Giáo án Vật lý 6 tiết 27: Thực hành: đo nhiệt độ

Tiết 27. THỰC HÀNH: ĐO NHIỆT ĐỘ

I/ Mục tiêu:

1.Kiến thức:

- Biết dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể người theo đúng quy trình.

- Biết theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của vật theo thời gian và vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi này.

2.Kĩ năng:

- Xác định được GHĐ, ĐCNN, phạm vi đo của 2 loại nhiệt kế: nhiệt kế y tế và nhiệt kế dầu khi quan sát trực tiếp.

- Biết sử dụng các nhiệt kế y tế và nhiệt kế dầu để đo nhiệt độ theo đúng quy trình.

- Lập bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian đun.

-Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của nhiệt độ theo thời gian trong khi đun nước

3.Thái độ:

-Cẩn thận, nghiêm túc, trung thực trong việc thí nghiệm và báo cáo kết quả.

II/ Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

+ Mỗi nhóm: 2 nhiệt kế y tế, bông y tế; 1 nhiệt kế dầu, 1 cốc đựng nước, 1 đèn cồn, 1 giá đỡ, 1 báo cáo thực hành.

+ Cả lớp: đồng hồ đo thời gian, 1 bảng đồ thị.

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 7049 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 27: Thực hành: đo nhiệt độ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 27. THỰC HÀNH: ĐO NHIỆT ĐỘ I/ Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Biết dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể người theo đúng quy trình. - Biết theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của vật theo thời gian và vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi này. 2.Kĩ năng: - Xác định được GHĐ, ĐCNN, phạm vi đo của 2 loại nhiệt kế: nhiệt kế y tế và nhiệt kế dầu khi quan sát trực tiếp. - Biết sử dụng các nhiệt kế y tế và nhiệt kế dầu để đo nhiệt độ theo đúng quy trình. - Lập bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian đun. -Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của nhiệt độ theo thời gian trong khi đun nước 3.Thái độ: -Cẩn thận, nghiêm túc, trung thực trong việc thí nghiệm và báo cáo kết quả. II/ Chuẩn bị: 1. Giáo viên: + Mỗi nhóm: 2 nhiệt kế y tế, bông y tế; 1 nhiệt kế dầu, 1 cốc đựng nước, 1 đèn cồn, 1 giá đỡ, 1 báo cáo thực hành. + Cả lớp: đồng hồ đo thời gian, 1 bảng đồ thị. 2. Học sinh: III. Tổ chức hoạt động dạy học Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ và chuẩn bị của học sinh (5 phút) Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh * Kiểm tra bài cũ: - GV nêu câu hỏi: Nhiệt kế dùng để làm gì? Kể tên các loại nhiệt kế thường dùng mà em biết và nêu công dụng của chúng? - GV gọi học sinh khác nhận xét. - GV khẳng định lại và đánh giá điểm. - HS trả lời: + Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ. + Các loại và công dụng của nhiệt kế: Nhiệt kế y tế: đo nhiệt độ cơ thể người. Nhiệt kế thủy ngân: đo nhiệt độ trong các TN. Nhiệt kế rượu: đo nhiệt độ khí quyển. - HS khác nhận xét. - Hôm nay sử dụng một vài nhiệt kế thường dùng để đo nhiệt độ như thế nào? - GV ghi tên bài học lên bảng. - HS ghi tên bài học vào vở - GV kiểm tra chuẩn bị dụng cụ của học sinh. (Khuyến khích các em chuẩn bị tốt. Nhắc nhở HS chuẩn bị chưa tốt để rút kinh nghiệm) - GV chiếu thang đánh giá giờ thực hành: Chuẩn bị tốt: 1 điểm Trật tự, kỷ cương : 2 điểm Hợp tác nhóm: 2 điểm Kết quả báo cáo thực hành: Kết quả chính xác rõ ràng, vẽ đồ thị đúng: 5 điểm - HS báo cáo chuẩn bi: Đồng hồ. - HS quan sát và lắng nghe. Hoạt động 2 : Tìm hiểu đặc điểm của nhiệt kế y tế và nhiệt kế dầu (7 phút) Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh - GV hướng dẫn HS chơi trò chơi “Ai thông minh hơn, ai nhanh hơn” theo các bước: + Tìm hiểu 5 đặc điểm nhiệt kế y tế, ghi vào mẫu báo cáo bằng cách trả lời các câu hỏi từ C1 đến C5: C1: Nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế:... C2: Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế:... C3: Phạm vi đo của nhiệt kế: Từ... đến... C4: Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế:... C5: Nhiệt độ được ghi màu đỏ:... + Tìm hiểu 4 đặc điểm nhiệt kế dầu, ghi vào mẫu báo cáo bằng cách trả lời các câu hỏi từ C6 đến C9: C6: Nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế:... C7: Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế:... C8: Phạm vi đo của nhiệt kế: Từ... đến... C9: Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế:... - GV:Trong thời gian 4 phút, nhóm nào hoàn thành trước và chính xác nhất sẽ nhận được quà. - GV: Phát cho mỗi nhóm đủ 2 loại nhiệt kế. Sau 4 phút, các nhóm đã nộp phiếu học tập. - GV treo kết quả nhóm xong đầu tiên lên bảng, nhận xét kết quả và thông báo kết quả chính xác ... và phát thưởng. - GV nhấn mạnh về ĐCNN của mỗi loại nhiệt kế để HS đọc kết quả cho chính xác hơn. I. Tìm hiểu đặc điểm của nhiệt kế y tế và nhiệt kế dầu: - HS thảo luận nhóm: 1. Nhiệt kế y tế: C1: Nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế: 350C C2: Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế: 420C C3: Phạm vi đo của nhiệt kế: Từ 350C đến 420C. C4: Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế: 0,10C C5: Nhiệt độ được ghi màu đỏ: 370C 2. Nhiệt kế dầu: C6: Nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế: - 100C C7: Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế: 1100C C8: Phạm vi đo của nhiệt kế: Từ -100C đến 1100C C9: Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế: 10C - HS: Nhận dụng cụ thí nghiệm và hoạt động nhóm - HS: đại diện nhóm đúng và nhanh nhất lên nhận quà. Hoạt động 3: Dùng nhiệt kế y tế để độ nhiệt độ cơ thể (8 phút) Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh - GV: nêu dụng cụ để đo nhiệt độ cơ thể người. - GV hướng dẫn và lưu ý các bước đo nhiệt độ cơ thể người bằng nhiệt kế y tế: + B1: Kiểm tra xem thủy ngân đã tụt hết xuống bầu nhiệt kế chưa, nếu còn trên ống quản thì cầm vào phần thân nhiệt kế, vẩy mạnh cho thủy ngân tụt xuống. Chú ý: Khi vẩy, tay cầm chặt nhiệt kế để khỏi bị văng ra và chú ý không để nhiệt kế va đập vào vật khác. + B2: Dùng bông y tế lau sạch thân và bầu nhiệt kế. + B3: Dùng tay phải cầm thân nhiệt kế, đặt bầu nhiệt kế vào nách trái, kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế. Chú ý: Đặt nhiệt kế tiếp xúc trực tiếp và chặt với da. + B4: Chờ chừng 3 phút, rồi lấy nhiệt kế ra đọc nhiệt độ. Chú ý: Không cầm vào bầu nhiệt kế khi đọc nhiệt độ. + B5: Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất. - GV: Trước khi đo, yêu cầu nhóm trưởng phân công 2 bạn trong nhóm, đo nhiệt độ cơ thể mình. - GV: cho HS các nhóm bắt tiến hành làm TN chừng 3 phút. - Trong quá trình HS kẹp nhiệt độ GV giới thiệu và khắc sâu: + Đo nhiệt độ cơ thể bằng ngậm bầu nhiệt vào miệng + Tại sao khi vẩy nhiệt kế phải cầm thật chặt để khỏi văng ra và chú ý tránh không để nhiệt kế va đập vào các vật khác? Vì Thủy ngân là một chất vô cùng độc hại cho con người và môi trường. Trong quá trình sử dụng cặp nhiệt độ, nếu bị vỡ thủy ngân sẽ trôi ra sàn nhà và không dễ gì hớt lên được. Thủy ngân có thể thẩm thấu qua da, hoặc xâm nhập vào cơ thể qua con đương hô hấp hoặc tiêu hóa gây ngộ độc. phải dọn kỹ, nhanh, và đúng cách ( dùng giấy mềm, giấy thấm, chổi lông để hót) + Khi đọc nhiệt độ không cầm vào bầu nhiệt kế, vì sao? + Phải đặt mắt như thế nào để đọc kết quả chính xác nhất? - GV: hết 3 phút, yêu cầu các nhóm đọc nhiệt độ và ghi vào báo cáo thực hành - GV: gọi 1 đến 2 nhóm đọc và nhận xét kết quả. - GV lưu ý cho HS: Nhiệt độ cơ thể trung bình 36°C - 37.4°C, nếu cao hơn có thể đã mắc phải một số bệnh lí, các em sẽ được tìm hiểu nhiều hơn khi học môn sinh học lớp 8. - GV khắc sâu: qua tiết hôm nay, các em đã