Giáo án Vật lý 11 CB - GV: Hoàng Hải Hà - Tiết 21 - Bài tập

BÀI TẬP

A. Mục tiêu

1. Kiến thức

• Vận dụng các kiến thức cơ bản của chương làm 1 số bài tập đơn giản.

• Mở rộng kiến thức phần dòng điện không đổi.

2. Kĩ năng

• Rèn luyện kĩ năng thực hành kiến thức, kĩ năng phân tích tổng hợp để giải toán.

• Vận dụng giải các bài tập tương tự.

3. Thái độ

• Độc lập, chủ động trong học tập, nghiên cứu.

B. Phương pháp giảng dạy: Hoạt động nhóm, phát vấn đàm thoại, thực hành kiến thức

C. Chuẩn bị giáo cụ

1. Giáo viên: Giáo án.

2. Học sinh: Ôn lại nội dung kiến thức cơ bản của chương.

D. Tiến trình bài dạy

1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số <1’>

2. Kiểm tra bài cũ <3’>

 Hãy nêu phương pháp giải một số bài toán về mạch điện? Vận dụng làm bài tập.

3. Nội dung bài mới

a. Đặt vấn đề <1’>

 Chúng ta đã học xong chương “Dòng điện không đổi”. Tiết này chúng ta sẽ vận dụng các kiến thức đã học làm một số bài tập nhằm củng cố thêm kiến thức về chương này.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 CB - GV: Hoàng Hải Hà - Tiết 21 - Bài tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 20 Ngày soạn: 01/11/2008 BÀI TẬP A. Mục tiêu 1. Kiến thức Vận dụng các kiến thức cơ bản của chương làm 1 số bài tập đơn giản. Mở rộng kiến thức phần dòng điện không đổi. 2. Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng thực hành kiến thức, kĩ năng phân tích tổng hợp để giải toán. Vận dụng giải các bài tập tương tự. 3. Thái độ Độc lập, chủ động trong học tập, nghiên cứu. B. Phương pháp giảng dạy: Hoạt động nhóm, phát vấn đàm thoại, thực hành kiến thức C. Chuẩn bị giáo cụ 1. Giáo viên: Giáo án. 2. Học sinh: Ôn lại nội dung kiến thức cơ bản của chương. D. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ Hãy nêu phương pháp giải một số bài toán về mạch điện? Vận dụng làm bài tập. 3. Nội dung bài mới a. Đặt vấn đề Chúng ta đã học xong chương “Dòng điện không đổi”. Tiết này chúng ta sẽ vận dụng các kiến thức đã học làm một số bài tập nhằm củng cố thêm kiến thức về chương này. b. Triển khai bài dạy HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nhắc lại một số kiến thức cơ bản GV: Yêu cầu hs viết các biểu thức liên quan đến chương dòng điện không đổi. HS: Lên bảng viết. GV: Nhận xét. I. Kiến thức cơ bản 1. 2. E = I(RN + r) = IRN +Ir 3. UN = E – Ir = IRN 4. 5. P = UI 6. Png = EI 7. A = Uq = UIt 8. Ang = qE = EIt 9. Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn: a. Ghép nối tiếp Eb = E1 + E2 ++En; rb = r1 + r2 ++ rn. b. Ghép song song Eb = E ; . c. Ghép hỗn hợp đối xứng Eb = mE ; . d. Ghép xung đối Eb = E1 – E2 ( E1 > E2); rb = r1 + r2. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm một số bài tập GV: Yêu cầu hs đọc đề và tóm tắt đề bài 2 (62) sgk HS: Làm theo yêu cầu của GV. GV: Yêu cầu hs thảo luận nhóm: Nhóm 1: - Nhận dạng bộ nguồn, tính Eb. - Nhận dạng mạch ngoài. Tính điện trở RN. - Tính cường độ dòng điện bằng định luật Ôm cho toàn mạch. - Tính công suất tiêu thụ trên mỗi điện trở. - Tính công suất của mỗi acquy và năng lượng của mỗi acquy tiêu thụ trong 5 phút. HS: Thảo luận trả lời. GV: Gọi 1 hs trình bày, các hs còn lại theo dõi nhận xét. Sau đó GV rút ra các kết luận. GV: Yêu cầu 1 hs đọc và tóm tắt đề. HS: Làm theo yêu cầu cảu GV. GV: Yêu cầu hs nhận dạng mạch ngoài, tính RN và cường độ dòng điện chạy trong mạch. HS: RN = R + x và GV: Yêu cầu hs tính công suất tiêu thụ của mạch ngoài? Nhận xét xem công suất này phụ thuộc vào những đại lượng nào? HS: Trả lời. GV: Để công suất đạt giá trị cực đại ta sẽ khảo sát điều gì? HS: Trả lời. GV: Hướng dẫn hs khảo sát. HS: Lắng nghe và ghi nhớ. GV: Yêu cầu hs tính công suất tiêu thụ trên x, tính toán tương tự, suy ra giá trị của x. HS: Lên bảng tính. GV: Nhận xét. E1,r R1 R2 I E2,r II. Bài tập ví dụ Bài tập 1: Tóm tắt E1 = 12 V E2 = 6 V R1 = 4 R2 = 8 a. I = ? b. P1 = ? P2 = ? c. t = 5 phút = 300 s P = ? A = ? Giải: * E1 mắc nối tiếp E2. Eb = E1 + E2 = 12 + 6 = 18 * Mạch ngoài: R1 nt R2. RN = R1 + R2 = 4 + 8 = 12 a. Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch: A. b. Công suất tiêu thụ trên mỗi điện trở: P1 = I2R1 = 1,52.4 = 9 W. P1 = I2R2 = 1,52.8 = 18 W. c. Công suất của mỗi acquy: Png1 = E1.I = 12.1,5 = 18 W. Png2 = E2.I = 6.1,5 = 9 W. Năng lượng của mỗi nguồn: Ang1 = Png1.t = 18.300 = 5 400 J = 5,4 kJ. Ang2 = Png2.t = 9.300 = 2 700 J = 2,7 kJ. E,r R x Bài tập 2: Tóm tắt E = 12 V r = 1,1 R = 0,1 a. x = ? PN(max). b. x = ? Pmax = ? Giải: * Mạch ngoài: R nt x. RN = R + x = 0,1 + x. * Cường độ dòng điện: . a. Công suất tiêu thụ của mạch ngoài: Xét: Để PN đạt giá trị cực đại thì ymin. * Áp dụng bất đẳng thức Côsi ta có: ymin khi và chỉ khi: b. Công suất tiêu thụ trên điện trở x Xét: Để Px đạt giá trị cực đại thì ymin. * Áp dụng bất đẳng thức Côsi ta có: ymin khi và chỉ khi: . Px(max) = 30 W. 4. Củng cố - Nhắc lại pp giải bài toán về mạch điện. Các lưu ý khi giải toán. Đặc biệt là trường hợp khảo sát, chú ý vận dụng các bất đẳng thức đã học. 5. Dặn dò - Làm lại tất cả các bài tập ở sgk. - Làm bài tập 11.1, 11.3 sbt. - Đọc kỹ bài thực hành: Xác định suất điện động và điện trở trong của một pin điện hoá.

File đính kèm:

  • doctiet 21-58.doc
Giáo án liên quan