Giáo án Vật lý 11 CB - GV: Hoàng Hải Hà - Tiết 34 - Bài tập

BÀI TẬP

A. Mục tiêu

1. Kiến thức

• Vận dụng các kiến thức của chương làm một số bài tập đơn giản.

• Lập được bảng so sánh dòng điện trong các môi trường.

2. Kĩ năng

• Phân tích, tổng hợp kiến thức của chương làm một số bài tập.

3. Thái độ

• Độc lập, chủ động trong học tập, nghiên cứu.

B. Phương pháp giảng dạy: Phát vấn đàm thoại, hoạt động nhóm.

C. Chuẩn bị giáo cụ

1. Giáo viên: Giáo án.

2. Học sinh: Xem lại nội dung của chương III.

D. Tiến trình bài dạy

1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số <1’>

2. Kiểm tra bài cũ <5’>

1. Giải thích sự hình thành lớp nghèo khi cho bán dẫn loại p và bán dẫn loại n tiếp xúc nhau.

2. Điốt bán dẫn là gì? Điốt hoạt động khi nào? Ứng dụng của điốt bán dẫn.

3. Tranzito lưỡng cực n-p-n là gì? Giải thích nguyên tắc làm việc của tranzito.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 CB - GV: Hoàng Hải Hà - Tiết 34 - Bài tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 34 Ngày soạn: 01/01/2009 BÀI TẬP A. Mục tiêu 1. Kiến thức Vận dụng các kiến thức của chương làm một số bài tập đơn giản. Lập được bảng so sánh dòng điện trong các môi trường. 2. Kĩ năng Phân tích, tổng hợp kiến thức của chương làm một số bài tập. 3. Thái độ Độc lập, chủ động trong học tập, nghiên cứu. B. Phương pháp giảng dạy: Phát vấn đàm thoại, hoạt động nhóm. C. Chuẩn bị giáo cụ 1. Giáo viên: Giáo án. 2. Học sinh: Xem lại nội dung của chương III. D. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ Giải thích sự hình thành lớp nghèo khi cho bán dẫn loại p và bán dẫn loại n tiếp xúc nhau. Điốt bán dẫn là gì? Điốt hoạt động khi nào? Ứng dụng của điốt bán dẫn. Tranzito lưỡng cực n-p-n là gì? Giải thích nguyên tắc làm việc của tranzito. 3. Nội dung bài mới a. Đặt vấn đề Chúng ta đã học xong chương “Dòng điện trong các môi trường”. Bài học hôm nay chúng ta sẽ vận dụng các kiến thức cơ bản của chương trả lời một số câu hỏi. b. Triển khai bài dạy HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nhắc lại nội dung kiến thức của chương GV: Yêu cầu hs lập bảng so sánh dòng điện trong các môi trường. HS: Thảo luận nhóm. Trả lời. GV: Nhận xét bài làm các nhóm. Rút ra các kết luận cần thiết. HS: Nghe và ghi nhớ. 1. Lập bảng so sánh: Dòng điện trong các môi trường: - Dòng điện trong kim loại. - Dòng điện trong chất điện phân. - Dòng điện trong chất khí. - Dòng điện trong chân không. - Dòng điện trong chất bán dẫn. Về: + Hạt tải điện. + Bản chất. + Đặc điểm. + Ứng dụng. Hoạt động 2: Làm một số bài tập TNKQ GV: Yêu cầu hs thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. HS: Làm theo yêu cầu của GV. GV: Sửa bài làm của hs, rút ra nhận xét. 2. Bài tập TNKQ GV: Phát phiếu câu hỏi cho hs. HS: Nhận phiếu và trả lời. 4. Củng cố - GV: Nêu lại hạt tải điện trong các môi trường, đặc điểm của dòng điện trong các môi trường. 5. Dặn dò - Yêu cầu hs về nhà xem lại nội dung của 3 chương đã học. - Yêu cầu hs soạn kĩ đề cương ôn tập đã ra, ôn tập tốt, tiết sau thi học kì. PHIẾU TRẢ LỜI TNKQ Câu 1: Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của: A. các ion dương cùng chiều điện trường. B. các ion âm ngược chiều điện trường. C. các electrôn tự do ngược chiều điện trường. D. các protôn cùng chiều điện trường. Câu 2: Đối với vật dẫn kim loại, khi nhiệt độ tăng thì điện trở của vật dẫn cũng tăng. Nguyên nhân chính là: A. các electrôn chuyển động nhanh hơn. B. các ion kim loại dao động mạnh hơn, làm cho các electrôn tự do va chạm vào các ion nhiều hơn. C. các ion dơng chuyển động theo chiều điện trường nhanh hơn. D. các electron tự do bị “nóng” lên nên chuyển động chậm hơn. Câu 3: Chất nào sau đây là chât điện phân: A. các dd bazơ. B. các dd axit. C. các dd muối. D. tất cả các câu trên. Câu 4: Trong các dd điện phân, hạt tải điện là: A. chỉ có iôn âm. B. chỉ có ion dương. C. chỉ có electrôn tự do. D. các ion dương và âm. Câu 5: Điện phân một muối kim loại, hiện tượng dương cực tan xảy ra khi: A. catốt làm bằng chính kim loại của muối. B. anốt làm bằng chính kim loại của muối. C. hiệu điện thế giữa anốt và