Giáo án Vật lý 6 tiết 1: Đo độ dài - Trường THCS Noọng Hẹt

TIẾT 01: ĐO ĐỘ DÀI

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Kể tên một số dụng cụ đo độ dài.

 - Biết xác định giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo độ dài.

2. Kỹ năng:

 - Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo.

 - Biết đo độ dài trong một số tình huống thông thường.

 - Biết tính giá trị trung bình của các kết quả đo.

3. Thái độ:

 - Có thái độ trung thực, tỉ mỉ cẩn thận, chính xác trong việc thu nhận thông tin, trong quan sát và thực hành thí nghiệm.

 - Có hứng thú học tập môn vật lí, cũng như áp dụng các kiến thức và kỹ năng vào các hoạt động trong cuộc sống gia đình và cộng đồng.

 - Có tinh thần hợp tác trong học tập , đồng thời có ý thức bảo vệ những syu nghĩ và việc làm đúng đắn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1022 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 1: Đo độ dài - Trường THCS Noọng Hẹt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I: Cơ học Ngày soạn:22/08/2008 Ngày giảng:25/08/2008 Tiết 01: Đo độ dài I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Kể tên một số dụng cụ đo độ dài. - Biết xác định giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo độ dài. 2. Kỹ năng: - Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo. - Biết đo độ dài trong một số tình huống thông thường. - Biết tính giá trị trung bình của các kết quả đo. 3. Thái độ: - Có thái độ trung thực, tỉ mỉ cẩn thận, chính xác trong việc thu nhận thông tin, trong quan sát và thực hành thí nghiệm. - Có hứng thú học tập môn vật lí, cũng như áp dụng các kiến thức và kỹ năng vào các hoạt động trong cuộc sống gia đình và cộng đồng. - Có tinh thần hợp tác trong học tập , đồng thời có ý thức bảo vệ những syu nghĩ và việc làm đúng đắn. - Có ý thức sẵn sàng tham gia vào các hoạt động trong gia đình, cộng đồng và nhà trường nhằm cải thiện điều kiện sống, bảo vệ và giữ gìn môi trường. II. Chuẩn bị: Giáo viên: * Chuẩn bị cho mỗi nhóm: - 1 thước kẻ có ĐCNN là 1mm. - 1 thước dây có ĐCNN là 1cm. - 1 thươc cuộn có ĐCNN là 0,5 cm. * Chuẩn bị cho cả lớp: - Tranh vẽ phóng to 1 thước kẻ có GHĐ là 20cm. - Tranh vẽ to bảng kết quả đo độ dài. Học sinh: Chép sẵn bảng 1.1. vào vở. - Một số loại thước dùng trong học tập. III. Tổ chức các hoạt động của học sinh: ổn định tổ chức: ( 1 phút) 6A1: 6A2: 6A3: 6A4: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh GV: Giới thiệu cấu trúc chương trình vật lí 6. HS: Tìm hiểu mục tiêu chương I (SGK / T3) GV:giới thiệu vào bài - Cho HS quan sát tranh vẽ. - Yêu cầu HS đọc tình huống ở đầu bài. ? Hãy dự đoán xem: găng tay của 2 chị em có bằng nhau không? ? Để tránh tranh cãi, 2 chị em cần phải thống nhất nhau những điều gì? đ Vào bài. Hoạt động 1 ( 3 phút) Tìm hiểu tình huống học tập. * Hoạt động cá nhân: - Đọc tình huống đầu bài/ SGK. - Nêu ý kiến dự đoán. - Trả lời theo ý hiểu. ? Kể tên những đơn vị đo độ dài mà em đã biết? ? Trơng các đơn vị đó, đơn vị nào là đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp nước ta? - Yêu cầu HS hoàn thành C1. - Gọi 1 HS lên bảng trình bày. GV lưu ý: Các đơn vị đo độ dài liền kề nhau hơn kém nhau 10 lần. - Giới thiệu 1 số đơn vị đo độ dài khác: 1 inh = 2,54 cm. 1 ft = 30,48 cm. Để đo các khoảng cách lớn, người ta dùng đơn vị năm ánh sáng. GV nhấn mạnh: Có nhiều đơn vị đo độ dài, tuy nhiên đơn vị đo độ dài chính làm. Vì vậy, trong các phép tính toán ta nên đưa về m. - Yêu