Giáo án Vật lý 6 – Bài: Lực đàn hồi

LỰC ĐÀN HỒI

I. Mục tiêu bài giảng:

1 - Nhận biết thế nào là biến dạng đàn hồi của lò xo.

-Nắm được đàn lực hồi và các đặc điểm của lực đàn hồi.

2 Rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm thí nghiệm, quan sát đọc kết quả thí nghiệm, so sánh và rút ra kết luận.

3 Rèn luyện tính cẩn thận, tinh thần hợp tác trong lớp.

II. Chuẩn bị:

 Cho nhóm học sinh :

-Một giá treo

-Một lò xo

-Một thước có độ chia nhỏ nhất đến mm

-Bộ 3 quả nặng, mỗi quả 50g

-Một mảnh bìa cứng.

-Một bảng báo cáo kết quả bằng phim trong, một bút lông

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1520 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 – Bài: Lực đàn hồi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án vật lý 6 Bài 9 LỰC ĐÀN HỒI I. Mục tiêu bài giảng: - Nhận biết thế nào là biến dạng đàn hồi của lò xo. -Nắm được đàn lực hồi và các đặc điểm của lực đàn hồi. Rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm thí nghiệm, quan sát đọc kết quả thí nghiệm, so sánh và rút ra kết luận. Rèn luyện tính cẩn thận, tinh thần hợp tác trong lớp. II. Chuẩn bị: Cho nhóm học sinh : -Một giá treo -Một lò xo -Một thước có độ chia nhỏ nhất đến mm -Bộ 3 quả nặng, mỗi quả 50g -Một mảnh bìa cứng. -Một bảng báo cáo kết quả bằng phim trong, một bút lông Cho cả lớp: -Bảng kết quả 9.1 -Bảng câu hỏi điền từ kiểm tra bài cũ -Phim trong_ các phần câu hỏi C1, C4, C5. -Đất sét,1 quả bóng bàn, bóng tennis, 1 lưỡi cưa mảnh,1 sợi dây đồng. III. Hoạt động dạy và học: On định lớp: Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh trả lời và nhận xét Học sinh chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống Trọng lực là _______________ của trái đất. Trọng lực có phương _______________ , chiều __________________ . Vật có khối lượng 5kg thì có trọng lượng là __________________ . 3>Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng HĐ1: Nêu vấn đề vào bài Đặt câu hỏi: Lực là gì? Dùng lò x o dài: kéo dãn -> cho học sinh nhận xét. Dựa vào câu trả lời của học sinh -> dẫn dắt vào bài Dựa vào kiến thức cũ, trả lời các câu hỏi giáo viên đưa ra. HĐ2: Hình thành khái niệm biến dạng đàn hồi và độ biến dạng: Giới thiệu dụng cụ. Hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm từng bước theo sách giáo khoa (giáo viên làm trước -> hướng dẫn học sinh làm sau) Lưu ý học sinh cách sử dụng thước đo chiều dài lò xo khi vạch số 0, không trùng với 1 đầu lò xo, cách sử dụng mảnh bìa để đo cho chính xác. Lưu ý học sinh mỗi quả nặng có khối lượng 50g, cho học sinh đổi ra trọng lượng. Sau khi học sinh xác định chiều dài lò xo, cho học sinh so sánh chiều dài đó với chiều dài tự nhiên của lò xo. Theo dõi, kiểm tra thao tác của các nhóm. Sau khi các nhóm báo cáo bằng bảng con xong, Giáo viên nhận xét, chọn vài nhóm có kết quả chính xác nhất, chiếu đèn cho cả lớp xem. (Lưu ý học sinh làm xong, lấy quả nặng ra, không để nguyên trên lò xo). Cho học sinh nhận xét về chiều dài lò xo khi tăng các quả nặng, sau đó làm C1, yêu cầu học