Giáo án Vật lý 6 - Trường THCS Triệu Đại

Tên bài: ĐO ĐỘ DÀI

A. MỤC TIÊU:

- Kể tên một số dụng cụ đi chiều dài.

- Biết xác định GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo.

- Biết ước lượng gần đúng độ dài cần đo.

- Biết đo độ dài của một số vật thông thường.

- Biết tính giá trị trung bình của các kết quả đo.

- Biết sử dụng thước đo phù hợp với vật cần đo.

- Rèn tính cẩn thận, ý thức hợp tác trong nhóm.

B. PHƯƠNG PHÁP :

Thực nghiệm + vấn đáp tích cực.

C. CHUẨN BỊ:

1. Cho mỗi nhóm học sinh:

- Một thước kẻ có ĐCNN đến mm.

- Một thước dây có ĐCNN đến mm.

- Một thước cuộn có ĐCNN đến 0,5 cm.

- Một tờ giấy kẻ bảng 1.1 SGK.

2. Cho cả lớp:

- Tranh vẽ to thước kẽ có GHĐ 20cm và ĐCNN 2mm.

- Bảng phụ ghi kết quả bảng 1.1 SGK.

 

doc49 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1088 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 6 - Trường THCS Triệu Đại, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 Tên bài: đo độ dài Ngày soạn: ... . . . . . . . . . . . . . Mục tiêu: - Kể tên một số dụng cụ đi chiều dài. - Biết xác định GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo. - Biết ước lượng gần đúng độ dài cần đo. - Biết đo độ dài của một số vật thông thường. - Biết tính giá trị trung bình của các kết quả đo. - Biết sử dụng thước đo phù hợp với vật cần đo. - Rèn tính cẩn thận, ý thức hợp tác trong nhóm. Phương pháp : Thực nghiệm + vấn đáp tích cực. C. Chuẩn bị: Cho mỗi nhóm học sinh: - Một thước kẻ có ĐCNN đến mm. - Một thước dây có ĐCNN đến mm. - Một thước cuộn có ĐCNN đến 0,5 cm. - Một tờ giấy kẻ bảng 1.1 SGK. Cho cả lớp: - Tranh vẽ to thước kẽ có GHĐ 20cm và ĐCNN 2mm. - Bảng phụ ghi kết quả bảng 1.1 SGK. D. Tiến trình lên lớp: ổn định tổ chức. Kiểm tra bài cũ. Giáo viên hướng dẫn học tập cho học sinh. III. Bài mới: Đặt vấn đề: Giáo viên giới thiệu chương trình Vật lí. Giới thiệu chương 1: Cơ học. Yêu cầu học sinh mở trang 5 SGK. Trong chương nghiên cứu những vấn đề gì ? 2. Triển khai bài mới: Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi đặt ra ở đầu bài. - Giáo viên gợi ý phương án: + Để khỏi tranh cải nhau, hai chị em cần thống nhất với nhau điều gì ? bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này. Học sinh quan sát, trao đổi và nêu phương án trả lời. Cử đại diện nêu phương án. Hoạt động 2: Đơn vị đo độ dài. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ôn lại một số đơn vị đo đọ dài. + Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta là gì ? Kí hiệu ? + Đơn vị đo độ dài lớn hơn mét, nhỏ hơn mét ? Yêu cầu học sinh hoàn thành câu C1. Kiểm tra kết quả của các nhóm. Giới thiệu thêm một số đơn vị đo độ dài được sử dụng trong thực tế. 2. Ước lượng đo độ dài. Yêu cầu học sinh đọc câu C2 và thực hiện theo yêu cầu. Quan sát học sinh thực hiện. + Em hãy nhận xét giá trị ước lượng và giá trị đo được ? - Yêu cầu học sinh đọc câu C3 và thực hiện. + Độ dài ước lượng và độ dài đo được có giống nhau hay không ? chuyển ý: Tại sao trước khi đo độ dài ta cần ước lượng độ dài cần đo ? Trao đổi nhóm, thống nhất và cử đại diện trả lời. - Thảo luận trên lớp Cá nhân trả lời C1 Hoạt động theo nhóm: Ước lượng 1m chiều dài bàn. Đo bằng thước để kiểm tra trả lời câu hỏi theo yêu cầu. Ước lượng, đo bằng thước, nhận xét. Cá nhân học sinh nhận xét trả lời. Hoạt động 3: Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Yêu cầu học sinh quan sát hình 1.1 và trả lời câu C4. Điều khiển học sinh thảo luận. Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK và cho biết GHĐ và ĐCNN là gì ? Yêu cầu học sinh vận dụng để trả lời câu hỏi C5. Treo tranh, giới thiệu cách xác định GHĐ và ĐCNN của thước. - Yêu cầu học sinh hoàn thành câu C6, C7. + Tại sao phải dùng thước đó ? + Ước lượng độ dài để làm gì ? Nhóm thống nhất trả lời câu C4. Thảo luận câu C4 trên lớp. Học sinh đọc tài liệu và trả lời Hoạt động cá nhân trả lời câu C5 Quan sát, lắng nghe để hiểu rõ GHĐ và ĐCNN của thước. Hoạt động cá nhân trả lời câu C6, C7. Để chọn thước có GHĐ và ĐCNN thích hợp. Hoạt động 4: Vận dụng. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện theo yêu cầu. + Tại sao em chọn thước đó. + Em đã tiến hành đo mấy lần và giá trị trung bình được tính như thế nào ? Hoạt động cá nhân Tiến hành đo và ghi kết quả. IV. Củng cố. 1. Đơn vị đo độ dài chính là gì ? 2. Khi dùng thước đo cần chú ý điều gì ? V. Hướng dẫn về nhà. Trả lời lại các câu hỏi từ C1 đến C7 SGK. Học phần ghi nhớ. Làm bài tập từ 1-2.1 đến 1-2.6 SBT. Đọc mục “ có thể em chưa biết ”. Tiết 2 Tên bài: đo độ dài ( tiếp theo ) Ngày soạn:. . . . . . . . . . .. . . . . . Mục tiêu: - Củng cố việc xác định GHĐ và ĐCNN của thước - Củng cố cách xác định gần đúng độ dài cần đo để chọn thước đo cho phù hợp - Rèn luyện kỹ năng đo và ghi kết quả chính xác - Biết tính giá trị trung bình. - Rèn luyện tính trung thực. Phương pháp : Vấn đáp tích cực. C. Chuẩn bị : Cả lớp: Hình phóng to 2.1; 2.2; 2.3 Mỗi nhóm học sinh: + Thước có ĐCNN 0,5cm. + Thước có ĐCNN 1mm + Thước dây, thước cuộn, thước kẹp. D. Tiến trình lên lớp: ổn định tổ chức. II. Kiểm tra bài cũ. Học sinh 1: Hãy kể đơn vị đo độ dài ? Đơn vị chính là gì ? Chữa bài tập số 1 SBT. Học sinh 2: GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo là gì ? Chữa bài tập 3 SBT. III. Bài mới: Hoạt động 1: Cách đo độ dài. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu học sinh hoạt theo nhóm và thảo luận các câu C1, C2, C3, C4, C5. - Giáo viên kiểm tra qua các phiếu học tập của nhóm để kiểm tra hoạt động của các nhóm. - Giáo viên đánh giá độ chính xác. - Giáo viên nhấn mạnh việc ước lượng gần đúng độ dài để chọn dụng cụ đo cho thích hợp. - Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và ghi vào phiếu học tập. - Đại diện các nhóm trình bày. - Học sinh nhận xét ý kiến của nhóm bạn. - Học sinh rút ra kết luận - Ghi vở. Hoạt động 2: Vận dụng. Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. Giáo viên gọi học sinh làm lần lượt câu C7, C8, C9 , C10. Yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức cơ bản của bài. Gọi thêm một vài học sinh đọc phần ghi nhớ. Yêu cầu học sinh đọc phần “ có thể em chưa biết ” - Học sinh nhắc lại kiến thức cơ bản. - Ghi vào vở cách đo độ dài. - Học sinh làm việc theo yêu cầu của giáo viên IV. Củng cố. Đo chiều dài quyển vở. + Ước lượng + Chọn thước đo Chữa bài tập 1-2.8 SBT V. Hướng dẫn về nhà. Trả lời các câu hỏi C1 đến C10. Học phần ghi nhớ Làm bài tập 1-2.9 đến 1-2.13 SBT. Kẻ bảng 3.1 SGK