Giáo án Vật lý 6 tiết 28 bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc

TIẾT 28: BÀI 24 : SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức :

Nhận biết và phát biểu được những đặc điểm cơ bản của sự nóng chảy.

2. Kỹ năng :

Vận dụng được kiến thức trên để giải thích được một số hiện tượng đơn giản.

Bước đầu biết khai thác bảng ghi kết quả thí nghiệm, cụ thể là từ bảng này biết vẽ đường biểu diễn và từ đường biểu diễn biết rút ra những kết luận cần thiết.

3. Thái độ :

 Tạo hứng thú khám phá thế giới tự nhiên, hứng thú học tập bộ môn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5101 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 28 bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 28: Bài 24 : sự nóng chảy và sự đông đặc I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Nhận biết và phát biểu được những đặc điểm cơ bản của sự nóng chảy. 2. Kỹ năng : Vận dụng được kiến thức trên để giải thích được một số hiện tượng đơn giản. Bước đầu biết khai thác bảng ghi kết quả thí nghiệm, cụ thể là từ bảng này biết vẽ đường biểu diễn và từ đường biểu diễn biết rút ra những kết luận cần thiết. 3. Thái độ : Tạo hứng thú khám phá thế giới tự nhiên, hứng thú học tập bộ môn. II. Chuẩn bị của thầy và trò : 1. Thầy : Bảng phụ; 1 giá đỡ thí nghiệm; 1 ống nghiệm; khăn lau khô; 1 đèn cồn; 1 đồng hồ; 1 ít băng phiến tán nhỏ; 1 nhiệt kế thuỷ ngân; 1 cốc đốt; 1 que khuấy; nước; lưới kẻ ô vuông; kẹp vạn năng. 2. Trò : Thực hiện đầy đủ bước IV tiết 27; kẻ sẵn lưới ô vuông. III. Tiến trình bài dạy : Hđ của thầy và trò Nd chính Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. GV: Cho HS đọc phần mở bài. HS: Đọc tình huống trong SGK. GV: Dựa vào đó để mở bài. Hoạt động 2: Giới thiệu thí nghiệm về sự nóng chảy. I. Sự nóng chảy: GV: Lắp giáp thí nghiệm về sự nóng chảy của băng phiến trên bàn GV. Giới thiệu cho HS về chức năng của từng dụng cụ dùng trong thí nghiệm. Lưu ý trong thí nghiệm này không đun nóng trực tiếp ống đựng băng phiến mà nhúng ống này vào một bình nước được đun nóng dần, bằng cách này toàn bộ băng phiến sẽ nóng dần lên. GV: Giới thiệu cách làm thí nghiệm và kết quả theo dõi nhiệt độ và trạng thái của băng phiến mà không cần làm thí nghiệm này (vì không tìm được băng phiến nguyên chất). Hoạt động 3: Phân tích kết quả thí nghiệm. GV: Hướng dẫn HS vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến trên bảng treo có kẻ ô vuông. * Cách vẽ: Vẽ các trục: Nhiệt độ và thời gian. Cách biểu diễn các giá trị: Nhiệt độ từ 600, thời gian từ 0 phút. Cách xác định 1 điểm biểu diễn trên đồ thị: GV làm mẫu từ phút 0 đến phút thứ 3 trên bảng kẻ ô vuông. HS: Vẽ đường biểu diễn dưới sự hướng dẫn của GV. GV: Lưu ý cho HS đường biểu diễn là đường gấp khúc. HS: Trả lời các câu hỏi từ C1 đến C4 SGK. 1. Phân tích kết quả thí nghiệm: C1 : Tăng dần. Nằm nghiêng. C2 : 800C. Rắn và lỏng. C3 : Không. Nằm ngang. C4 : Tăng dần theo thời gian. Nằm nghiêng. Hoạt động 4: Rút ra kết luận + Củng cố. GV: Hướng dẫn HS chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống của câu C5 để rút ra kết luận. HS: Đọc hoàn chỉnh kết luận. 2. Rút ra kết luận: C5 : (1) … 800 C … (2) … không thay đổi … IV. Hướng dẫn học ở nhà : Học bài theo SGK + Vở ghi. Làm bài tập 24 – 25.1 SBT. Vẽ lại đường biểu diễn độ tăng nhiệt độ của băng phiến Đọc trước bài 25 SGK – Tr 77. Chuẩn bị: 1 giá đỡ thí nghiệm; 1 kiềng và lưới đốt; 2 kẹp vạn năng; 1 cốc đốt; 1 nhiệt kế chia độ tới 1000C; 1 ống nghiệm và que khuấy đặt bên trong; 1 đèn cồn; băng phiến tán nhỏ; nước; khăn lau; bảng kẻ sẵn ô vuông.

File đính kèm:

  • docsu nong chay va su dong dac.doc
Giáo án liên quan