Giáo án Vật lý 12 - Chương 6 và 7

BÀI 30. HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN. THUYẾT LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức

 - Trình bày được thí nghiệm Héc về hiện tượng quang điện và nêu được định nghĩa hiện tượng quang điện.

 - Phát biểu được định luật về giới hạn quang điện.

 - Phát biểu được giả thuyết Plăng và viết được biểu thức về lượng tử năng lượng.

 - Phát biểu được thuyết lượng tử ánh sáng và nêu được những đặc điểm của phôtôn.

 - Vận dụng được thuyết phôtôn để giải thích định luật về giới hạn quang điện.

 - Nêu được lưỡng tính sóng - hạt của ánh sáng.

2. Về kĩ năng

 - Vận dụng các công thức đã học vào giải bài tập trong SGK

3. Về thái độ

 - Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

 - Bộ thí nghiệm biễu diễn hiện tượng quang điện

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1992 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 12 - Chương 6 và 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 48 tuần 24, ngày soạn: ……………… BÀI 30. HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN. THUYẾT LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Trình bày được thí nghiệm Héc về hiện tượng quang điện và nêu được định nghĩa hiện tượng quang điện. - Phát biểu được định luật về giới hạn quang điện. - Phát biểu được giả thuyết Plăng và viết được biểu thức về lượng tử năng lượng. - Phát biểu được thuyết lượng tử ánh sáng và nêu được những đặc điểm của phôtôn. - Vận dụng được thuyết phôtôn để giải thích định luật về giới hạn quang điện. - Nêu được lưỡng tính sóng - hạt của ánh sáng. 2. Về kĩ năng - Vận dụng các công thức đã học vào giải bài tập trong SGK 3. Về thái độ - Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Bộ thí nghiệm biễu diễn hiện tượng quang điện III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) 3. Bài mới * Vào bài Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Hiện tượng quang điện 1. Thí nghiệm của Héc về hiện tượng quang điện - Chiếu ánh sáng hồ quang vào tấm kẽm tích điện âm làm bật êlectron khỏi mặt tấm kẽm. 2. Định nghĩa - Hiện tượng ánh sáng làm bật các êlectron ra khỏi mặt kim loại gọi là hiện tượng quang điện (ngoài). 3. Nếu chắn chùm sáng hồ quang bằng một tấm thuỷ tinh dày thì hiện tượng trên không xảy ra ® bức xạ tử ngoại có khả năng gây ra hiện tượng quang điện ở kẽm. - Minh hoạ thí nghiệm của Héc (1887) Zn - - - - Góc lệch tĩnh điện kế giảm ® chứng tỏ điều gì? - Không những với Zn mà còn xảy ra với nhiều kim loại khác. - Nếu làm thí nghiệm với tấm Zn tích điện dương ® kim tĩnh điện kế sẽ không bị thay đổi ® Tại sao? ® Hiện tượng quang điện là hiện tượng như thế nào? - Nếu trên đường đi của ánh sáng hồ quang đặt một tấm thuỷ tinh dày ® hiện tượng không xảy ra ® chứng tỏ điều gì? - Tấm kẽm mất bớt điện tích âm ® các êlectron bị bật khỏi tấm Zn. - Hiện tượng vẫn xảy ra, nhưng e bị bật ra bị tấm Zn hút lại ngay ® điện tích tấm Zn không bị thay đổi. - HS trao đổi để trả lời. - Thuỷ tinh hấp thụ rất mạnh tia tử ngoại ® còn lại ánh sáng nhìn thấy® tia tử ngoại có khả năng gây ra hiện tượng quang điện ở kẽm. Còn ánh sáng nhìn thấy được thì không. II. Định luật về giới hạn quang