Giáo án Vật lý 8 kì 1 - Trường THCS Nguyễn Huệ

Chương I: CƠ HỌC

 BÀI 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC

A. Mục tiêu

1. Kiến thức : Nêu những ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày. Nêu được ví dụ tính tương đối của chuyển động và đứng yên, đặc biệt là xác định trạng thái của vật đối với vật được chọn làm mốc. Nêu được ví dụ về các dạng chuyển động cơ học thường gặp: Chuyển động thẳng, chuyển động tròn, chuyển động cong.

2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh.

4.Giáo dục : Thái độ học tập nghiêm túc, có khoa học

 

doc32 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 858 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 8 kì 1 - Trường THCS Nguyễn Huệ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy : Tiết 1: Chương I: CƠ HỌC BÀI 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC A. Mục tiêu 1. Kiến thức : Nêu những ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày. Nêu được ví dụ tính tương đối của chuyển động và đứng yên, đặc biệt là xác định trạng thái của vật đối với vật được chọn làm mốc. Nêu được ví dụ về các dạng chuyển động cơ học thường gặp: Chuyển động thẳng, chuyển động tròn, chuyển động cong. 2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh. 4.Giáo dục : Thái độ học tập nghiêm túc, có khoa học B. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề C. Chuẩn bị: Tranh vẽ 1.1 SGK 1.2 SGK 1.3 SGK. D. Tiến trình. I. Ổn định: KT sĩ số II. Bài củ: Giới thiêu chương trình vật lý, Nêu những yêu cầu đối với bộ môn, cách học. III. Bài mới 1. Đặt vấn đề: Như sách giáo khoa ( 2 phút ) 2. Triển khai. Hoạt động của thầy Hoạt đông của HS Hoạt động I : Làm thế nào để biết một vật chuyễn động hay đứng yên ( 12 phút) - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để nhận biết một vật chuyển động hay đứng yên bằng kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày. - Trong khoa học để nhận biết một vật chuyển động hay đứng yên người ta dựa vào vị trí của vật đó so với vật khác. ? Một vật được gọi là chuyển động khi nào ? - Giới thiêu khái niệm vật đứng yên. Chú ý cho HS khỏi hiểu nhầm vị trí với khoảng cách. - Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi C2, C3. - Hoạt động theo nhóm trả lời câu C1. Nêu ra được các cách nhận biết vật chuyển động thông qua kinh nghiệm sống hàng ngày như : nghe tiếng máy, khói, bụi, ... - Nắm được khái niêm chuyển động và đứng yên. - Làm việc cá nhân trả lời câu hỏi C2, C3. Hoạt động II : Tìm hiểu về tính tương đối của chuyển động và đứng yên. Vật mốc ( 8 phút ) - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi C4 đến câu C8. ? Vì sao chuyển động và đứng yên của một vật có tính tương đối ? - Lấy một ví dụ cho HS phân tích. - Làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi. - Nắm được tính tương đối của chuyển động và đứng yên. - Phân tích ví dụ của GV đưa ra. Hoạt động III : Giới thiệu một số chuyển động thường gặp ( 5 phút ) - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 1.3 neu tên các loại chuyển động. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C9. - Dựa vào quỹ đạo của chuyển động để đưa ra các dạng chuyển động. - Trả lời câu hỏi C9. Hoạt động IV : Vận dụng ( 12 phút ) - Yêu cầu HS làm viêc theo nhóm trả lời câu hỏi C10, C11. - Tổ chức cho HS thảo luận đưa ra kết luận chung. - Làm viêc theo nhóm trả lời câu C10, C11. - Thảo luận đưa ra kết quả chung. IV. Cũng cố: - Gọi một vài HS đọc phần ghi nhớ. V. Dặn dò : - Học bài củ theo sách và vỡ ghi. - Làm các bài tập ở SBT. - Xem trước nội dung bài 2. Xenm lại các kiến thức về đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian. E- Rút kinh nghiệm : Ngày dạy : Tiết 2 : VẬN TỐC A. Mục tiêu: 1. Kiến thức : Từ ví dụ, so sánh quảng đường chuyển động trong một giây của mổi chuyển động để rút ra cách nhận biết nhanh, chậm của chuyển động.Đại lượng đó gọi là vận tốc. Nắm vững công thức tính vận tốcV=S/t và ý nghĩa của khái niệm vận tốc. Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s; km/s; và cách đổi đơn vị vận tốc. 2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng so sánh, phân tích, vận dụng công thức để tính quảng đường thời gian trong chuyển động. Phương pháp giải một bài tập vật lý địng tính. 3. Giáo dục : Phong cách làm việc có khoa học, phương pháp tích cực cá nhân và hợp tác nhóm. GD An toàn giao thông. B. Phương pháp: - Nêu vấn đề, phối hợp một số phương pháp khác. C. Chuẩn bị: - Tranh vẽ 1.1 SGK 1.2 SGK 1.3 SGK. D. Tiến trình. I. Ổn định: II. Bài củ: ?Chuyển động cơ học là gì? Căn cứ vào đâu mà ta biết một vật đang chuyển động hay đứng yên? ? Cho ví dụ minh hoạ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên của một vật? Kể tên các dạng chuyển động mà em biết. Mỗi chuyển đọng cho một ví dụ? III. Bài mới 1. Đặt vấn đề : Chúng ta tưởng tượng ném một viên đá theo phương thẳng đứng từ dưới lên trên. Em nào hãy phân tích quá trình chuyển động của viên đá? ( việc giải thích quá trình chuyển động đó học kì II chúng ta sẽ nghiên cứu ) Đại lượng nào trong Vật lý mô tả sự nhanh hay chậm của chuyển động, công thức tính nó như thế nào? đơn vị là gì? Bài học hôm nay chúng ta cùng giải quyết (3 phút ). 2. Triển khai. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động I : Tìm hiểu về vận tốc ( 25 phút ). - Hướng dẫn Hs hoạt động theo nhóm vào vấn đề so sánh sự nhanh chậm của chuyển động, tính quảng đường đi được trong một giây thông qua bảng 2.1 ( trả lời câu hỏi C1, C2 ). - Tổ chức thảo luận đưa ra kết quả chung nhât. - Thông báo cột 5 các em vừa tính người ta gọi là độ lớn vận tốc. ? Độ lớn của vận tốc cho biết điều gì? - Thông báo công thức tính vận tốc : V = ? Từ công thức tính vận tốc hãy cho biết đơn vị của vận tốc ? ? Giữa các đơn vị đó có mối quan hệ với nhau không ? - Yêu cầu hs làm việc cá nhân trả lời câu C4. gọi một Hs trả lời , các bạn khác nhận xét bổ sung. - Giới thiệu về tốc kế của các phương tiện giao thông ( ôtô, xe máy, tàu hoả, máy bay... ) dụng cụ này để biết chúng đang chuyển động với vạn tốc bằng nhằm tránh tai nạn giao thông. - Làm việc theo nhóm để trả lời câu hỏi C1, C2 . - Thảo luận để đưa ra kết quả chung. - Biết được độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh hay chậm của chuyển động. - Nêu được công thức tính vận tốc, biết ý nghĩa của từng đại lượng trong công thức. - Nắm được các đơn vị của vận tốc, biết quy đổi các đơn vị đó. - Làm việc cá nhân trả lời câu hỏi C4. ( trong câu C4 nên đổi đơn vị m/s thành km/h ) Hoạt động II : Vận dụng ( 12 phút ) - Hướng dẫn cho Hs biết quy trình giải một bài tập vật lý định lượng gồm các