Giáo án Vật lý 6 tiết 17 - 20

Tiết 17 ÔN TẬP

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức: Ôn tập, củng cố và đánh giá những kiến thức cơ bản về phần cơ học.

2. Kĩ năng: Tiếp thu, hệ thống các kiến thức cơ bản và kĩ năng vận dụng của HS.

3. Thái độ: Có ý thức tự giác trong học tập.

II/ Chuẩn bị:

GV: Nội dung kiến thức ôn tập

HS: Ôn kiến thức chương I , cơ học

III/ Tổ chức hoạt động:

 

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 17 - 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/12/2008 Ngày giảng:17/12/2008 Tiết 17 ÔN TẬP I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: Ôn tập, củng cố và đánh giá những kiến thức cơ bản về phần cơ học. 2. Kĩ năng: Tiếp thu, hệ thống các kiến thức cơ bản và kĩ năng vận dụng của HS. 3. Thái độ: Có ý thức tự giác trong học tập. II/ Chuẩn bị: GV: Nội dung kiến thức ôn tập HS: Ôn kiến thức chương I , cơ học III/ Tổ chức hoạt động: 1) Ổn định tổ chức: (1') 2) Kiểm tra bài cũ: (3') Kết hợp khi ôn 3) Bài mới Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh ? Nêu tên các dụng cụ đo độ dài, đơn vị đo. ? GHĐ, ĐCNN cử thước là gì? ? Đo thể tích chất lỏng người ta dùng dụng cụ gì? đơn vị đo. ? Đo khối lượng dùng dụng cụ gì? đơn vị đo. ? Khối lượng của một vật chỉ điều gì. ? Tác dụng đẩy kéo vật này nên vật khác gọi là gì. ? Dụng cụ đo lực ? Đơn vị lực. ? Hai lực cân bằng là hai lực như thế nào. ? Lực tác dụng lên 1 vật có thể gây ra những kết quả gì? Lấy VD minh hoạ. ? Trọng lực là gì? Trọng lực có phương và chiều như thế nào. ? Lực đàn hồi là gì? Lực đàn hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào. ? Khối lượng riêng -TLR của một chất là gì? Viết công thức, đơn vị và các đại lượng có mặt trong công thức ? Viết hệ thức mối liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng, KLR và TLR ? ? Hãy kể tên các loại máy cơ đơn giản mà em biết ? ? trên vỏ hộp bột giặt Vi Sô có ghi 1kg, số đó chỉ gì? GV: nêu nội dung bài 2 yêu cầu HS thảo luận nhóm và thống nhất câu trả lời GV: yêu cầu HS đọc nội dung bài 4 ? Yêu cầu cùa bài là gì. GV: Cho HS thảo luận nhóm trong ít phút GV: Nhận xét bổ sung - Nêu nội dung bài 5 ? yêu cầu của bài toán là gì. - Thảo luận theo nhóm - trả lời ? Tại sao kéo cắt kim loại có tay cầm dài hơn lưỡi kéo ? GV: uốn nắn và chốt lại. Bài 1: Biết 5lit dầu thực vật có khối lượng 4kg. Tính thể tích của 4 tạ dầu. Trọng lượng của 1,2m3 dầu đó Đại lượng nào bài toán đã cho ? Đại lượng nào yêu cầu cần tìm ? Vận dụng các công thức nào ? Hoạt động 1: (15') I - Hệ thống kiến thức cơ bản 1) Đo độ dài - Dụng cụ đo : Thước - Đơn vị : m * GHĐ là độ dài lớn nhất ghi trên thước * ĐCNN là khoảng cách giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước 2) Đo thể tích chất lỏng - Dụng cụ : Bình chia độ - Đơn vị : m3 3) đo khối lượng - Dụng cụ : Cân - Đơn vị : kg - Chỉ lượng chất chứa trong vật đó 4) Lực - Dụng cụ đo là lực kế - đơn vị : N - 2 lực cùng tác dụng lên 1 vật mà vật vẫn đứng yên thì 2 lực đó là 2 lực cân bằng . - Các kết quả cảu tác dụng lực 5) Trọng lực - Phương và chiều của trọng lực.Là lực hút của trái đất có phương thẳng đứng và có chiều từ trên xuống dưới. 6) Lực đàn hồi Độ biến dạng càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn. 7) KLR - Trọng lượng riêng - Đơn vị KLR : kg/m3 - Đơn vị của TLR: N/m3 - Công thức tính khối lượng theo khối lượng riêng, trọng lượng riêng P = 10.m ; m= D . V d = ; d = 10 . D 8) các loại máy cơ đơn