện thế bằng tĩnh điện kế. -Nhắc lại công thức: AMN = WM - WN - AMN = (VM - VN).q -Tỉ lệ thuận với nhau. -Đặt trưng về khả năng sinh công giữa 2 điểm đó. - UMN = VM – VN = 2. HIỆU ĐIỆN THẾ a. Định nghĩa Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong sự di chuyển của một điện tích từ M đến Nù và được đo bằng thương số giữa công của lực điện trong sự di chuyển của q từ M đến N và độ lớn của q. UMN = VM – VN = b. Đo hiệu điện thế Đo hiệu điện thế tĩnh điện bằng tĩnh điện kế. 7p Hoạt động 3: Tìm hiểu mối liên hệ giưa cường độ điện trường và hiệu điện thế -Hướng dẫn HS xây dựng mối liên hệ giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường. -Đơn vị cường độ điện trường. 3. HỆ THỨC LIÊN HỆ GIỮA HIỆU ĐIỆN THẾ VÀ CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG E = . Trong đó d là hình chiếu của MN lên một đường sức. CỦNG CỐ: Hệ thống lại các kiến thức cơ bản. IV. RÚT KINH NGHIỆM: . Ngày soạn: 22/ 09 /2008. Tiết: 08 Chương 0 1 : ĐIỆN TÍCH - ĐIỆN TRƯỜNG BÀI TẬP VỀ ĐIỆN THẾ HIỆU ĐIỆN THẾ. I.MỤC TIÊU: 1.Kiến thức : 2.Kỹ năng : - Giải bài toán tính điện thế và hiệu điện thế. - So sánh được các vị trí có điện thế cao và điện thế thấp trong điện trường. II.CHUẨN BỊ : 1.Thầy :Bài tập SGK, bài tập làm thêm. 2.Trò : Xem trước bài mới,kiến thức bài cũ. III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1.Oån định tổ chức : Kiểm tra sĩ số, tác phong HS. 2.Kiểm tra bài cũ :- Sự phụ thuộc của thế năng vào điện tích? - Biểu thức liên hệ giữa công của lực điện và độ giảm thế năng? 3.Tiến trình bài học. TL Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 20p Hoạt động 1:Tìm hiểu khái niệm điện thế . 15p Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm hiệu điện thế . 7p Hoạt động 3: Tìm hiểu mối liên hệ giưa cường độ điện trường và hiệu điện thế CỦNG CỐ: Hệ thống lại các kiến thức cơ bản. IV. RÚT KINH NGHIỆM: . Ngày soạn: 27/ 09 /2008. Tiết: 09 Chương 0 1 : ĐIỆN TÍCH - ĐIỆN TRƯỜNG Bài giảng TỤ ĐIỆN I.MỤC TIÊU: 1.Kiến thức : - Trình bày được cấu tạo của tụ điện, cách tích điện cho tụ. - Nêu rõ ý nghĩa, biểu thức, đơn vị của điện dung. - Viết được biểu thức tính năng lượng điện trường của tụ điện và giải thích được ý nghĩa các đại lượng trong biểu thức. 2.Kỹ năng : - Nhận ra một số loại tụ điện trong thực tế. - Giải bài tập tụ điện. II.CHUẨN BỊ : 1.Thầy : Nghiên cứu nội dung bài,tham khảo tài liệu, một số tụ điện mẫu ,tĩnh điện kế , nguồn điện một chiều SGK. 2.Trò : Xem trước bài mới,kiến thức bài cũ. III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1.Oån định tổ chức : Kiểm tra sĩ số, tác phong HS. 2.Kiểm tra bài cũ :- 3.Tiến trình bài học. TL Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 10p Hoạt động 1:Tìm hiểu cấu tạo và công dụng của tụ điện. -Nêu vai trò của tụ điện trong thực tế :Trong máy quạt, máy bơm nước, trong các mạch điện tử.. cho HS quan sát một số loại tụ thông dụng -Kể lại lịch sử tạo ra tụ điện cách lấy điện tích từ các hiện tượng phóng điện trong thiên nhiên của nhà vật lí cổ đại trong đó Richman là người đầu tiên bị chết do tai nạn điện giật khi ông tìm cách lấy điện tích từ các đám mây giông bằng con diều . -Tham khảo SGK và cho biết: -Cấu tạo của tụ điện ? -Tham khảo SGK và cho biết kết quả khi nối 2 bản tụ với 2 cực của nguồn . -Có nhận xét gì về điện tích trên 2 bản khi tụ đã tích điện? Ghi nhận khái niệm tụ điện. -Quan sát các loại tụ thường gặp. -Nêu cấu tạo của tụ điện. -Bản nối với cực dương tích điện dương, bản nối với cực âm tích điện âm. -Điện tích trên 2 bản trái dấu nhưng có độ lớn bằng nhau. 1. Tụ điện a.Cấu tạo và công dụng: - Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. Mỗi vật dẫn đó gọi là một bản của tụ điện. Tụ điện dùng để chứa điện tích. Tụ điện phẵng gồm hai bản kim loại phẵng đặt song song với nhau và cách nhau bằng một lớp điện môi. Kí hiệu tụ điện b. Cách tích điện cho tụ điện Nối hai bản của tụ điện với hai cực của nguồn điện. Độ lớn điện tích trên mỗi bản khi tụ đã tích điện gọi là điện tích của tụ điện. c. Các loại tụ điện Thường lấy tên của lớp điện môi để đặt tên cho tụ điện: tụ không khí, tụ giấy, tụ mi ca, tụ sứ, tụ gốm, 25p Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm điện dung của tụ,đơn vị điện dung. -Làm thí nghiệm tích điện cho các tụ khác nhau dùng tính điện kế xác định điện tích trên các tụ : + Cùng một hiệu điện thế của nguồn nhưng với các tụ không giống nhau. +Thay đổi hiệu điện thế của nguồn với cùng một tụ. Q = k.U -Hãy so sánh khả năng tích điện của các tụ khác nhau ở cùng một hiệu điện thế của nguồn? -Điện tích của tụ thay đổi như thế nào khi tăng, giảm hiệu điện thế của nguồn? +Xác định hệ số k của một tụ và của các tụ khi thay đổi hiệu điện thế ? -Thông báo khái niệm điện dung. -Quan sát thí nghiệm GV làm. Khả năng tích điện của các tụ không giống nhau. -Điện tích trên tụ tỉ lệ với hiệu điện thế của nguồn dùng để tích điện cho tụ. Q = k.U + Với một tụ điện nhất định hệ số tỉ lệ k có giá trị không đổi, các tụ khác nhau hệ số tỉ lệ có giá trị khác nhau khi thay đổi hiệu điện thế. 2. Điện dung của tụ điện a. Định nghĩa Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định và được xác định bằng thương số của điện tích của tụ điện và hiệu điện thế giữa hai bản của nó. C = Đơn vị điện dung là fara (F). Trên vỏ tụ thường ghi cặp số liệu là điện dung và hiệu điện thế giới hạn của tụ điện. Một số tụ điện có điện dung thay đổi được. 5p Hoạt động 3: Tìm hiểu năng lượng điện trường trong tụ điện. Giới thiệu năng lượng điện trường của tụ điện đã tích điện. Nắm vững công thức tính năng lượng điện trường của tụ điện đã được tích diện. 3.Năng lượng điện trường của tụ điện đã được tích điện W = QU = = CU2 CỦNG CỐ: Hệ thống lại các kiến thức cơ bản. Giới thiệu thêm công thức tính Điện dung của tụ điện phẵng :C = IV. RÚT KINH NGHIỆM: .

File đính kèm:

  • docTiet 610 11CB.doc