Giáo án Vật lý 8 bài 10: Lực đẩy Ác-Si-mét

 

Bài 10: LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT

(PPCT: 13 – T13)

 Lớp:8A1,8A2

I. Mục Tiêu.

1.Kiến thức

- Mô tả được hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét

- Viết được công thức tính độ lớn lực đẩy, nêu được đúng tên đơn vị đo các đại lượng trong công thức.

- Vận dụng được công thức về lực đẩy Ác-si-mét F = V.d.

2. Kĩ năng:

- HS có kỹ năng làm TN, đọc kết quả và xử lí kết quả.

3.Thái độ

- HS có thái độ trung thực, nghiêm túc.

II. Chuẩn Bị.

1.GV

Dụng cụ làm TN hình 10.2.

2.HS:Chuẩn bị bài trước ở nhà

III. Tổ Chức Hoạt Động Học Tập

1.Bài cũ

- Đọc thuộc ghi nhớ – Làm BT trong SBT.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 7592 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 bài 10: Lực đẩy Ác-Si-mét, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 10: LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT (PPCT: 13 – T13) Ngày Dạy: 12,14/11/2013 Lớp:8A1,8A2 I. Mục Tiêu. 1.Kiến thức - Mô tả được hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét - Viết được công thức tính độ lớn lực đẩy, nêu được đúng tên đơn vị đo các đại lượng trong công thức. - Vận dụng được công thức về lực đẩy Ác-si-mét F = V.d. 2. Kĩ năng: - HS có kỹ năng làm TN, đọc kết quả và xử lí kết quả. 3.Thái độ - HS có thái độ trung thực, nghiêm túc. II. Chuẩn Bị. 1.GV Dụng cụ làm TN hình 10.2. 2.HS:Chuẩn bị bài trước ở nhà III. Tổ Chức Hoạt Động Học Tập 1.Bài cũ - Đọc thuộc ghi nhớ – Làm BT trong SBT. 2.Bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó Giáo viên Học sinh Nội dung - Hd HS làm TN hình 10.2. - Y/c HS làm C1. - Y/c HS điền vào C2. - Lực đẩy Ac-si-mét có đặc điểm gì? - HS làm TN hình 10.2. - HS thảo luận làm C1. - HS điền vào C2. I. Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó. - Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng lên một lực hướng từ dưới lên theo phương thẳng đứng. Lực này là lực đẩy Ac-si-mét. Hoạt động 2: Tìm hiểu về độ lớn của lực đẩy Ac-si-mét. Giáo viên Học sinh Nội dung - Kể lại truyền thuyết về Ac-si-mét. Ac-si-mét đã dự đoán độ lớn lực đẩy Ac-si-mét bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. - GV làm TN kiểm tra. - Y/c HS mô tả lại TN. - Hd HS làm C3. + Lớ 6: So sánh Vnước tràn ra với Vvật. + Số chỉ P2 = P1 - FA + Khi đổ nước tràn ra vào cốc A thì lực kế chỉ: P1 = P2 + Pnước tràn + Vậy: FA = Pnước bị vật chiếm chỗ. * Hd HS viết CT tính độ lớn của lực đẩy Ac-si-mét. FA = P mà P = d. V nên FA = d.V - Nghe sự trình bày của GV. - Quan sát GV làm TN. HS mô tả lại TN. - HS làm C3. - HS viết CT theo Hd của GV. II. Độ lớn của lực đẩy Ac-si-mét. 1. Dự đoán. 2. Thí nghiệm kiểm tra. - Khi nhúng vật nặng chìm trong nước, nước từ trong bình tràn ra, thể tích phần nước này bằng thể tích của vật. Vật nhúng trong nước bị nước tác dụng một lực Ac-si-mét đẩy từ dưới lên. Lực kế chỉ P2 = P1 – FA. - Khi đổ phần nước tràn vào cốc A thì lực kế chỉ: P1 = P2 + P nước tràn ra ( hay Pnước bị vật chiếm chỗ). - Vậy lực đẩy Ac-si-mét có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. FA = P chất lỏng bị vật chiếm chỗ. 3. Công thức tính độ lớn của lực đẩy Ac-si-mét. FA = d.V Trong đó: d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ ( V của vật ). Hoạt động 3: Vận dụng Giáo viên Học sinh Nội dung - GV cho HS nhắc lại nhứng ý chính trong bài. - Y/c HS làm C4, C5, C6. C4:Vật nhúng chìm trong nước bị nước tác dụng như thế nào? C5: Lực đẩy Ac-si-mét phụ thuộc vào gì? C6: Lực đẩy Ac-si-mét phụ thuộc vào gì? So ánh dnước và ddầu. - C7: + Treo vật một bên cùng với một cốc nhỏ và quả cân một bên sao cho cân thăng bằng. + Khi nhúng vật vào ly nước đầy thì cân như thế nào? Nước có tràn ra ngoài không? + Đổ phần nước tràn vào cốc, thì cân như thế nào? . - HS nhắc lại ý chính trong bài. - HS làm C4, C5, C6 theo Hd của GV. - Giảm tải III. Vận dụng. C4: Kéo gàu nước ngập trong nước nhẹ hơn kéo trong không khí vì gàu nước chìm trong nước bị tác dụng của lực đẩy Ac si mét hướng từ dưới lên. Lực này có độ lớn bằng P của phần nước bị gàu chiếm chỗ. C5: Hai thỏi chịu tác dụng của lực đẩy Ac-si-mét có độ lớn như nhau vì có cùng V hay cùng chiếm một V nước như nhau và cùng d. C6: Thỏi nhúng vào nước chịu tác dụng của lực đẩy Ac-si-mét lớn hơn vì hai thỏi cùng chiếm một V nước như nhau nhưng dnước > ddầu. 3.Củng cố - Thế nào là lực đẩy Acsimet? - Nêu CT tính lực đẩy Acsimet 4. Dặn dò - Dặn HS học ghi nhớ và làm BT trong SBT. Hoàn thành các câu “C” trong bài học. Xem bài mới III.RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docluc day acimet.doc
Giáo án liên quan