Giáo án Vật lý 6 - Trường TH & THCS Hương Nguyên

Tuần 20

ĐÒN BẨY Tiết 20

I. Mục tiêu bài học

Kiến thức: - Nêu được 2 ví dụ về sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống.

- Xác định được điểm tựa O và các lực tác dụng lên đòn bẩy.

Kĩ năng: - Biết sử dụng đòn bẩy trong những công việc thích hợp.

Thái độ: - Học tập nghiêm túc

II. Chuẩn bị

 - Giáo viên:

 + Cả lớp tranh vẽ hình 15.1, 15.2, 15.3, 15.4/sgk

 + Mỗi nhóm 1lực kếcó GHĐ 2N, 1 khối trụ kim loại 2N, 1 giá đỡ

 - Học sinh: sgk và vở ghi chép

III. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định lớp: (1 phút)

2. Kiểm tra (3 phút)

 

doc35 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1097 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 6 - Trường TH & THCS Hương Nguyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 ĐÒN BẨY Ngày soạn: 02/01/2014 Tiết 20 I. Mục tiêu bài học Kiến thức: - Nêu được 2 ví dụ về sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống. - Xác định được điểm tựa O và các lực tác dụng lên đòn bẩy. Kĩ năng: - Biết sử dụng đòn bẩy trong những công việc thích hợp. Thái độ: - Học tập nghiêm túc II. Chuẩn bị - Giáo viên: + Cả lớp tranh vẽ hình 15.1, 15.2, 15.3, 15.4/sgk + Mỗi nhóm 1lực kếcó GHĐ 2N, 1 khối trụ kim loại 2N, 1 giá đỡ - Học sinh: sgk và vở ghi chép III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra (3 phút) - Gv: MPN cho ta lợi như thế nào? Cho ví dụ về sử dụng MPN trong cuộc sống. - Gọi học sinh chữa bài tập 14.1, 14.2/Sbt - TL MPN có độ dốc càng ít thì càng lợi về lực. VD dùng MPN để đưa hàng hoá từ dưới đất lên thùng xe tải - 1 học sinh lên chữa bài tập, các học sinh còn lại theo dõi nhận xét 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng Đặt vấn đề (3 phút) - Treo hình 15.1/sgk cho học sinh quan sát và giới thiệu cách dùng đòn bẩy - Thông báo “trong cuộc sống hằng ngày có rất nhiều dụng cụ làm việc dựa trên nguyên tắc đòn bẩy.Vậy đòn bẩy có cấu tạo như thế nào? Nó cho ta lợi về lực như thế nào?Đó là nội dung chúng ta cần nghiên cứu trong bài học hôm nay.” - Quan sát tranh vẽ và lắng nghe - Ghi bài ĐÒN BẨY Hoạt động 1 Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy (7 phút) - Gv: cho học sinh quan sát tranh vẽ hình 15.2 và 15.3 Sgk - Yêu cầu học sinh đọc phần I Sgk - Gv: Hãy cho biết các vật được gọi là đòn bẩy đều phải có 3 yếu tố nào? - Nhận xét - Gv: có thể dùng đòn bẩy mà thiếu 1 trong 3 yếu tố đó hay không? - Nhận xét - Yêu cầu học sinh đọc và làm C1 - Gọi học sinh trả lời câu hỏi C1 - Nhận xét về 1 số đặc điểm của các đòn bẩy ở hình vẽ + hình15.2 điểm đặc lực F1, F2 là O1, O2 nằm về cùng một phía với O + hình15.3 đòn bẩy không thẳng - Yêu cầu học sinh lấy một số ví dụ về dụng cụ làm việc dựa trên nguyên tắc đòn bẩy và chỉ ra 3 yếu tố của đòn bẩy trên dụng cụ đó. - Quan sát - Đọc phần I Sgk - TL Các vật dược gọi là đòn bẩy có 3 yếu tố + điểm tựa + điểm tác dụng của lực F1 là O1 + điểm tác dụng của lực F2 là O2 - Ghi bài - TL đòn bẩy không thể thiếu 1 trong 3 yếu tố đó - Đọc và làm C1 - Trả lời câu hỏi C1 - Lắng nghe - Lấy một số ví dụ + kéo cắt giấy + xà beng + búa nhổ đinh I.Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy - Đòn bẩy gồm có 3 yếu tố + Điểm tựa O + Điểm tác dụng của lực F1 là O1 + Điểm tác dụng của lực F2 là O2 Hoạt động 2 Tìm hiểu xem đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào? (19 phút) - Hướng dẫn học sinh rút ra nhận xét ở 3 đòn bẩy thì khoảng cách O1O<O2O và dự đoán xem độ lớn của lực mà người tác dụng lên điểm O2 để nâng vật lên so với trọng lượng vật cần nâng như thế nào? - Đặt vấn đề khi thay đổi O1O và O2O thì độ lớn của lực F2 thay đổi như thế nào so với trọng lượng F1? - Phát dụng cụ thí nghiệm cho mỗi nhóm - Yêu cầu học sinh đọc sgk phần b của mục 2 để biết và nắm vững mục đích thí nghiệm và các bước thực hiện thí nghiệm - Gv: Muốn F2<F1 thì O1O và O2O phải thoả mãn điều kiện gì? - Hướng dẫn học sinh thực hiện thí nghiệm - Yêu cầu học sinh thực hiện câu C2 và ghi kết quả vào bảng 15.1/sgk - Trên cơ sở đó yêu cầu học sinh so sánh F1 và F2 - Yêu cầu học sinh đọc và làm C3 - Gọi học sinh trả lời câu hỏiC3 - Nhận xét - Suy nghĩ và đưa ra dự đoán - Lắng nghe - Nhận dụng cụ thí nghiệm - Đọc sgk tìm thông tin - TL để F1.>F2 thì O1O<O2O - Tiến hành thí nghiệm theo trình tự các bước - Thực hiện C2 và ghi kết quả vào bảng 15.1 - So sánh F1 và F2 - Hoàn thành C3 - Trả lời câu hỏi C3 - Ghi bài II. Đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào? 1. Đặt vấn đề Muốn F2 < F1 thì OO1và OO2 phải thoả mãn điều kiện gì? 2. Thí nghiệm 3. Kết luận (C3/ sgk) - Khi OO2 > OO1 thì F2< F1 Hoạt động 3 Vận dụng (7 phút) - Yêu cầu học sinh đọc và làm C4, C5 - Gọi học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi C4, C5 - Nhận xét - Đọc và làm C4, C5 - Trả lời câu hỏi C4, C5 - Ghi bài III. Vận dụng - C4 ví dụ về việc sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống + Cần câu để câu cá + Quét nhà bằng chổi - C5 + Hình 1 ·Điểm tựa chỗ mái chèo tựa vào mạng thuyền ·Điểm O1 chỗ nước đẩy mái chèo ·Điểm O2 chỗ tay cầm mái chèo 4. Củng cố (4 phút) - Đòn bẩy cho ta lợi về lực như thế nào? Cho ví dụ về ứng dụng của đòn bẩy trong cuộc sống 5. Hướng dẫn về nhà (1 phút) - Học bài, làm các bài tập 15.1®15.5/Sbt - Xem trước bài “Ròng rọc”. Tuần 21 RÒNG RỌC Ngày soạn: 06/01/2014 Tiết 21 I. Mục tiêu bài học: Kiến thức: Nêu được ví dụ về sử dụng các loại ròng rọc trong cuộc sống và chỉ rõ được lợi ích của chúng. Kĩ năng: Biết sử dụng ròng rọc trong những công việc thích hợp. Thái độ: Học tập nghiêm túc, ghi chép bài cẩn thận. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: + Cả lớp tranh vẽ hình 16.1 và 16.2/sgk + Mỗi nhóm 1 lực kế, 1 khối trụ kim loại, giá đỡ ròng rọc, và dây kéo - Học sinh sgk và vở ghi chép III. Tiến trình giờ dạy: 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (4 phút) Gv: Em hãy cho biết dùng đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào? Hs: Trả lời Gv: nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bài Đặt vấn đề (3 phút) - Như các em đã biết để đưa ống bê tông lên, người ta đã đưa ra 3 cách kéo vật lên trực tiếp theo phương thẳng đứng, dùng mặt phẳng nghiêng, dùng đòn bẩy.Vậy theo em còn cách nào khác để đưa vật lên hay không? - Gv: cho học sinh quan sát tranh vẽ hình 16.1 - Gv: Liệu dùng ròng rọc có dễ dàng hơn hay không? