Giáo án Vật lý 11 - Bài 31: Mắt - Trường THPT Trần Văn Thành

BÀI 31 MẮT

I – MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 - Trình bày được cấu tạo của mắt, các đặc điểm và chức năng của mỗi bộ phận

 - Trình bày được khái niệm về sự điều tiết và các đặc điểm có liên quan như: điểm cực viễn; điểm cực viễn; khoảng nhìn rõ.

 - Trình bày được các khái niệm: Năng suất phân li; sự lưu ảnh

 - Nêu được ba tật cơ bản của mắt và cách khắc phục.

 2. Kĩ năng

 - Kĩ năng tham khảo SGK và tự học theo gợi ý của thầy.

 - Vận dụng được kiến thức vào thực tế: giải thích một số hiện tượng trong thực tế có liên quan đến mắt.

 - Kĩ năng phân biệt các loại tật khúc xạ của mắt.

II – CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên

 a. Kiến thức và đồ dùng

 - Mô hình cấu tạo mắt(nếu có); hình vẽ cấu tạo bổ dọc của mắt bằng bảng phụ.

 - Một đọan vedeo về hoạt động của mắt.

 - Các hình vẽ 31.4 đến 31.8

 

doc4 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 - Bài 31: Mắt - Trường THPT Trần Văn Thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN THÀNH GV: LÊ MỘNG BẢO – BÙI QUANG THÁI PP: ĐỌC SGK VÀ ĐÀM THOẠI BÀI 31 MẮT I – MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được cấu tạo của mắt, các đặc điểm và chức năng của mỗi bộ phận - Trình bày được khái niệm về sự điều tiết và các đặc điểm có liên quan như: điểm cực viễn; điểm cực viễn; khoảng nhìn rõ. - Trình bày được các khái niệm: Năng suất phân li; sự lưu ảnh - Nêu được ba tật cơ bản của mắt và cách khắc phục. 2. Kĩ năng - Kĩ năng tham khảo SGK và tự học theo gợi ý của thầy. - Vận dụng được kiến thức vào thực tế: giải thích một số hiện tượng trong thực tế có liên quan đến mắt. - Kĩ năng phân biệt các loại tật khúc xạ của mắt. II – CHUẨN BỊ 1. Giáo viên a. Kiến thức và đồ dùng - Mô hình cấu tạo mắt(nếu có); hình vẽ cấu tạo bổ dọc của mắt bằng bảng phụ. - Một đọan vedeo về hoạt động của mắt. - Các hình vẽ 31.4 đến 31.8 b. Dự kiến ghi bảng Bài 31 MẮT I. Cấu tạo quang học của mắt - Hình vẽ cấu tạo mắt - Giác mạc; thủy dịch; lòng đen....con ngươi; thể thủy tinh; dịch thủy tinh; màng lưới - Điểm vàng; điểm mù - Mắt thu gọn: thấu kính mắt...., tiêu cự của mắt - Mắt hoạt động như máy ảnh: thấu kính mắt vai trò như vật kính – màng lưới có vai trò như phim. II. Sự điều tiết của mắt 1. Sự điều tiết - Khi không điều tiết tiêu cự mắt fmax - Khi điều tối đa tiêu cự mắt fmin 2. Điểm cực viễn. Điểm cực cận III. Năng suất phân li - ε = amin 1’ - Hình vẽ 31.4 IV. Các tật của mắt và cách khắc phục 1. Mắt cận và cách khắc phục a) fmax < OV - Khoảng OCV hữu hạn - Điểm Cuộn cảm gần mắt hơn bình thường b)Cách khắc phục: đeo thấu kính phân kỳ có tiêu cự f = - OCv 2. Mắt viễn thị và cách khắc phục a) fmax > OV - Mắt viễn nhìn vật ở vô cực phải điều tiết. - Điểm Cc xa mắt hơn bình thường. b)Đeo kính hội tụ sao cho nhìn được các vật ở gần như mắt bình thường 3. Mắt lão và cách khắc phục a)Khi lớn tuổi điểm Cc dời xa mắt - Mắt lão không phải là mắt viễn. V. Hiện tượng lưu ảnh của mắt 2. Học sinh: a)Ôn tập về thấu kính (bảng tóm tắt trang 