Giáo án Vật lý 8 bài 21: Nhiệt năng

ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THCS LÊ LỢi - CHÂU ĐỨC

NGƯỜI SOẠN : PHẠM TÀI TÝ

BÀI 21: NHIỆT NĂNG

I. MỤC TIÊU:

- Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng và mối quan hệ của nhiệt năng với nhiệt độ của vật.

- Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và đơn vị nhiệt lượng .

- Hiểu được cách làm thay đổi nhiệt năng của vật bằng cách thực hiện công và truyền nhiệt.

- Biết vận dụng các cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật vào thực tế.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 897 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 bài 21: Nhiệt năng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THCS LÊ LỢi - CHÂU ĐỨC NGƯỜI SOẠN : PHẠM TÀI TÝ BÀI 21: NHIỆT NĂNG I. MỤC TIÊU: Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng và mối quan hệ của nhiệt năng với nhiệt độ của vật. Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và đơn vị nhiệt lượng . Hiểu được cách làm thay đổi nhiệt năng của vật bằng cách thực hiện công và truyền nhiệt. Biết vận dụng các cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật vào thực tế. II. CHUẨN BỊ: * GIÁO VIÊN: Một quả bóng cao su. Một miếng kim loại. Một phích nước nóng, một cốc thuỷ tinh. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ : HS1: Các phân tử, nguyên tử chuyển động hay đứng yên? Khi nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động như thế nào? HS2: Làm bài tập 20.2, 20.3 SBT Tr- 27. 2. Vào bài mới : HĐ Của GV HĐ Của HS Nội Dung HĐ1: TỔ CHỨC CÁC TÌNH HUỐNG HỌC TẬP: (3 PHÚT) - Các em đã học định luật về sự chuyển hoá và bảo toàn cơ năng, khi ta thả rơi quả bóng thì khi đến mặt đất bóng sẽ nảy lên độ cao đúng với vị trí khi ta thả, nhưng trong thực tế thí nghiệm về thả rơi, mỗi lần quả bóng nảy lên độ cao của nó lại giảm dần, cuối cùng không nảy lên được nữa. Trong hiện tượng này rõ ràng cơ năng đã giảm dần. Vậy cơ năng đã biến mất hay đã chuyển thành một dạng năng lượng khác. HĐ2: TÌM HIỂU VỀ NHIỆT NĂNG: (15 PHÚT). - GV yêu cầu HS nêu khái niệm về động năng. - Như thế nào được gọi là động năng? Cho ví dụ ? - Các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động không ngừng, do đó chúng có động năng. Vậy tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng của vật . - Như thế nào gọi là nhiệt năng của một vật? - Nhiệt năng có quan hệ như thế nào với nhiệt độ? - Làm thế nào để nhận biết nhiệt năng của một vật bịa thay đổi ( có nghĩa là tăng hay giảm) chúng ta sang mục II. HĐ3: CÁC CÁCH LÀM THAY ĐỔI NHIỆT NĂNG. (10 PHÚT). - GV tiến hành cho các nhóm HS thảo luận về các cách làm thay đổi nhiệt năng. - Làm thế nào để tăng nhiệt năng của một miếng đồng ? - Lúc này HS đưa ra nhiều cách khác nhau GV ghi lên bảng và hướng dẫn HS phân tích để có thể quy chúng về hai cách đó là thực hiện công và truyền nhiệt. - GV tiến hành cho HS đọc câu C1 và trả lời . - Sau một thời gian cọ xát thì nhiệt độ của miếng đồng tăng lên. - Vậy bằng cách nào mà nhiệt năng của miếng đồng tăng lên? - Ngoài cách thực hiện