voà phiếu học tập. Tiết 3 Tên bài: đo thể tích chất lỏng Ngày soạn:. . . . . . . . . . . . . . . . Mục tiêu: Biết một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng. Biết cách xác định thể tích của chất lỏng bằng công cụ đo thích hợp. Biết sử dụng dụng cụ do thể tích chất lỏng. Rèn luyện tính trung thực, tỉ mĩ khi đo thể tích chất lỏng Phương pháp : Phương pháp thực nghiệm + vấn đáp tích cực. C. Chuẩn bị : Cả lớp : một xô nước Mỗi nhóm học sinh : + Bình 1 : Đựng đầy nước chưa biết dung tích. + Bình 2 : Đựng một ít nước. + Một bình chia độ. + Một vài loại ca đông. D. Tiến trình lên lớp: I. ổn định tổ chức. II. Kiểm tra bài cũ. Học sinh 1: GHĐ và ĐCNN của thước đo là gì ? Tại sao phải ước lượng trước khi đo độ dài. Học sinh 2: Chữa bài tập 1-2.7; 1-2.8; 1-2.9 SBT. III. Bài mới: Đặt vấn đề: Bài học hôm nay của chúng ta đặt ra câu hỏi gì ? Theo em có phương án nào trả lời câu hỏi đó ? ( Học sinh đọc phần mở bài. Giáo viên chọn 3 học sinh nêu phương án ) 2. Triển khai bài mới: Hoạt động 1: Đơn vị đo thể tích ( 5 phút ). Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK và cho biết : + Đơn vị đo thể tích là gì ? + Đơn vị đo thể tích thường dùng là gì ? - Yêu cầu học sinh hoàn thành câu C1 Hoạt động cá nhân: + Đọc sách giáo khoa + Trả lời câu hỏi Điền vào chổ tróng hoàn thành câu C1. Hoạt động 2: Đo thể tích . Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích . Giáo viên giới thiệu bình chia độ. Gọi học sinh trả lời câu C2, C3, C4, C5. Giáo viên điều chỉnh để có câu trả lời đúng. Học sinh làm việc cá nhân Quan sát bình chia độ. Trả lời câu hỏi C2, C3, C4, C5. Tham gia thảo luận trên lớp Ghi vở. Hoạt động 3: Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng ( 5 phút ). Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Yêu cầu học sinh đọc SGK các câu hỏi C6, C7, C8. Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm để trả lời các câu hỏi đó. Gọi đại diện nhóm trình bày câu trả lời. Hướng dẫn học sinh thảo luận và thống nhất câu trả lời. Gọi 2-3 học sinh trả lời câu C9. Học sinh đọc SGK. Học sinh hoạt động nhóm thảo luận các câu hỏi C6, C7, C8. Đại diện nhóm trình bày . Tham gia thảo luận trên lớp Trình bày câu C9 theo yêu cầu của giáo viên. Thảo luận để thống nhất câu trả lời . Hoạt động 4: Thực hành đo thể tích chất lỏng chứa trong bình ( 10 phút ). Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Em hãy nêu phương án đo thể tích của nước trong ấm và trong bình ? + Nếu đo bằng ca đông mà nước trong bình còn lại ít thì kết quả là bao nhiêu ? Giáo viên phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm. Yêu cầu học sinh tiến hành đo thể tích. Giáo viên quan sát các nhóm tiến hành thí nghiệm để hướng dẫn những nhóm tiến hành đo sai. Yêu cầu các nhóm nêu kết quả. Giáo viên nhận xét việc tiến hành thí nghiệm của các nhóm. Cá nhân học sinh nêu phương án Kết quả như vậy là gần đúng. Học sinh nhận dụng cụ thí nghiệm. Tiến hành thí nghiệm theo nhóm. Ghi kết quả vào phiếu học tập. Cử đại diện nêu kết quả. IV. Củng cố. Bài học đã giúp chúng ta trả lời câu hỏi đặt ra ở đầu bài như thế nào ? Yêu cầu học sinh làm bài tập 3.1, 3.2 Giáo viên nhận xét buổi học V. Hướng dẫn về nhà. Làm lại các câu hỏi C1 đến C9 SGK. Học phần