biết sử dụng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể. II. Thực hành: 1. Đo nhiệt độ cơ thể người a. Dụng cụ: - HS nêu dụng cụ: nhiệt kế y tế. b. Tiến hành đo: - HS lắng nghe và quan sát GV hướng dẫn các bước làm TN. - Nhóm trưởng phân công 2 bạn làm TN. - HS lắng nge và quan sát tranh. - HS hoàn thành vào báo cáo thực hành. c. Kết quả - HS đọc kết quả nhiệt độ. Hoạt động 4: Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình đun nước (20 phút) Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh - GV: Yêu cầu học sinh quan sát mô hình thí nghiệm H23.1 và nêu tên các dụng cụ thí nghiệm cần thiết. - GV: Vừa nêu các bước tiến hành thí nghiệm đồng thời thao tác mẫu cho học sinh: + Bước 1: Lắp dụng cụ thí nghiệm như hình 23.1(SGK). Chú ý: Không được để nhiệt kế sát đáy cốc. + Bước 2: Ghi nhiệt độ của nước trước khi đun. + Bước 3: Đốt đền cồn để đun nước cứ sau một phút lại ghi nhiệt độ của nước vào bảng theo dõi (tới phút thứ 5 thì tắt đèn cồn). + Bước 4: Vẽ đồ thị -Yêu cầu các nhóm phân công trong nhóm của mình: +Một bạn theo dõi thời gian. +Một bạn theo dõi nhiệt độ. +Một bạn ghi kết quả vào bảng. - GV nhắc nhở HS: + Theo dõi chính xác thời gian để đọc kết quả trên nhiệt kế. + Hết sức cẩn thận khi nước đã được đun nóng. - GV: Yêu cầu các nhóm lên nhận dụng cụ và làm theo hiệu lệnh của GV. - GV: Đi tới các nhóm kiểm tra hướng dẫn. - GV: Sau 5 phút, tắt đèn cồn, để nguội nước và cất dụng cụ thí nghiệm theo nhóm. - GV yêu cầu 1 nhóm nhanh nhất lên nộp kết quả và nhận xét kết quả. - GV yêu cầu HS quan sát lên hỏi: Trong quá trình đun nước thì nhiệt độ của nước thay đổi như thế nào? - GV hướng dẫn HS vẽ đường biểu diễn trong phiếu học tập: + Đánh dấu các điểm. + Nối các điểm nhiệt độ ứng với thời gian. - GV thu mẫu báo cáo, nhận xét cho các nhóm. - GV khắc sâu: qua tiết hôm nay, các em đã biết sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ - GV có thể giáo dục HS về tiết kiệm năng lượng: có rất nhiều các để tăng nhiệt độ của nước, nhưng muốn tăng nhiệt độ của nước mà vẫn tiết kiệm năng lượng như điện, xăng, dầu, ga, than … như: Ngày xưa ông, bà chúng ta thường phơi nắng nước vào buổi trưa để đến chiều tắm cho ấm. Ngay nay có thể sử dụng bình thái dương năng làm nóng nước … 2. Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình đun nước. a) Dụng cụ: - HS nêu dụng cụ thí nghiệm gồm: nhiệt kế dầu, cốc đựng nước, đèn cồn, giá đỡ và đồng hồ đo thời gian. b) Tiến trình đo - HS: quan sát GV hướng dẫn cách làm. Bảng theo dõi nhiệt độ của nước Thời gian (phút) Nhiệt độ (0C) 0 1 2 3 4 5 - Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ trong nhóm. - HS lên nhận dụng cụ TN và làm TN theo hiệu lệnh của GV. - Nhóm nhanh nhất lên nộp kết quả. - HS trả lời: Khi thời gian đun thay đổi thì nhiệt độ của nước tăng dần. - HS vẽ đường biểu diễn trong phiếu học tập. III. Báo cáo thực hành - HS nộp báo cáo. - HS lắng nghe và quan sát. Hoạt động 5: Đánh giá và hướng dẫn về nhà( 5phút) Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Đánh giá: - Nhận xét thái độ và kết quả thực hành của các nhóm: nhóm thực hiện tốt, nhóm thực hiện chưa tốt. 2. Hướng dẫn về nhà: - Cá nhân hoàn thành nốt mẫu báo cáo TN trong vở bài tập. - Ôn tập các kiến thức đã học để giờ sau kiểm tra 1 tiết. - HS nghe GV đánh giá. - HS ghi nhiệm vụ về nhà. IV. Tư liệu giáo dục bảo vệ môi trường và về tiết kiệm năng lượng - GD HS lưu ý khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân cần tuân thủ các quy tắc an toàn vì thủy ngân là một độc hại cho sức khỏe con người và môi trường. - Giáo dục HS có ý thức cách tiết kiệm năng lượng như: phơi nắng nước, sư dụng bình thái dương năng ... V. Rút kinh nghiệm bài dạy .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiet 26thuc hanh do nhiet dogvg.doc