điện - Định luật: Đối với mỗi kim loại, ánh sáng kích thích phải có bước sóng l ngắn hơn hay bằng giới hạn quang điện l0 của kim loại đó, mới gây ra được hiện tượng quang điện. - Giới hạn quang điện của mỗi kim loại là đặc trưng riêng cho kim loại đó. - Thuyết sóng điện từ về ánh sáng không giải thích được mà chỉ có thể giải thích được bằng thuyết lượng tử. - Thông báo thí nghiệm khi lọc lấy một ánh sáng đơn sắc rồi chiếu vào mặt tấm kim loại. Ta thấy với mỗi kim loại, ánh sáng chiếu vào nó (ánh sáng kích thích) phải thoả mãn l £ l0 thì hiện tượng mới xảy ra. - Khi sóng điện tích lan truyền đến kim loại thì điện trường trong sóng sẽ làm cho êlectron trong kim loại dao động. Nếu E lớn (cường độ ánh sáng kích thích đủ mạnh) ® êlectron bị bật ra, bất kể sóng điện từ có l bao nhiêu. - Ghi nhận kết quả thí nghiệm và từ đó ghi nhận định luật về giới hạn quang điện. - HS được dẫn dắt để tìm hiểu vì sao thuyết sóng điện từ về ánh sáng không giải thích được. III. Thuyết lượng tử ánh sáng 1. Giả thuyết Plăng - Lượng năng lượng mà mỗi lần một nguyên tử hay phân tử hấp thụ hay phát xạ có giá trị hoàn toàn xác định và hằng hf; trong đó f là tần số của ánh sáng bị hấp thụ hay phát ra; còn h là một hằng số. 2. Lượng tử năng lượng h gọi là hằng số Plăng: h = 6,625.10-34J.s 3. Thuyết lượng tử ánh sáng a. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn. b. Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các phôtôn đều giống nhau, mỗi phôtôn mang năng lượng bằng hf. c. Phôtôn bay với tốc độ c = 3.108m/s dọc theo các tia sáng. d. Mỗi lần một nguyên tử hay phân tử phát xạ hay hấp thụ ánh sáng thì chúng phát ra hay hấp thụ một phôtôn. 4. Giải thích định luật về giới hạn quang điện bằng thuyết lượng tử ánh sáng - Mỗi phôtôn khi bị hấp thụ sẽ truyền toàn bộ năng lượng của nó cho 1 êlectron. - Công để “thắng” lực liên kết gọi là công thoát (A). - Để hiện tượng quang điện xảy ra: hf ³ A hay ® , Đặt ® l £ l0. - Khi nghiên cứu bằng thực nghiệm quang phổ của nguồn sáng ® kết quả thu được không thể giải thích bằng các lí thuyết cổ điển ® Plăng cho rằng vấn đề mấu chốt nằm ở quan niệm không đúng về sự trao đổi năng lượng giữa các nguyên tử và phân tử. - Giả thuyết của Plăng được thực nghiệm xác nhận là đúng. - Lượng năng lượng mà mỗi lần một nguyên tử hay phân tử hấp thụ hay phát xạ gọi là lượng tử năng lượng (e) - Y/c HS đọc Sgk từ đó nêu những nội dung của thuyết lượng tử. - Dựa trên giả thuyết của Plăng để giải thích các định luật quang điện, Anh-xtah đã đề ra thuyết lượng tử ánh sáng hay thuyết phôtôn. - Phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động. Không có phôtôn đứng yên. - Anh-xtanh cho rằng hiện tượng quang điện xảy ra do có sự hấp thụ phôtôn của ánh sáng kích thích bởi êlectron trong kim loại. - Để êlectron bức ra khỏi kim loại thì năng lượng này phải như thế nào? - HS ghi nhận những khó khăn khi giải thích các kết quả nghiên cứu thực nghiệm ® đi đến giả thuyết Plăng. - HS ghi nhận tính đúng đắn của giả thuyết. - HS đọc Sgk và nêu các nội dung của thuyết lượng tử. - HS ghi nhận giải thích từ đó tìm được l £ l0. - Phải lớn hơn hoặc bằng công thoát. IV. Lưỡng tính sóng - hạt của ánh sáng - Ánh sáng