ghi nhớ. Nghiên cứu lại bài học. Làm bài tập từ bài 3.3 đến bài 3.7 SBT. Nghiên cứu trước bài mới. Tiết 4 Tên bài: Đo thể tích vật rắn không thấm nước Ngày soạn:. . . . . . . . . . . . . . . . . Mục tiêu: Biết sử dụng các dụng cụ đo để xác định thể tích của các vật rắn không thấm nước có hình dạng bất kỳ. Tuân thủ các nguyên tắc đo và trung thực với các số liệu mà mình đo được, hợp tác trong mọi công việc của nhóm. Phương pháp : Thực nghiệm + Vấn đáp tích cực C. Chuẩn bị : Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh Vật rắn không thấm nước, dây buộc. Một bình chia độ, một chai có ghi sẵn dung tích. Một bình tràn, một bình chứa. Kẻ sẵn bảng 4.1 SGK. Chuẩn bị cho cả lớp : Một xô đựng đầy nước. D. Tiến trình lên lớp: I. ổn định tổ chức. II. Kiểm tra bài cũ. Học sinh 1: Để đo thể tích của chất lỏng em dùng dụng cụ nào ? Nêu phương án đo ? Học sinh 2: Chữa bài tập 3.2 ; 3.5 SBT. III. Bài mới: Đặt vấn đề: Dùng bình chia độ các em có thể đo được thể tích của chất lỏng. Vậy có những vật rắn không thấm nước như hình 4.1 thì ta đo thể tích chúng bằng cách nào ? ( Học sinh nêu phương án ). 2. Triển khai bài mới: Hoạt động 1: I. Cách đo thể tích của vật rắn không thấm nước. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Dùng bình chia độ. Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ 4.2 và mô tả cách đo thể tích của hòn đá. + Tại sao phải buộc vật vào dây ? Yêu cầu học sinh ghi kết quả theo phiếu học tập. Dùng bình tràn. Yêu cầu học sinh đọc câu C2. Giáo viên hướng dẫn cách đo chính xác Yêu cầu học sinh rút ra kết luận hoàn thành câu C3. Học sinh quan sát hình 4.1 và trả lời câu C1 Cá nhân học sinh trả lời câu hỏi. Ghi vở. Trả lời câu C2 Thảo luận câu trả lời của bạn. Hoàn thành câu C3, ghi vở. Hoạt động 2: Thực hành đo thể tích của vật rắn. Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. Yêu cầu học sinh thảo luận theo các bước. Giáo viên thống nhất cách tiến hành thí nghiệm và yêu cầu các nhóm thực hiện Quan sát cách tiến hành của học sinh để kịp thời uốn nắn. Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả. Giáo viên cần chú ý cách đọc giá trị của thể tích theo ĐCNN của bình chia độ. Hoạt động nhóm: Trình bày dụng cụ thí nghiệm. Lập kế hoạch đo thể tích. Tiến hành đo thể tích. Ghi kết quả Cử đại diện trình bày kết quả. Hoạt động 3: Vận dụng. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Yêu cầu học sinh trả lời câu C4. Giáo viên nhấn mạnh: Thực hành như hình 4.4 không hoàn toàn chính xác vì vậy phải lau sạch bát, đĩa, khoá. Học sinh trả lời câu C4. Thảo luận để có câu trả lời đúng. IV. Củng cố. Nêu phương án đo thể tích vật rắn không thấm nước ? Nếu còn thời gian cho học sinh đọc phần “ Có thể em chưa biết ” V. Hướng dẫn về nhà. Học phần ghi nhớ. Nghiên cứu lại bài học. Làm bài tập từ 4.1 đến 4.6 SBT. Mỗi nhóm chuẩn bị một cái cân bất kì. Tiết 5 Tên bài: khối lượng - đo khối lượng Ngày soạn:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . Mục tiêu: - Biết được số chỉ khối lượng trên túi là gì ? - Biết được khối lượng của quả cân 1kg. - Biết sử dụng cân Rô béc van - Đo được khối lượng của một vật bằng cân Phương pháp : Thực nghiệm + Vấn đáp tích cực C. Chuẩn bị : 1. Mỗi nhóm: 1 chiếc cân Rô béc van 1 cân bất kì 2 vật để cân 2. Cả lớp: Tranh ve phóng to các loại cân. D. Tiến trình lên lớp: I. ổn định tổ chức. II. Kiểm tra bài cũ. Học sinh 1: Nêu phương pháp đo thể tích vật rắn không thấm nước ? Cho biết thế nào là GHĐ và ĐCNN của bình chia độ ? III. Bài mới: Đặt vấn đề: Em biết em nặng bao nhiêu cân không ? Bằng cách nào em biết ? 