công còn có cách nào làm tăng nhiệt năng của miếng đồng hay không? - GV Gợi ý qua thực tế trong cuộc sống sau đó hướng dẫn HS chú ý đến cách truyền nhiệt . - GV tiến hành TN nhằm cho HS thấy nhiệt năng của miếng đồng tăng lên khi chúng ta truyền nhiệt, từ đó cho HS trả lời câu hỏi C2. - GV có thể giải thích thêm cho HS hiểu rõ về hiện tượng làm tăng nhiệt độ của miếng đồng bằng cách truyền nhiệt . - GV tiếp tục thông báo cho HS năm được định nghĩa của nhiệt lượng và đơn vị của chúng . HĐ4: TÌM HIỂU VỀ NHIỆT LƯỢNG: (5 PHÚT) - Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt . - Đơn vị đọc là Jun (J) - GV hướng dẫn HS làm phần vận dụng . HĐ5: VẬN DỤNG: (7 PHÚT) - GV tiến hành cho HS trả lời các câu hỏi C4, C5, C6 và hướng dẫn thêm phần đơn vị của nhiệt lượng . 3. Dặn dò: (2 phút) - HS về nhà học bài trả lời lại các câu C1 đến C5 và làm bài tập 21.1 đến 21.4 trong SBT. - Xem trước bài “ Dẫn nhiệt “. - Chuẩn bị một số dụng cụ để tiến hành TN . - HS chú ý lắng nghe tình huống của giáo viên sau đó nêu phương án trả lời. - HS trả lời câu hỏi mà GV nêu ra. - Động năng là cơ năng của vật o chuyển động mà có. VD: Động năng của trái đất chuyển động quanh mặt trời. - HS lắng nghe GV giới thiệu nhiệt năng. - HS trả lời . - HS nêu mối quan hệ, sau đó rút ra nhận xét mối quan hệ giữa nhiệt năng với nhiệt độ. - HS tiến hành thảo luận và đưa ra các thí dụ cụ thể . - HS có thể đưa ra nhiều cách khác nhau. VD: Đun nóng hoặc cọ xát . -HS tiếp tục thảo luận để xắp xếp các ví dụ đã nêu thành hai loại từ đó HS tiến hành trả lời câu C1, C2. - HS thứ nhất đọc câu C1, HS khác trả lời . C1: Lấy miếng đồng chà lên mặt bàn , ta tác dụng lực vào miếng đồng, miếng đồng nóng lên, nhiệt năng của miếng đồng tăng lên. - HS lắng nghe hướng dẫn của giáo viên sau đó cho ví dụ về cách làm thay đổi nhiệt năng. - HS lắng nghe GV hướng dẫn cách làm tăng nhiệt năng của vật ngoài cách thực hiện công đó là cách truyền nhiệt - Cho HS đọc câu C2 và gọi HS khác trả lời . C2: Lấy miếng đồng nhúng vào cốc nước nóng . - Gọi HS nhắc lại các cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật. - HS lắng nghe thông báo của GV sau đó nhắc lại thông báo đó . - HS nhắc lại nhiệt lượng là gì và đơn vị tính của chúng . - HS đọc các câu hỏi C3, C4, C5 và lần lượt trả lời. I. NHIỆT NĂNG: - Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật . - Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn. II. CÁC CÁCH LÀM THAY ĐỔI NHIỆT NĂNG: C1: Tuỳ từng học sinh. C2: Tuỳ từng học sinh. * Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng hai cách: Thực hiện công và truyền nhiệt. III. NHIỆT LƯỢNG: - Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. - Đơn vị của nhiệt năng và nhiệt lượng là Jun. Kí hiệu: (J). - Nhiệt lượng được kí hiệu bằng chữ Q. IV. VẬN DỤNG : C3: Nhiệt năng của miếng đồng giảm, của nước tăng. Đây là sự truyền nhiệt. C4: Cơ năng sang nhiệt năng. Đây là sự thực hiện công. C5: Một phần cơ năng đã biến thành nhiệt năng của không khí gần quả bóng, của quả bóng và mặt sàn.

File đính kèm:

  • docBAI 21.doc
Giáo án liên quan