186) b) Đọc trước SGK và tìm hiểu trước cấu tạo của mắt, từ đó có thể trình bày được cấu tạo của mắt. Trả lời các câu hỏi trong SGK trang 203 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP Hoạt động 1 (5 phút):Kiểm tra ss ktra bài cũ Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Trả lời câu hỏi của thầy về thấu kính đặc điểm tạo ảnh của thấu kính. - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Suy nghĩ - Ghi tựa bài vào tập. - Nêu câu hỏi kiểm tra bài - Nhận xét câu trả lời của học sinh và cho điểm. - Giới thiệu bài mới: Có bao giờ các em nghĩ vì sao mình nhìn thấy được mọi vật không? Để trả lời câu hỏi này ta hãy cùng nhau nghiên cứu bài 31 cấu tạo của mắt về mặt quang học. - Ghi tựa bài và mục I lên bảng Hoạt động 2(15 phút): Tìm hiểu cấu tạo của mắt Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên -Thực hiện theo lời đề nghị của thầy. - Suy nghĩ và trả lời. -Khi mắt nhìn một vật thì ảnh của vật tạo ra ở màng lưới và từ đó tạo ra tín hiệu thần kinh đưa lên não, gây ra cảm giác hình ảnh. Do đó mắt nhìn thấy vật. - Suy nghĩ và trả lời theo SGK - Đọc sách và trả lời: hệ quang học phức tạp của mắt tương đương với thấu kính hội tụ; màng lưới có vai trò như phim. - Đề nghị học sinh trình bày cấu tạo của mắt theo SGK và chừa trống khoảng 12 hàng để ghi từ mục a đến mục f )...........điểm vàng V(trang 196). - Thể thủy tinh có hình dạng giống dụng cụ quang nào? - Mắt chúng ta hoạt động thế nào khi nhìn thấy một vật? - Điểm mù là gì? Nếu ảnh của vật hiện ra ở điểm mù thì sao? - Vẽ hình mắt thu gọn 31.3. Hỏi học sinh mắt thu gọn là gì? tiêu cự ? - Hãy so sánh hoạt động của mắt với máy ảnh. Hoạt động 3(15 phút): Tìm hiểu sự điều tiết của và các khái niệm về điểm Cc và điểm Cv Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Nghe giảng bài - Trả lời câu hỏi gợi ý của thầy. - Trình bày sự điều tiết của mắt như SGK - Nhận xét trình bày của bạn. - Nêu khái niệm về viễn điểm và cận điểm +Điểm trên trục chính của mắt mà mắt nhìn rõ không điều tiết là Cv, đối với mắt không có tật viễn điểm ở vô cùng +Điểm trên trục chính mà mắt nhìn rõ khi điều tiết tối đa gọi là cận điểm Cc - Trả lời theo SGK - Nhận xét câu trả lời của bạn và bổ sung ý nếu có - học sinh vận dụng khái niệm đã học trả lời câu hỏi của thầy - OCv = 50cm; OCc = 10cm - Như đã biết khi mắt quan sát một vật thì ảnh ở điểm vàng V, nên d’ = OV = số không đổi. Nếu tiêu cự mắt là xác định thì mắt chỉ nhìn thấy được vật ở một vị trí nhất định nào đó. - Trong thực tế mắt quan sát được vật ở nhiều vị trí khác nhau, điều này cho phép ta suy luận được điều gì?( có thể dùng công thức thấu kính để gợi ý) - Hoạt động thay đổ tiêu cự của mắt gọi là gì? - Hãy trình bày sự điều tiết của mắt. Hãy cho biết bộ phận nào của mắt thực hiện điều này? - Khi mắt ở trạng thái không điều tiết thì tiêu cự mắt như thế nào? Khi điều tiết tối đa tiêu cự của mắt ra sao? - Yêu cầu hs nêu khái niệm về viễn điểm và cận điểm. - Đối với mắt không có tật viễn điểm ở đâu? - Khoảng nhìn rõ của mắt là gì? -GV cho ví dụ: một người có thể nhìn rõ một