có lưỡng tính sóng - hạt. - Trong hiện tượng giao thoa, phản xạ, khúc xạ … ® ánh sáng thể hiện tích chất gì? - Liệu rằng ánh sáng chỉ có tính chất sóng? - Lưu ý: Dù tính chất nào của ánh sáng thể hiện ra thì ánh sáng vẫn có bản chất là sóng điện từ. - Ánh sáng thể hiện tính chất sóng. - Không, trong hiện tượng quang điện ánh sáng thể hiện chất hạt. 4. Củng cố 1. Phát biểu nào sau đây nói về tính chất sóng hạt không đúng? A. Hiện tượng giao thoa án sáng thể hiện tính chất sóng B. Hiện tượng quang điện ánh sáng thể hiện tính chất hạt C. Sóng điện từ có bước sóng càng ngắn càng thể hiện tính chất sóng. D. Sóng điện từ có bước sóng càng dài thể hiện tính chất sóng rõ hơn tính chất hạt 2. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Giả thuyết sóng ánh sáng không giải thích được các định luật quang điện. B. Ánh sáng có bản chất là sóng điện từ. C. Ánh sáng có tính chất hạt, mỗi hạt là một photon. D. Ánh sáng có thể gây ra hiện tượng quang điện đối với mọi kim loại. 5. BTVN - Làm tất cả các bài tập trong SGK trang 158 và SBT --------------//------------- IV. RÚT KINH NGHIỆM Tiết 50 tuần 25, ngày soạn: …………………. BÀI 31+32. HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN TRONG HIỆN TƯỢNG QUANG PHÁT QUANG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Trả lời được các câu hỏi: Tính quang dẫn là gì? - Nêu được định nghĩa về hiện tượng quang điện trong và vận dụng để giải thích được hiện tượng quang dẫn. - Trình bày được định nghĩa, cấu tạo và chuyển vận của các quang điện trở và pin quang điện 2. Về kĩ năng - Vận dụng các công thức đã học vào giải bài tập trong SGK 3. Về thái độ - Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học II. CHUẨN BỊ 1. - Bộ thí nghiệm biễu diễn hiện tượng quang điện 2. Học viên: Xem lại hiện tương quang điện ngoài III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) 3. Bài mới * Vào bài Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của hs I. Chất quang dẫn và hiện tượng quang điện trong 1. Chất quang dẫn - Là chất bán dẫn có tính chất cách điện khi không bị chiếu sáng và trở thành dẫn điện khi bị chiếu sáng. 2. Hiện tượng quang điện trong - Hiện tượng ánh sáng giải phóng các êlectron liên kết để chúng trở thành các êlectron dẫn đồng thời giải phóng các lỗ trống tự do gọi là hiện tượng quang điện trong. - Ứng dụng trong quang điện trở và pin quang điện. - Y/c HS đọc Sgk và cho biết chất quang dẫn là gì? - Một số chất quang dẫn: Ge, Si, PbS, PbSe, PbTe, CdS, CdSe, CdTe… - Dựa vào bản chất của dòng điện trong chất bán dẫn và thuyết lượng tử, hãy giải thích vì sao như vậy? - Hiện tượng giải phóng các hạt tải điện (êlectron và lỗ trống) xảy ra bên trong khối bán dẫn khi bị chiếu sáng nên gọi là hiện tượng quang dẫn trong. - So sánh độ lớn của giới hạn quang dẫn với độ lớn của giới hạn quang điện và đưa ra nhận xét. - HS đọc Sgk và trả lời. - Chưa bị chiếu sáng ® e liên kết với các nút mạng ® không có e tự do ® cách điện. - Bị chiếu sáng ® e truyền cho 1 phôtôn. Nếu năng lượng e nhận được đủ lớn ® giải phóng e dẫn (+ lỗ trống) ® tham gia vào quá trình dẫn điện ® trở thành dẫn điện. - Giới hạn quang dẫn ở vùng bước sóng dài hơn giới hạn quang điện vì năng