Giáo án Vật lí 11 - Tiết 65 - Kính hiển vi - Trường THPT Nguyễn Thái Bình

KÍNH HIỂN VI

1.MỤC TIÊU:

 1.1.Kiến thức:

- Học sinh biết: 1. Nêu được nguyên tắc cấu tạo và công dụng của kính hiển vi.

- Học sinh hiểu: 2. Trình bày được số bội giác của ảnh tạo bởi kính hiển vi.

 1.2.Kĩ năng: 3. Vẽ được ảnh của vật thật tạo bởi kính hiển vi và giải thích tác dụng tăng góc trông ảnh của kính.

1.3.Thái độ: - Hứng thú học Vật lí, yêu thích tìm tòi khoa học.

- Có ý thức vận dụng những hiểu biết Vật lí vào đời sống.

- Nắm được tác dụng của kính hiển vi , có ý thức học hỏi cách sử dụng kính hiển vi.

2.TRỌNG TÂM: -1. Nêu được nguyên tắc cấu tạo và công dụng của kính hiển vi.

 2. Trình bày được số bội giác của ảnh tạo bởi kính hiển vi.

 3. Vẽ được ảnh của vật thật tạo bởi kính hiển vi và giải thích tác dụng tăng góc trông ảnh của kính.

3. CHUẨN BỊ :

3.1 . Giáo viên: Sơ đồ tia sáng qua kính hiển vi

3.2. Học sinh : - Ôn lại kiến thức về thấu kính và kính lúp.

4. TIẾN TRÌNH :

4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện. . - Kiểm tra :Tác phong học sinh , vệ sinh lớp .Điểm danh học sinh.Chỉnh đốn đồng phục, Lớp : . .

4.2. Kiểm tra miệng :

Câu 1 : Định nghĩa kính lúp, độ bội giác của kính lúp là gì ? Các công thức tính độ bội giác của kính lúp ?

Câu 2 : Cách ngắm chừng qua kính lúp ? vẽ ảnh của một vật qua kính lúp ?

 