cầu HS đọc và thực hiện C2. - Yêu cầu HS đọc và thực hiện C3. - GV sửa cách đo cho HS sau khi kiểm tra phương pháp đo. ? Độ dài ước lượng và độ dài đo bằng thước có giống nhau không? - GV tuyên dương những em có độ dài ước lượng và độ dài đo bằng thước gần giống nhau. - Nhấn mạnh: Sự khác nhau độ dài ước lượng và độ dài kiểm tra càng nhỏ thì khả năng ước lượng càng tốt. Chuyển ý: Tại sao trước khi đo độ dài, chúng ta thường phải ước lượng độ dài vật cần đo? đ Phần II. Hoạt động 2 (10 phút) Ôn lại và ước lượng độ dài của một số đơn vị đo độ dài. I. Đơn vị đo độ dài 1. Ôn lại đơn vị đo độ dài. - Kể tên các đơn vị đo độ dài: m; dm ; cm; … - Đơn vị đo độ dài hợp pháp trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp nước ta là met ( m). - Hoàn thành C1: Điền vào chỗ trống: 1m = 10 dm ; 1m = 100 cm. 1cm = 10 mm; 1Km = 1000m. - Nghe GV giới thiệu. 2. Ước lượng độ dài. * Thực hiện C2 theo bàn: - Ước lượng 1m trên chiều dài bàn. - Kiểm tra lại bằng thước. - Nhận xét về giá trị ước lượng và giá trị đo. * Cá nhân thực hiện C3. - Ước lượng độ dài gang tay. - Kiểm tra lại bằng thước. - Nhận xét qua 2 cách đo ước lượng và bằng thước. - Yêu cầu HS : +) Quan sát H1.1. +) Thảo luận nhóm đôi trả lời C4. - Yêu cầu HS đọc khái niệm GHĐ và ĐCNN. ? Giới hạn đo là gì? ? Độ chia nhỏ nhất là gì? - Yêu cầu HS vận dụng trả lời C5. GV treo tranh vẽ và giới thiệu cách xác định GHĐ và ĐCNN của thước. - Yêu cầu HS thực hành C6. Lưu ý: Mỗi loại thước chỉ được chọn 1 lần. ? Tại sao lại chọn loại thước đó? Nhấn mạnh: Ước lượng độ dài cần đo trước khi tiến hành đo là một việc quan trọng. Làm như vậy ta có thể lựa chọn dụng cụ đo có GHĐ và ĐCNN phù hớp, kết quả đo có độ chính xác cao, hạn chế tối đa sai số. Hoạt động 3 ( 5 phút) Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài. II. Đo độ dài 1. Tìm hiểu dụng cụ đo * Trả lời C4 ( Nhóm đôi ) -Thợ mộc dùng thước dây. - Học sinh dùng thước kẻ. - Thợ may dùng thước mét. * Cá nhân HS đọc SGK. - Nắm khái niệm GHĐ và ĐCNN của thước. * Vận dụng trả lời C5. * Thực hành C6,. - Cá nhân HS đo chiều rộng của quyển sách vật lí. - Cá nhân HS đo chiều dài của quyển sách vật lí. -GV treo bảng kết quả đo độ dài. - Hướng dẫn HS đo và ghi kết quả vào bảng 1.1. - Hướng dẫn HS cách tính giá trị trung bình: ( l1 + l2 + l3) / 3. - Yêu cầu HS hoạt động nhóm thực hiện đo chiều dày quyển SGK lí. - Hỗ trợ các nhóm yếu. - Kiểm tra kết quả của 1-2 nhóm. Nhấn mạnh: Để hạn chế sai số và có kết quả đo chính xác nhất, ta thường đo nhiều lần và tính giá trị trung bình. Hoạt động 4 (15phút) Đo độ dài. * Hoạt động nhóm: thực hành đo độ dài. - Thực hành đo độ dài . - Ghi kết quả vào bảng 1.1. - Tính giá trị trung bình của các lần đo. GV ra bài tập ( Bảng phụ) Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống: - Đơn vị đo độ dài hợp pháp nước ta là (1)……… - GHĐ của thước là (2)………… - ĐCNN của thước là ( 3)……… - Khi đo độ dài ta phải chọn thước có ( 4)………..và (5) ………phù hợp. - Yêu cầu HS làm bài tập 1-2.4/SBT. Hoạt động 5 (7 phút) Củng cố – Vận dụng. - Cá nhân HS làm bài tập: Các từ cần điền: 1. Mét. 2. số lớn nhất ghi trên thước. 3. Khoảng cách giữa 2 vạch gần nhất trên thước. 4. GHĐ 5. ĐCNN. * Làm bài tập 1-2.4/SBT. Nối: 1 - C 2 - A 3- B. - Học, hiểu ghi nhớ. - BTVN: 1-2.2 đ1-2.6/ SBT. - Xem lại nội dung câu trả lời của C1 đ C6. - Nghiên cứu trước nội dung bài mới. Hoạt động6: Hướng dẫn HS học ở nhà: ( 2 phút)

File đính kèm:

  • docTiet 1.doc
Giáo án liên quan