2. Triển khai bài mới: Hoạt động 1: I. Khối lượng - đơn vị khối lượng. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khối lượng Cho học sinh xem con số ghi trên một số túi đựng hàng. + Con số đó cho biết gì ? Yêu cầu học sinh trả lời C2 đến C6 Hướng dẫn thảo luận GV thông báo: + Mọi vật dù to hay nhỏ đều có khối lượng + Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó. 2. Đơn vị khối lượng + Em hãy nhắc lại đơn vị khối lượng ? Giáo viên nhấn mạnh đơn vị khối lượng chính là kilôgam ( kg ) Điều khiển HS nghiên cứu một số đơn vị khác. Hoạt động nhóm trả lời câu C1 Tham gia thảo luận câu C1 Cá nhân HS trả lời C2 đến C6 Tham gia thảo luận Ghi vở. Trình bày đơn vị khối lượng. Đọc sách giáo khoa, ghi vỡ. Hoạt động 2: Đo khối lượng. Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. 1. Tìm hiểu cân Rô béc van Yêu cầu HS phân tích hình 5.2 Yêu cầu HS trả lời C7. Yêu cầu HS trả lời C8. Giới thiệu núm điều chỉnh Giới thiệu vạch chia trên thanh đòn 2. Cách dùng cân Rô béc van Yêu cầu HS hoàn thành C9 Yêu cầu HS đo vật đem theo bằng cân Rô béc van 3. Các loại cân khác Treo tranh các loại cân Yêu cầu nêu phương pháp cân từng loại Chỉ ra các bộ phận chính của cân Rô béc van. Hoạt động nhóm tìm GHĐ và ĐCNN của cân Rô béc van. Hoạt động nhóm điền từ thích hợp vào ô trống. Đo vật theo các bước ở câu C9 Trả lời câu C11 Hoạt động 3: Vận dụng. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm hoàn thành câu C12. Yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoàn thành câu C13. Học sinh trả lời câu C12, C13. Thảo luận để có câu trả lời đúng. IV. Củng cố. Qua bài học em rút ra được kiến thức gì ? Cân gạo có dùng cân tiểu li được không ? V. Hướng dẫn về nhà. Học phần ghi nhớ. Trả lời câu C1 đến C13.Làm bài tập từ 5.1 đến 5.5 SBT. Tiết 6 Tên bài: lực - hai lực cân bằng Ngày soạn:. . . . . . . . . . . . . . . . A. Mục tiêu: - Chỉ ra được lực đẩy, lực kéo, lực hút... - Chỉ ra được phương và chiều của lực. - Nêu được thí dụ về hai lực cân bằng. - Sử dụng đúng các thuật ngữ: lực đẩy, lực hút, lực kéo, phương, chiều, hai lực cân bằng. - Rèn luyện cách lắp ráp thí nghiệm từ kênh hình. - Nghiêm túc. B. Phương pháp : Thực nghiệm + Vấn đáp tích cực C. Chuẩn bị : Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: - Một chiếc xe lăn, một lò xo lá tròn. - Một lò xo mềm dài, một thanh nam châm thẳng. - Một quả nặng bằng sắt. - Giá sắt. D. Tiến trình lên lớp: I. ổn định tổ chức. II. Kiểm tra bài cũ. Học sinh 1:Trong bài khối lượng, em hãy phát biểu phần ghi nhớ. Học sinh 2: Chữa bài tập 5.1 và 5.2 ( SBT ). III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: ( Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ SGK ) . Trong hai người ai tác dụng lực đẩy, ai tác dụng lực kéo lên cái tủ ?( HS trả lời ). Tại sao gọi là lực đẩy, lực kéo ? Bài học hôm nay sẽ nghiên cức lực là gì, như thế nào được gọi là hai lực cân bằng ? 