Giáo án Vật lý 8 bài 25 tiết 30: Phương trình cân bằng nhiệt

1. MỤC TIÊU:

1.1- Kiến thức:

Học sinh biết:

- Phát biểu được ba nội dung của nguyên lý truyền.

Học sinh hiểu

- Viết được phương trình cân bằng nhiệt cho trường hợp có hai vật trao đổi nhiệt với nhau.

- Vận dụng được phương trình cần bằng nhiệt để giải một số bài tập đơn giản

1.2- Kỹ năng: Vận dụng được phương trình cần bằng nhiệt để giải một số bài tập đơn giản

1.3- Thái độ : Tạo lòng say mê, tư duy yêu thích bộ môn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2680 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 bài 25 tiết 30: Phương trình cân bằng nhiệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT Bài 25- Tiết 30 Tuần dạy: 31 Ngày dạy: 1. MỤC TIÊU: 1.1- Kiến thức: Học sinh biết: - Phát biểu được ba nội dung của nguyên lý truyền. Học sinh hiểu - Viết được phương trình cân bằng nhiệt cho trường hợp có hai vật trao đổi nhiệt với nhau. - Vận dụng được phương trình cần bằng nhiệt để giải một số bài tập đơn giản 1.2- Kỹ năng: Vận dụng được phương trình cần bằng nhiệt để giải một số bài tập đơn giản 1.3- Thái độ : Tạo lòng say mê, tư duy yêu thích bộ môn. 2. TRỌNG TÂM : + Phát biểu được ba nội dung của nguyên lý truyền. + Viết được phương trình cân bằng nhiệt cho trường hợp có hai vật trao đổi nhiệt với nhau. + Vận dụng được phương trình cần bằng nhiệt để giải một số bài tập đơn giản 3. CHUẨN BỊ:. 3.1. Giáo viên :hệ thống câu hỏi , bảng phụ ghi nội dung bài tập SGK 3.2. Học sinh : học bài và tìm hiểu nội dung bài mới 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : 8a1.8a2.. 4.2.Kiểm tra miệng : Câu1 : _ Nhiệt lượng là gì? Nêu công thức tính nhiệt lượng hoặc thu vào để nóng lên, tên và đơn vị tính của các đại lượng có trong công thức? (8đ) Đáp án: + Nhiệt lượng là phần nhiệt lượng năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. + Công thức tính nhiệt lượng thu vào: Q = m . c . t Q: nhiệt lượng vật thu vào (J) m: Khối luợng của vật (kg) t = t2 – t1: Độ tăng nhiệt độ. t2: Nhiệt độ sau cuối, t1: Nhiệt độ đầu. Câu 2: Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào yếu tố nào? Nhiệt dung riêng của một chất là gì? (2đ) Đáp án: + Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên thuộc khối lượng , độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của chất làm vật. + Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng để cho 1kg chất đó tăng thêm 1oC 4.3 .Bài mới: Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. GV tổ chức tình huống như SGK. Để hiểu rõ ta vào bài. Hoạt động 2: Nghiên cứu nguyên lý truyền nhiệt. GV: Yêu cầu HS tham khảo đọc thông SGK. Nêu nguyên lý truyền nhiệt trong đời sống. HS: - Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. - Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại. - Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng vật kia thu vào. GV: Hãy dùng 3 nguyên lý này để giải thích tình huống ở đầu bài. HS: Dựa vào nguyên lý truyền nhiệt: An nói đúng. Hoạt động 3: Phương trình cân bằng nhiệt. GV: HDHS dựa trên nguyên lý truyền nhiệt để xây dựng phương trình cân bằng nhiệt. Qthu = Qtoả Qthu = m.c. Qtoả = m.c. = tđầu - tcuối Hoạt động 4: Ví dụ về phương trình cân bằng nhiệt. GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu ví dụ và bài giải mẫu. GV: Chú ý cho học sinh phân biệt vật nào toả nhiệt, vật nào thu nhiệt. GV: Yêu cầu học sinh lên bảng giải. Hoạt động 5: Vận dụng. GV: Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân với C1, C2, C3. HS: Lên bảng trình bày. GV: Lưu ý cho học sinh khi giải phương trình cân bằng nhiệt cần tìm hiểu kỹ đầu bài và phân biệt được nhiệt lượng mà vật thu vào hay nhiệt lượng mà vật toả ra. C2:Tóm tắt m1 = 0.5g m2 = 0.5g t1 = 800C t1 = 200C c1 = 380J/kg.K c2 = 4200J/kgK Q = ? = ? C3 Tóm tắt m 2 = 500g = 0.5kg m1= 400g = 0.4kg t1 = 1000C t2 = 130C t = 200C c2 = 4190J/kg.K Q1 = ? Q 2 = ? c 1 = ? * GDHN: Giáo viên hướng dẫn chi tiết về cách giải bài tập đúng phương pháp phải có tóm tắt, lời giải áp dụng công thức, có nhận xét I. Nguyên lý truyền nhiệt. - Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. - Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại. - Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng vật kia thu vào. II. Phương trình cân bằng nhiệt. Qthu = Qtoả III. Ví dụ về dùng phương trình cân bằng nhiệt. (SGK) III. Vận dụng. C1: a.Kết quả chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ trong phòng b. Nhiệt độ tính được chỉ gần bằng nhiệt độ đo được trong TN. Ví trong khi tính toán, ta đã qua sự trao đổi nhiệt với các dụng cụ đựng nước và môi trường bên ngoài. C2: Giải Nhiệt lượng nước nhận được bằng nhiệt lượng miếng đồng toả ra: Q = m1.c1.(t1 – t2) = 0.5.380.(80-20)_= 11400 (J) Nước nóng thêm lên : Q 11400 = = = 5,43 0C m 2.c2 0.5.4200 C3: Giải Nhiệt lượng miếng kim loại toả ra: Q1 = m1.c1.(t1 – t2) = 0.4 c1.(100-20) Nhiệt lượng nước thu vào: Q2 = m1.c1.(t1 – t2) = 0.5.4190.(20-30) Nhiệt lượng toả ra bằng nhiệt lượng thu vào: Q1 = Q2 0,4.c1.(100-20) = 0,5.4190.(20-30) 0,5.4190.(20-13) c 1 = = 458J/kg.K 0,4.(100-20) ĐS: 4.4. Câu hỏi và bài tập củng cố: Câu1. Nêu nguyên lý truyền nhiệt ? Phương trình cân bằng nhiệt ? Đáp án: - Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn cho tới khi nhiệt độ của hai vật cân bằng. - Nhiệt lượng vật này toả ra bằng nhiệt lượng vật kia thu vào. Qthu = Qtoả 4.5. Hướng dẫn hs tự học ở nhà: Đối với bài học ở tiết học này: + Học thuộc bài. + Đọc phần “ có thể em chưa biết ”. + Làm bài tập về nhà trong SBT. Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Chuẩn bị bài tiếp theo “ Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu ”. + Tìm hiểu các loại nhiên liệu. + Khái niệm về năng suất toả nhiệt của nhiên liệu. + Công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra. 5 . Rút kinh nghiệm : Ưu điểm: Nội dung Phương pháp Sữ dụng ĐDDH Khuyết điểm Nội dung Phương pháp Sữ dụng ĐDDH Hướng khắc phục

File đính kèm:

  • doctiet 30.doc