giản - Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy , ròng rọc Hoạt động 2: ( 27') II - bài tập - Số đó chỉ lượng bột giặt chứa trong hộp - Đọc nội dung bài 2/34 - thảo luận nhóm + Quả bóng bị biến dạng đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi Bài 4/55 - Chọn những đơn vị thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống - Đại diện nhóm trả lời Bài 5/55 :Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống a) MP nghiêng c) Đòn bẩy b) ròng rọc cố định d) ròng rọc động Bài 1: a) Tính khối lượng riêng của dầu: D= m/V =4kg/0,005m3= 800kg/m3 Tính thể tích của 4 tạ dầu: V=m/D =400/800 = 0,5 m3 b) Tính trọng lượng riêng của dầu: d= 10.D = 10.800kg/m3= 80000N/m3 hay d = 40N/0,005m3= 80000N/m3 Tính trọng lượng của 1,2 m3 dầu: P= d.V = 8000.1,2 = 9600N 4) Hướng dẫn về nhà : (2') - Ôn lại kiến thức toàn chương. - Xem lại các bài tập đã giải. - Tiết sau kiểm tra học kì theo đề của phòng GD-ĐT. * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 18: KIỂM TRA HỌC KỲ I (Phòng GD ra đề) Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 19: RÒNG RỌC I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nêu được 2 VD về sử dụng ròng rọc trong cuộc sống và chỉ rõ được lợi ích của chúng. 2. Kĩ năng: Biết sử dụng ròng rọc trong những công việc thích hợp. 3. Thái độ: Trung thực, yêu thích khoa học. II - Chuẩn bị: GV: Chuẩn bị cho mỗi nhóm 1 lực kế, 1 khối trụ kim loại, 1 ròng rọc cố định, 1 ròng rọc động, dây vắt qua ròng rọc. Tranh vẽ . HS: Học bài cũ, đọc trước bài. III/ Tổ chức hoạt động: 1) Ổn định tổ chức: (1') 2) Kiểm tra bài cũ: (0') 3) Bài mới Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh GV: Ở các bài trước, muốn đưa ống bê tông lên một cách dễ dàng người ta đã dùng ... ? Ngoài ba cách trên ta còn cách nào khác nữa. GV: Dùng ròng rọc để đưa vật lên, liệu làm như thế có dễ dàng hơn hay không. Để trả lời câu hỏi này ta học bài hôm nay. GV: Cho HS quan sát hình vẽ 16 . 2 và trả lời câu C1. GV: giới thiệu chung về ròng rọc - Ròng rọc là một bánh xe có vành, quay quanh trục có móc treo. ? Theo em như thế nào là ròng rọc cố định? Như thế nào thì gọi là ròng rọc động? GV: Nhận xét và chốt lại GV: để biết con người khi sử dụng ròng rọc có dẽ dàng hơn hay không ta cùng nhau làm thí nghiệm. GV: Giới thiệu thí nghiệm: Gồm lực kế, khối trụ kim loại, giá đỡ, ròng rọc và dây kéo. GV: treo bảng kết quả thí nghiệm - Hướng dẫn HS làm thí nghiệm và ghi kết quả vào bảng. GV: Quan sát HS tiến hành thí nghiệm ? Dựa vào bảng kết quả thí nghiệm hãy trả lời câu hỏi C3 ? Hãy so sánh chiều, cường độ của lực kéo vật lên trực tiếp và kéo vật nên qua ròng rọc cố định. GV: Nhấn mạnh lại nhận xét - Thống nhất câu trả lời. GV: Yêu cầu HS làm việc cá nhân để hoàn thành câu C4. ? Tìm những VD về sử dụng ròng rọc ? Dùng ròng rọc có lợi gì? ? Sử dụng hệ thống ròng rọc nào trong hình 16.6 có lợi hơn. GV: yêu cầu HS làm bài tập 16 . 1 Hoạt động 1: (2')Tổ chức tình huống - Dùng ròng rọc để đưa vật lên Hoạt động 2: ( 5') I - Tìm hiểu về ròng rọc - Quan sát hình vẽ 16 . 