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta nghiên cứu vấn đề này. - Lắng nghe - Suy nghĩ và tìm câu trả lời “có thể dùng ròng rọc” - Quan sát - Dự đoán - Ghi bài RÒNG RỌC Hoạt động 1 Tìm hiểu cấu tạo của ròng rọc (8 phút) - Yêu cầu học sinh đọc mục I sgk - Treo hình 16.2 và mắc một bộ ròng rọc động, ròng rọc cố định lên giá - Gv: Hãy mô tả các ròng rọc ở hình 16.2? - Nhận xét - Giới thiệu “ròng rọc gồm một bánh xe có rãnh quay xung quanh 1 trục cố định và có móc treo” - Gv: Theo em thế nào được gọi là ròng rọc cố định, ròng rọc động? - Nhận xét - Đọc mục I Sgk - Quan sát - TL Mô tả các ròng rọc ở hình vẽ 16.2 + Hình a gồm một bánh xe có rãnh để vắt dây, trục của bánh xe được mắc cố định. Khi kéo dây bánh xe quay quanh trục cố định - Lắng nghe - Ghi bài - TL Ròng rọc cố định có giá treo cố định trục bánh xe Ròng rọc động có trục của bánh xe không được mắc cố định - Ghi bài I.Tìm hiểu về ròng rọc - Ròng rọc gồm + 1 bánh xe có rãnh quay quanh trục + móc treo - Có hai loại ròng rọc + ròng rọc cố định + ròng rọc động Hoạt động 2 Tìm hiểu xem ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào? (19 phút) - Thông báo “để kiểm tra xem ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào ta cần xét 2 yếu tố của lực kéo vật lên khi dùng ròng rọc. Đó là hướng và cường độ của lực” - Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để đưa ra phương án kiểm tra - Hướng dẫn học sinh chọn dụng cụ lắp thí nghiệm và tiến hành các bước thí nghiệm - Hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm với mục đích trả lời câu hỏi C2 Þ ghi kết quả thí nghiệm - Yêu cầu học sinh dựa vào kết quả thí nghiệm trả lời câu hỏi C3 - Gọi học sinh trả lời câu hỏi C3 - Nhận xét - Yêu cầu học sinh hoàn thành C4 để rút ra kết luận - Gọi học sinh trả lời câu hỏi C4 - Nhận xét và chốt lại kết luận cho học sinh - Lắng nghe - Thảo luận nhóm và đưa ra phương án kiểm tra - Gv: chọn dụng cụ và lắp thí nghiệm - Tiến hành thí nghiệm và đọc kết quả thí nghiệm - Làm câu C3 - Trả lời câu hỏi C3 - Ghi bài - Hoàn thành câu C4 - Trả lời câu hỏi C4 - Ghi bài II.Ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào? 1. Thí nghiệm 2.Nhận xét - C3 a) chiều của lực kéo vật lên trực tiếp và chiều của lực kéo vật qua ròng rọc cố định ngược nhau.Độ lớn 2 lực này như nhau b) chiều của lực kéo vật lên trực tiếp và chiều của lực kéo vật qua ròng rọc động là không thay đổi. Độ lớn của lực kéo vật lên trực tiếp lớn hơn độ lớn của lực kéo vật qua ròng rọc động. 3.Kết luận (C4/Sgk) Hoạt động 3 Vận dụng (5 phút) - Yêu cầu học sinh đọc và làm câu C6, C7 - Gọi học sinh lần lượt trả lời câu hỏi C6, C7 - Nhận xét và thống nhất câu trả lời Þ cho học sinh ghi vào vở - Đọc và làm các câu C6, C7 - Trả lời câu hỏi C6, C7 - Lắng nghe và ghi bài III.Vận dụng - C6 Dùng ròng rọc cố định giúp thay đổi hướng của lực kéo Dùng ròng rọc động giúp ta lợi về lực - C7 hình b có lợi hơn vì vừa lợi về độ lớn vừa lợi về hướng của lực kéo 4. Củng cố (4 phút) - Mô tả ròng rọc động, ròng rọc cố định. - Ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng như thế nào? - Giới thiệu về palăng và công dụng của nó. 5. Hướng dẫn về nhà (1 