Giáo án Vật lý 6 tiết 25: Nhiệt kế. Nhiệt giai - Trường THCS Phước Thuận

 Tiết 25 Bài 22 NHIỆT KẾ – NHIỆT GIAI

I. Mục tiêu bài dạy:

• Kiến thức:

 Hiểu được nhiệt kế là dụng cụ sử dụng dựa trên nguyên tắc sự nở vì nhiệt của chất lỏng.

 Nhận biết được cấu tạo và công dụng của các loại nhiệt kế khác nhau.

 Biết hai loại nhiệt giai Xenxiút và nhiệt giai Farenhai.

• Kỹ năng: Phân biệt được nhiệt giai Xenxiút và nhiệt giai Farenhai và có thể chuyển nhiệt độ từ nhiệt giai này sang nhiệt độ tương ứng của nhiệt giai kia.

• Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc.

II. Chuẩn bị:

• Các nhóm:

 3 chậu thủy tinh, 1 chậu dựng 1 ít nước.

 1 ít nước đá.

 1 phích nước nóng.

 1 nhiệt kế rượu, 1 nhiệt kế thủy ngân, 1 nhiệt kế y tế.

• Cả lớp:

 Hình vẽ khổ lớn nhiệt kế rượu, trên đó các nhiệt độ được ghi ở cả 2 nhiệt giai Xenxiút và Farenhai.