lượng kích hoạt các e liên kết để chúng trở thành các e dẫn nhỏ hơn công thoát để bức các e ra khỏi kim loại. II. Quang điện trở - Là một điện trở làm bằng chất quang dẫn. - Cấu tạo: 1 sợi dây bằng chất quang dẫn gắn trên một đế cách điện. - Điện trở có thể thay đổi từ vài MW ® vài chục W. - Y/c HS đọc Sgk và cho quang điện trở là gì? Chúng có cấu tạo và đặc điểm gì? - Cho HS xem cấu tạo của một quang điện trở. - Ứng dụng: trong các mạch tự động. - HS đọc Sgk và trả lời. - HS ghi nhận về quang điện trở. III. Pin quang điện 1. Là pin chạy bằng năng lượng ánh sáng. Nó biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng. 2. Hiệu suất trên dưới 10% G Iqđ Etx + - Lớp chặng + + + + + + + + - - - - - - - - n p 3. Cấu tạo: a. Pin có 1 tấm bán dẫn loại n, bên trên có phủ một lớp mỏng bán dẫn loại p, trên cùng là một lớp kim loại rất mỏng. Dưới cùng là một đế kim loại. Các kim loại này đóng vai trò các điện cực trơ. b. Giữa p và n hình thành một lớp tiếp xúc p-n. Lớp này ngăn không cho e khuyếch tán từ n sang p và lỗ trống khuyếch tán từ p sang n ® gọi là lớp chặn. c. Khi chiếu ánh sáng có l £ l0 sẽ gây ra hiện tượng quang điện trong. Êlectron đi qua lớp chặn xuống bán dẫn n, lỗ trống bị giữ lại ® Điện cực kim loại mỏng ở trên nhiễm điện (+) ® điện cực (+), còn đế kim loại nhiễm điện (-) ® điện cực (-). - Suất điện động của pin quang điện từ 0,5V ® 0,8V . 4. Ứng dụng (Sgk) - Thông báo về pin quang điện (pin Mặt Trời) là một thiết bị biến đổi từ dạng năng lượng nào sang dạng năng lượng nào? - Minh hoạ cấu tạo của pin quang điện. - Trong bán dẫn n hạt tải điện chủ yếu là êlectron, bán dẫn loại p hạt tải điện chủ yếu là lỗ trống ® ở lớp chuyển tiếp hình thành một lớp nghèo. Ở lớp nghèo về phía bán dẫn n và về phía bán dẫn p có những ion nào? - Khi chiếu ánh sáng có l £ l0 ® hiện tượng xảy ra trong pin quang điện như thế nào? - Hãy nêu một số ứng dụng của pin quang điện? - Trực tiếp từ quang năng sang điện năng. - HS đọc Sgk và dựa vào hình vẽ minh hoạ để trình bày cáu tạo của pin quang điện. - Về phía n sẽ có các ion đôno tích điện dương, về phía p có các ion axepto tích điện âm. - Gây ra hiện tượng quang điện trong. Êlectron đi qua lớp chặn xuống bán dẫn n, lỗ trống bị giữ lại ® Điện cực kim loại mỏng ở trên nhiễm điện (+) ® điện cực (+), còn đế kim loại nhiễm điện (-) ® điện cực (-). - Trong các máy đó ánh sáng, vệ tinh nhân tạo, máy tính bỏ túi… HIỆN TƯỢNG QUANG – PHÁT QUANG Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Hiện tượng quang – phát quang 1. Khái niệm về sự phát quang - Sự phát quang là sự hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác. - Đặc điểm: sự phát quang còn kéo dài một thời gian sau khi tắt ánh sáng kích thích. 