2. Triển khai bài mới: Hoạt động 1: Hình thành khái niệm lực. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Lực: 1. Thí nghiệm: - Giáo viên giới thiệu dụng cụ. + Phương án tiến hành thí nghiệm như thế nào ? - Giáo viên thống nhất phương án - Yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm. - Giáo viên điều khiển, thảo luận để đưa đến nhận xét chung. 2. Thí nghiệm 2: - Yêu cầu học sinh lắp ráp và tiến hành thí nghiệm như hình 6.2. - Giáo viên kiểm tra thí nghiiệm của các nhóm. - Kiểm tra nhận xét, gợi ý để các nhóm có nhận xét đúng. 3. Thí nghiệm 3: - Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm theo yêu cầu câu C3. - Giáo viên kiểm tra thí nghiệm và yêu cầu học sinh trình bày nhận xét. - Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân hoàn thành câu C4. 4. Kết luận: - Yêu cầu học sinh lấy thêm thí dụ về tác dụng lực. - Học sinh đọc câu C1 - Lắp và tiến hành thí nghiệm. - Thảo luận trên lớp . - Ghi vở. Hoạt động nhóm. - Đọc câu C2, tự lắp thí nghiệm. - Tiến hành thí nghiệm. - Nhận xét - Ghi vở. -Học sinh đọc câu C3, làm thí nghiệm. - Nhận xét. - Cá nhân học sinh hoàn thành câu C4. - Học sinh ghi vở. - Lấy thí dụ. -Phát biểu kết luận. Hoạt động 2: Nhận xét về phương và chiều của lực. Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. - Yêu cầu học sinh nghiên cức lực của lò xo dụng lên xe lăn ở hình 6.2. - Yêu cầu học sinh làm lại thí nghiệm hình 6.1 và buông tay ra như hình 6.2. - Yêu cầu rút ra nhận xét chung. - Yêu cầu học sinh làm câu C5. - Học sinh làm lại hình 6.2 và buông tay ra, nhận xét trạng thái của xe lăn. - Học sinh làm thí nghiệm. - Nhận xét. - Ghi vở. - Làm câu C5. Hoạt động 3: Hai lực cân bằng. Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. - Yêu cầu học sinh quan sát hình 6.4. Trả lời câu hỏi C6 đến C8. - Kiểm tra câu C6, giáo viên nhấn mạnh trường hợp hai đội mạnh ngang nhau thì dây vẫn đứng yên. - Yêu cầu học sinh chỉ ra chiều của mỗi đội. - Giáo viên hướng dẫn học sinh điền vào chổ trống câu C8. - Giáo viên nhấn mạnh ý c, câu C8. - Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi C6, C7, C8. - Thảo luận trên lớp. - Ghi vở. - Chiều hai lực ngược nhau. - Hoàn thành câu C8. - Ghi vở. Hoạt động 4: Vận dụng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu học sinh nghiên cứu trả lời câu C9. - Giáo viên gọi 1, 2 học sinh trả lời. - Hoạt động cá nhân trả lời câu C9 - Thảo luận trên lớp. IV.Củng cố. Giáo viên nhắc lại phần hai lực cân bằng. V.Hướng dẫn về nhà. Yêu cầu học sinh làm lại các câu từ câu C1 đến câu C9. Học phần ghi nhớ + vở ghi. Làm bài tập C10 + bài tập SBT. Tiết 7 Tên bài: tìm hiểu kết quả tác dụng của lực Ngày soạn:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . A. Mục tiêu: - Nêu được một số ví dụ về lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật đó - Nêu được một số ví dụ về tác dụng của lực lên một vật làm biến dạng vật đó. B. Phương pháp : Thực nghiệm + Vấn đáp tích cực C. Chuẩn bị : Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: - Một chiếc xe lăn, một lò xo lá tròn. - Một máng nghiêng, một hòn bi sắt. - Một lò xo mềm dài, một sợi dây. D. Tiến trình lên lớp: I. ổn định tổ chức. II. Kiểm tra bài cũ. Học sinh 1: Hãy nêu ví dụ về tác dụng của lực ? Nêu kết quả của tác dụng lực ? Học sinh 2: Chữa bài tập 6.3 và 6.4 ( SBT ). III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: Hãy quan sát tranh vẽ và trả lời câu hỏi trang 24 SGK. Giải thích phương án nêu ra. Muốn xác định ý kiến đó thì phải phân tích hiện tượng xãy ra khi có lực tác dụng. 2. Triển khai bài mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu những hiện tượng xãy ra khi có lực tác dụng. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Thế nào là sự biến đổi chuyển động ? - Yêu cầu học sinh tìm ví dụ. + Thế nào là sự biến dạng ? - Yêu cầu HS trả lời câu C2 - Học sinh đọc SGK và trả lời - Hoàn thành câu C1. - Thảo luận trên lớp . - Trả lời C2. Hoạt động 2: Nghiên cứu những kết quả tác dụng của lực. Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. 1. Thí nghiệm - Yêu cầu HS trả lời C3. - Yêu cầu học sinh làm TN C4. - Hướng dẫn học sinh rút ra nhận xét, thảo luận - Yêu cầu HS làm TN C5, C6 và rút ra nhận xét. - Giáo viên kiểm tra, chỉnh sữa lỗi - Yêu cầu HS rút ra kết luận hoàn thành câu C7, C8 - Gọi HS thảo luận để tìm ra kết luận đúng - Cá nhân HS trả lời C3 - Học sinh làm thí nghiệm câu C4. - Nhận xét. - Thảo luận trên lớp. - Hoạt động nhóm: Làm thí nghiệm, rút ra nhận xét - Trình bày kết quả, nhận xét. - Hoạt động cá nhân trả lời C7, C8 Hoạt động 3: Vận dụng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu học sinh nghiên cứu trả lời câu C9, C10, C11. - Giáo viên gọi học sinh trả lời. - Điều khiển học sinh thảo luận - Hoạt động cá nhân trả lời câu C9, C10, C11. - Thảo luận trên lớp. IV.Củng cố. Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ. Yêu cầu học sinh đọc mục “ có thể em chưa biết ” V.Hướng dẫn về nhà. Yêu cầu học sinh làm lại các câu từ câu C1 đến câu C11. Học phần ghi nhớ + vở ghi. Làm bài tập 7.1 đến 7.5 SBT. Tiết 8 Tên bài: trọng lực - đơn vị lực. Ngày soạn:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . Mục tiêu: - Hiểu được trọng lực hay trọng lượng là gì ? - Nêu được phương và chiều của trọng lực. - Nắm được đơn vị đo cường độ của lực là Niutơn. Biết vận dụng kiến thức thu nhận được vào thực tế và kỉ thuật. Biết vận dụng dây dọi để xác định phương thẳng đứng. - Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống. B. Phương pháp : Thực nghiệm + vấn đáp tích cực. C. Chuẩn bị: Mỗi nhóm học sinh: +Một giá treo + Một lò xo. + Một quả nặng. + Một dây dọi. + Một khay nước. + Mọt chiếc êke. D. Tiến trình lên lớp. I. ổn định tổ chức. II. Kiểm tra bài cũ. Thế nào là hai lực cân bằng ? cho ví dụ. III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: Trái đất có hình gì ? (Hình cầu ). Vị trí của con người ở trên trái đất như thế nào ? (ở khắp nơi ). Làm thế nào để con người đứng vững được trên trái đất ?.( Do trái đất hút mọi vật ). Bây giờ chúng ta tìm hiểu lực hút của trái đất lên mọi vật. 2. Triển khai bài mới: Hoạt động 1: Phát hiện sự tồn tại của trọng lực. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh I. Trọng lực là gì ? 