Giáo án Vật lý 8 kì 2 - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng

BÀI 14: ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG

I - MỤC TIÊU:

1- Kiến thức:

- Phát biểu được định luật về công dưới dạng: Lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi.

- Vận dụng định luật để giải các bài tập về mặt phẳng nghiêng, ròng rọc động (nếu có thể giải được bài tập về đòn bẩy)

2- Kĩ năng:

- Quan sát thí nghiệm để rút ra mối quan hệ giữa các yếu tố: Lực tác dụng và quãng đường dịch chuyển để xây dựng được định luật về công.

3- Thái độ:

- Cẩn thận, nghiêm túc, chính xác.

- Yêu thích môn học.

 

doc52 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1014 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 8 kì 2 - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/1/2009 Tuần: 19 Ngày dạy: 14/1/2009, 19/1/2009 Tiết: 18 Bài 14: Định luật về công I - mục tiêu: 1- Kiến thức: - Phát biểu được định luật về công dưới dạng: Lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi. - Vận dụng định luật để giải các bài tập về mặt phẳng nghiêng, ròng rọc động (nếu có thể giải được bài tập về đòn bẩy) 2- Kĩ năng: - Quan sát thí nghiệm để rút ra mối quan hệ giữa các yếu tố: Lực tác dụng và quãng đường dịch chuyển để xây dựng được định luật về công. 3- Thái độ: - Cẩn thận, nghiêm túc, chính xác. - Yêu thích môn học. II - Chuẩn bị của GV và HS: * HS : Mỗi nhóm - 1 thước đo có GHĐ: 50 cm, ĐCNN: 1mm - 1 giá đỡ; 1 thanh nằm ngang; 1 ròng rọc động ; 1 quả nặng 100 g - 1 lực kế 3N- 5N; 1 dây kéo là cước * GV: - 1 đòn bẩy - 2 thước thẳng - 1 quả nặng 200g - 1 quả nặng 100g III - hoạt động dạy - học: Điều khiển của Giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống học tập 1- Kiểm tra bài cũ: - Một vật thực hiện công khi nào? viết công thức tính công cơ học. - Tổ chức Hs nhận xét câu trả lời của bạn. - Gv nhận xét, ghi điểm cho Hs. 2- Tổ chức tình huống học tập: - Như SGK. - Gv cho Hs dự đoán. - Gv giới thiệu vào bài mới - Hs trả lời câu hỏi. - Hs nhân xét câu trả lời của bạn - Hs lưu ý những nhận xét của Gv. - Hs đọc thông tin Sgk - Hs đưa ra dự đoán. - Hs ghi mục bài Hoạt động 2: Làm thí nghiệm để so sánh công của MCĐG với công kéo vật trực tiếp - Yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm SGK, trình bày dụng cụ cần dùng, nêu các bước tiến hành - GV yêu cầu HS quan sát, hướng dẫn thí nghiệm. - Yêu cầu HS tiến hành các phép đo như đã trình bày. Ghi kết quả vào bảng - Yêu cầu HS trả lời câu C1, ghi vở. - Yêu cầu HS trả lời câu c2, ghi vở. - Yêu cầu HS trả lời câu C3, ghi vở - Do ma sát nên A2 > A1. Bỏ qua ma sát và trọng lượng ròng rọc, dây thì A = A2 đ HS rút ra nhận xét C4 I - Thí nghiệm: - HS hoạt động cá nhân: B1: Móc quả nặng vào lực kế kéo lên cao với quãng đường s1 = ...........đọc độ lớn của lực kế F1 =................ B2: - Móc quả nặng vào ròng rọc động. - Móc lực kế vào dây. - Kéo vật chuyển động với 1 quãng đường s1 = ...................... - Lực kế chuyển động 1 quãng đường s2 = ...................................... - Đọc độ lớn lực kế F2 =............. Các đại lượng cần xác định Kéo trực tiếp Dùng ròng rọc Lực (N) S (m) Công (J) Hoạt động nhóm. Kết quả ghi vào bảng 14.1 C1: F2 ằ 1/2F1 C2: s2 = 2s1 C3: A1 = F1 . s1 = 1.0,05 = 0,05 (J) A2 = F2 . s2 =- 0,5 . 0,1 = 0,05 (J) đ A1 = A2 * Kết luận: Dùng ròng rọc động được lợi 2 lần về lực thì thiệt 2 lần về đường đi. Nghĩa là không có lợi gì về công Hoạt động 3: Định luật về công - GV thông báo cho HS: Tiến hành thí nghiệm tương tự đối với các MCĐG khác cũng có kết quả tương tự - Em có thể phát biểu định luật về công ? - Nếu để HS phát biểu, đa phần các em sẽ chỉ phát biểu: Dùng MCĐG cho ta lợi về lực........nhưng thiếu cụm từ “ và ngược lại” - GV thông báo có trường hợp cho ta lợi về đường đi nhưng lại thiệt về lực. Công không có lợi. Ví dụ ở đòn bẩy. P1 > P2 h1 > h2 - Yêu cầu HS phát biểu đầy đủ về định luật về công. Ghi vở. II - Định luật về công - HS phát biểu định luật về công. - Định luật về công: Không một MCĐG nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. Hoạt động 4: Vận dụng, củng cố - Hướng dẫn về nhà 1- Vận dụng: - Yêu cầu C5 và C6 HS phải ghi lại tóm tắt thông tin rồi mới giải bài tập và trả lời. - HS trả lời được câu a) thì GV ghi vở. - Nếu HS trả lời chưa chuẩn thì GV gợi ý: + Dùng mặt phẳng nghiên nâng vật lên có lợi như thế nào ? b) Trường hợp nào công lớn hơn ? c) Tính công - Nếu HS tính đúng thì GV chuẩn lại. - Nếu không đúng thì GV gợi ý Không dùng mặt phẳng nghiêng thì công kéo vật bằng bao nhiêu ? C6: Tương tự Lưu ý cho HS: Khi tính công của lực thì phải tính lực nào nhân với quãng đường dịch chuyển của lực đó. 2- Củng cố: Cho HS phát biểu lại định luật về công. - Trong thực tế dùng MGĐG nâng vật bao giờ cũng có sức cản của ma sát, của trọng lực ròng rọc, của dây......Do đó công kéo vật lên A2 bao giờ cũng lớn hơn công kéo vật không có lực ma sát.........(tức là công kéo vật không dùng MCĐG) 3- Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập trong SBT. - Hoàn thành các câu C làm chưa xong. - Xem trước bài 15_ Công suất III - Vận dụng C5: P = 500N h = 1m l1 = 4m l2 = 2m a) Dùng mặt phẳng nghiên kéo vật lên cho ta lợi về lực, chiều dài 1 càng lớn thì lực kéo càng nhỏ. Vậy trường hợp 1 lực kéo nhỏ hơn. F1 < F2 F1 = F2/2 b) Công kéo vật trong 2 trường hợp là bằng nhau (theo định luật về công) A = P.h = 500N.1m = 500J C6: P = 420 N s = 8m a) F = ? h = ? b) A = ? Giải a) Dùng ròng rọc động lợi 2 lần về lực: F = P/2 = 210 (N) Quãng đường dịch chuyển thiệt 2 lần h = s/2 = 4 (m) b) A = P.h hoặc A = F.s - Đọc phần “Có thể em chưa biết” A2 > A1 H = . 100% đ H < 1 - Hs lưu ý những dặn dò của Gv Rút kinh nghiệm sau bài dạy Xác nhận của tổ trưởng bộ môn Xác nhận của BGH Ngày soạn: 19/1/2009 Tuần: 20 Ngày dạy: 21/1/2009, 26/1/2009 Tiết: 19 Bài 15: Công suất I- Mục tiêu: 1- Kiến thức: - Hiểu được công suất là công thực hiện được trong 1 giây, là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm của con người, con vật hoặc máy móc. Biết lấy ví dụ minh hoạ. - Viết được biểu thức tính công suất, đơn vị công suất. Vận dụng để giải các bài tập định lượng đơn giản. 2- Kĩ năng: Biết tư duy từ hiện tượng thực tế để xây dựng khái niệm về đại lượng công suất. 3- Thái độ:Yêu thích môn học, ham hiểu biết, tìm tòi kiến thức mới. II- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - Một số bảng phụ học sinh, bảng phụ học sinh. Iii- hoạt động dạy - học Điều khiển của Giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống học tập 1- Kiểm tra bài cũ: HS1: - Phát biểu định luật về công. - Chữa bài tập 14.1. HS2: Chữa bài tập 14.2. - Tổ chức Hs nhận xét câu trả lời của bạn. - Gv nhận xét, ghi điểm cho Hs. 2- Tổ chức tình huống học tập: - Như SGK. - Gv cho Hs dự đoán. - Gv giới thiệu vào bài mới HS1: - Phát biểu định luật về công. - Hs làm bài tập theo yêu cầu. HS2: - Hs nhân xét câu trả lời của bạn - Hs lưu ý những nhận xét của Gv. - Hs đọc thông tin Sgk - Hs đưa ra dự đoán. - Hs ghi mục bài Hoạt động 2: Tìm hiẻu ai làm khoẻ hơn? - HS đọc thông báo, ghi tóm tắt thông tin để trả lời: Ai làm việc khoẻ hơn ? - GV treo bảng phụ có in sẵn các phương án. - Để xét kết quả nào đúng, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: - C1: Yêu cầu HS làm việc cá nhân. - Kiểm tra 2 HS ở 2 đối tượng khá và trung bình. - Câu C2: Dành 5 phút để HS nghiên cứu chọn đáp án đúng. Yêu cầu HS phải phân tích được tại sao đáp án sai, đáp án đúng. - Yêu cầu HS tìm phương pháp chứng minh phương án c và d là đúng -> Rút ra phương án nào dễ thực hiện hơn? - Yêu cầu HS điền vào C3. I- AI LàM VIệC KHOẻ HƠN : h = 4m P1 = 16N FkA = 10 viên . P1 ; t1 = 50s FkD = 15 viên . P1 ; t2 = 60s - HS đưa ra phương án để tìm kết quả. AA = FkA . h = 10 . P1 . h = 10 . 16 . 4 = 640 (J) AD = FkD . h = 15 . 16 . 4 = 960 (J) - Phương án a: Không được vì còn thời gian thực hiện của 2 người khác nhau. - Phương án b: Không được vì công thực hiện của 2 người khác nhau. - Phương án c: Đúng phương pháp giải phức tạp: t1' = = 0,018s; t2' = = 0,062s Cũng thực hiện một công là 1 J thì anh Dũng thực hiện được trong thời gian ngắn hơn nên anh Dũng khoẻ hơn. Phương án d đúng vì so sánh công thực hiện được trong 1 giây: = 12,8 J/s 1 giây anh An thực hiện 1 công là 12,8J = 16 J/s 1 giây anh Dũng thực hiện 1 công là 16J. Vậy anh Dũng khoẻ hơn. C3: Anh Dũng làm việc khoẻ hơn vì trong thời gian 1 giây anh Dũng thực hiện công lớn hơn anh An. Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm công suất - Để biết máy nào, người nào ?. thực hiện được công nhanh hơn thì cần phải so sánh các đại lượng nào và so sánh như thế nào? - Nếu HS trả lời đúng thì yêu cầu HS yếu trả lời lại. - Nếu HS trả lời chưa đúng thì GV gợi ý dựa trên kết quả vừa tìm ở câu C3. - Công suất là gì? - Xây dựng biểu thức tính công suất. - Yêu cầu HS điền vào chỗ trống. - Nếu HS tự xây dựng dựa trên kiến thức đã thu thập được thì GV thống nhất cùng HS luôn là: P = - Nếu HS yếu thì GV gợi ý theo các ý nhỏ: + Công sinh ra ký hiệu là gì ? + Thời gian thực hiện công là gì ? + Công thực hiện trong 1 giây là gì ? Giá trị đó gọi là gì ? -> Biểu thức tính công suất. II- Công suất: - HS trả lời. - Để so sánh mức độ sinh công ta phải so sánh công thực hiện được trong 1 giây -> công suất. - Công suất là công thực hiện được trong 1 giây. - Công sinh ra là A. - Thời gian thực hiện công là t. - Công thực hiện trong 1 giây là: P = Hoạt động 4: Tìm hiểu Đơn vị Công suất HS trả lời các câu hỏi: - Đơn vị chính của công là gì ? - Đơn vị chính của thời gian là gì ? III- Đơn vị công suất: + Đơn vị công là J. + Đơn vị thời gian là s. + Nếu công thực hiện là 1J. + Thời gian thực hiện công là 1s thì công suất