 Bảng 22.1 đựơc kẻ ra bảng phụ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1498 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 25: Nhiệt kế. Nhiệt giai - Trường THCS Phước Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 Ngày soạn:28/02/2006 Tiết 25 Bài 22 NHIỆT KẾ – NHIỆT GIAI Mục tiêu bài dạy: Kiến thức: Hiểu được nhiệt kế là dụng cụ sử dụng dựa trên nguyên tắc sự nở vì nhiệt của chất lỏng. Nhận biết được cấu tạo và công dụng của các loại nhiệt kế khác nhau. Biết hai loại nhiệt giai Xenxiút và nhiệt giai Farenhai. Kỹ năng: Phân biệt được nhiệt giai Xenxiút và nhiệt giai Farenhai và có thể chuyển nhiệt độ từ nhiệt giai này sang nhiệt độ tương ứng của nhiệt giai kia.. Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc. Chuẩn bị: Các nhóm: 3 chậu thủy tinh, 1 chậu dựng 1 ít nước. 1 ít nước đá. 1 phích nước nóng. 1 nhiệt kế rượu, 1 nhiệt kế thủy ngân, 1 nhiệt kế y tế. Cả lớp: Hình vẽ khổ lớn nhiệt kế rượu, trên đó các nhiệt độ được ghi ở cả 2 nhiệt giai Xenxiút và Farenhai. Bảng 22.1 đựơc kẻ ra bảng phụ. Tổ chức hoạt động dạy – học: On định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1 phút) Bài cũ: (5 phút) Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của các chất. Bài mới TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức 2/ 10/ 13/ 12/ HĐ1: Tổ chức tình huống học tập: Phải dùng dụng cụ nào để có thể biết chính xác người đó có sốt hay không? Vậy nhiệt kế có cấu tạo và hoạt động dựa vào hiện tượng vật lý nào? Chúng ta cùng nghiên cứu trong bài học hôm nay. HĐ2: TNo về cảm giác nóng lạnh. Yêu cầu HS nhớ lại bài học về nhiệt độ ở lớp 4, sau đó quan sát hình 21.1 và 21.2 để dự d0oán câu trả lời C1. GV: Ở bình a và bình c các ngón tay có cảm giác nóng lạnh nhưng không chính xác. Vậy thì muốn biết được nóng lạnh chính xác ta phải dùng nhiệt kế. ? Vậy nhiệt kế dùng để làm gì? HĐ3: Tìm hiểu nhiệt kế: GV: Yêu cầu HS quan sát hình ve’2.3 và 22.4, trả lời C2 ? Nhìn vào hình vẽ cho biết nước đang tan và nước đang sôi ở nhiệt độ là bao nhiêu? ? Vậy nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào? Yêu cầu HS quan sát hình 22.5 sau đó trả lời C3: GV: Cho HS tìm hiểu tác dụng của chỗ thắt trong nhiệt kế y tế bằng cách quan sát nhiệt kế thật à Trả lời C4 HĐ4: Tìm hiểu các loại nhiệt giai: GV: Giới thiệu nhiệt giai Xenxiút và nhiệt giai Farenhai. GV: Giới thiệu mối quan hệ giữa nhiệt giai xenxiút và nhiệt giai Farenhai. - Nhiệt độ của nước đá đang tan là 0oC ứng với 32oF. - Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 100oC ứng với 212oF, nghĩa là 100oC ứng với 212oF – 32oF = 108oF è 10oC = 1,8oF. Ví dụ: Tính 20oC ứng với bao nhiêu độ F. Tính: 30oC = ?oF 40oC = ?oF HS: Cho rằng sờ tay lên trán là biết người đó có sốt hay không. HS2: Sờ tay không chính xác mà phải dùng nhiệt kế. HS: Các nhóm dự đoán. - Ngón trỏ ở bình a lạnh - Ngón trỏ ở bình b nóng. Làm TNo hoàn thành câu C1: a: Các ngón tay có cảm giác nóng lạnh. b: Ngón tay trỏ ở bình a cảm thấy ấm dần. Ngón tay trỏ ở binh C thấy mát dần. -> Cảm giác của tay không cho phép xác định mức độ nóng lạnh. HS: Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ. HS: Dùng để xác định nhiệt độ của nước đá đang tan và nước đang sôi. + Nước đang tan: 0oC + Nước đang sôi: 1000C à HS: Câu C3: Loại nhiệt kế GHĐ ĐCNN Công dụng Nhiệt kế rượu - 30oC ¸ 80oC 2oC Đo to khí quyển Nhiệt kế Hg - 30oC ¸ 130oC 1oC Đo to trong phòng Tno Nhiệt kế y tế - 35oC ¸ 42oC 0,1oC Đo to cơ thể HS: Ong quản ở gần bầu đựng thủy ngân có 1 chỗ thắt, có tác dụng không cho thủy ngân tụt xuống bầu khi đưa nhiệt kế ra khỏi cơ thể , nhờ đó có thể đọc được nhiệt độ của cơ thể. HS: 20oC = 0oC + 20oC = 32oF + (20.1,8oF) = 68oF HS: 30oC = 0oC + 30oC = 32oF + (30.1,8oF) = 84oF 40oC = 0oC + 40oC = 32oF + (40.1,8oF) = 104oF 1. Nhiệt kế: - Để đo nhiệt độ người ta dùng nhiệt kế. Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất 2. Nhiệt giai: Trong nhiệt giai xenxiút, nhiệt độ của nước đá đang tan là 0oC, của hơi nước đang sôi là 100oC. Trong nhiệt giai Farenhai nhiệt độ của nước đá đang tan là 32oF, của hơi nước đang sôi là 212oF. Củng cố – Hướng dẫn về nhà: (2 phút) Gọi vài HS nhắc lại phần ghi nhớ của bài. Về nhà: Làm bài tập 22.3 đến 21.7 SBT Chuẩn bị: Bài: “Thực Hành Đo: NHIỆT ĐỘ” RÚT KINH NGHIỆM: ----------------------– & — ------------------------ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tuần 26 Ngày soạn: 06/03/2006 Tiết 26 Bài 23 THỰC HÀNH ĐO NHIỆT ĐỘ Mục tiêu bài dạy: Kỹ năng: Biết đo nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế y tế. Biết theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian và vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi này. Thái độ: Trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận và chính xác trong việc ytiến hành TNo và viết báo cáo. Chuẩn bị: Mỗi nhóm: 1 nhiệt kế y tế. 1 nhiệt kế thủy ngân. 1 đồng hồ. Bông y tế. Cá nhân học sinh chuẩn bị: Chép mẫu báo cáo TNo ở SGK vào tờ giấy vở HS. a) 5 đặc điểm của nhiệt kế y tế: Chính là năm câu hỏi từ C1 đến C5 của mục 1 dụng cụ trong mục I. b) 4 đặc điểm của nhiệt kế dầu: Chính là 4 câu hỏi C6 đế C9 của mục 1 dụng cụ trong mục II. Tổ chức hoạt động dạy – học: On định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1 phút) Bài cũ: Bài mới TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ 18/ 23/ HĐ1: Kiểm tra việc chuẩn bị của HS cho bài thực hành: Yêu cầu HS để mẫu báo cáo thực hành, nhiệt kế y tế lên bàn, GV kiểm tra từng bàn 1. HĐ2: Dùng nhiệt kế y tế đo nhiệt độ cơ thể. Yêu cầu HS hoàn thành các câu hỏi từ C1¸ C5. Hướng dẫn HS tiến hành đo theo các bước: - Tìm hiểu 5 đặc điểm của nhiệt kế y tế, ghi vào mẫu báo cáo. - Đo theo tiến hành hướng dẫn trong SGK. * Chú ý theo dõi để nhắc nhở HS: + Khi vẩy nhiệt kế cầm thật chặt để khỏi văng ra và tránh không để nhiệt kế va đập vào các vật khác. + Khi đo nhiệt độ cơ thể cần cho bầu thủy ngân tiếp xúc trực tiếp vào chặt với da. + Khi đọc nhiệt kế không cầm bầu nhiệt kế. + Sau khi đo xong: Yêu cầu HS cất nhiệt kế y tế vào hộp đựng. HĐ3: TNo sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nước: Yêu cầu các nhóm phân công trong nhóm mình: + Trả lời các câu hỏi từ C6 đến C9: + Một bạn theo dõi thời gian. + Một bạn theo dõi nhiệt độ. + Một bạn ghi kết quả vào bảng. - Hướng dẫn HS quan sát nhiệt kế để tìm hiểu 4 đặc điểm của nhiệt kế dầu. - Nhắc nhở HS: + Theo dõi chính xác thời gian để đọc kết quả trên nhiệt kế. + Hết sức cẩn thận khi nước đã được đun nóng. - sau khi đã có kết quả của bảng theo dõi thì mỗi HS phải tự vẽ vào bảng báo cáo của mình đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian. Sau đó nộp báo cáo cho GV. HS: C1: Nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế: 35oC C2: Nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế: 42oC C3: Phạm vi đo của nhiệt kế: từ 35oC đến42oC C4: Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế:0,1oC C5: Nhiệt độ được ghi màu đỏ:37oC HS: Lắng nghe. HS: C6: Nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế: 0oC C7: Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế: 100oC C8: Phạm vi đo của nhiệt kế: Từ 0oC đến 100oC C9: Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế: 0,1oC HS: Nộp báo cáo cho GV. Củng cố – Hướng dẫn về nhà: (2 phút) On tập từ bài ròng rọc đến bài nhiệt kế – nhiệt giai. Chuẩn bị: Tiết sau kiểm tra 1 tiết. RÚT KINH NGHIỆM: ----------------------– & — ------------------------

File đính kèm:

  • docTIET 25 NHIET KE - NHIET GIAI.doc
Giáo án liên quan