catốt rất lớn. D. Tất cả các ý trên. Câu 6: Nếu trong bình điện phân không có hiện tượng dương cực tan, thì có thể coi bình điện phân đó như: A. một tụ điện. B. một nguồn điện. C. một máy thu. D. một điện trở. Câu 7: Khi chất khí bị đốt nóng, các hạt tải điện trong chất khí gồm: A. các electrôn. B. các ion âm và dương. C. các ion âm và dương và electrôn tự do. D. ion âm và electrôn tự do. Câu 8: Để tạo ra sự phóng tia lửa điện giữa hai điện cực đặt trong không khí ở điều kiện thường thì: A. hai điện cực phải làm bằng kim loại. B. hai điện cực đặt rất gần nhau. C. điện trường giữa haiđiện cực phải đủ lớn, đạt ngưỡng 3.106 V/m. D. hiệu điện thế giữa hai điện cực không nhỏ hơn 220 V. Câu 9: Để tạo ra hồ quang điện giữa hai thanh than, lúc đầu người ta cho hai thanh than tiếp xúc nhau sau đó tách chúng ra.Việc làm trên nhằm mục đích: A. để các thanh than nhiễm điện trái dấu. B. để các thanh than trao dổiđiện tích. C. để tạo ra hiệu điện thế lớn. D. để làm cho hai thanh than nóng đỏ. Câu 10: Trong sự phóng điện thành miền, hạt tải điện là: A. ion dương. B. ion âm. C. electrôn bứt ra từ catốt. D. ectrôn và các ion dương. Câu 11: Trong sự phóng điện thành miền, nguyên nhân tạo ra miền tối catốt là do sát mặt catốt: A. không có electrôn đi qua khu vực này. B. không có sự phát sáng của electrôn. C. không có sự va chạm giữa electrôn và phân tử khí. D. không có sự ion hoá chất khí. Câu 12: Chân không là môi trường: A. chỉ có các phân tử trung hoà. B. không có một phân tử nào. C. không có hạt tải điện. D. có áp suất thấp vào khoảng 10-4 mmHg. Câu 13: Đối với các chất bán dẫn nói chung, điện trở suất có giá trị: A. không thay đổi theo nhiệt độ. B. nhỏ hơn so với kim loại. C. trung gian giữa kim loại và điện môi. D. lớn hơn so với điện môi. Câu 14: Trong bán dẫn tinh khiết, hạt tham gia vào quá trình dẫn điện là: A. lỗ trống. B. electrôn tự do. C. các ion dương và âm. D. cả electrôn tự do và lỗ trống. Câu 15: Chọn câu sai, khi nói về tính chất của tia catốt: A. Tia catốt làm phát quang một số chất khi đập vào chúng. B. Tia catốt mang năng lượng. C. Tia catốt bị lệch trong điện trường và từ trường. D. Tia catốt phát ra song song với mặt catốt. Câu 16: Khi phân biệt dòng điện trong kim loại và trong chất điện phân, câu nào sau đây là đúng: A. Dòng điện trong chất điện phân tải cả vật chất còn dòng điện trong kim loại thì không. B. Hạt tải điện trong chất điện phân ít hơn nhiều so với hạt tải điện trong kim loại. C. Môi trường điện phân mất trật tự hơn so với kim loại, nên điện trở của chất điện phân lớn hơn nhiều so với kim loại. D. Hạt tải điện trong chất điện phân phải do tác nhân ion hoá sinh ra còn kim loại thì không. Câu 17: Cặp nhiệt điện dùng để: A. đo nhiệt độ trong lò nung. B. làm dây dẫn. C. chế tạo nam châm. D. chế tạo vônkế. Câu 18: Câu nào sau đây nói về tính chất điện của kim loại không đúng? A. Kim loại dẫn điện tốt. B. Điện trở suất của kim loại khá lớn, vào khoảng 107 108 .m. C. Khi nhiệt độ tăng, điện trở suất của kim loại tăng theo hàm bậc nhất. D. Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm khi nhiệt độ của kim loại không đổi. Câu 19: Phát biểu nào sau đây nói về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện I vào hiệu điện thế U trong quá trình dẫn điện không tự lực của chất khí là không đúng? A. Với U quá lớn, dòng điện I tăng nhanh theo U. B. Với U nhỏ, dòng điện I tăng theo U. C. Với mọi giá trị của U, dòng điện I tăng tỉ lệ thuận với U theo định luật Ôm. D. Với U đủ lớn, dòng điện I đạt giá trị bão hoà. Câu 20: Ở bán dẫn tinh khiết: A. số electrôn tự do luôn nhỏ hơn số lỗ trống. B. số electrôn tự do luôn lớn hơn số lỗ trống. C. số electrôn tự do và số lỗ trống luôn bằng nhau. D. số electrôn và số lỗ trống bằng 0. Câu 21: Câu nào dưới đây nói về các hạt tải điện trong các môi trường là không đúng: A. Trong kim loại, hạt tải điện là các electrôn tự do. B. Trong chất điện phân, hạt tải điện là các ion âm và dương. C. Trong chất khí, hạt tải điện là các electrôn tự do và các ion. D. Trong chân không, hạt tải điện là các electrôn, iôn âm.

File đính kèm:

  • docTIET 34-90.doc