bằng 1J/1s = 1 oát (W) + Oát là đơn vị chính của công suất. + 1kW = 1000W + 1MW = 1000kW = 1 000 000W Hoạt động 5: Vận dụng, củng cố - Hướng dẫn về nhà - Yêu cầu cả lớp làm câu C4, Gọi 1 HS trung bình lên bảng. - Câu C5: Yêu cầu HS tóm tắt đầu bài. GV gọi 1 HS trung bình khá lên bảng. HS khác làm vào vở. - HS có thể theo đổi đơn vị là giây. Kết quả đúng -> GV công nhận kết quả. - GV có thể gợi ý cho HS nếu so sánh thì đưa đơn vị của các đại lượng là thống nhất. - Sau khi HS làm, GV nên hướng dẫn cách làm nhanh nhất là dùng quan hệ P ~ khi công như nhau. - Câu C6: Yêu cầu HS tương tự như các câu trên. - Gợi ý cho HS vận dụng theo đúng biểu thức. - Khi tính toán phải đưa về đơn vị chính. - HS có thể trả lời ý nào trước cũng được. 2- Củng cố: - Công suất là gì ? - Biểu thức tính công suất, đơn vị đo các đại lượng trong biểu thức ? - Công suất của máy bằng 80W có nghĩa là gì ? - GV yêu cầu 2 HS trả lời. - Yêu cầu HS cả lớp ghi phần ghi nhớ vào vở. 3- Hướng dẫn về nhà : - Học phần ghi nhớ. P = F . v p = A = P . t - Từ công thức: - Làm các bài tập vận dụng. - Làm bài tập SBT. - Hướng dẫn HS đọc phần "Có thể em chưa biết". C4: PAn = 12,8J/s = 12,8W PDũng = 16J/s = 16W tt = 2h tm = 20ph = 1/3h At = Am = A = ? = Pm = 6 Pt Công suất máy lớn gấp 6 lần công suất của trâu. Công suất tỉ lệ nghịch với thời gian: t1 = 6 tm => Pm = 6 P1 C6: v = 9km/h = 2,5 m/s F = 200N a) P = ? b) P = F.v Giải a) 1 giờ (3600 s) ngựa đi được 9 km = 9000m A = F . s = 200 . 9000 = 1.800.000 (J) P = = 500 (W) b) Chứng minh: P = = F . v Cách 2: P = 200 . 2,5 = 500 (W) - Hs lưu ý những dặn dò của Gv. Rút kinh nghiệm sau bài dạy Xác nhận của tổ trưởng bộ môn Xác nhận của BGH Ngày soạn: 25/1/2009 Tuần: 21 Ngày dạy: 28/21/2009,02/02/2009 Tiết: 20 BàI 16: Cơ năng I- Mục tiêu: 1- Kiến thức: - Tìm được ví dụ minh hoạ cho các khái niệm cơ năng, thế năng, động năng. - Thấy được một cách định tính thế năng hấp dẫn của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất và động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật. - Tìm được ví dụ minh hoạ. 2- Thái độ: - Hứng thú học tập bộ môn. - Có thói quen quan sát các hiện tượng trong thực tế vận dụng kiến thức đã học giải thích các hiện tượng đơn giản. II- Chuẩn bị của GV và HS: * Cả lớp: - Tranh phóng to mô tả thí nghiệm (hình 16.1a và 16.1b SGK) - Tranh phóng to hình 16.4 (SGK) - 1 hòn bi thép. - 1 máng nghiêng. - 1 miếng gỗ. - 1 cục đất nặn. * Mỗi nhóm: - Lò xo được làm bằng thép uốn thành vòng tròn. Lò xo đã được nén bởi một sợi dây len. - 1 miếng gỗ nhỏ. - 1 bao diêm. Iii- hoạt động dạy - học Điều khiển của Giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống học tập 1- Kiểm tra bài cũ: - Viết công thức tính công suất, giải thích ký hiệu và ghi rõ đơn vị của từng đại lượng trong công thức. - Bài tập 15.1 và yêu cầu giải thích lí do chọn phương án. - Tổ chức Hs nhận xét câu trả lời của bạn. - Gv nhận xét, ghi điểm cho Hs. 2- Tổ chức tình huống học tập: - Như SGK. - Gv cho Hs dự đoán. - Gv giới thiệu vào bài mới - 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi của GV. - Hs nhân xét câu trả lời của bạn - Hs lưu ý những nhận xét của Gv. - Hs đọc thông tin Sgk - Hs đưa ra dự đoán. - Hs ghi mục bài Hoạt động 2: Hình thành khái niệm thế năng - GV treo tranh hình 16.1 phóng ta lên bảng. Thông báo ở hình 16.1a, quả nặng A nằm trên mặt đất, không có khả năng sinh công. - Yêu cầu HS quan sát hình 16.1b, nêu câu hỏi C1. - Hướng dẫn HS thảo luận câu hỏi - GV thông báo cơ năng của vật trong trường hợp này gọi là thế năng. - Nếu quả nặng A được đưa lên càng cao thì công sinh ra kéo thỏi gỗ B chuyển động càng lớn hay nhỏ? Vì sao? - GV thông báo vật có khả năng thực hiện công càng lớn nghĩa là thế năng của nó càng lớn. Như vậy vật ở vị trí càng cao thì thế năng của vật càng lớn. - Thế năng của vật A vừa nói tới được xác định bởi vị trí của vật so với trái đất gọi là thế năng hấp dẫn. Khi vật nằm trên mặt đất thì thế năng hấp dẫn của vật bằng 0. * Chú ý: Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào: + Mốc tính độ cao. + Khối lượng của vật. - GV gợi ý để HS có thể lấy ví dụ thực tế minh hoạ cho chú ý. - GV đưa ra lò xo tròn đã được nén bằng sợi len. Nêu câu hỏi: + Lúc này lò xo có cơ năng không ? + Bằng cách nào để biết lò xo có cơ năng ? - GV thông báo cơ năng của lò xo trong trường hợp này cũng gọi là thế năng. Muốn thế năng của lò xo tăng ta làm thế nào ? Vì sao ? - Như vậy thế năng này phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi của vật, nên được gọi là thế năng đàn hồi. - GV lấy ví dụ nhấn mạnh khái niệm thế năng đàn hồi: Khi ta ấn tay vào cục đất nặn, cục đất biến dạng. Cục đất nặn này có thế năng đàn hồi không ? Vì sao ? - Qua phần II, các em hãy cho biết các dạng thế năng. Các dạng thế năng đó phụ thuộc vào yếu tố nào ? - Yêu cầu HS ghi vở kết luận. II- Thế năng 1- Thế năng hấp dẫn. - HS quan sát hình vẽ 16.1. - HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi C1. Yêu cầu nêu được: Nếu đưa quả nặng lên một độ cao nào đó như hình 16.1b, quả nặng A chuyển động xuống phía dưới làm căng sợi dây. Sức căng của sợi dây làm thỏi gỗ B chuyển động, tức là thực hiện công. Như vậy khi đưa quả nặng lên độ cao, nó có khả năng thực hiện công cơ học, do đó nó có cơ năng. - HS nêu được: Nếu quả nặng A được đưa lên càng cao thì công của lực kéo thỏi gỗ B càng lớn vì B chuyển dịch quãng đưỡng dài hơn. - HS ghi nhớ các thông báo của GV. 2- Thế năng đàn hồi. - HS thảo luận nhóm, yêu cầu nêu được: + Lò xo có cơ năng vì nó có khả năng sinh công cơ học. + Cách nhận biết: Đặt miếng gỗ lên trên lò xo và dùng diêm đốt cháy sợi dây len (hoặc dùng kéo cắt đứt sợi dây). Khi sợi dây len đứt, lò xo đẩy miếng gỗ lên cao tức là thực hiện công. Lò xo có cơ năng. - HS các nhóm làm thí nghiệm kiểm tra phương án để nhận thấy lực đàn hồi của lò xo có khả năng sinh công. - Lò xo càng bị nén nhiều thì công do lò xo sinh ra càng lớn, nghĩa là thế năng của lò xo càng lớn. - Cục đất nặn không có thế năng đàn hồi vì nó không biến dạng đàn hồi, không có khả năng sinh công. - Qua phần II, HS nêu được: Có hai dạng thế năng là thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi. + Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào vị trí của vật so với mốc tính thế năng và phụ thuộc vào khối lượng của vật. + Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi của vật. - HS ghi vở kết luận trên. Hoạt động 3: Hình thành khái niệm động năng - GV giới thiệu thiết