Giáo án Vật lý 8 Bài 7: Áp suất

Bài 7

ÁP SUẤT

I/ MỤC TIÊU:

 - Phát biểu được định nghĩa áp lực và áp suất.

 - Viết được công thức tính áp suất, nêu được tên và đơn vị các đại lượng có mặt trong công thức.

 - Vận dụng được công thức tính áp suất để giải các bài tập đơn giản về áp lực, áp suất.

 -Nêu được các cách làm tăng, giảm áp suất trong đời sống và dùng nó để giải thích một số hiện tượng đơn giản thường gặp.

II/ CHUẨN BỊ:

 - Một chậu đựng cát hạt nhỏ.

 - Ba miếng kim loại hình hộp chữ nhật của bộ dụng cụ thí nghiệm

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 759 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 Bài 7: Áp suất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 7 ÁP SUẤT I/ MỤC TIÊU: - Phát biểu được định nghĩa áp lực và áp suất. - Viết được công thức tính áp suất, nêu được tên và đơn vị các đại lượng có mặt trong công thức. - Vận dụng được công thức tính áp suất để giải các bài tập đơn giản về áp lực, áp suất. -Nêu được các cách làm tăng, giảm áp suất trong đời sống và dùng nó để giải thích một số hiện tượng đơn giản thường gặp. II/ CHUẨN BỊ: - Một chậu đựng cát hạt nhỏ. - Ba miếng kim loại hình hộp chữ nhật của bộ dụng cụ thí nghiệm. III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1.Ổn định lớp: (1-2 phút) 2.Bài cũ: (5 phút) CH: Các lực ma sát trượt, lăn, nghỉ sinh ra khi nào? Cho VD CH: Nêu mối qua hệ giữa lực tác dụng lên vật và lực ma sát nghỉ: Cho VD GV: Nhận xét – bổ sung và ghi điểm. 3.Bài mới: 1.Hoạt động 1:Tình huống học tập (3phút) GV: Đưa ra tình huống ở đầu bài học: Tại sao máy kéo nặng nề lại chạy được bình thường trên nền đất mềm còn ôtô nhẹ hơn nhiều lại có thể bị lún bánh và sa lầy trên chính quãng đường này?Tại sao khi đi trên bãi lầy ta có thể dùng một tấm gỗ thì có thể tránh bị lún sâu?Tại sao ta lại làm mũi kim khâu nhọn để khâu dễ dàng hơn?Bài hôm nay sẽ giúp ta giải thích và trả lời các câu hỏi trên. TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG 4ph 7ph 4ph 5ph 2.HĐ 2:Hình thành khái niệm áp lực GV: Cho HS đọc và tìm hiểu khái niệm về áp lực. - Nêu khái niệm về áp lực CH: Aùp lực có đặc điểm gì? HS: Làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi trên. - Có phương vuông góc với mặt phẳng bị ép.Phương của áp lực phụ thuộc vào mặt phẳng bị ép. HS: Quan sát H7.3 để hoàn thành C1. CH: Vậylàm thế nào để ta có thể xác định được độ lớn của áp lực lên một đơn vị diện tích mà nó tác dụng ta cùng tìm hiểu trong phần tới. 3.HĐ 3: Tìm hiểu áp suất phụ thuộc vào những yếu tố nào? GV:Nêu vấn đề và hướng dẫn học sinh làm TN về sự phụ thuộc của áp suất vào F và s. CH: Hai viên gạch giống hệt nhau thì trọng lượng của chúng ntn với nhau? HS:Làm TN và hoàn thành C2 ở bảng 7.1 CH:Qua TN ở trên em có thể rút ra kết luận gì về sự phụ thuộc của tác dụng của áp lực? HS: Rút ra kết luận và hoàn thành C3. 4.HĐ 4: Giới thiệu công thức tính P GV: Giới thiệu công thức tính áp suất, đơn vị áp suất. - Để xác định tác dụng của áp lực lên mặt bị ép, người ta đưa ra khái niệm áp suất. Aùp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diưện tích bị ép. trong đó: P: áp suất F là áp lực tác dụng lên mặt bị ép có diện tích s. VD: Tính áp suất của mộtviên gạch, biết áp lực tác dụng lên mặt bàn là 10N, diện tích bị ép là 200cm2? 5.HĐ 5: Vận dụng GV: Hướng dẫn HS trả lời và thảo luận về các câu trả lời trong phần vận dụng. CH: Dựa vào nguyên tắc nào để làm tăng giảm áp suất?Nêu những VD về việc làm tăng, giảm áp suất trong thực tế. GV:Hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu và tự trả lời C5 trước lớp. I/ Aùp lực là gì? - Aùp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt phẳng bị ép. C1: a/ Lực của máy kéo tác dụng lên mặt đường. b/ Cả 2 lực. II/ Aùp suất 1/ Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào? C2: Aùp lực (F) Diện tích bị ép (S) Độ lún (h) F2 > F1 S2 = S1 h2>h1 F3 = F1 S3 < S1 h3 >h1 * Kết luận: C3: (1) càng mạnh, (2) càng lớn 2/ Công thức tính áp suất - Aùp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. Trong đó : P là áp suất F là lực tác dụng lên mặt bị ép có diện tích là s Đơn vị : N/m2, Pa (Paxcan) 1Pa = 1N/1m2 III/ Vận dụng: C4:Khi tăng hoặc giảm áp lực, giảm hoặc tăng diện tích tiếp xúc sẽ làm tăng hoặc giảm áp suất. VD: Lưỡi dao mài sắc, đầu đinh nhọn đều làm tăng áp suất. Móng nhà lớn làm giảm áp suất. 4/ Củng cố: (7 phút) CH: Aùp lực là gì? Nêu VD về áp lực và chỉ rõ phương của áp lực. CH: Aùp suất là gì? Nêu công thức tính, đơn vị của áp suất . Hướng dẫn bài tập về nhà: Bài 7.5: Tìm trọng lượng của người từ biểu thức nào? Từ Từ trọng lượng ta tìm được jhối lượng của người bằng biểu thức đã học ở lớp 6. Bài 7.6: Tìm áp suất của 4 chân ghế trên mặt đất: Từ biểu thức 5.Dặn dò: (3phút) Nắm vững nội dung bài học trong SGK và vở GV: Tổng kết bài học theo mục tiêu bài Đọc phần: “Có thể em chưa biết” Làm bài tập: 7.1 7.6/ SBT Nghiên cứu trước bài: Aùp suất chất lỏng – Bình thông nhau.

File đính kèm:

  • docGiao an vat li 8 chua du.doc
Giáo án liên quan