Giáo án Vật lý 11 CB - GV: Hoàng Hải Hà - Tiết 28 - Bài tập

BÀI TẬP

A. Mục tiêu

1. Kiến thức

• Vận dụng định luật Fa-ra-đây giải một số bài tập.

• Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến dòng điện trong kim loại và trong dung dịch điện phân.

2. Kĩ năng

• Phân tích, tổng hợp kiến thức.

• Giải được các bài tập tương tự.

3. Thái độ

• Độc lập, chủ động trong học tập, nghiên cứu.

B. Phương pháp giảng dạy: Phát vấn đàm thoại, thực hành kiến thức.

C. Chuẩn bị giáo cụ

1. Giáo viên: Giáo án.

2. Học sinh: Ôn lại các kiến thức về dòng điện trong kim loại và trong chất điện phân.

D. Tiến trình bài dạy

1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số <1’>

2. Kiểm tra bài cũ <3’>

1. Hãy phát biểu và viết biểu thức của định luật Fa-ra-đây?

2. Ứng dụng của hiện tượng điện phân trong thực tế?

 

doc3 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 CB - GV: Hoàng Hải Hà - Tiết 28 - Bài tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 28 Ngày soạn: 27/11/2008 BÀI TẬP A. Mục tiêu 1. Kiến thức Vận dụng định luật Fa-ra-đây giải một số bài tập. Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến dòng điện trong kim loại và trong dung dịch điện phân. 2. Kĩ năng Phân tích, tổng hợp kiến thức. Giải được các bài tập tương tự. 3. Thái độ Độc lập, chủ động trong học tập, nghiên cứu. B. Phương pháp giảng dạy: Phát vấn đàm thoại, thực hành kiến thức. C. Chuẩn bị giáo cụ 1. Giáo viên: Giáo án. 2. Học sinh: Ôn lại các kiến thức về dòng điện trong kim loại và trong chất điện phân. D. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ Hãy phát biểu và viết biểu thức của định luật Fa-ra-đây? Ứng dụng của hiện tượng điện phân trong thực tế? 3. Nội dung bài mới a. Đặt vấn đề Chúng ta đã nghiên cứu xong 2 bài: dòng điện trong kim loại và dòng điện trong chất điện phân. Chúng ta cũng đã biết về các định luật Fa-ra-đây trong chất điện phân. Bài học hôm nay ta sẽ vận dụng các kiến thức đã được học, làm một số bài tập. b. Triển khai bài dạy HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nhắc lại một số kiến thức cơ bản GV: Yêu cầu hs phát biểu và viết các biểu thức của định luật Fa-ra-đây. HS: Trả lời. GV: Hãy so sánh dòng điện trong kim loại và trong dd điện phân. HS: Trả lời. 1. KIẾN THỨC CƠ BẢN a. Định luật Fa-ra-đây 1 m = kq b. Định luật Fa-ra-đây 2 * Công thức Fa-ra-đây Hoạt động 2: Vận dụng làm một số bài tập GV: Yêu cầu hs đọc và tóm tắt đề bài 9 trang 78 sgk. HS: làm theo yêu cầu của GV. GV: Yêu cầu hs nêu hướng giải, gợi ý: - Từ giả thiết bài toán, ta có những đại lượng nào bằng nhau? - Vận dụng các công thức tương ứng, lập tỉ lệ để tính toán các đại lượng mà bài toán yêu cầu. GV: Yêu cầu hs đọc và tóm tắt đề bài tập 11 trang 85 sgk. HS: Làm theo yêu cầu của GV. GV: Yêu cầu hs nêu cách giải. HS: Trả lời. GV: Gọi 1 hs lên bảng làm, các hs còn lại theo dõi, nhận xét. HS: Làm theo yêu cầu của GV. GV: Nhận xét, sửa các lỗi mắc phải của HS. 2. BÀI TẬP Bài 9 (78) sgk Tóm tắt mCu = 1000 kg DCu = 8 900 kg/m3 DAl = 2 700 kg/m3 mAl = ? Giải * Theo giả thiết, chất lượng truyền điện không thay đổi nên: RCu = RAl (1) * Mặt khác, ta có: mCu = VCuDCu = SCulDCu mAl = VAlDAl = SAllDAl (2) Từ (1) và (2) ta có: Khối lượng dây nhôm cần sử dụng là 494 kg Bài 11 (85) sgk Tóm tắt d = 10 = 10-5 m S = 1 cm2 = 10-4 m2 I = 0,010 A DCu = 8 900 kg/m3 t = ? Giải * Áp dụng công thức Fa-ra-đây: (1) * Khối lượng của chất cần bóc ở điện cực: m = DV = SlD = 10-5.10-4.8900 = 8,9.10-5 kg = 8,9.10-2 g Thay vào (1), ta có: Vậy thời gian cần thiết là: 2,642.10-3 s 4. Củng cố - Yêu cầu hs đưa ra pp giải bài toán áp dụng định luật Fa-ra-đây. HS: Đưa ra pp giải: + Vận dụng công thức Fa-ra-đây và các công thức liên quan để tính các đại lượng cần tìm. + Chú ý đổi các đơn vị ra hệ SI. + Khối lượng chất giải phóng ở điện cực tính bằng gam. 5. Dặn dò - Làm lại các bài tập, làm bài 14.6 sbt. - Chuẩn bị bài mới: + Chất khí có dẫn điện hay không? Vì sao? + Điều kiện gì để chất khí dẫn điện? + Bản chất của dòng điện trong chất khí?

File đính kèm:

  • doctiet 28-74.doc
Giáo án liên quan