bị thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm như hình 16.3. - Gọi HS mô tả hiện tượng xảy ra ? - Yêu cầu trả lời câu hỏi C4, C5. - Hướng dẫn HS thảo luận câu hỏi C4, C5. - GV thông báo: Cơ năng của vật do chuyển động mà có được gọi là động năng. - Theo các em dự đoán động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào ? Làm thế nào để kiểm tra được điều đó. - Gọi HS nêu dự đoán. GV phân tích tính khả thi của các cách kiểm tra dự đoán. - Hướng HS tìm hiểu sự phụ thuộc động năng của vật vào các yếu tố như hướng dẫn SGK. Với mỗi yếu tố GV làm thí nghiệm kiểm chứng tại lớp. - Qua phần III, cho biết khi nào một vật có động năng. Động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào ? - Yêu cầu HS ghi vở kết luận. III- Động năng 1- Khi nào vật có động năng? - HS quan sát GV làm thí nghiệm. Trả lời câu hỏi C3, C4, C5. - HS tham gia thảo luận trên lớp câu C3 đến C5. Yêu cầu nêu được: C3: Quả cầu A lăn xuống đập vào miếng gỗ B làm miếng gỗ B chuyển động một đoạn. C4: Quả cầu A tác dụng vào thỏi gỗ B một lực làm thỏi gỗ B chuyển động tức là quả cầu A đang chuyển động có khả năng thực hiện công. C5: Một vật chuyển động có khả năng thực hiện công tức là có cơ năng. 2- Động năng của vật phụ thuộc những yếu tố nào ? - HS nêu dự đoán của mình và cách kiểm tra dự đoán. - Theo dõi GV tiến hành thí nghiệm kiểm tra sự phụ thuộc của động năng vào vận tốc và khối lượng của vật. - HS nêu được: Cơ năng của vật do chuyển động mà có được gọi là động năng. Động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc chuyển động của vật. - HS ghi kết luận trên vào vở Hoạt động 4: Vận dụng - Củng cố - Hướng dẫn về nhà - Yêu cầu HS nêu các dạng cơ năng vừa học. - Lấy ví dụ một vật có cả động năng và thế năng. - GV thông báo cơ năng của vật lúc đó bằng tổng động năng và thế năng của nó. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C10. * Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc phần ghi nhớ cuối bài. - Đọc mục : "Có thể em chưa biết". - Làm bài tập 16 - Cơ năng (SBT). - Hai dạng cơ năng: Thế năng và động năng. - HS lấy ví dụ vật có cả động năng và thế năng. C10: a- Chiếc cung đã được giương có thế năng. b- Nước chảy từ trên cao xuống có động năng. c- Nước bị ngăn trên đập cao có thế năng. - Lưu ý những dặn dò của Gv. Rút kinh nghiệm sau bài dạy Xác nhận của tổ trưởng bộ môn Xác nhận của BGH Ngày soạn:02/02/2009 Tuần: 22 Ngày dạy: 4/2/2009, 09/2/2009 Tiết: 21 Bài 17: Sự chuyển hoá và bảo toàn cơ năng I- Mục tiêu: 1- Kiến thức: - Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng ở mức biểu đạt như trong SGK. - Biết nhận ra và lấy ví dụ về sự chuyển hoá lẫn nhau giữa thế năng và động năng trong thực tế. 2- Kĩ năng: - Phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức. - Sử dụng chính xác các thuật ngữ 3- Thái độ: - Nghiêm túc trong học tập, yêu thích môn học. - Yêu thích môn học. II- Chuẩn bị của GV và HS 01 quả bóng; một quả lắc. 01 giá đỡ; 01 máng tròn. III- hoạt động dạy - học Điều khiển của Giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống học tập 1- Kiểm tra bài cũ: HS1: - Khi nào nói vật có cơ năng ? - Trong trường hợp nào thì cơ năng của vật là thế năng ? Trong trường hợp nào thì cơ năng là