Giáo án Vật lý 8 bài 2: Vận tốc

Tên bài : VẬN TỐC

A. MỤC TIÊU

- So sánh quãng đường chuyển động trong 1 giây của mỗi chuyển động để rút ra cách nhận biết về sự nhanh, chậm của chuyển động.

- Nắm được công thức vận tốc v=s/t và ý nghĩa khái niệm vận tốc. Đơn vị đo chính của vận tốc là m/s; km/h và cách đổi đơn vị vận tốc.

- Vận dụng công thức tính vận tốc để tính quãng đường, thời gian của chuyển động.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2063 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 bài 2: Vận tốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 2 Ngày 4 tháng 9 năm 2008 Tuần:2 Tên bài : VẬN TỐC A. MỤC TIÊU - So sánh quãng đường chuyển động trong 1 giây của mỗi chuyển động để rút ra cách nhận biết về sự nhanh, chậm của chuyển động. - Nắm được công thức vận tốc v=s/t và ý nghĩa khái niệm vận tốc. Đơn vị đo chính của vận tốc là m/s; km/h và cách đổi đơn vị vận tốc. - Vận dụng công thức tính vận tốc để tính quãng đường, thời gian của chuyển động. B. CHUẨN BỊ 1. Cho cả lớp: - Bảng phụ ghi sẵn nội dung bảng 2.1 sgk. - Tranh vẽ phóng to hình 2.2 (tốc kế); tốc kế thực (nếu có). C. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập 1. Kiểm tra: - Chuyển động cơ học là gì? Vật đứng yên là như thế nào? Lấy ví dụ và nói rõ vật được chọn làm mốc.- Chữa bài tập số . - Tính tương đối của chuyển động và đứng yên là gì? Lấy ví dụ và nói rõ vật làm mốc.- Chữa bài tập số 2. Tổ chức tình huống học tập - Tổ chức như sgk. - Hoặc dựa vào tranh 2.1: Các vận động viên chạy đua, yếu tố nào là giống nhau, yếu tố nào là khác nhau? Dựa vào yếu tố nào để nhận biết vận động nhanh hay chậm? - Để xác định chuyển động nhanh hay chậm của 1 vật à bài vận tốc. Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 2: Nghiên cứu khái niệm vận tốc là gì? - Yêu cầu học sinh đọc thông tin trên bảng 2.1; điền vào cột 4, 5. - Yêu cầu mỗi cột 2 học sinh đọc, nếu thấy đúng thì giáo viên chuẩn bị cho học sinh chưa làm được theo dõi. Còn nếu chưa đúng, giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách làm. - Quãng đường đi trong 1 giây gọi là gì? - Ghi: Khái niệm vận tốc. - Yêu cầu làm C3. I. Vận tốc là gì? - Đọc bảng 2.1 - Thảo luận nhóm để trả lời C1 - Trả lời C2. - Ghi vở : Vận tốc : quãng đường đi được trong 1 đơn vị thời gian. - Trả lời C3 - Ghi vào vở bài tập in. Hoạt động 3 : II. Xây dựng công thức tính vận tốc - Học sinh có thể phát biểu được biểu thức công thức vận tốc vì đã được học trong môn tóan. Vì vậy, sau khi xây dựng công thức, giáo viên nên dành thời gian khắc sâu các đơn vị các đại lượng và nhấn mạnh ý nghĩa vận tốc. Cách trình bày một công thức tính đại lượng nào đều phải biết giới thiệu các đại lượng và điều kiện các đại lượng. V=s/t Trong đó: s là quãng đường t là thời gian v là vận tốc. Hoạt động 4: III Xét đơn vị vận tốc - GV thông báo cho HS biết đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị chiều dài quãng đường đi được và thời gian đi hết quãng đường đó. - Đơn vị chính là m/s - Cho làm C4 - GV có thể hướng dẫn cách đổi : - HS làm C4 (cá nhân) - 1 HS đọc kết quả. - HS trình bày cách đổi đơn vị vận tốc 1km/h= ?m/s - Cả lớp cùng đổi : V=3m/s= ?km/h Hoạt động 5: Nghiên cứu dụng cụ vận tốc : Tốc kế - Tốc kế là dụng cụ đo vận tốc. GV có thể nói thêm nguyên lý hoạt động cơ bản của tốc kế là truyền chuyển động từ bãnh xe qua giây công tơ mét đến một số bánh răng truyền chuyển động trên kim của đồng hồ công tơ mét. - Treo tranh tốc kế xe máy. - Xem tốc kế hình 2.2 - Nếu có điều kiện cho xem tốc kế thật. - Nêu cách đọc tốc kế. Hoạt động 6: Vận dụng- Củng cố 1. Vận dụng: - Học sinh tự tóm tắt (gọi 3 học sinh lên bảng trình bày 3 bài C5, C6, C7) 2. Củng cố: - Độ lớn của vận tốc cho biết điều gì? - Công thức tính vận tốc? - Đơn vị vận tốc? Nếu đổi đơn vị thì số đo vận tốc có thay đổi không? Hoạt động 7: Hướng dẫn về nhà - Học phần ghi nhớ. Đọc tmục “Có thể em chưa biết”. - Làm bài tập từ 2.1 đến 2.5 sbt. - Cho đọc bài 2.5: + Muốn biết người nào đi nhanh hơn phải tính gì? + Nếu để đơn vị như đầu bài có so sánh được không?

File đính kèm:

  • docVan toc(1).doc
Giáo án liên quan