vật cách mắt 50cm không điều tiết. khi điều tiết tối đa thấy vật cách mắt 10cm. Hãy cho biết các con số này có ý nghĩa gì? - Có thể kí hiệu các khoảng cách này như thế nào - Nhận xét chung về các câu trả lời của trò. Hoạt động 4 (5 phút) Giúp hs tìm hiểu khái niệm năng suất phân li của mắt Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Đọc sách giáo khoa - Trả lời câu hỏi của thầy: vật phải đặt trong giới hạn nhìn rõ và góc trông vật phải đủ lớn - Trả lời theo sách giáo khoa. - Yêu cầu học sinh đọc 2 đoạn đầu của mục III - Muốn nhìn rõ chi tiết một vật cần có những điều kiện nào? - Yêu cầu học sinh trả lời câu C1. GV vẽ hình 31.4 - Năng suất phân li của mắt là gì? Hoạt động 5 (5 phút)cũng cố bài và vận dụng (nếu tiết dạy không liên tục) Bài 31 MẮT(tt) Hoạt động 1: (10 phút)Tìm hiểu mắt cận thị và cách khắc phục Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Đọc sách phần a - Trả lời câu hỏi: mắt có fmax < OV + OCv hữu hạn và + OCc gần mắt hơn bình thường - Đeo kính phân kỳ có tiêu cự f = - OCv - Yêu cầu học sinh đọc mục 1 phần a và GV vẽ hình 31.5 lên bảng - Đặc điểm của mắt cận là gì? Các hệ quả của nó - Có thể khắc phục tật cận thị bằng cách nào? - Giúp học sinh trả lời câu C2 - Giúp học sinh tìm hiểu bài tập thí dụ 2 Hoạt động 2: (10 phút)Tìm hiểu mắt viễn thị và cách khắc phục Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Đọc sách mục 2 phần a - Trả lời câu hỏi: mắt có fmax > OV + Mắt viễn có thể nhìn thấy vật ở vô cực nhưng phải điều tiết + OCc xa mắt hơn bình thường - Đeo kính hội tụ sao cho nhìn rõ các vật ở gần như mắt bình thường, lúc đó ảnh ảo của điểm gần nhất mà mắt muốn nhìn rõ là ở Cc - Yêu cầu học sinh đọc mục 2 phần a và GV vẽ hình 31.7 lên bảng - Đặc điểm của mắt viễn thị là gì? Các hệ quả của nó - Tật viễn thị thường được khắc phục như thế nào? - Có thể hướng dẫn công thức phần này: với (d cho trước là vật thật, d’ = - OCc) Hoạt động 3: (10 phút)Tìm hiểu mắt lão và cách khắc phục Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Đọc sách mục 3 phần a - Trả lời câu hỏi của thầy: kể từ tuổi trung niên, khả năng điều tiết giảm. Nên điểm Cc xa mắt hơn mắt thường. Đó là tật lão thị - Đọc sách phần b - Trả lời câu hỏi của thầy - Yêu cầu học sinh đọc mục 3 phần a - Tật lão thị và nguyên nhân của nó là gì? - Mắt lão có phải là mắt viễn thị không? Vì sao? - Mắt nào có thể bị lão thị. - Yêu cầu học sinh đọc phần b. - Có thể khắc phục tật lão thị bằng cách nào? - đối với mắt cận khi bị lão thị ta khắc phục ra sao? Hoạt động 4(5 phút) Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Đọc sách GK - Trình bày như SGK - Nêu các ứng dụng - Yêu cầu học sinh đọc mục V - Yêu cầu học sinh mô tả sự lưu ảnh của mắt - Nêu một số ứng dụng của hiện tượng này. Hoạt động 5( 10 phút): hướng dẫn học sinh cũng cố bài học theo trang 202 SGK và giúp học sinh trả lời các câu hỏi trang 203 -GV yêu cầu học sinh đọc bài 32 ở nhà và thử trả lời các câu hỏi trong bài và ở trang 208 IV- RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docBAI 31 (TRAN VAN THANH).doc
Giáo án liên quan