2. Huỳnh quang và lân quang - Sự phát quang của các chất lỏng và khí có đặc điểm là ánh sáng phát quang bị tắt rất nhanh sau khi tắt ánh sáng kích thích gọi là sự huỳnh quang. - Sự phát quang của các chất rắn có đặc điểm là ánh sáng phát quang có thể kéo dài một thời gian sau khi tắt ánh sáng kích thích gọi là sự lân quang. - Các chất rắn phát quang loại này gọi là các chất lân quang. - Y/c HS đọc Sgk và cho biết sự phát quang là gì? - Chiếu chùm tia tử ngoại vào dung dịch fluorexêin ® ánh sáng màu lục. + Tia tử ngoại: ánh sáng kích thích. + Ánh sáng màu lục phát ra: ánh sáng phát quang. - Đặc điểm của sự phát quang là gì? - Thời gian kéo dài sự phát quang phụ thuộc? - Y/c HS đọc Sgk và cho biết sự huỳnh quang là gì? - Sự lân quang là gì? - Tại sao sơn quét trên các biển giao thông hoặc trên đầu các cọc chỉ giới có thể là sơn phát quang mà không phải là sơn phản quang (phản xạ ánh sáng)? - HS đọc Sgk và thảo luận để trả lời. - HS nêu đặc điểm quan trọng của sự phát quang. - Phụ thuộc vào chất phát quang. - HS đọc Sgk và thảo luận để trả lời. - HS đọc Sgk để trả lời. - Có thể từ nhiều phía có thể nhìn thấy cọc tiêu, biển báo. Nếu là sơn phản quang thì chỉ nhìn thấy vật đó theo phương phản xạ. II. Định luật Xtốc (Stokes) về sự huỳnh quang - Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng dài hơn bước sóng của ánh sáng kích thích: lhq > lkt. - Y/c Hs đọc Sgk và giải thích định luật. - Mỗi nguyên tử hay phân tử của chất huỳnh quang hấp thụ hoàn toàn phôtôn của ánh sáng kích thích có năng lượng hfkt để chuyển sang trạng thái kích thích. Ở trạng thái này, nguyên tử hay phân tử có thể va chạm với các nguyên tử hay phân tử khác và mất dần năng lượng. Do vậy khi trở về trạng thái bình thường nó phát ra 1 phôtôn có năng lượng nhỏ hơn: hfhq lkt. 4. Củng cố 1. Trong hiện tượng phát quang,có sự hấp thụ ánh sáng để làn gì? A. Làm nóng vật B. Thay đổi điện trở của vật C. Lám cho vật phát sáng D. Tạo ra dòng điện trong vật. 5. BTVN - Làm tất cả các bài tập trong SGK trang 165 và SBT --------------//------------- IV. RÚT KINH NGHIỆM Tiết 51 tuần 26, ngày soạn: ……….. BÀI 33+34. MẪU NGUYÊN TỬ BO SƠ LƯỢC VỀ LAZE I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Trình bày được mẫu nguyên tử Bo. - Phát biểu được hai tiên đề của Bo về cấu tạo nguyên tử. - Giải thích được tại sao quang phổ phát xạ và hấp thụ của nguyên tử hiđrô lại là quang phổ vạch. 2. Về kĩ năng - Vận dụng các công thức đã học vào giải bài tập trong SGK 3. Về thái độ - Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Hình vẽ các quỹ đạo của êlectron trong nguyên tử hiđrô trên giấy khổ lớn. 2. Học sinh: Ôn lại cấu tạo nguyên tử đã học trong Sgk Hoá học lớp 10. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới * Vào bài Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của hs I. Mô hình hành tinh nguyên tử - Mẫu nguyên tử Bo bao gồm mô hình hành tinh nguyên tử và hai tiên đề của Bo. - Giới thiệu về mẫu hành tinh nguyên tử của Rơ-dơ-pho (1911). Tuy vậy, không giải thích được tính bền vững của các nguyên tử và sự tạo thành quang phổ vạch của các nguyên tử. - Trình bày mẫu hành tinh nguyên tử của Rơ-dơ-pho. - Mẫu nguyên tử Rơ-đơ-pho + Ở tâm nguyên tử có 1 hạt nhân mang điện tích dương. + Xung quanh hạt nhân có các êlectron chuyển động trên những quỹ đạo tròn hoặc elip. + Khối lượng của nguyên tử hầu như tập trung ở hạt nhân. + Qhn = Sqe ® nguyên tử trung hoà điện. II. Các tiên đề của Bo về cấu tạo nguyên tử 1. Tiên đề về các trạng thái dừng - Nguyên tử chỉ tồn tại trong 1 số trạng thái có năng lượng xác định, gọi là các trạng thái dừng. Khi ở trong các trạng thái dừng thì nguyên tử không bức xạ. - Trong