động năng ? Lấy ví dụ 1 vật có cả động năng và thế năng. HS2: - Động năng, thế năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào ? - Chữa bài tập 16.1 - Tổ chức Hs nhận xét câu trả lời của bạn. - Gv nhận xét, ghi điểm cho Hs. 2- Tổ chức tình huống học tập: - Như SGK. - Gv cho Hs dự đoán. - Gv giới thiệu vào bài mới - HS lên bảng trả lời câu hỏi của GV. - Hs nhân xét câu trả lời của bạn - Hs lưu ý những nhận xét của Gv. - Hs đọc thông tin Sgk - Hs đưa ra dự đoán. - Hs ghi mục bài Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm nghiên cứu sự chuyển hoá cơ năng trong quá trình cơ học - Cho HS làm thí nghiệm hình 17.1, kết hợp với quan sát tranh phóng to hình 17.1 lần lượt nêu các câu hỏi C1 đến C4. Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi này. - GV hướng dẫn HS thảo luận chung trên lớp. - Qua thí nghiệm 1: + Khi quả bóng rơi: Năng lượng đã được chuyển hoá từ dạng nào sang dạng nào ? + Khi quả bóng nảy lên: Năng lượng đã được chuyển hoá từ dạng nào sang dạng nào ? - GV ghi tóm tắt kết quả lên bảng, yêu cầu HS ghi vào vở. - GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2 theo nhóm, quan sát hiện tượng xảy ra, thảo luận nhóm câu hỏi C5 đến C8. Qua thí nghiệm 2, các em rút ra nhận xét gì về sự chuyển hoá năng lượng của con lắc khi con lắc dao động xung quanh vị trí cân bằng B. I- Sự chuyển hoá của các dạng cơ năng 1- Thí nghiệm 1: - HS làm thí nghiệm thả quả bóng rơi như hướng dẫn hình 17.1. Quan sát quả bóng rơi, kết hợp với hình vẽ 17.1 thảo luận các câu hỏi C1 đến C4. Yêu cầu: C1: Trong thời gian quả bóng rơi, độ cao của quả bóng giảm dần, vận tốc của quả bóng tăng dần. C2: Thế năng của quả bóng giảm dần, còn động năng của nó tăng. C3: Trong thời gian nảy lên, độ cao của quả bóng tăng dần, vận tốc của nó giảm dần. Như vậy thế năng của quả bóng tăng dần, động năng của nó giảm dần. C4: Quả bóng có thế năng lớn nhất khi ở vị trí A và có thế năng nhỏ nhất khi ở vị trí B. Quả bóng có động năng lớn nhất khi ở vị trí B và động năng nhỏ nhất khi ở vị trí A. - Qua thí nghiệm 1, HS thấy được: + Khi quả bóng rơi: Thế năng chuyển hoá thành động năng. + Khi quả bóng nảy lên: Động năng chuyển hoá thành thế năng. - HS ghi vở nhận xét trên. 2- Thí nghiệm 2: - HS làm thí nghiệm 2 theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV. - Thảo luận nhóm câu C5 đến C8. Yêu cầu nêu được: C5: a- Vận tốc của con lắc tăng. b- Vận tốc của con lắc giảm. C6: a- Thế năng chuyển hoá thành động năng. b- Động năng chuyển hoá thành thế năng. C7: ở vị trí A và C thế năng của con lắc là lớn nhất. ở vị trí B động năng của con lắc là lớn nhất. C8: ở vị trí A và C động năng của con lắc là nhỏ nhất (bằng 0). ở vị trí B thế năng nhỏ nhất. - HS nêu được nhận xét như phần kết luận ở thí nghiệm 2 trong SGK, ghi vở nhận xét này. Hoạt động 3: Thông báo định luật bảo toàn cơ năng - Thông báo nội dung định luật bảo toàn cơ năng như phần chữ in đậm SGK tr.61, thông báo phần chú ý. II- Bảo toàn cơ năng - HS ghi vở nội dung định luật bảo toàn cơ năng. Hoạt động 4: Vận dụng - Củng cố - Hướng dẫn về nhà - Yêu cầu HS phát biểu định luật bảo toàn chuyển hoá cơ năng. - Nêu ví dụ trong thực tế về sự chuyển hoá cơ năng. - Vận dụng câu C9. Phần c) yêu cầu phân