Giáo án Vật lý 8 bài 21 tiết 24: Nhiệt năng

1. MỤC TIÊU:

1.1 Kiến thức:

Học sinh biết:

- Hs phát biểu được định nghĩa nhiệt năng, Nêu được nhiệt độ của một vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn.

- Nệu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách.

- Nêu được tên của ba cách truyền nhiệt( dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt) và tìm được ví dụ cho mỗi cách.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1057 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 bài 21 tiết 24: Nhiệt năng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài21 - Tiết 24 Tuần dạy : 25 NHIỆT NĂNG Ngày dạy: 1. MỤC TIÊU: 1.1 Kiến thức: Học sinh biết: - Hs phát biểu được định nghĩa nhiệt năng, Nêu được nhiệt độ của một vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn. - Nệu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách. - Nêu được tên của ba cách truyền nhiệt( dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt) và tìm được ví dụ cho mỗi cách. Học sinh hiểu: - Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng là gì. - Nêu được VD chứng tỏ nhiệt lượng trao đổi phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng giảm nhiệt độ và chất cấu tạo nên vật. - Chỉ ra được nhiệt chỉ tự truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn. 1.2.Kỹ năng: Vận dụng được kiến thức về các cách truyền nhiệtđể giải thích moat số hiện tượng đơn giản. 1.3. Thái độ : Giáo dục tính nghiêm túc, yêu thích bộ môn. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: -Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng, Nêu được nhiệt độ của moat vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn. - Nêu được tên của ba cách truyền nhiệt( dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt) và tìm được ví dụ cho mỗi cách. - Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng là gì. 3. CHUẨN BỊ: 3.1.Giáo viên: 1 quả bóng cao su, 1 miếng kim loại, nước nóng, cốc thuỷ tinh. 3.2 Học sinh: làm bài tập và xem trước các nội dung thí nghiệm theo hướng dẫn của gv. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 1’ 8A1 8A2 8A3 8A4 8A5 4.2. Kiểm tra miệng : 5’ Câu 1: Mô tả thí nghiệm Bơ Rao? Các nguyên tử, phân tử có đặc điểm gì? Chúng phụ thuộc gì? (8 đ) Đáp án câu 1: - Mô tả thí nghiệm Bơ Rao: + Quan sát các hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi, thấy chúng chuyển động không ngừng về mọi phía. - Các nguyên tử, phân tử có đặc điểm : + Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. - Chúng phụ thuộc: + Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. Câu 2: ? Nhiệt năng của vật là gì và nhiệt năng của vật phụ thuộc vào những yếu tố nào?(2đ) Đáp án câu 2: Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn. 4.3 . Tiến trình : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC * Hoạt động 1: giới thiệu bài 2’ Mục tiêu: Tạo tình huống học tập - Gv thực hiện thí nghiệm thả bóng rơi như hình 21.1, hs quan sát, nhận xét về độ cao mỗi lần quả bóng nảy lên. ? Cơ năng của nó như thế nào? ( giảm dần) ? Vậy cơ năng của nó đã biến mất hay đã chuyển thành 1 dạng năng lượng khác? Dạng năng lượng đó là gì? Ta hãy tìm hiểu trong bài hôm nay. Hoạt động 2:Tìm hiểu về nhiệt năng. 10’ Mục tiêu: Nắm được khái niệm về nhiệt năng ? Nhắc lại khái niệm động năng? + Cơ năng của vật có được do chuyển động gọi là động năng. ? Các phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng, vậy chúng có động năng hay không? + Đọc thông tin mục I tìm hiểu. ? Nhiệt năng của vật là gì và nhiệt năng của vật phụ thuộc vào những yếu tố nào? I. Nhiệt năng: + HS: Tổng động năng phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng của vật.Nhiệt năng phụ thuộc vào nhiệt độ ? Làm thế nào để biết nhiệt năng của vật tăng hay giảm? + Dựa vào nhiệt độ của vật tăng hay giảm. ? Muốn thay đổi nhiệt năng của vật ta làm thế nào? * Hoạt động 3: Các cách làm thay đổi nhiệt năng. 10’ Mục tiêu: Biết được các cách làm biến đổi nhiệt năng. - Hs hoạt động theo nhóm, tìm hiểu các cách làm biến đổi nhiệt năng, trả lời câu C1, C2. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - Yêu cầu hs phân tích cách thực hiện công. + Công thức tính công: A = F.s + Vậy cần phải có lực tác dụng và vật chuyển dời. - Yêu cầu đại diện nhóm 1, 2 trả lời câu C1, nhóm 3 nhận xét. - Gv hướng dẫn kỹ hơn, phân tích ý kiến thảo luận của hs để rút ra kết luận làm biến đổi nhiệt năng của vật bằng cách truyền nhiệt là như thế nào? - Gv đưa 1 số cách làm thay đổi nhiệt năng cho hs phân tích: Đốt, cho vào nước đá, cho vào nước nóng, cọ xát. ? Cách nào làm thay đổi nhiệt năng bằng cách thực hiện công? HS: Cọ xát ? Cách nào bằng truyền nhiệt? HS: Đốt, cho vào nước đá, cho vào nước nóng ?Vậy thay đổi nhiệt năng bằng cách truyền nhiệt là như thế nào? - GV yêu cầu HS trả lời C2 * Hoạt động 4: Tìm hiểu về nhiệt lượng. 5’ Mục tiêu: Nắm được khái niệm về nhiệt lượng. - Khái niệm: Tổng động năng phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng của vật. - Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn. II. Các cách làm thay đổi nhiệt năng: - Có 2 cách: 1. Thực hiện công: - Tác dụng 1 lực lên vật và làm cho vật chuyển dời. + C1: Cọ xát miếng đồng vào mặt bàn, miếng đồng nóng lên, chứng tỏ nhiệt năng tăng. 2. Truyền nhiệt: C2:Đốt nóng hoặc thả vào nước nóng. - Là cách làm thay đổi nhiệt năng mà không cần thực hiện công gọi là truyền nhiệt. III. Nhiệt lượng: - Gv yêu cầu hs thu thập thông tin ở mục 3 tìm hiểu khái niệm nhiệt lượng. ? Ký hiệu nhiệt lượng? Đơn vị? - Mở rộng để hs rõ hơn độ lớn của Jun. + Muốn 1gram nước nóng thêm 1oC thì cần 1 nhiệt lượng là 4 Jun. * Hoạt động 5: Vận dụng 5’ Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học giải thích được các hiện tượng. - Hs làm việc cá nhân trả lời câu C3, C4, C5. - Gv tổ chức cho hs trả lời thống nhất đáp án. - Khái niệm: Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. - Ký hiệu: Q - Đơn vị: Jun (J) IV. Vận dụng: - C3: Nhiệt năng của miếng đồng giảm, của nước tăng. Đây là sự truyền nhiệt. - C4: Từ cơ năng sang nhiệt năng. Đây là sự thực hiện công. - C5: Cơ năng đã chuyển thành 1 dạng năng lượng khác. Biến thành nhiệt năng của không khí gần quả bóng,của quả bóng và của mặt sàn. 4.4. Tổng kết bài : 4’ Câu 1: Có cách nào làm thay đổi nhiệt năng hay không? Bằng cách nào? Đáp án: Có hai cách:- Thực hiện công.Tác dụng 1 lực lên vật và làm cho vật chuyển dời. Cọ xát miếng đồng vào mặt bàn, miếng đồng nóng lên, chứng tỏ nhiệt năng tăng. -Tryền nhiệt. Là cách làm thay đổi nhiệt năng mà không cần thực hiện công gọi là truyền nhiệt. Câu 2: Giọt nước rơi vào quần áo. Nếu dùng tay chà sát chỗ ấy thì mau khô hơn.Tại sao? Đáp án: Khi dùng tay chà sát là thực hiện công, nhiệt độ cùng ấy tăng lên, khiến nước bay hơi nhanh hơn. 4.5. Hướng dẫn hs tự học: 3’ +Đối với bài học ở tiết học này: - Học bài, xem phần “Có thể em chưa biết”. - Làm bài 21.3 – 21.6 - Hướng dẫn bài tập 21.6:Do đâu nút trong chay bị bật ra? (KK bị nén) Nhiệt năng không khí còn lại chuyển sang gì? ( cơ năng). Do đ6u em biết? (kk lạnh đi) +Đối với bài học ở tiết tiếp theo : Oân lại tất cả các tiết đã học chuẩn bị tiết sau ôn tập 5. PHỤ LỤC :

File đính kèm:

  • doctiet 24.doc
Giáo án liên quan