các trạng thái dừng của nguyên tử, êlectron chỉ chuyển động trên những quỹ đạo có bán kính hoàn toàn xác định gọi là quỹ đạo dừng. - Đối với nguyên tử hiđrô rn = n2r0 r0 = 5,3.10-11m gọi là bán kính Bo. 2. Tiên đề về sự bức xạ và hấp thụ năng lượng của nguyên tử - Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng (En) sang trạng thái dừng có năng lượng thấp hơn (Em) thì nó phát ra 1 phôtôn có năng lượng đúng bằng hiệu En - Em: e = hfnm = En - Em - Ngược lại, nếu nguyên tử đang ở trạng thái dừng có năng lượng Em thấp hơn mà hấp thụ được 1 phôtôn có năng lượng đúng bằng hiệu En - Em thì nó chuyển lên trạng thái dừng có năng lượng cao hơn En. - Y/c HS đọc Sgk và trình bày hai tiên đề của Bo - Năng lượng nguyên tử ở đây gồm Wđ của êlectron và thế năng tương tác tĩnh điện giữa êlectron và hạt nhân. - Bình thường nguyên tử ở trạng thái dừng có năng lượng thấp nhất: trạng thái cơ bản. - Khi hấp thụ năng lượng ® quỹ đạo có năng lượng cao hơn: trạng thái kích thích. - Trạng thái có năng lượng càng cao thì càng kém bền vững. Thời gian sống trung bình của nguyên tử ở trạng thái kích thích (cỡ 10-8s). Sau đó nó chuyển về trạng thái có năng lượng thấp hơn, cuối cùng về trạng thái cơ bản. - Tiên đề này cho thấy: Nếu một chất hấp thụ được ánh sáng có bước sóng nào thì cũng có thể phát ra ánh sáng có bước sóng ấy. - Nếu phôtôn có năng lượng lớn hơn hiệu En – Em thì nguyên tử có hấp thụ được không? - HS đọc Sgk ghi nhận các tiên đề của Bo và để trình bày. - Không hấp thụ được. Phần II. Sơ lược Lazer Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của hs I. Cấu tạo và hoạt động của Laze 1. Laze là gì? - Laze là một nguồn phát ra một chùm sáng cường độ lớn dựa trên việc ứng dụng của hiện tượng phát xạ cảm ứng. - Đặc điểm: + Tính đơn sắc. + Tính định hướng. + Tính kết hợp rất cao. + Cường độ lớn. 2. Sự phát xạ cảm ứng (Sgk) 3. Cấu tạo của laze - Xét cấu tạo của laze rubi. + Thanh rubi hình trụ (A), hai mặt được mài nhẵn và vuông góc với trục của thanh. + Mặt 1 mạ bạc trở thành gương phẳng G1 có mặt phản xạ quay vào trong. G1 G2 A 1 2 + Mặt (2) là mặt bán mạ, trở thành gương phẳng G2 có mặt phản xạ quay về G1. Hai gương G1 // G2. 4. Các loại laze - Laze khí, như laze He – Ne, laze CO2. - Laze rắn, như laze rubi. - Laze bán dẫn, như laze Ga – Al – As. - Laze là phiên âm của tiếng Anh LASER (Light Amplifier by Stimulated Emission of Radiation): Máy khuyếch đại ánh sáng bằng sự phát xạ cảm ứng. - Y/c HS đọc Sgk và trình bày sự phát xạ cảm ứng là gì? - Thông qua đó để hiểu rõ các đặc điểm của tia Laze. - Laze rubi (hồng ngọc) là Al2O3 có pha Cr2O3. Ánh sáng đỏ của hồng ngọc do ion crôm phát ra khi chuyển từ trạng thái kích thích ® cơ bản. - Laze ru bi hoạt động như thế nào? - Chúng ta có những loại laze nào? - Lưu ý: các bút laze là laze bán dẫn. - Ghi nhận về Laze và các đặc điểm của nó. - HS nghiên cứu Sgk và trình bày sự phát xạ cảm ứng. - Cùng năng lượng ®cùng f (l) ® tính đơn sắc cao. - Bay theo một phương ® tính định hướng cao. - Các sóng điện từ phát ra đều cùng pha ® tính kết hợp cao. - Các phôtôn bay theo 1 hướng rất lớn ® cường độ rất lớn. - HS đọc Sgk và nêu cấu tạo của Laze rubi. - Dùng một đèn phóng