tích rõ 2 quá trình vật chuyển động đi lên cao và quá trình vật rơi xuống. - Gọi 1 HS đọc mục "Có thể em chưa biết". * Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc phần ghi nhớ. - Làm bài tập 17 - Sự chuyển hoá và bảo toàn cơ năng (SBT). Hướng dẫn bài 17.3: Yêu cầu HS đọc đề bài 17.3. Phân tích quá trình viên bi chuyển động. Lưu ý lúc vừa ném lên, ở độ cao h, viên bi vừa có thế năng, vừa có động năng. - Trả lời câu hỏi phần A - ôn tập của bài 18 vào vở bài tập. - HS ghi nhớ nội dung định luật bảo toàn cơ năng tại lớp. - Lấy ví dụ thực tế về sự chuyển hoá cơ năng. - Cá nhân HS trả lời C9. yêu cầu: a- Mũi tên được bắn đi từ chiếc cung: Thế năng của cánh cung chuyển hoá thành động năng của mũi tên. b- Nước từ trên đập cao chảy xuống: Thế năng của nước chuyển hoá thành động năng. c- Ném một vật lên cao theo phương thẳng đứng: Khi vật đi lên động năng chuyển hoá thành thế năng. Khi vật rơi xuống thì thế năng chuyển hoá thành động năng. - Hs lưu ý những dặn dò của Gv. Rút kinh nghiệm sau bài dạy Xác nhận của tổ trưởng bộ môn Xác nhận của BGH Ngày soạn: 09/2/2009 Tuần: 23 Ngày dạy: 11/2/2009, 16/2/2009 Tiết: 22 Bài 18: Câu hỏi và bài tập tổng kết Chương I: Cơ học I- Mục tiêu: - Ôn tập hệ thống hoá kiến thức cơ bản của phần cơ học để trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập. - Vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập trong phần vận dụng. II- Chuẩn bị của GV và HS: - GV viết sẵn mục I của phần B - vận dụng ra bảng phụ hoặc ra phiếu học tập để phát cho HS. - GV có thể đưa ra phương án kiểm tra HS theo từng tên cụ thể. Tương ứng với câu hỏi phần Ôn tập và phần vận dụng để đánh giá kết quả học tập của HS trong chương một cách toàn diện. - HS chuẩn bị phần A - Ôn tập sẵn ở nhà. III- Hoạt động - dạy học: Hoạt động 1: Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà Kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của HS thông qua lớp phó học tập hoặc các tổ trưởng. GV trực tiếp kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của một số HS nêu nhận xét chung việc chuẩn bị bài ở nhà của HS. Hoạt động 2: Hệ thống hoá kiến thức Hoạt động dạy Hoạt động học - GV hướng dẫn HS hệ thống các câu hỏi trong phần A theo từng phần như sau: - Hướng dẫn HS thảo luận từ câu 1 đến câu 4 để hệ thống phần động học, GV tóm tắt trên bảng: Chuyển động cơ học CĐ đều CĐ không đều v = s/t vtb = s/t Tính tương đối của CĐ và đứng yên. - Hướng dẫn HS thảo luận tiếp từ câu 5 đến câu 10 để hệ thống về lực. GV ghi tóm tắt trên bảng: Lực có thể làm thay đổi vận tốc của chuyển động. Lực là đại lượng vectơ. Hai lực cân bằng. Lực ma sát. áp lực phụ thuộc vào: Độ lớn của lực và diện tích mặt tiếp xúc. áp suất: p = F/S - Hướng dẫn HS thảo luận câu 11 và 12 cho phần tĩnh học chất lỏng. GV ghi tóm tắt trên bảng: Lực đẩy Acsimet: FA = d . V Điều kiện để một vật nhúng chìm trong chất lỏng là: + Nổi lên: P < FA hay d1 < d2 + Chìm xuống: P > FA hay d1 > d2 + Cân bằng "lơ lửng" P = FA hay d1 = d2 - Hướng dẫn HS thảo luận từ câu 13 đến câu 17, hệ thống phần công và cơ năng. GV ghi tóm tắt trên bảng: ĐK để có công cơ học. Biểu thức tính công: A = F . s Định luật về công ý ngh

File đính kèm:

  • docGIAO AN VLY 8_HKII.doc
Giáo án liên quan