bươc sau : + Đọc kĩ đề bài nắm kĩ đâu là dự kiên, đâu là ẩn số phải tìm. Để từ đó tóm tắt đầu bai bằng những kí hiệu và hình vẽ. + Phân tích hiện tượng vật lý của bài. + Xác định phương pháp,vạch ra kế hoạch và tiến hành giải cụ thể. - Hướng dẫn và giải câu C8 - Yêu cầu Hs làm các câu còn lại. - Nắm được quy trình giải một bài tập vật lý định lượng. - Vận dụng giải câu C8 : Cho biết : v = 4 km/h. t = 30ph = 0,5h tính S = ? Giải Khoảng cách từ nhà tới nơi làm việc là ADCT : v = Thay số vào ta được : S= 4x0,5=2(km) Đáp số : S= 2km IV. Cũng cố : ( 2 phút ) - Thông qua hoạt động II - Yêu cầu một Hs đọc phần ghi nhớ. V. Dặn dò : - Học bài củ thao vở và phần ghi nhớ, làm các bài tập trong SBT từ bài 2.1 đến bài 2.5. - Nghiên cứu trước nội dung của bài 3, làm thử thí nghiêm thả một viên bi trên mặt phẳng nghiêng – ngang rồi quan sát kĩ và mô tả quá trình chuyển động của nó. E- Rút kinh nghiệm : Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 3: CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU- CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU A. Mục tiêu: 1- Kiến thức : Phát biểu được định nghĩa chuyển động đều và nêu được thí dụ về chuyển động đều. Nêu được thí dụ chuyển động không đều thường gặp. Xác định được dấu hiệu đặc trưng của chuyển động này là vận tốc thay đổi theo thời gian. Vận dụng để tính vận tốc trung bình trên một đoạn đường. 2- Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng tính toán, phân tích, so sánh, vạnn dụng công thức vào việc giải bài toán vật lí có khoa học. 3- Giáo dục : Tinh thần làm việc hợp tác, có khoa học. B. Phương pháp: - Thí nghiệm trực quan + Nêu và giải quyết vấn đề C. Chuẩn bị: - G/v : 4 mặt phẳng nghiêng + 4 con lăn + 4 máy đo nhịp. - H/s : Bút lông + bản báo cáo TN. D. Tiến trình: I. Ổn định: II. Bài củ: ( 4 phút ) - Viết công thức tính vận tốc, đơn vị hợp pháp. Vận dụng làm bài tập 2.4. III. Bài mới. 1- Đặt vấn đề : Nêu quá trình chuyển động của đầu cánh quạt từ khi chúng ta bật công tắc đến chạy ổn định rồi tắt công tắc. Để hiểu rỏ vấn đề trên hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu bài 3. ( 3 phút ) 2- Triển khai bài Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hoạt động I : Tìm hiểu chuyển động đều và không đều. ( 13 phút ) - Giới thiệu định nghĩa chuyển động đều và không đều. - Phân nhóm HS theo tổ để tiến hành TN. - Hướng dẫn HS các bước tiến hành TN. - Phát dụng cụ TN cho từng nhóm Hs rồi yêu cầu tiến hành TN. -Quan sát Hs tiến hành TN để sửa sai kịp thời. - Yêu cầu trả lời câu hỏi C1, C2. - Nắm được định nghĩa chuyển động đều và không đều. - Phân công nhiệm vụ của từng cá nhân trong nhóm. - Nắm dược các bước tiến hành TN, vận dụng để tiến hành TN. - Thảo luận trả lời câu C1, C2. Hoạt động II : Tìm hiểu vận tốc trung bình của chuyển động không đều. ( 10 phút ) - Yêu cầu Hs làm việc theo nhóm trtả lời câu C3. và vận tốc Tb trên các đoạn đườn AB, BC, CD. - Tổ chức thảo luận và đưa ra kết luận chung. Lưu ý cho Hs biết VTTB khác với TBVT. ? Chuyển động đều có vận tốc trung bình không ? Vì sao người ta không đề cập đến VATB của chuyển động đều. ? Khi nói đến VTTB thì ta cần chú ý tới những đại lượng nào ? - Làm việc theo nhóm để hoàn thanh các công việc còn lại đó là tính VTTB trên các quảng đường : AB, BC, CD và câu