điện xenon chiếu sáng rất mạnh thanh rubi và đưa một số ion crôm lên trạng thái kích thích. Nếu có một số ion crôm phát sáng theo phương ^ với hai gương và làm cho một loạt ion crôm phát xạ cảm ứng. Ánh sáng sẽ được khuyếch đại lên nhiều lần. Chùm tia laze được lấy ra từ gương G2. - HS nêu 3 loại laze chính. II. Một vài ứng dụng của laze SGK - Y/c Hs đọc sách và nêu một vài ứng dụng của laze. - HS đọc Sgk, kết hợp với kiến thức thực tế để nêu các ứng dụng. IV. CỦNG CỐ VÀ BTVN (5phút) 1. Củng cố 1. Laze không có đặc điểm nào dưới đây? A. Tính đơn sắc B. Tính định hướng C. Công suất lớn D. Cường độ lớn 2. BTVN - Làm tất cả các bài tập trong SGK trang 173 và SBT Tiết 52+53 ÔN TẬP CHƯƠNG VI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Thực hiện toàn bộ chương VI 2. Kĩ năng: - Vận dụng các công thức để giải các bài tập trong SGK và các bài tương tự. - Làm trắc nghiệm. Cách tính nhanh các bài toán. 3. Thái độ: tích cực thảo luận hoạt động nhóm để giải bài tập II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Chuẩn bị đề cương ôn tập từ trước. - Cách phương pháp giải bài toán. 2. Học sinh: Trước ngày làm thực hành cần: - Xem lại lý thuyết của chương và làm bài tập trong đề cương được phát từ trước. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hướng dẫn giải bài tập trong đề cương được phát trước Câu 1: Hiện tượng quang dẫn là hiện tương A. thay đổi màu sắc của chất khi bị chiếu sáng B. dẫn sóng ánh sáng bằng Cap quang C. tăng nhiệt độ của một số chất khi bị chiếu sáng. D. giảm nhiệt độ của một số chất khi bị chiếu sáng. Câu 2: Đặc điểm nào sau đây là của ánh sáng huỳnh quang? A. Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng ngắn hơn bước sóng ánh sáng kích thích B. Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng lớn hơn hoặc bằng bước sóng ánh sáng kích thích. C. Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng dài hơn bước sóng ánh sáng kích thích D. Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng nhỏ hơn hoặc bằng bước sóng ánh sáng kích thích. Câu 3: Sự phát sáng của vật nào dưới đây là sự phát quang A. Bóng đèn pin B. Bóng đèn ống C. Hồ quang điện. D. Tia lửa điện Câu 4: Lượng tử năng lượng của ánh sáng có bước sóng là A. 2,5eV B. 1,65eV C. 4,25eV D. 4,5eV Câu 5: Ánh sáng phát quang của một chất có bước sóng . Phải chiếu ánh sáng có bước sóng nào dưới đây sẽ không làm phát quang A. B. C. D. Câu 6: Một nguyên tử đang ở trạng thái cơ bản có năng lương 13,6eV thì hấp thụ một phô tôn có bước sóng `để chuyển lên trạng thái có mức năng lượng lớn hơn. Năng lượng đó có giá trị bằng A. 15eV B. 11,1eV C. 12eV D. 16,1eV Câu 7: Trạng thái cơ bản là trạng thái có A. năng lượng thấp nhất và chuyển động trên quỹ đạo xa hạt nhân. B. năng lượng cao nhất và chuyển động trên quỹ đạo xa hạt nhân. C. năng lượng cao nhất và chuyển động trên quỹ đạo gần hạt nhân nhất D. năng lượng thấp nhất và chuyển động trên quỹ đạo gần hạt nhân nhất Câu 8: Đặc điểm nào sau đây là sự huỳnh quang? A. Ánh sáng phát quang có thể kéo dài thêm một thời gian khi tắt ánh sáng kích thích. B. Ánh sáng phát quang bị tắt nhanh khi tắt ánh sáng kích thích C. Ánh sáng phát quang vẫn tiếp tục phát quang mãi