doc2 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí 11 - Tiết 65 - Kính hiển vi - Trường THPT Nguyễn Thái Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài :33 Tiết: 65 Tuần dạy :. Ngày dạy :. KÍNH HIỂN VI 1.MỤC TIÊU: 1.1.Kiến thức: - Học sinh biết: 1. Nêu được nguyên tắc cấu tạo và công dụng của kính hiển vi. - Học sinh hiểu: 2. Trình bày được số bội giác của ảnh tạo bởi kính hiển vi. 1.2.Kĩ năng: 3. Vẽ được ảnh của vật thật tạo bởi kính hiển vi và giải thích tác dụng tăng góc trông ảnh của kính. 1.3.Thái độ: - Hứng thú học Vật lí, yêu thích tìm tòi khoa học. - Có ý thức vận dụng những hiểu biết Vật lí vào đời sống. - Nắm được tác dụng của kính hiển vi , có ý thức học hỏi cách sử dụng kính hiển vi. 2.TRỌNG TÂM: -1. Nêu được nguyên tắc cấu tạo và công dụng của kính hiển vi. 2. Trình bày được số bội giác của ảnh tạo bởi kính hiển vi. 3. Vẽ được ảnh của vật thật tạo bởi kính hiển vi và giải thích tác dụng tăng góc trông ảnh của kính. 3. CHUẨN BỊ : 3.1 . Giáo viên: Sơ đồ tia sáng qua kính hiển vi 3.2. Học sinh : - Ôn lại kiến thức về thấu kính và kính lúp. 4. TIẾN TRÌNH : 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện. . - Kiểm tra :Tác phong học sinh , vệ sinh lớp .Điểm danh học sinh.Chỉnh đốn đồng phục,Lớp :. ... 4.2. Kiểm tra miệng : Câu 1 : Định nghĩa kính lúp, độ bội giác của kính lúp là gì ? Các công thức tính độ bội giác của kính lúp ? Câu 2 : Cách ngắm chừng qua kính lúp ? vẽ ảnh của một vật qua kính lúp ? 4.3 Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: vào bài- Đặt vấn đề: Để quan sát các vật nhỏ ta thường sử dụng kính lúp, nhưng với những vật rất nhỏ thì ta quan sát chúng như thế nào? - GV:giới thiệu nội dung bài mới, trọng tâm của bài. - HS: Học sinh tiếp nhận thông tin, nhận thức vấn đề cần nghiên cứu. Hoạt động 2: Tìm hiểu về công dụng và cấu tạo của kính hiển vi : Kính lúp dùng để quan sát vật nhỏ nhưng đối với vật quá nhỏ thì không thể quan sát được. Mô tả kính hiển vi : Để có góc trông ảnh của vật lớn hơn góc trông vật trực tiếp nhiều lần, người ta dùng một hệ gồm hai thấu kính hội tụ. Thấu kính thứ nhất cho ta ảnh thật của vật được phóng đại. Thấu kính thứ hai dùng làm kính lúp để quan sát ảnh này. Kết quả là mắt nhìn thấy ảnh của vật dưới góc trông lớn hơn góc trông trực tiếp Các em hãy giải thích tại sao với cấu tạo như vậy , kính lại giúp mắt nhìn rõ ảnh dưới góc trông lớn hơn góc trông trực tiếp vật nhiều lần ? GV gợi ý : vật cần quan sát được đặt cách quang tâm vật kính một khỏang lớn hơn tiêu cự nhưng rất gần tiêu điểm vật của vật kính. GV cho HS thảo luận để thống nhất nguyên tắc cấu tạo kính hiển vi ở các điểm sau : - Dụng cụ quang học thứ nhất được dùng phải là một thấu kính hội tụ. Thấu kính này được sử dụng để tạo ra ảnh thật của vật lớn hơn vật nhiều lần. - HS: Lắng nghe và trả lời câu hỏi, tiếp nhận thông tin. Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự tạo ảnh bởi kính hiển vi và vẽ ảnh : - Phân tích rõ tác dụng của vật kính và thị kính. +Khi nào thấu kính hội tụ cho ảnh thật ? à Vật kính O1:là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn, dùng tạo ra một ảnh thật rất lớn +Giáo viên nói tác dụng của thị kính O2 GV hướng dẫn học sinh Vẽ hình 33.5 phân tích rõ các khái niệm: cách ngắm chừng ở vô cực. Vật AB cần quan sát qua vật kính cho ảnh thật lớn gấp k1 lần vật. Ta điều chỉnh kính sao cho ảnh nằm trong khoảng từ quang tâm O2 đến tiêu điểm F2 àThị kính cho ảnh ảo lớn hơn vật Mắt quan sát ảnh của - HS: Lắng nghe và trả lời câu hỏi, tiếp nhận thông tin. Hoạt động 4: Tìm hiểu về Xây dựng công thức số bội giác kính hiển vi: ° Gọi học sinh nhắc lại công thức tính số bội giác GV hướng dẫn học sinh xây dựng công thức số bội giác Ta có : *GV hướng dẫn hs tự tìm công thức dạng khác của số bội giác - HS: Lắng nghe và trả lời câu hỏi, tiếp nhận thông tin. I. CÔNG DỤNG VÀ CẤU TẠO CỦA KÍNH HIỂN VI : Kính hiển vi là dụng cụ quang bổ trợ cho mắt để quan sát các vật rất nhỏ bằng cách tạo ảnh có góc trông lớn. . Nguyên tắc cấu tạo: có hai bộ phận chính - Vật kính là một thấu kính hội tụ ( hoặc một hệ thấu kính có độ tụ dương) có tiêu cự rất nhỏ (cỡ mm) có tác dụng tạo ảnh thật lớn hơn vật. - Thị kính là một kính lúp dùng để quan sát ảnh thật tạo bởi vật kính. Hai bộ phận chính này được lắp đồng trục sao cho khoảng cách giữa các kính không đổi (O1O2=l). Khoảng cách giữa hai tiêu điểm của hai kính F1’F2= d gọi là độ dài quang học của kính hiển vi. Ngoài ra còn có bộ phận tụ sáng để chiếu sáng cho vật cần quan sát (thường là một gương cầu lõm). II. SỰ TẠO ẢNH BỞI KÍNH HIỂN VI : -Vật kính có tác dụng tạo ra ảnh thật lớn hơn vật AB và ở trong khoảng O2F2 từ quang tâm đến tiêu diện vật của thị kính . -Thị kính tạo ảnh ảo sau cùng lớn hơn vật nhiều lần và ngược chiều so với vật AB -Mắt đặt sau thị kính để quan sát sẽ nhìn thấy ảnh của vật AB tạo bởi kính hiển vi và ảnh phải nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt. -Nếu ảnh sau cùng của vật cần quan sát được tạo ra ở vô cực thì ta có sự ngắm chừng kính ở vô cực III. SỐ BỘI GIÁC CỦA KÍNH HIỂN VI : Xét trường hợp ngắm chừng ở vô cực : Số bội giác khi ngắm chừng ở ∞: = |k1|G2= Trong đó k1 là số phóng đại ảnh của vật kính; G2 là số bội giác của thị kính khi ngắm chừng ở vô cực; d = O1O2 – f1 – f2. là độ dài quang học của kính; Đ là khoảng nhìn rõ ngắn nhất; f1, f2 là tiêu cự của vật kính và thị kính. - Khi ngắm chừng ở cực cận: GC = d'1d'2d1d2 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: - Câu 1 : Một kính hiển vi vật kính có tiêu cự 0,8 cm, thị kính có tiêu cự 8 cm. hai kính đặt cách nhau 12,2 cm. Một người mắt tốt (cực cận chách mắt 25 cm) đặt mắt sát thị kính quan sát ảnh. Độ bội giác ảnh khi ngắm chừng ở cực cận là A. 27,53. B. 45,16. C. 18,72. D. 12,47. Đáp án câu 1: A. 27,53. - Câu 2 : Một kính hiển vi vật kính có tiêu cự 0,8 cm, thị kính có tiêu cự 8 cm. hai kính đặt cách nhau 12,2 cm. Một người mắt tốt (cực cận chách mắt 25 cm) đặt mắt sát thị kính quan sát ảnh. Độ bội giác ảnh khi ngắm chừng trong trạng thái không điều tiết là A. 13,28. B. 47,66. C. 40,02. D. 27,53. Đáp án câu 2: A. 13,28. 4.5.Hướng dẫn học sinh tự học: - Đối với bài học ở tiết này : + Ôn tập lí thuyết + Làm bài tập 6,7,8,9 SGK /212 - Đối với bài học ở tiết tiếp theo : + Tiết sau:66 Bài 34 Kính thiên văn + Chuẩn bị bài tập thật kỹ,các thắc mắc, 5.RÚT KINH NGHIỆM : - Nội dung: . - Phương pháp: . - Sử dụng đồ dùng,thiết bị dạy học : .

File đính kèm:

  • docTiet ct 65 KINH HIEN VI.doc