Giáo án Vật lý 6 tiết 35: Kiểm tra học kỳ II

I.Trắc nghiệm (2đ). Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

 Câu1. Nhiệt độ nước đá đang tan và nhiệt độ hơi nước đang sôi lần lượt là ?

 A. 0 0C và 100 0C B. 0 0C và 37 0C C. -100 0C và 100 0C D. 37 0C và 100 0C.

 Câu 2. Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế có thể là nhiệt độ nào sau đây ?

 A. 100 0C B. 37 0C C. 420C D. 20 0C

 Câu 3. Cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều nào sau đây là đúng?.

 A. Lỏng, rắn, khí B. Rắn, khí, lỏng. C. lỏng, khí, rắn. D. Rắn, lỏng, khí.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1727 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 35: Kiểm tra học kỳ II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 35: KIỂM TRA HỌC KỲ II MA TRẬN KIỂM TRA HỌC KỲ II Nội dung Mức độ nhận thức Trọng số Biết Hiểu Vận dụng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Sự nở vì nhiệt của các chất, 1 (0,25) 1 (1) 1 (0,25) 1 (1) 1 (2,0) 5 (4,5) Nhiệt kế, nhiệt giai 2 (0,5) 1 (0,25) 1 (2) 4 (2,75) Sự chuyển thể của các chất 1 (0,25) 1 (1,0) 2 (0,5) 1 (1,0) 5 (2,75) Tổng 4 (1,0) 1 (2,0) 4 (1,0) 2 (3) 2 (3) 13 (10) I.Trắc nghiệm (2đ). Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu1. Nhiệt độ nước đá đang tan và nhiệt độ hơi nước đang sôi lần lượt là ? A. 0 0C và 100 0C B. 0 0C và 37 0C C. -100 0C và 100 0C D. 37 0C và 100 0C. Câu 2. Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế có thể là nhiệt độ nào sau đây ? A. 100 0C B. 37 0C C. 420C D. 20 0C Câu 3. Cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều nào sau đây là đúng?. A. Lỏng, rắn, khí B. Rắn, khí, lỏng. C. lỏng, khí, rắn. D. Rắn, lỏng, khí. Câu 4. Quả bóng bàn bị bẹp một chút được nhúng vào nước nóng thì phồng lên như cũ vì : A. Không khí tràn vào bóng. B. Vỏ quả bóng nở ra do bị ướt. C. Nước nóng tràn vào bóng. D. Không khí bên trong quả bóng nóng lên, nở ra. Câu 5. Nhiệt kế nào sau đây có thể dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi ? A. Nhiệt kế thủy ngân. B. Nhiệt kế y tế. C. Nhiệt kế rượu. D. Cả ba loại nhiệt kế trên. Câu 6. Hiện tượng đông đặc là hiện tượng : A. Một khối chất khí biến thành chất rắn B. Một khối chất khí biến thành chất lỏng C. Một khối chất lỏng biến thành chất rắn D. Một khối chất rắn biến thành chất lỏng Câu 7. Trường hợp nào sau đây có liên quan tới sự nóng chảy? A. Sương đọng trên lá cây. B. Phơi khăn ướt, sau một thời gian khăn khô. C. Đun nước đã được đổ đầy ấm , sau một thời gian có nước tràn ra ngoài. D. Một ngọn nến đang cháy. Câu 8. Những trường hợp chuyển thể nào của đồng được sử dụng trong việc đúc tượng đồng. A. nóng chảy và bay hơi B. Nóng chảy và đông đặc C. Bay hơi và đông đặc D. Bay hơi và ngưng tụ II. Tự luận ( 8đ ). Câu 9: Tại sao khi rót nước nóng vào vào một cốc thủy tinh thành dày thì cốc hay bị nứt ? Làm thế nào để tránh hiện tượng này ? Câu 10 : Tại sao sau khi trồng chuối người ta phải cắt bớt lá? Câu 11: Lau khô thành ngoài cốc thủy tinh rồi cho vào mấy cục nước đá. Một lát sau sờ vào thành ngoài cốc ta thấy ướt. Giải thích tại sao ? Câu 12: Khi nhúng nhiệt kế thủy ngân vào nước nóng, thì mực thủy ngân trong ống nhiệt kế tụt xuống một chút rồi sau đó mới dâng lên, hãy giải thích tại sao ? Câu 13 : Đổi đơn vị nhiệt độ sau: a) 1000C = ? 0F b) 680F = ? 0C Đáp án và biểu điểm : Phần I. Trắc nghiệm khách quan (2điểm). Mỗi câu đúng được 0,25đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A C D D A C D B Phần II. Tự luận ( 8điểm). Câu Nội dung Điểm 9 Do lớp thủy tinh bên trong cốc tiếp xúc với nước nóng trước, nóng lên, nở ra còn lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa kịp nở ra nên cốc hay bị nứt. Để tránh hiện tượng trên có thể làm theo các cách sau: tráng cốc bằng nước nóng trước khi rót nước vào cốc. Luộc cốc trước khi sử dụng lần đầu. Bỏ một chiếc thìa kim loại vào cốc trước khi rót nước vào cốc. ( học sinh có thể trả lời 1 trong ba phương án trên, hoặc nếu có phương án khác mà đúng vẫn cho điểm tối đa) 2,0 10 Làm như vậy để giảm sự thoát hơi nước giúp cây không bị chết, vẫn phát triển nhanh. 1,0 11 Hơi nước trong không khí ở chỗ thành ngoài của cốc bị lạnh nên ngưng tụ thành giọt đọng trên thành cốc. 1,0 12 Lúc đầu ống thủy tinh bị nóng đã nở ra trước nên thủy ngân trong ống bị tụt xuống một chút. Sau đó thủy ngân trong ống mới nóng và nở ra, Nhưng thủy ngân là chất lỏng đã nở nhiều hơn thủy tinh nên thủy ngân trong ống dâng lên. 2,0 13 a) 1000C = 00C + 1000C = 320 F + 100. 1,80F = 2120F b) 680F = 320F + 360F = 00C + (36 : 1,8)0C = 200C 2,0 Kết quả kiểm tra Điểm 0→ 1,9 2→ 4,9 TB (%) 5→ 6,4 6,5→ 7,9 8→ 10 TB (%) 6A 6B 6C

File đính kèm:

  • docTiet 35 KT HKII Li 6 TN.doc
Giáo án liên quan