C3. - Trả lời các câu hỏi của Gv đưa ra. - Báo cáo kết quả của nhóm mình. - Nắm được công thức tính vận tốc trung bình. Hoạt động III : Vận dụng (10 phút ) - Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời các câu C4, C5, C6, C7. vào giấy nháp. - Gọi một vài HSlên bảng tiến hành giải, các Hs khác nhận xét bổ sung. - Làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi C4, C5, C6, C7 vào giấy nháp. - Lên bảng làm hoặc nhận xét bài của bạn. - Biết các bước tién hành giải bài tập vật lý. IV. Củng cố: - Thông qua nội dung phần vận dụng. - Yêu cầu một HS đọc phần ghi nhớ ở SGK. V. Dặn dò: - Về nhà học bài cũ. - Làm BTtừ 3.1 đến 3.7/SBT - Đọc mục có thể em chưa biết. - Hướng dẫn bài 7/SBT: Cách 1: Gọi chiều dai cả QĐ là S thì t đi hết ½ QĐ đầu là t1=S/2V1.(1) Thời gian đi hết ½ Qđ sau là t2=S/2V2(2) Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường Vtb=S/(t1+t2)(3) kết hợp1,2,3 tính V2 . Còn có thể giải bằng cách khác hãy suy nghĩ. E- Rút kinh nghiệm : Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 4. BIỂU DIỄN LỰC A- Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nêu được thí dụ thể hiện lực tác dụng lên làm thay đổi vận tốc. Nhận biết dược lực là một đại lượng vectơ, biểu diễn được vectơ lực. 2. Kĩ năng: Có kĩ năng tổng hợp và phân tích để biểu diển lực bằng 1 véc tơ. 3.Giáo dục: Tác phong làm việc có khoa học. B- Phương pháp: - Nêu vấn đề, phối hợp một số phương pháp khác. C- Chuẩn bị: - Giáo viên : 2 xe lăn, 2 nam châm. - HS: tự ôn lại khái niệm lực đã học ở lớp 6. D- Tiến trình. I. Ổn định. II. Bài củ: Gọi hai học sinh lêngiải bài tập 3.3 trong sách bài tập. ( 5 phút) III. Bài mới 1. Đặt vấn đề: Một đầu tàu kéo các toa với 1 lực có cường độ là 106N chạy theo hướng Bắc –nam.Làm thế nào để biểu diển lực kéo đó? 2. Triển khai. Hoạt động của thầy : Hoạt động của trò : Hoạt động I : Tìm hiểu về mối quan hệ giữa lực và sự thay đổi vận tốc. ( 10 phút ) - Yêu cầu Hs ôn lại kiến thức về lực đã nghiên cứu ở chương trình lớp 6. - Làm TN hình 4.1 ( đẩy và hút ) yêu cầu Hs nêu tác dụng của lực trong TN đó. - Yêu cầu Hs làm việc theo nhóm tìm các ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi vận tốc. - Nhớ lại kiến thức về lực đã học ở chương trình lớp 6. - Nêu được tác dụng của lực trong từng trường hợp. - Hoạt động theo nhó tìm các ví dụ về mối quan hệ giữa lực với vận tốc. Hoạt động II : Thông boá đặc điểm của lực và cách biểu diễn lực bằng véc tơ.(12 phút ) - Thông báo các nội dung về lực : + Lực là một đại lượng véc tơ. + Cách biểu diễn lực và kí diệu véc tơ lực. - Nhấn mạnh cho Hs : Lực có ba yếu tố ( điểm đặt, phương chiều và độ lớn ), hiệu quả tác dụng của lực phụ thuộc vào ba yếu tố này. Lực không nhìn thấy bằng mắt nhưng dựa vào kế quả tác dụng của nó ta có thể biết đặc điểm của lực. - Biểu diễn một lực lên bảng và viết kí hiệu véc tơ lực. - Nắm được đầy đủ các nội dung của lực: ( điểm đặt, phương chiều và độ lớn ). - Cách biểu diễn lực bằng mủi tên. - Nắm được kí hiệu véc tơ lực. - Vận dụng để biểu diễn một lực. Hoạt động III : Vận dụng. ( 12 phút ) - Yêu cầu Hs làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi C2, C3. - Quan sát cách thực hiện của Hs để kịp thời sữa sai. - Yêu cầu Hs đứng tại chổ trả lời câu C3, các Hs khác nhận xét bổ sung. - Làm việc cá nhân trả lời