sinh lặp lại toàn bộ phần trả lời. Cho học sinh rút ra kết luận. - Ghi bảng phần 1> Dùng câu C6 và bài tập 9.2 củng cố Dùng lại thí dụ với lò xo để dẫn vào phần 2> Cho học sinh ghi định nghĩa độ biến dạng. Sau đó áp dụng tính độ biến dạng của lò xo trong 3 trường hợp treo 1, 2 ,3 quả nặng. Thu bảng báo cáo của các nhóm, chọn một vài nhóm có kết quả tương đối chính xác chiếu cho cả lớp xem. Yêu cầu học sinh nhận xét chiều dài lò xo khi treo càng nhiều quả nặng. *B1:Đo chiều dài tự nhiên của lò xo -> Báo cáo kết quả bằng bảng con. *B2:Treo 1 quả nặng vào lò xo, đo chiều dài lò xo.Xác định trọng lượng quả nặng,báo cáo vào bảng kết quả. *B3:Lấy quả nặng ra, đo lại chiều dài lò xo, nhận xét theo yêu cầu của giáo viên. *B4:Với 2 quả nặng tiến hành tương tự như bước 2. *B5:Làm tương tự với 3 quả nặng Cá nhân suy nghĩ, nhận xét. Nhóm thảo luận, làm C1, báo cáo bằng bảng con. Rút ra kết luận về tính chất và sự biến dạng của lò xo. Cá nhân trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên -Tính độ biến dạng của lò xo, ghi vào bảng kết quả, báo cáo bằng bảng con theo nhóm. -Nộp bảng báo cáo, cá nhân suy nghĩ, nhận xét theo yêu cầu của giáo viên. I.Biến dạng đàn hồi. Độ biến dạng: 1>Biến dạng của lò xo - Khi nén hoặc kéo dãn lò xo một cách vừa phải, nếu buông ra, thì chiều dài của lò xo trở lại bằng chiều dài tự nhiên của nó. - Lò xo là vật có tính chất đàn hồi. 2>Độ biến dạng của lò xo : Là hiệu giữa chiều dài khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo: l-l0 HĐ3: Hình thành khái niệm lực đàn hồi và nêu đặc điểm của nó: Dùng lại thí dụ về lò xo để định nghĩa lực đàn hồi. Yêu cầu học sinh lặp lại định nghĩa trước khi ghi bảng Yêu cầu học sinh làm C3. Có thể cho học sinh nhắc lại 2 lực cân bằng để gợi ý về câu trả lời. Yêu cầu học sinh tính lực đàn hồi của lò xo trong 3 trường hợp Yêu cầu học sinh làm C4 theo nhóm, gọi học sinh trả lời đầy đủ lại, rút ra kết luận về đặc điểm lực đàn hồi. Nêu định nghĩa lực đàn hồi. Cá nhân suy nghĩ làm C3, tính cường độ lực đàn hồi trong 3 trường hợp, báo cáo kết quả. Làm C4, báo cáo kết quả theo nhóm. Cá nhân rút ra kết luận theo yêu cầu của giáo viên II. Lực đàn hồi và đặc điểm của nó: 1>Lực đàn hồi : Lực đàn hồi là lực mà lò xo bị biến dạng tác dụng lên các vật tiếp xúc hoặc gắn ở 2 đầu của nó. 2>Đặc điểm lực đàn hồi: Độ biến dạng của lò xo càng lớn , thì lực đàn hồi càng lớn. HĐ4: Vận dụng Dùng bảng báo cáo kết quả cho học sinh nhận xét về mối liên quan giữa độ biến dạng của lò xo và lực đàn hồi, yêu cầu học sinh làm C5. Nếu còn thời gian, dùng bài tập 9.1 củng cố thêm. Cá nhân suy nghĩ, nhận xét. Nhóm học sinh thảo luận, làm C5, báo cáo bằng bảng con. III. Vận dụng: (SGK) III. Dặn dò: Về nhà, học sinh làm các bài tập 9.3,9.4(14,15) SGK. Xem trước bài 10: “Lực kế, phép đo lực, khối lượng và trọng lượng”. IV. Rút kinh nghiệm: Đây là 1 bài khá dài, giáo viên có thể lược bỏ 1 số câu hỏi chuyển thành bài tập về nhà, hoặc kết hợp hai hoạt động cùng lúc.

File đính kèm:

  • docbai 9 vat li 6.doc
Giáo án liên quan