1. Thí nghiệm: - Yêu cầu học sinh nêu phương án thí nghiệm. + Trạng thái của lò xo như thế nào ? - gọi 1,2 học sinh lên trả lời câu C1. - Hướng dẫn thảo luận. + Viên phấn chịu tác dụng của lực nào ? Kết quả của hiện tượng tác dụng đó ? - Yêu cầu học sinh trả lời câu C2. - Yêu cầu học sinh tìm từ thích hợp điền vào chổ trống hoàn thành câu C3. - Điều khiển học sinh thảo luận. 2. Kết luận: + Trái đất tác dụng lên vật một lực như thế nào ? Gọi là lực gì ? + Người ta gọi trọng lực là gì ? Hoạt động nhóm: Đọc phần thí nghiệm. Nhận dụng cụ và hoàn thành thí nghiệm. Nhận xét, giải thích. Trả lời câu C1. Thảo luận và ghi vở. Trả lời câu hỏi của giáo viên. Học sinh hoàn thành câu C3. Thảo luận nhóm, trả lời. Học sinh đọc phần kết luận và trả lời. Hoạt động 2: Tìm hiểu phương và chiều của trọng lực. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Phương và chiều của trọng lực. - Yêu cầu học sinh lắp thí nghiệm hình 8.2. + Người thợ xây dùng dây dọi để làm gì ? + Dây dọi có cấu tạo như thế nào ? + Phương của dây dọi ? - Yêu cầu học sinh hoàn thành câu C4. -Điều khiển học sinh thảo luận. 2. Kết luận: - Giáo viên gọi 5 học sinh điền từ hoàn thành kết luận. - Lắp thí nghiệm như hình 8.2. - Cá nhân học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên. -Thảo luận trên lớp.` - Trả lời câu C4. - Thảo luận trên lớp - Hoạt động cá nhân hoàn thành kết luận Hoạt động 3: Đơn vị lực Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giáo viên thông báo đơn vị lực. - Học sinh đọc SGK, ghi vở. Hoạt động 4: Vận dụng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm theo yêu cầu câu C6 - Gọi các nhóm trình bày kết quả - Hoạt động nhóm: + Tiến hành thí nghiệm + Trình bày kết quả. IV. Củng cố. Trọng lực là gì ? Phương và chiều của trọng lực ? Trọng lực còn được gọi là gì ? Đơn vị của trọng lực ? m = 1kg ž P = ? m = 100g ž P = ? V. Hướng dẫn về nhà. - Trả lời câu hỏi từ câu C1 đến C6. - Học phần ghi nhớ. - Làm bài tập 8.1 đến 8.4 (SBT) Tiết 9 Tên bài: kiểm tra 1 tiết. Ngày soạn:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . Mục tiêu: - Đánh giá kiến thức mà học sinh đã nắm được. - Đánh giá kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để làm một số bài tập - Giáo dục tính trung thực khi làm bài kiểm tra. B. Đề kiểm tra. Phần 1. Em hóy khoanh trũn chữ cỏi đầu cõu mà em cho là đỳng nhất Cõu 1. Hóy chọn một thước đo thớch hợp nhất để đo kớch thước cuốn vỡ bài tập của em: Thước thẳng cú GHĐ 1m và ĐCNN là 5mm. Thước cuộn cú GHĐ 10m và ĐCNN là 1mm. Thước thẳng cú GHĐ 3dm và ĐCNN là 1mm. Thước cuộn cú GHĐ 20m và ĐCNN là 1cm. Cõu 2. Người ta đo thể tớch chất lỏng bằng bỡnh chia độ cú ĐCNN 0,5 cm3. Cỏc kết quả của phộp đo là: A. V1= 20,2 cm3 B. V2= 20,50 cm3 C. V3= 20,5 cm3 D. V4= 20 cm3 Cõu 3. Trong hộp cõn Rụbecvan cú cỏc quả cõn: 1g, 5g, 10g, 20g, 50g, 100g và 200g , giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của cõn là : A. 200g và 1g B. 300g và 1g C. 386g và 1g D. 200g và 0,5g Cõu 4. Trờn một hộp mứt tết cú ghi 300g. Số đú chỉ gỡ ? A. Trọng lượng của hộp mứt. B. Khối lượng của hộp mứt. C. Thể tớch của hộp mứt. D.Trọng lượng và khối lượng của hộp mứt. Cõu 5. Lực cú thể gõy ra tỏc dụng nào trong cỏc tỏc dụng sau đõy : Làm cho một vật đang đứng yờn phải chuyển động. Làm vật đang chuyển động phải dừng lại. Làm cho vật thay đổi hỡnh dạng. Tất cả cỏc tỏc dụng nờu trờn. Phần 2 . Tỡm từ

File đính kèm:

  • docvat ly6 (2).doc
Giáo án liên quan