phút) - Học bài. Làm các bài tập 16.1®16.4/sbt - Trả lời các câu hỏi của phần Tổng kết chương I vào vở bài tập. Tuần 22 Tổng kết chương I CƠ HỌC Ngày soạn: 12/01/2014 Tiết 22 I. Mục tiêu bài học Kiến thức: - Ôn lại các kiến thức về cơ học đã học ở chương I. Kĩ năng: - Củng cố và đánh giá sự nắm vững kiến thức về các khái niệm của HS. Thái độ: Học tập nghiêm túc, tích cực phát biểu và tìm hiểu kiến thức mới. II. Chuẩn bị Cho HS chuẩn bị phần ôn tập ở nhà III. Hoạt động dạy- học: 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: Thông qua ôn tập 3. Bài mới : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng Hoạt động 1: Ôn tập: Gọi HS trả lời lần lượt các câu hỏi từ 1 đến 13 ở SGK phần I theo sự chuẩn bị ở nhà - Yêu cầu các HS khác nhận xét, GV thóng nhất ý kiến - Yêu cầu HS theo dõi câu trả lời và sữa chữa phần chuẩn bị của mình nếu bị sai - HS lần lượt trả lời các câu đã chuẩn bị - HS nhận xét - HS tự sữa chữa sai sót TỔNG KẾT CHƯƠNG I: CƠ HỌC I) Ôn tập: Hoạt động 2: Vận dụng: - Yêu cầu HS dọc và trả lời các câu vận dụng ở phần 2 - Yêu cầu các nhóm làm tong câu và gọi đại diẹn lên bảng trả lời - GV cho lớp nhận xét sau đó thống nhất dáp án đúng - HS đọc và suy nghĩ trả lời - HS đại diện lên bảng trả lời - Cả lớp cùng nhận xét và thống nhất II) Vận dụng: Hoạt động 3: Trò chơi ô chữ: GV kẽ sẵn ô chữ vào bảng phụ và hướng dẫn cách chơi Sau dó GV đọc lần lượt từng ô chữ, nhóm nào có tín hiệu trước thì trả lời - HS theo dõi Các nhóm thảo luận và đại diện nhóm trả lời III) Trò chơi ô chữ: 4. Dặn dò: - Hoàn thành các phần trả lời và ôn tập toàn bộ kiến thức để chuyển sang chương II - Đọc trước bài “ Sự nở vì nhiệt của chất rắn”. Tuần 23 Ch­¬ng 2. NhiÖt häc Sù në v× nhiÖt cña chÊt r¾n Ngày soạn: 18/01/2014 Tiết 23 I. Mục tiêu bài học Kiến thức: Hs cần nắm được: - Thể tích, chiều dài của vật rắn tăng khi nóng lên; giảm khi lạnh đi, - Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Kĩ năng: Hs giải thích được 1 số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn. Thái độ: Học tập nghiêm túc, ghi chép bài cẩn thận. II. Chuẩn bị - Giáo viên + Cả lớp chuẩn bị 1 quả cầu kim loại, 1 vòng kim loại, 1 đèn cồn, 1 chậu nước, khăn lau khô, bảng ghi độ tăng chiều dài của một số chất. - Học sinh sgk và vở ghi chép III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) Gv: Em hãy nêu sự khác nhau của ròng rọc cố định và ròng rọc động? Hs: Trả lời Gv: Nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng Đặt vấn đề (2 phút) - Gv: cho học sinh quan sát tranh vẽ tháp Ép- phen và giới thiệu đôi điều về tháp này. - Các phép đo vào tháng 1 và tháng 7 cho thấy trong vòng 6 tháng tháp cao lên 10 cm. Tại sao lại có hiện tượng đó? Chẳng lẽ một cái tháp bằng thép có thể cao lên chăng? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này. - Quan sát - Lắng nghe - Ghi bài CHƯƠNG II: NHIỆT HỌC SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN Hoạt động 1 Thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất rắn (15 phút) - Yêu cầu học sinh đọc sgk để tìm hiểu về trình tự tiến hành và mục đích của thí nghiệm - Làm thí nghiệm và yêu cầu học sinh quan sát, đưa ra nhận xét về hiện tượng - Gọi học sinh đưa ra nhận xét về hiện tượng quan sát được - Nhận xét - Qua kết quả thí nghiệm hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi C1, C2 - Gọi học sinh trả lời câu hỏi C1, C2 - Nhận xét và thống nhất câu trả lời - Đọc sgk và tìm hiểu về mục đích thí nghiệm và trình tự tiến hành thí nghiệm - Quan sát hiện tượng và đưa ra nhận xét - Đưa ra nhận xét + Khi chưa hơ nóng quả cầu lọt qua vòng kim loại + Khi đã hơ nóng quả cầu không lọt qua vòng kim loại + Nhúng quả cầu vào nước lạnh thì quả cầu lọt qua vòng kim loại - Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi C1, C2 - Ghi bài 1.Thí nghiệm 2.Trả lời câu hỏi - C1 vì quả cầu nở ra khi nóng lên - C2 vì quả cầu co lại khi lạnh đi Hoạt động 2 Rút ra kết luận (3 phút) - Yêu cầu học sinh rút ra kết luận - Nhận xét và thống nhất kết luận - Gv: Các chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Vậy các chất rắn khác nhau dãn nở vì nhiệt có giống nhau hay không? - Rút ra kết luận tăng lạnh đi - Ghi bài - Suy nghĩ tìm câu trả lời 3. Kết luận (C3/ Sgk) Hoạt động 3 So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn (8 phút) - Giới thiệu bảng ghi độ tăng chiều dài của các thanh kim loại khác nhau. - Yêu cầu học sinh rút ra nhận xét cho câu hỏi C4 - Nhận xét - Giới thiệu “đối với vật rắn khi nói đến sự dãn nở vì nhiệt thì phân biệt rõ sự nở dài hay nở khối. Ở bài học này chỉ đề cập đến sự nở khối” - Quan sát - Đọc bảng và trả lời câu hỏi C4 - Ghi bài - Lắng nghe 4. So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn - Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau Hoạt động 5 Vận dụng (7 phút) - Yêu cầu học sinh đọc và làm C6 - Gọi học sinh trả lời câu hỏi C6 - Nhận xét - Làm thí nghiệm kiểm chứng - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C7 - Gọi học sinh trả lời câu hỏi C7 - Nhận xét - Đọc và làm C6 - Trả lời câu hỏi C6 - Ghi bài - Quan sát - Đọc và trả lời câu hỏi C7 - Ghi bài 5. Vận dụng - C6 nung nóng vòng kim loại - C7 Vào mùa hè nhiệt độ tăng lên thép nở ra nên thép dài ra (tháp cao lên) 4. Củng cố (4 phút) - Yêu cầu học sinh đọc sgk phần “Có thể em chưa biết” - Dựa vào phần kiến thức đã học em hãy giải thích “vì sao vào mùa hè dây điện thoại thường bị võng xuống còn vào mùa đông lại không có hiện tượng đó?” 5. Hướng dẫn về nhà (1 phút) - Học bài, làm bài tập 18.1®18.5/ SBT. - Xem tước bài “Sự nở vì nhiệt của chất lỏng”. Tuần 24 Sù në v× nhiÖt cña chÊt láng Ngày soạn: 24/01/2014 Tiết 24 I. Mục tiêu bài học Kiến thức giúp Hs nắm được: - Thể tích chất lỏng tăng khi nóng lên và giảm khi lạnh đi - Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau Kĩ năng: Giải thích được 1 số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất lỏng. Thái độ: Học tập nghiêm túc, ghi chép bài cẩn thận. II. Chuẩn bị - Giáo viên: + Cả lớp tranh hình 19.3/sgk. Mỗi nhóm 1 bình thuỷ tinh, 1ống thuỷ tinh, 1 nút cao su có lỗ, 1 chậu thuỷ tinh, nước màu - Học sinh Sgk và vở ghi chép III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) - Gv: Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn. - Gọi học sinh chữa các bài tập 18.3, 18.4/SBT - TL Chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt các nhau. - B18..3 (1)C hợp kim Platinit (2)Vì thuỷ tinh chịu lửa nở vì nhiệt ít hơn thuỷ tinh thường tới 3 lần - B18.4 Để khi trời nóng các tấm tôn có thể dãn nở vì nhiệt mà ít bị ngăn cản hơn nên tránh được hiện tượng gây ra lực lớn làm hỏng tôn 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng Đặt vấn đề (2 phút) - Gv:ất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. Vậy đối với chất lỏng có xảy ra hiện tượng này hay không?Nếu xảy ra thì có điểm gì khác và giống với chất rắn không?Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này. - Lắng nghe - Ghi bài SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG Hoạt động 1 Làm thí nghiệm để kiểm tra xem nước có nở ra khi nóng lên hay không? (10 phút) - Yêu cầu học sinh đọc thí nghiệm - Yêu cầu học sinh các nhóm tiến hành thí nghiệm - Quan sát và nhắc nhở học sinh trong quá trình tiến hành thí nghiệm - Yêu cầu học sinh quan sát kĩ hiện tượng xảy ra và thảo luận trả lời câu hỏi C1 - Nhận xét - Yêu cầu học sinh đọc và đưa ra dự đoán cho câu C2 - Gọi học sinh đưa ra dự đoán - Yêu cầu các nhóm học sinh làm thí nghiệm kiểm tra - Gọi học sinh trình bày kết quả thí nghiệm - Nhận xét và chốt lại “Nước và các chất lỏng nói chung đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi” - Đặt vấn đề Đối với các chất lỏng khác nhau sự nở vì nhiệt có giống nhau hay không? - Đọc thí nghiệm ở sgk - Làm thí nghiệm theo nhóm - Quan sát hiện tượng xảy ra Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi C1 - Đọc và đưa ra dự đoán cho câu hỏi C2 - TL mực nước hạ xuống - Tiến hành thí nghiệm kiểm tra - Trình bày kết quả thí nghiệm - Lắng nghe - Ghi bài - Suy nghĩ và tìm câu trả lời 1.Làm thí nghiệm 2.Trả lời câu hỏi - C1 Mực nước dâng lên vì nước nóng lên sẽ ở ra - C2 Mực nước hạ xuống vì nước lạnh đi co lại è chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. Hoạt động2 Chứng minh các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau (8 phút) - Gv:o học sinh quan sát hình19.3 - Yêu cầu học sinh rút ra nhận xét và trả lời câu hỏi C3 - Nhận xét và chốt lại câu trả lời à cho học sinh ghi vào vở - Quan sát hình 19.3 - Rút ra nhận xét - Trả lời câu hỏi C3 - Ghi bài 3. So sánh sự nở vì nhiệt của các chất lỏng - Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau Hoạt động 3 Rút ra kết luận (9 phút) - Yêu cầu học sinh làm C4 - Gọi học sinh trả lời câu hỏi C4 - Nhận xét - Hoạt động cá nhân làm câu C4 - Trả lời câu hỏi C4 - Ghi bài 4. Rút ra kết luận (C4 / Sgk) Hoạt động 4 Vận dụng (7 phút) - Yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu hỏi C5, C6, - Gọi học sinh trả lời câu hỏi C5, C6 - Nhận xét - Làm thí nghiệm của câu C7 cho học sinh quan sát và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C7 - Gọi học sinh trả lời câu hỏi C7 - Nhận xét - Đọc và trả lời câu hỏi C5, C6 - Trả lời câu hỏi C5, C6 - Ghi bài - Quan sát thí nghiệm - Trả lời câu hỏi C7 - Ghi bài 5. Vận dụng - C5 vì khi đun nóng nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài - C6 để tránh tình trạng nắp bật ra khi chất lỏng đựng trong chai nở ra nhiệt - C7 mực chất lỏng trong ống nhỏ dâng lên nhiều hơn. Vì thể tích chất lỏng ở hai