Giáo án Vật lý 6 tiết 20: Ròng rọc - Trường THCS Phúc Thắng

TIẾT 20 : RÒNG RỌC

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 - Biết cấu tạo của ròng rọc và chỉ rõ được lợi lích của chúng trong cuộc sống.

- Biết sử dụng ròng rọc trong những công việc thích hợp.

2. Kĩ năng:

 - Làm được thí nghiệm kiểm chứng

 3. Thái độ:

 - Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế

 - Nghiêm túc trong giờ học.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1316 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 20: Ròng rọc - Trường THCS Phúc Thắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 3/1/2013 Ngày dạy: 7/1/2013 Tiết 20 : ròng rọc I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết cấu tạo của ròng rọc và chỉ rõ được lợi lích của chúng trong cuộc sống. - Biết sử dụng ròng rọc trong những công việc thích hợp. 2. Kĩ năng: - Làm được thí nghiệm kiểm chứng 3. Thái độ: - Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế - Nghiêm túc trong giờ học. II. Chuẩn bi: 1. Giáo viên: - Quả nặng, ròng rọc, dây treo, lực kế, giá TN 2. Học sinh: - Quả nặng, dây treo, bảng 16.1 III. Tiến trình giảng dạy 1. ổn định: (1 phút) 2. Kiểm tra: (4 phút) Câu hỏi: nêu cấu tạo của đòn bẩy và điều kiện để lực kéo vật nhỏ hơn trọng lượng của vật? Đáp án: các đòn bẩy đều có 1 điểm xác định (điểm tựa 0), điểm mà vật tác dụng trọng lực (điểm 01) và điểm mà lực do lực tác dụng (điểm 02). Để lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật thì 002 > 001 3. Bài mới: hoạt động của gv & hs Nội dung Hoạt động 1: Đặt vấn đề -GV: Đưa ra tình huống như ở trong SGK. -HS : Lắng nghe và đọc tình huống ở trong SGK Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của ròng rọc -GV: Cho HS quan sát về ròng rọc cố định và ròng rọc động, từ đó cho HS nêu cấu tạo của hai loại ròng rọc đã cho. -HS : Quan sát hai loại ròng rọc mà GV đã đưa ra, từ đó nêu được cấu tạo của chúng. -GV: Chốt lại kiến thức đúng về cấu tạo của hai loại ròng rọc. I. Tìm hiểu về ròng rọc. - Ròng rọc gồm: ròng rọc động và ròng rọc cố định C1: a. Ròng rọc cố định là một bánh xe quay quanh một trục cố định trên bánh xe có rãnh để vắt dây qua. b. Ròng rọc động là một bánh xe quay quanh một trục chuyển động , trên bánh xe có rãnh để vắt dây qua. Hoạt động 3: Tìm hiểu lợi ích của hai loại ròng rọc. -GV: Cho HS nêu các dụng cụ có trong TN và cách tiến hành làm TN. -HS : Nêu các dụng cụ có trong TN và cách tiến hành làm TN. -GV: Cho HS các nhóm tiến hành làm TN. -HS : Tiến hành làm TN theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV. -GV: Giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn trong quá trình tiến hành làm TN. -GV: Cho HS các nhóm thảo luận và rút ra nhận xét. -HS : Hoàn thành câu C3. -GV: Hướng dẫn HS rút ra kết luận bằng cách hoàn thành câu C4. -HS : Hoàn thành câu C4 II. Ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào? 1. Thí nghiệm: Lực kéo vật lên trong trường hợp Chiều của lực kéo Cường độ của lực kéo Không dùng ròng rọc Từ dưới lên ...... N Dùng ròng rọc cố định Từ trên xuống ...... N Dùng ròng rọc động Từ dưới lên ...... N 2. Nhận xét: C3: a, Khi dùng ròng rọc cố đinh: - chiều lực kéo: thay đổi - cường độ lực kéo: không thay đổi b, Khi dùng ròng rọc động: - chiều lực kéo: không thay đổi - cường độ lực kéo: giảm đi 3. Rút ra kết luận: C4: a, … cố định …. b, … động …. 4. Luyện tập : - GV: Yêu cầu Hs hoàn thành các câu C5, C6 và C7 trong SGK - HS: Cá nhân HS hoàn thành theo yêu cầu của GV. - C5: - Kéo nước, đưa vật liệu lên cao - C6: Dùng ròng rọc có thể làm thay đổi hướng của lực kéo hoặc làm thay đổi độ lớn của lực. - C7: Sử dụng hệ thống b có lợi hơn vì có ròng rọc động sẽ được lợi về độ lớn của lực 5. Củng cố: - GV: Yêu cầu 2 HS nêu tóm tắt ND bài học. - HS: Nêu tóm tắt ND chính của bài học, đọc ghi nhớ trong SGK. - GV: Hệ thống kiến thức bài dạy. * Hướng dẫn học tập ở nhà: - Học bài cũ, làm các bài tập từ 16.1 đến 16.5 trong SBT. - Ôn lại toàn bộ các kiến thức đã học từ đầu năm đến nay, giờ sau ôn tập lại các kiến đã học.

File đính kèm:

  • docGiao an ly 6 tuan 20.doc
Giáo án liên quan