các câu C2, C3 có khoa học. IV. Củng cố: ? Biểu diễn lực ta cần mấy yếu tố. - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. V. Dặn dò: - Về nhà học bài củ. - Làm BT từ 4.1 đến 4.5. E- Rút kinh nghiệm : Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 5 : SỰ CÂN BẰNG LỰC - QUÁN TÍNH A. Mục tiêu: 1- Kiến thức :Nêu được một số ví dụ về hai lực cân bằng. Nhận biết đặc điểm của hai lực cân bằng và biểu thị bằng vectơ lực.Từ dự đoán (về tác dụng của hai lực cân bằng vật đang chuyển động) và làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán để khẳng định “vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vận tốc không đổi, vật sẻ chuyển động thẳng đều”.Nếu một số tác dụng về quán tính. Giải thích được hiện tượng quán tính. 2- Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh và tổng hợp. 3- Giáo dục : Tinh thần tác phong làm việc có khoa học. B. Phương pháp: - Nêu và giải quyết vấn đề, phối hợp một số phương pháp khác. C. Chuẩn bị: - Giáo viên : Máy atút, 1 xe lăn, bảng 5.1. - Học sinh : Một vài ví dụ về quán tính. D. Tiến trình. I. Ổn định. II. Bài củ: ( 3 phút ) ? Hãy nêu các yếu tố của lực, cách biểu diễn một lực, nêu đặc điểm của cách biểu diễn đó. Kí hiệu véc tơ lực ? III. Bài mới 1. Đặt vấn đề: Như sách giáo khoa. ( 1 phút ) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động I : Tìm hiểu về hai lực cân bằng ( 17 phút ) - Yêu cầu Hs quan sát hình 5.2 SGK về quả cầu treo trên dây, quyển sách trên bàn... ? Các vật đó ở trạng thái nào ? Có bao nhiêu lực tác dụng lên vật ? - Phân tích cho Hs hiểu rỏ đó là hai lực cân bằng. - Yêu cầu Hs dự đoán tác dụng của hai lực cân bằng. - Phân tích TN : gồm 3 quá trình: A đứng yên, A chuyển động khi có A’, A tiếp tục chuyển động khi không có A’. - Tiến hành TN và kết quả đo được ở bảng 5.1, yêu cầu Hs quan sát và trả lời các câu hỏi C2 đến C5. - Biết được trạng thái và lực tác dụng vào các vật trong hình 5.1. - Qua phân tích của Gv, nắm được tính chất của các lực cân bằng là không gây ra vận tốc cho vật. - Trả lời câu C1. - Dự đoán tác dụng của hai lực cân bằng lên vật đang chuyển động. - Quan sát TN của Gv để trả lời các câu hỏi từ C2 đến C5. - Rút ra kết luận : một vật đang chuyển động chụi tác dụng củae hai lực cân bằng thì sẻ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Hoạt động II : Tìm hiểu về quán tính. ( 14 phút ) - Nêu một vài ví dụ thường gặp trong cuộc sống như : chúng ta đang đi vấp hòn đá thì người chúng ta bị ngã về trước, ngồi trên ôtô nếu ôtô chuyển động nhanh đột ngột thì người chúng ta bị ngã về phía sau, các mệnh đề ở câu C8... - Yêu cầu Hs phân tích và giả thích các hiện tượng trên. - Chốt lại : đã có lực tác dụng lên vật nhưng không làm thay đổi vận tốc của vật đột ngột được vì vật có quán tính. - Thông báo cho Hs biết mức độ giử nguyên vận tốc của vật gọi là quán tính của vật. - Phân tích và giải thích các ví dụ của Gv. - Hiểu được tại vì sao không lầm thay đổi vận tốc của vật một cách đột ngột. - Nắm được khái niệm quán tính của vật. - Biết được quán tính của vật phụ thuộc vào khối lượng và mức độ thay đổi vận tốc của vật. Hoạt động III : Vận dụng. ( 8 phút ) - Làm TN hình 5.4 cho Hs quan sát và trả lời câu C6, C7. - Tổ chức cho Hs thảo luận trả lời câu C6, C7, C8. - Thông qua thí nghiệm của Gv trả lời các