bình tăng lên như nhau nên ở ống có tiết diện nhỏ hơn thì chiều cao cột chất lỏng phải cao hơn. 4. Củng cố (2 phút) - Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ và mục “Có thể em chưa biết” 5. Hướng dẫn về nhà (1 phút) - Học bài. Làm bài tập 19.1®19.5 / Sbt - Xem trước bài “Sự nở vì nhiệt của chất khí”. Tuần 25 Sù në v× nhiÖt cña chÊt khÝ Ngày soạn Tiết 25 I. Mục tiêu bài học Kiến thức giúp Hs: - Nắm được chất khí nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi - Tìm được thí dụ thực tế về hiện tượng thể tích của khối khí tăng khi nóng lên và giảm khi lạnh đi Kĩ năng: Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất khí. Thái độ: Học tập nghiêm túc, ghi chép bài cẩn thận. II. Chuẩn bị - Giáo viên + Cả lớp hình 20.5 /sgk, phiếu học tập + Mỗi nhóm 1 bình thuỷ tinh đáy bằng, 1 ống thuỷ tinh thẳng, nút cao su có đục lỗ, cốc nước màu, khăn lau - Học sinh sgk và vở ghi chép III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp (1 phút) 2. Kiểm tra (4 phút) - Gv: Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng. - Gọi học sinh chữa bài tập 19.1, 19.2. - TL: Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lai khi lạnh đi. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau - B19.1 C) thể tích chất lỏng - B19.2 B) KLRcủa chất giảm 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng Đặt vấn đề (3 phút) - Gv: Khi chơi bóng bàn nếu quả bóng bị bẹp em thấy người ta thường làm thế nào để nó trở lại như cũ? - Nhận xét - Làm thí nghiệm cho học sinh quan sát để chứng minh cho câu trả lời của học sinh - Thông báo “ta thấy chất rắn và chất lỏng đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi”. Vậy chất khí có dãn nở vì nhiệt hay không? - Bài học hôm nay của chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này và cũng tìm lời giải thích cho hiện tượng thí nghiệm ở trên.. - TL Bỏ quả bóng vào nước nóng - Quan sát - Lắng nghe - Suy nghĩ câu trả lời - Ghi bài SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ Hoạt động 1 Làm thí nghiệm kiểm tra chất khí nóng lên nở ra và co lại khi lạnh đi (10 phút) - Yêu cầu học sinh đọc phần 1/ sgk để tìm hiểu trình tự các bước và mục đích yêu cầu của thí nghiệm - Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm theo nhóm - Yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng xảy ra và trình bày kết quả - Gọi học sinh trình bày kết quả thí nghiệm - Nhận xét - Gv: Trong thí nghiệm giọt nước màu có tác dụng gì? - Gv: Khi áp tay vào bình cầu có hiện tượng gì xảy ra Hiện này chứng tỏ điều gì? - Gv: Khi thôi áp tay vào bình cầu thì có hiện tượng gù xảy ra? Hiện tượng này chứng tỏ điều gì? - Yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu hỏi C3, C4 - Gọi học sinh trả lời câu hỏi C3, C4 - Nhận xét - Từ các thí nghiệm trên em có nhận xét gì về sự nở vì nhiệt của chất khí. - Nhận xét - Đọc mục 1/sgk và tìm hiểu yêu cầu và mục đích cũng như trình tự tiến hành thí nghiệm - Đại diện các nhóm nhận dụng cụ và tiến hành thí nghiệm theo yêu cầu - Quan sát hiện tượng - Trình bày kết quả thí nghiệm - TL giọt nước màu chỉ đóng vai trò là vật chỉ thị để cho ta thấy sự giãn nở của chất khí ở trong bình - TL Khi