mãi khi tắt ánh sáng kích thích. D. Ánh sáng phát quang sẽ tắt khi tắt ánh sáng kích thích. Câu 9: Nếu ánh sáng kích thích là ánh sáng màu lam thì ánh sáng huỳnh quang không thể là ánh sáng huỳnh quang không thể là ánh sáng nào dưới đây: A. Ánh sáng lam B. Ánh sáng đỏ C. Ánh sáng lục D. Ánh sáng chàm Câu 10: Một tế bào quang điện có giới hạn quang điện `. Công thoát electron là A. 1,51.10-19J B. 1,51eV C. 0,72eV D. 0,72.10-19J Câu 11: Một nguyên tử đang ở trạng thái có kích thích có năng lượng 5,3eV và phát ra một phôtôn để chuyển về trạng thái có bản có năng lương 2,3eV. Tính bước sóng mà phôtôn phát ra. A. B. C. D. Câu 12: Một số chất có khả năng phát quang ánh sáng màu đỏ và ánh sáng màu lục. Nếu dùng tia tử ngoại để kích thích sự phát quang của chất đó thì ánh sáng phát quang có thể có màu? A. Màu vàng B. Màu đỏ C. Màu lục D. Màu lam Câu 13: Một tế bào quang điện có công thoát electron là 0,66eV. Giới hạn quang điện là A. B. C. D. Câu 14: Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái năng lượng cao về năng lượng thấp thì A. ban đầu hấp thụ một phôtôn sau đó phạt xạ một phôtôn B. ban đầu phát xạ một phôtôn sau đó hấp thụ một phôtôn. C. phát ra một phôtôn. D. hấp thụ một phôtôn. Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không phải của Pin quang điện A. Giảm khi có ánh sáng chiếu vào nó. B. Ở điều kiện bình thường có điện trở suất rất nhỏ C. Có giá trị thay đổi được. D. Giảm khi bị kích thích iôn hoá. Câu 16: Trạng thái dừng là A. trạng thái ổn định của hệ thống nguyên tử B. trạng thái electron không chuyển động quanh hạt nhân C. trạng thái hạt nhân không dao động. D. trạng thái đứng yên của nguyên tử Câu 17: Suất điện động của Pin quang điện có đặc điểm nào trong các đặc điểm sau: A. Có giá trị rất nhỏ B. Có giá trị không đổi không phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài. C. Chỉ xuất hiện khi có ánh sáng chiếu vào nó. D. Có giá trị rất lớn Câu 18: Trong Laze rubi có sự biến đổi của dạng năng lượng nào dưới đây thành quang năng? A. Nhiệt năng B. Điện năng C. Quang năng D. Cơ năng Câu 19: Trang thái kích thích là trạng thái có A. năng lượng thấp và chuyển động trên quỹ đão xa hạt nhân. B. năng lượng cao và chuyển động trên quỹ đạo xa hạt nhân. C. năng lượng cao và chuyển động trên quỹ đạo gần hạt nhân. D. năng lượng thấp và chuyển động trên quỹ đạo gần hạt nhân. Câu 20: Hiện tượng nào dưới đây là hiện tượng quang điện? A. Electron bị bật ra khỏi kim loại khi bị nung nóng B. Electron bị bật ra khỏi kim loại khi có một electron khác đâp vào nó C. Electron bị bật ra khỏi kim loại khi bị chiếu sáng D. Electron bị bật ra khỏi kim loại khi có một iôn khác đập vào nó Câu 21: Giới hạn quang điện của kim loại kẽm là thì công thoát electron ra khỏi kim loại là bao nhiêu? A. 5,67 eV B. 35,5eV C. 3,55eV D. 56,78eV Câu 22: Iôn hồng ngọc phát ra ánh sáng màu đỏ có bước sóng . Tính hiệu mức năng lượng giữa hai mức đó. A. 45,6eV B. 4,56eV C. 17,8ev D. 1,78eV Câu 23: Ánh sáng có tính chất nào trong các tính chất sau: A. Lưỡng tính sóng - hạt. B. Chỉ có tính chất sóng C. Chỉ có tính chất hạt D. Tất cả đều sai Câu 24: Sự ph

File đính kèm:

  • docChuong VI+VII.doc
Giáo án liên quan