câu C6, C7, C8. - Thảo luận để đi đến kết quả chung nhất. IV- Củng cố : - Tổ chức làm bài tập 5.1, 5.3, 5.4. - Hệ thống kiến thức bằng phần ghi nhớ. - Gọi mọt vì bạn đọc phần ghi nhớ. V- Dặn dò : - Học bài củ theo vở ghi và phần ghi nhớ trong SGK. - Làm tất cả các bài tập còn lại trong SGT. - Xem trước nội dung bài 6. E- Rút kinh nghiệm : Ngày soạn : 04/10/2008 Ngày dạy : 06/10/2008 Tiết 6: LỰC MA SÁT A- Mục tiêu: 1- Kiến thức : Học sinh nhận biết thêm loại lực cơ học nũa là lực ma sát Bước đầu phân biệt sự xuất hiện của cá loại ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ và đặc điểm củ loai này. Làm thínghiệm để phân biệt ma sát nghỉ. Kể và phân tích được một số lực ma sát có lợi, có hại trong đời sống kỷ thuật. Nêu cách khắc phục tác hại của lực ma sát và vận dụng ích lợi của lực này. 2- Kĩ năng : Rèn luyện các kĩ năng thao tác TN. 3- Giáo dục : Tác phong, tinh thần làm việc có khoa học. B- Phương pháp: - Nêu và giải quyết vấn đề, phối hợp một số phương pháp khác. C- Chuẩn bị: - Giáo viên : 4 Lực kế, 4 miếng gổ , 4 quả gia trọng 200g. D- Tiến trình. I. Ổn định: II. Bài củ: ( 5 phút ) ? Nêu định nghĩa hai lực cân bằng ? Lấy hai ví dụ chứng tỏ hai lực cân bằng tác dụng lên vật thì vận tốc của vật không đổi. III. Bài mới 1. Đặt vấn đề. Trong cuộc sống ta thấy vào những ngày trời mưa nếu ta mang dép mòn đế thì dễ bị trượt ngã ? Các trục xe đạp, xe máy, nếu không có dầu mở thì bánh xe quay chống dừng lại. Tất các vấn đề này chúng ta sẽ nghiên cứu trong bài học này. 2. Triển khai. Hoạt động của giáo viên : Hoạt động của học sinh : Hoạt động I : Tìm hiểu về lực ma sát ( 17 phút ) - Giới thiệu các chuyển động rồi yêu cấu Hs nêu sự khác nhau giữa các chuyển động. ? Ta lăn viên bi trên mặt sàn nhà viên bi có chuyển động mải được không ? - Đưa ra khái niêm lực ma sát. + Ma sát lăn. + Ma sát trượt. + Ma sát nghỉ. ? Khi nào xuất hiện Fmsl, Fmat, Fmsn ? - Yêu cầu Hs hoạt động theo nhóm trả lời các câu hỏi C1 đến C5. - Yêu cầu Hs nhận dụng cụ TN để kiểm tra các lực ma sát. - Trông TN Hs phải làm xuất hiện các lực ma sát. - Nhận xét được sự khác nhau của các chuyển động. - Trả lời được khi lăn viên bi trên mặt sàn nhà thì lực cản giữa sàn nhà với viên bi chính là lực ma sát lăn. - Nhận biết được lực ma sát xuất hiện khi nào ? - Hoạt động theo nhóm trả lời các câu hỏi C1 đến C5. - Hoạt động theo nhóm tiến hành TN để tìm hiểu các loại lực ma sát. Hoạt động II : Tìm hiểu lợi ích và tác hại của lực ma sát trong đời sống và sản xuất. ( 16 phút ) - Giới thiệu lực ma sát có lợi trong sản xuất và đời sống. - Yêu cầu Hs trả lời câu C6. ? Đối với những lực ma sát có ích ta cần phải làm gì ? bằng biện pháp gì ? - Giới thiệu tác hại của lực ma sát rồi yêu cầu Hs trả lời câu C7. ? Đối với những lực ma sát có hại ta cần phải làm gì ? bằng biện pháp gì ? - Nêu một vài ví dụ yêu cầu Hs phân tích lực ma sát đó có lợi hay có hại ? biên pháp làm tăng hoặc giảm lực ma sát đó ? - Nắm được lực ma sát có thể có lợi và có thể có hại. - Nêu được các biện pháp làm tăng hoặc giảm lực ma sát. - Trả lời được câu hỏi C6 và C7. Hoạt động III : Vận dụng. ( 5 phút ) - yêu cầu Hs làm việc cá nhân tả lời câu hỏi C8 và C9. - Tổ chức thảo luận toàn lớp để đi đến kết luận chung. - Làm việc cá nhân trả lời câu hỏi. - Nhận xét kết quả của bạn. IV. Cũng