áp tay vào bình thì giọt nước màu đi lên. Hiện tượng này chứng tỏ thể tích khí trong bình tăng lên. - TL Khi thôi áp tay vào bình thì giọt nước màu đi xuống. Hiện tượng này chứng tỏ thể tích khí trong bình giảm. - Đọc và làm C3, C4 - Trả lời câu hỏi C3, C4 + C3 Do không khí trong bình nóng lên + C4 Do không khí trong bình lạnh đi - Đưa ra kết luận về sự giãn nở vì nhiệt của chất khí - Ghi bài 1. Thí nghiệm 2. Trả lời câu hỏi 3. Kết luận - Gv:ất khí nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi Hoạt động 2 Tìm hiểu và so sánh sự nở vì nhiệt của các chất khí (10 phút) - Gv: cho học sinh quan sát bảng ghi độ tăng thể tích của 1 số chất khí (bảng 20.1/ sgk) - Gv: Em có nhận xét gì về sự giản nở vì nhiệt của các chất khí. - Nhận xét - Quan sát - TL các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. - Ghi bài 4. Sự nở vì nhiệt của các chất khí - Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau Hoạt động 3 So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn lỏng khí (8 phút) - Yêu cầu học sinh quan sát bảng 20.1, đưa ra nhận xét và ghi vào phiếu học tập - Yêu cầu các học sinh hoạt động theo nhóm 2 học sinh chữa bài tập cho nhau - Yêu cầu một vài nhóm học sinh đưa ra nhận xét - Nhận xét và chốt lại cho học sinh ghi bài - Yêu cầu học sinh điền từ thích hợp vào C6 - Gọi học sinh hoàn chỉnh C6 - Nhận xét - Đọc bảng 20.1/ sgk và đưa ra nhận xét rồi điền vào phiếu học tập + sự nở vì nhiệt của chất rắn khác nhau + sự nở vì nhiệt của chất lỏng khác nhau + sự nở vì nhiệt của chất khí giống nhau - Hoạt động nhóm chữa bài cho nhau - Đại diện các nhóm đưa ra nhận xét - Ghi bài - Điền từ thích hợp vào C6 - Trả lời câu hỏi C6 5. So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí - Gv: chất khí nở ra vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở ra vì nhiệt nhiều hơn chất rắn Hoạt động 4 Vận dụng (4 phút) - Yêu cầu học sinh đọc và làm C7 - Gọi học sinh trả lời câu hỏi C7 - Nhận xét - Đọc và làm C7 - Trả lời câu hỏi C7 - Ghi bài III. Vận dụng - C7 Khi cho quả bóng bàn vào nước nóng không khí trong quả bóng bị nóng lên nở ra làm cho quả bóng phồng lên như cũ. 4. Củng cố (4 phút) - Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí - Giải thích vì sao khi vừa rót nước trong phích ra nếu ngay lập tức đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? 5. Hướng dẫn về nhà (1 phút) - Học bài. Làm bài tập 20.1à20.5 / Sbt. - Xem trước bài “Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt”. Tuần 26 Mét sè øng dông cña sù në v× nhiÖt Ngày soạn Tiết 26 I. Mục tiêu bài học Kiến thức giúp Hs: - Nhận biết được sự co dãn vì nhiệt nếu bị ngăn cản sẽ gây ra lực lớn - Mô tả cấu tạo và hoạt động của băng kép Kĩ năng: Giải thích được 1 số ứng dụng đơn giản về sự nở vì nhiệt của các chất. Thái độ: Học tập nghiêm túc, ghi chép bài cẩn thận. II. Chuẩn bị - Giáo viên băng kép, giá thí nghiệm, đèn cồn, tranh vẽ hình 21.2 và 21.3 (nếu có điều kiện làm TN biểu diễn) - Học sinh Sgk và vở ghi chép III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp (1 phút) 2. Kiểm tra (4 phút) - G

File đính kèm:

  • docGiao an vat li 6 HKII nam hoc 20132014 theo PPCT huyen A Luoi.doc