2 và trả lời câu C1 - Nghe GV giới thiệu * Có 2 loại ròng rọc là: Ròng rọc cố định, ròng rọc động - HS thảo luận theo nhóm trả lời. +) Là một bánh xe có rãng để vắt dây qua, trục của bánh xe được mắc cố định, khi kéo dây bánh xe quay quanh trục cố định. +) Trục của bánh xe không được mắc cố định, khi kéo dây, bánh xe vừa quay, vừa chuyển động cùng với trục của nó. Hoạt động 3: (25') II - Ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào. 1) Thí nghiệm: a) Chuẩn bị: ( SGK) b) Tiến hành đo - Đo lực kéo vật lên theo phương thẳng đứng - Đo lực kéo vật qua ròng rọc cố định - Đo lực kéo vật qua ròng rọc động * Các nhóm làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV - Đại diện các nhóm trả lời 2) Nhận xét: C3: a) Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp (từ dưới lên) và chiều của lực kéo vật lê qua ròng rọc cố định (Từ trên xuống) là khác nhau (Ngược nhau) Độ lớn của hai lực này như nhau b) Chiều của lực kéo vật lê trực tiếp so với chiều của lực kéo vật lê qua ròng rọc động là không thay đổi . Độ lớn của lực kéo vật lên trực tiếp lớn hơn độn lớn của lực kéo vật lên qua ròng rọc động 3) Rút ra kết luận - HS suy nghĩ trả lời câu C4 a) (1) Cố định b) (2) Động Hoạt động 4: (10') III - Củng cố - Vận dụng C5: HS tự lấy VD C6: Dùng ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi hướng của lực kéo(Được lợi về hướng) - Dùng ròng rọc động được lợi về lực C7: Sử dụng hệ thống rọng rọc cố định và ròng rọc động có lợi hơn vì vừa được lợi về hướng vừa được lợi về lực kéo Bài 16 . 1: Ròng rọc cố định, động - 1 HS đọc phần ghi nhớ SGK 4) Hướng dẫn về nhà : (2') - Yêu cầu Hs về nhà học thuộc phần ghi nhớ - Về nhà làm các bài tập 16.2 đến 16.5 - SBT - Ôn tập toàn bộ chương cơ học * Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 20: TỔNG KẾT CHƯƠNG I: CƠ HỌC I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Ôn tập những kiến thức cơ bản về phần cơ học. - Củng cố và đánh giá sự tiếp thu các kiến thức cơ bản và kĩ năng của HS. 2. Kĩ năng: Hệ thống hoá kiến thức cơ bản. 3. Thái độ: Có ý thức tự giác trong học tập. II/ Chuẩn bị: GV: Nội dung kiến thức ôn tập và đáp án bài kiểm tra HKI. HS: Ôn kiến thức chương I: Cơ học III/ Tổ chức hoạt động: 1) Ổn định tổ chức: (1') 2) Kiểm tra bài cũ: (0') Kết hợp khi ôn 3) Bài mới Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh GV: gọi HS trả lời 5 câu hỏi đầu chương ? Hày nêu tên các dụng cụ để đo độ dài , thể tích chất lỏng , lực , khối lượng ? Tác dụng đẩy kéo vật này nên vật khác gọi là gì. ? Lực tác dụng lên 1 vật có thể gây ra những kết quả gì? Lấy VD minh hoạ. ? Lực hút của trái đất lên các vật gọi là gì? ? khối lượng riêng của một chất là gì. Viết công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật ? Viết công thức tính khối lượng riêng theo khối lượng và thể tích GV: treo bảng phụ vẽ sẵn ô chữ trê bảng - Điều khiển HS tham ra giải ô chữ GV: Cùng HS tháo gỡ những vướng mắc trong chò chơi ô chữ Hãy nêu từ hàng dọc trong các ô in đậm GV: Nhấn mạnh lại kiến thức cơ bản trong chương Hoạt động 1: (15') I - Lý thuyết 1)Thước, bình chia độ, bình tràn, lực kế, cân 2) Lực. 3) Làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động của vật 4) Trọng lực hay trọng lượng 5) Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật P = 10 . m 6) D = m / V Hoạt động 2: (15') II - Giải bài kiểm tra HKI. Hoạt động 3: (12') III- Trò chơi ô chữ: - Mỗi nhóm HS cử đại diện lên điền vào ô trống dựa vào việc trả lời các câu hỏi A. Ô chữ theo hàng ngang: 1) Ròng rọc 2) Bình chia độ 3) Thể tích 4) Mayc cơ đơn giản 5) Mựt phẳng nghiên 6) Trọng lực 7) pa lăng Từ hàng dọc: Điểm tựa 4) Hướng dẫn về nhà : (2') - Ôn tập lại những kiến thức đã học - BTVN: Bài 3: Điền vào ô chữ hình 17 . 3 * Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docli6 t17-20.doc
Giáo án liên quan