cố: - Yêu cầu một vài Hs đọc phần ghi nhớ. - Tổ chức làm bài tập 6.4 SBT. V. Dặn dò: - Về nhà học baì củ và làm bài tập 6.1, 6.2, 6.3 sách bài tập. - Xem lại các câu từ C1 đến C8. - Xem tất cả các nội dung kiến thức đã học để chuẩn bị cho bài kiểm tra vào tiết sau. Chú ý bài tập của phần chuyển động. E- Rút kinh nghiệm : Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 8. ÁP SUẤT A- Mục tiêu : 1. Kiến thức : Phát biểu được định nghĩa áp lực và áp suất. Viết được công thức tính áp suất, nêu được tên các đơn vị và các đại lượng có mặt trong công thức. Vận dụng công thức tính áp suất để giải các bài tập đơn giản về áp lực và áp suất. Nêu được các cách làm tăng giảm các áp suất trong đời sống và dùng nó để giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp. 2. Kĩ năng : Rèn luyện các kĩ năng tính toán, phân tích, so sánh, lập luận. 3. Giáo dục : Tinh thần tác phong làm việc có khoa học. B- Phương pháp: - Nêu và giải quyết vấn đề. C- Chuẩn bị: - Giáo viên : 1 Lực kế, 3 vật nặng hình hộp chữ nhật, 1 hộp nhựa trong. ( cho một nhóm ) - Học sinh : Bảng 7.1, cát khô. D- Tiến trình. I. Ổn định. II. Bài củ: ? Lực ma sát xuất hiện khi nào ? có bao nhiêu loại lực ma sát ? Lấy một số ví dụ cho từng loại. ? Khi chúng ta đống và mở cửa thì có xuất hiện lực ma sát ở đâu ? Đó là lực ma sát gì ? có lợi hay có hại ? Cách làm giảm ? 1. Đặt vấn đề. SGK ( 2 phút ) 2. Triển khai. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 : Hình thành khái niệm áp lực. ( 9 phút ) - Đưa ra khái niệm áp lực. ( Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. ) - Yêu cầu Hs trả lời câu C1. - Đưa ra vài ví dụ cho Hs nhận biết đâu là áp lực. - Yêu cầu Hs tìm vài ví dụ về áp lực. - Nắm được khái niêm áp lực. - Trả lời được câu hỏi C1. - Phân tích được ví dụ của Gv tìm ra áp lực. - Lấy ví dụ khác về áp lực. Hoạt động 2 : Tìm hiểu áp suất phụ thuộc vào những yếu tố nào ( 14 phút ) - Yêu cầu Hs nêu nội dung TN. - Hướng dẫn Hs tiến hành TN để rút ra kết luận. - Yêu cầu Hs làm việc theo nhóm tiến hành TN và trả lời câu C2 và C3. - Tổ chức thảo luận đưa ra kết luận. - Nêu được nội dung TN. - Lắng nghe hướng dẫn của Gv để tiến hành TN. - Làm việc theo nhóm tiến hành TN rồi trả lời câu C2 và C3. Hoạt động 3 : Giới thiệu công thức tính áp suất p. ( 9 phút ) - Giới thiệu khái niệm và công thức tính áp suất. - Yêu cầu Hs đưa ra đơn vị của áp suất. - Gọi một vài Hs nhắc lại công thức và đơn vị. - Nắm được khái niệm, công thức và đơn vị của áp suất. Hoạt động 4 : Vận dụng ( 10 phút ) - Yêu cầu Hs làm việc theo nhóm trả lời câu C4 và C5. - Tổ chức thảo luận đi đế kết quả chung. - Làm việc theo nhóm trả lời câu C4 và C5. - Đưa ra kết quả và nhận xét kết quả của nhóm khác. IV. Củng cố: 3 phút ? Thế nào là áp lực ? áp suất ? Công thức tính áp suất ? V- Dặn dò : - Về nhà học bài theo vỡ và SGK. - Đọc phần có thể em chưa biết. - Làm tất cả các bài tập trong SBT. - Nếu có điều kiện các em làm thử TN1 và TN2 ở bài 8. E- Rút kinh nghiệm : Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 9. ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU A- Mục tiêu : 1. Kiến thức : Mô tả được TN chứng tỏ sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng. Viết được công thức tính áp suất chất lỏng, nêu được tên và đơn vị các đại lượng trong công thức. Vận dụng được công thức tính áp suất chất lỏng để giải các bài tập đơn giản. Nêu được nguyên tắc của bình thông nhau và dùng nó để giải thích một số hiện tượng thường gặp. 2. Kĩ năng : Rèn luyện các kĩ năng tính toán, phân tích, so sánh, lập luận. 3. Giáo dục : Tinh thần tác phong làm việc có khoa học. Biết kết hợp theo nhóm. B- Phương pháp: - Nêu và giải quyết vấn đề và TN trực quan. C- Chuẩn bị: - Giáo viên : Một bình trụ có đáy C và các lỗ A,B ở thành bình bịt bằng màng cao su mỏng, Một bình trụ thuỷ tinh có đĩa D tách rời dùng làm đáy, Một bình thông nhau, Một bình chia độ, Một bình chứa, Một ít nước màu. ( Cho một nhóm) - Học sinh : Nghiên cứu trước nội dung bài. D- Tiến trình. I. Ổn định. II. Bài củ: ( 4 phút ) ? Nêu khái niêm và công thức tính áp suất. Vân dung tính áp suất do thùng hàng có khối lượng 270 kg gây lên mặt nền biết diện tích của đáy của thùng là 25 dm2. 1. Đặt vấn đề. SGK ( 2 phút ) 2. Triển khai. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 : Tìm hiểu áp suất chất lỏng lên đáy bình và thành bình ( 8 phút ) - Cái cặp đặt ở trên bàn nó có tác dụng lênómặt bàn một áp suất theo phương trọng lực của cái cặp. Còn chất lỏng thì sao ? ? Hãy nêu các dụng cụ để làm TN hình 8.3 ? - Nêu mục đích của TN. - Yêu cầu Hs dự đoán kết quả. - Phát dụng cụ TN cho từng nhóm Hs. - Quan sát Hs tiến hành TN. - Yêu cầu Hs trả lời câu hỏi C1 ,C2. - Nắm được chất rắn gây ra áp suất theo phương của áp lực. - Nêu được các dụng cụ TN và mục đích cuat TN. - Dự đoán kết quả TN. - Nhận dụng cụ TN để tiến hành theo nhóm và trả lời câu hỏi C1, C2. Hoạt động 2 : Tìm hiểu về áp suất chất lỏng tác dụng lên các vật ở trong lòng chất lỏng ( 10 phút ) ? Các vật đặt trong lòng chất lỏng có chịu tác dụng áp suất của chất lỏng không ? - Giới thiệu dụng cụ và cách tiến hành TN. - Cho Hs dự đoán hiện tượng. - Phát dụng cụ TN cho mỗi nhóm để tiến hành TN. - Yêu cầu trả lời câu C3,C4. - Nắm được nội dung và mục đích của TN. - Nhận dụng cụ TN làm việc theo nhóm trả lời câu C3, C4. - Nhận biết được chất lỏng gây ra áp suất lên các vật đặt trong nó. Hoạt động 3 : Giới thiệu công thức tính áp suất chất lỏng. ( 6 phút ) - Cho Hs quan sát một bình chứa đầy nước có dạng hình trụ. ? Hãy tính trọng lượng của nước trongbình nếu biết chiều cao của bình và diện tích đáy? ? Áp lực do nước gây ra tại đáy bình? ? Áp suất do nước gây ra tại đáy bình? -Từ đó đưa ra công thức tính áp suất và các đại lượng trong công thức. - Trọng lượng của nước trong bình là : P= V.d = S.h.d - Áp lực do nước gây ra tại đáy bình bằng trọng lượng của nước trong bình. - Áp suất do nước gây ra tại đáy bình là p= F/S= S.h.d/S = d.h Hoạt động 4 : Tìm hiểu nguyên tắc bình thông nhau. (8 phút ) - Giới thiệu bình thông nhau. - Yêu cầu Hs dự đoán câu C5. - Phát dụng cụ TN cho từng nhóm để kiểm tra dự đoán và chọn từ thích hợp điền vào chổ trống. - Giải thích nguyên tắc của bình thông nhau và ứng dụng của nó. - Biết được các bình thông nhau. - Dự đoán kết quả rồi tiến hành TN kiểm tra dự đoán. - Thảo luận theo nhóm chọn từ thích hợp điền vào chổ trống. Hoạt động 4 : Vận dụng ( 5 phút ) - Yêu cầu Hs làm việc theo nhóm trả lời câu C6 , C8 và C9. - Tổ chức thảo luận đi đế kết quả chung. - Làm

File đính kèm:

  • docGiao an Vat li 8 ki 10809 .doc
Giáo án liên quan