Giáo án Vật lý 8 kì một

Ch­¬ng I : C¬ häc

 TiÕt 1.

 ChuyÓn ®éng c¬ häc

I. Môc tiªu:

1. KiÕn thøc:

- Nªu ®­îc nh÷ng thÝ dô vÒ chuyÓn ®éng c¬ häc trong thùc tÕ.

- Nªu ®­îc thÝ dô vÒ tÝnh t­¬ng ®èi cña chuyÓn ®éng vµ ®øng yªn, ®Æc biÖt biÕt x¸c ®Þnh tr¹ng th¸i cña vËt ®èi víi mçi vËt ®­îc chän lµm mèc.

- Nªu ®­îc thÝ dô vÒ c¸c d¹ng chuyÓn ®éng c¬ häc: chuyÓn ®éng th¼ng, chuyÓn ®éng cong, chuyÓn ®éng trßn.

2. KÜ n¨ng:

- Häc sinh cã thÓ quan s¸t vµ nhËn biÕt ®­îc mét vËt ®øng yªn hay chuyªn ®éng so víi mét vËt kh¸c

3. Th¸i ®é:

- Häc sinh høng thó víi bµi häc ,tÝch cùc tham gia ph¸t biÓu

 

doc48 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 677 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 8 kì một, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:8A.............................. 8B.............................. Chương I : Cơ học Tiết 1. Chuyển động cơ học Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được những thí dụ về chuyển động cơ học trong thực tế. - Nêu được thí dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, đặc biệt biết xác định trạng thái của vật đối với mỗi vật được chọn làm mốc. - Nêu được thí dụ về các dạng chuyển động cơ học: chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn. 2. Kĩ năng: - Học sinh có thể quan sát và nhận biết được một vật đứng yên hay chuyên động so với một vật khác 3. Thái độ: - Học sinh hứng thú với bài học ,tích cực tham gia phát biểu II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Xe lăn, mẩu gỗ - Qủa bóng bàn 2. Học sinh: - Đọc trước bài ở nhà. III. Tiến trình tổ chức dạy học: 1. ổn định tổ chức lớp (1p) 8A Tổng số...............Vắng............................................ 8B Tổng số...............Vắng............................................. 2. Kiểm tra bài cũ: Không. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1(5p) Giới thiệu chương trình vật lí lớp 8: - GVgiới thiệu một số nội dung cơ bản của chương và đặt vấn đề như trong SGK. - HS dự đoán về sự chuyển động của mặt trời và trái đất . Hoạt động 2(10p) Tìm hiểu cách xác định vật chuyển động hay đứng yên. -? Em hãy nêu ví dụ về vật chuyển động và ví dụ về vật đứng yên? . - HS thảo luận theo bàn và nêu ví dụ. - GV: Tại sao nói vật đó chuyển động? - HS lập luận chứng tỏ vật trong ví dụ đang chuyển động hay đứng yên. - GV kết luận: vị trí của vật đó so với gốc cây thay đổi chứng tỏ vật đó đang chuyển động , vị trí vật đó so với gốc cây không đổi chứng tỏ vật đó đứng yên . - GV:Vậy, khi nào vật chuyển động , khi nào vật đứng yên? - HS: Thảo luận nhóm và trả lời C1 - GV:Gọi HS đọc kết luận SGK. - HS tự trả lời câu C2. - GVKhi nào vật được coi là đứng yên ? - HS trả lời câu C3 . Lấy VD . - GV cho h/s thảo luận câu trả lời và chốt lại câu trả lời đúng nhất. GV: Mô tả thí nghiệm khúc gỗ đặt trên xe lăn và tiến hành thí nghiệm HS: Quan sát Hoạt động 3(13p) Tính tương đối của chuyển động và đứng yên: - GV đề ra thông báo như SGK. - GV yêu cầu h/s quan sát H1.2 SGK để trả lời C4, C5. Lưu ý h/s nêu rõ vật mốc trong từng trường hợp . - HS thảo luận câu hỏi của giáo viên yêu cầu và trả lời câu hỏi đó. - HS dựa vào nhận xét trạng thái đứng yên hay chuyển động của một vật như C4;C5 để trả lời C6. - GV yêu cầu h/s lấy ví dụ về một vật bất kỳ, xét nó chuyển động so với vật nào, đứng yên so với vật nào?và rút ra nhận xét:Vật chuyển động hay đứng yên là phụ thuộc vào yếu tố nào ? - GV yêu cầu cầu h/s trả lời C8. Hoạt động 4:(5p) nghiên cứu một số chuyển động thường gặp. - HS quan sát H1.3abc SGK để trả lời C9 . - GV có thể cho hs thả bóng bàn xuống đất, xác định quĩ đạo. - HS nhận xét và rút ra các dạng chuyển động thường gặp và trả lời C9. Hoạt động 5: (6p) Vận dụng. - GV cho h/s quan sát H1.4 SGK và trả lời câu hỏi C10 ; C11. - HS hoạt động cá nhân vận dụng trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu h/s đọc và học thuộc phần ghi nhớ. 1.Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên C1: So sánh vị trí của ô tô , thuyền , đám mây với 1 vật nào đó đứng yên bên đường , bên bờ sông . * Kết luận : Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc. Chuyển động này gọi là chuyển động cơ học. C2: Ô tô chuyển động so với hàng cây bên đường C3: Vật không thay đổi vị trí đối với vật mốc thì được coi là đứng yên. VD: Người ngồi trên thuyền đang trôi theo dòng nước , vì vị trí của người ở trên thuyền không đổi nên so với thuyền thì người ở trạng thái đứng yên. 2 . Tính tương đối của chuyển động và đứng yên: C4:Hành khách chuyển động so với nhà ga. Vì vị trí của hành khách so với nhà ga là thay đổi . C5: So với toa tàu, hành khách đứng yên vì vị trí của hành khách so với toa tàu là không đổi . C6 : Một vật có thể chuyển động so với vật này, nhưng lại đứng yên đối với vật kia. C7: Vậy: chuyển động hay đứng yên có tính tương đối . C8: Nếu coi một điểm gắn với trái đất là mốc thì vị trí của mặt trời thay đổi từ đông sang tây . 3 . Một số chuyển động thường gặp: - Chuyển động thẳng. - Chuyển động cong. - Chuyển động tròn. C9 : 4. Vận dụng: C10: Ô tô đứng yên so với người lái xe, chuyển động so với cột điện. C11: Có lúc sai. Ví dụ: Vật chuyển động tròn quanh vật mốc. + Ghi nhớ: SGK. 4. Củng cố.(3p) - GV hệ thống nội dung chính của bài và khắc sâu nội dung đó cho h/s. - Đọc có thể em chưa biết. 5. Hướng dẫn học ở nhà.(2p) - Học bài theo vở và SGK. - Làm bài tập từ 1.1đến 1.6 SBT. - Chuẩn bị bài : Vận tốc . Ngày giảng:8A..................... 8B..................... Tiết2-Bài 2 Vận tốc I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - So sánh quãng đường chuyển động trong 1 giây của mỗi chuyển động để rút ra cách nhận biết sự nhanh , chậm của chuyển động . - Nắm được công thức vận tốc và ý nghĩa khái niệm vận tốc. Đơn vị chính của vận tốc là m/s ; km/h và cách đổi đơn vị vận tốc . 2. Kỹ năng : -Biết vận dụng công thức tính vận tốc để tính quãng đường , thời gian của chuyển động . 3. Thái độ : -Có thái độ học tập nghiêm túc và hứng thú trong học tập. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: -Bảng phụ ghi nội dung bảng 2.1 sgk 2. Học sinh: -Nghiên cứu trước nội dung bài. III. Tiến trình tổ cức dạy và học: 1. ổn định tổ chức lớp(1p) :8A Tổng số...............Vắng.............................................. 8B Tổng số...............Vắng.............................................. 2. Kiểm tra bài cũ(5p): Câu hỏi: -Thế nào là vật chuyển động và vật đứng yên? Lấy một ví dụ Đáp án : -Khi vị trí của vật so với vật làm mốc thay đổi theo thời gian ta nói vật chuyển động cơ học -Khi vị trí của vật so với vật làm mốc không đổi theo thời gian khi đó vật đứng yên -VD: Xe đạp chuyển động so với cái cây ven đường 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1(2p): Tổ chức tình huống học tập : -GVnêu vấn đề theo phần mở bài trong SGK. -HS nhận biết vấn đề cần tìm hiểu của bài. Hoạt động 2(15p): Nghiên cứu khái niệm vận tốc là gì? - GV hướng dẫn h/s vào vấn đề so sánh sự nhanh chậm của chuyển động. Yêu cầu h/s hoàn thành bảng 2.1. GV: Treo bảng 2.1 -HS Quan sát bảng 2.1 và trả lời câu hỏi C1 GV Gợi ý cho h/s sắp xếp thứ tự chuyển động nhanh chậm của các bạn nhờ số đo quãng đường chuyển động trong 1 đ/vị thời gian. HS Đưa ra câu trả lời C1 GV Yêu cầu hs đưa ra công thức tính vận tốc HS Đưa ra công thức V=S/t GV Dựa vào đó em hãy tính quãng đường chạy trong 1 giây và hoàn thiện câu hỏi C2 HS Tính toán và điền vào cột 5 -GV yêu cầu h/s dựa vào bảng 2.1 đưa ra kết luận về vận tốc và trả lời câu hỏi C3 -HS Trả lời cau hởi C3 -GV hướng dẫn, giải thích để h/s hiểu rõ hơn về khái niệm vận tốc. Hoạt động 3(5p): Xây dựng công thức tính vận tốc: -GV Từ bảng 2.1 em hãy xây dựng công thức tính vận tốc -HS Tìm hiểu và đưa ra công thức -GV Giải thích cho hs các đại lượng trong công thức Hoạt động 4(12p) : Tìm hiểu đơn vị vận tốc và vận dụng -GV Vậy đơn vị vận tốc phụ thuộc yếu tố nào -HS Phụ thuộc vào đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian -GV Yêu cầu hs trả lời câu hỏi C4 -HS Tìm hiểu và trả lời -GV Đưa ra đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s và km/h và dụng cụ đo vận tốc là tốc kế -GV Yêu cầu hs trả lời câu hỏi C5 -HS Nắm vững công thức, đơn vị và cách đổi đơn vị vận tốc. - GV giới thiệu về tốc kế. - GV yêu cầu h/s trả lời C6, C7, C8. -HS thảo luận và trả lời các câu hỏi C6, C7, C8. - GV hướng dẫn h/s trả lời nếu h/s gặp khó khăn. - GV yêu cầu h/s đọc và học thuộc phần ghi nhớ. 1.Vận tốc là gì? C1. Cùng chạy một quãng đường như nhau, bạn nào mất ít thời gian sẽ chạy nhanh hơn. C2. An : 6 m/s Bình: 6,32 m/s Cao : 5,45 m/s Hùng: 6,67 m/s Việt : 5,71 m/s Bảng 2.1. Cột 1 2 3 4 5 STT Tên h/s Quãng đường chạy s( m) Thời gian chạy t(s) Xếp hạng Quãng đường chạy trong 1 giây 1 An 60 10 3 6m 2 Bình 60 9,5 2 6,32m 3 Cao 60 11 5 5,45m 4 Hùng 60 9 1 6,67m 5 Việt 60 10,5 4 5,71m * Kết luận:Vận tốc là quãng đường đi trong một đơn vị thời gian. C3: Độ lớn của vận tốc biểu thị tính chất nhanh hay chậm của chuyển động (1) Nhanh , (2) Chậm (3) Quãng đường đi được, (4) Đơn vị 2 . Công thức tính vận tốc: Trong đó: s là quãng đường. t là thời gian. v là vận tốc. 3 . Đơn vị vận tốc : C4: m/phút, km/h km/s, cm/s 1km/h=1000m/3600s= 0,28m/s. - Độ lớn của vận tốc đợc đo bằng dụng cụ gọi là tốc kế ( hay đồng hồ vận tốc). C5: v=36km/h=36000/3600= 10m/s v= 10800/3600=3m/s v= 10m/s So sánh ta thấy, ô tô, tàu hoả chạy nhanh như nhau. Xe đạp chuyển động chậm nhất. C6: v=== 54km/h= 15m/s C7: t=40phút=2/3h v=12km/h S =v.t=12.2/3=8 km. C8: v=4km/h t=30phút= s=v.t= 4.1/2=2km. * Ghi nhớ: SGK. 4. Củng cố(3p). - GVchốt lại kiến thức trọng tâm của bài và khắc sâu nội dung đó cho h/s. - Đọc phần có thể em chưa biết. 5. Hướng dẫn học ở nhà(2p). -Học bài theo vở và SGK. -Làm bài tập từ 2.1đến 2.5SBT. -GV hướng dẫn h/s làm bài 2.5: +Muốn biết người nào đi nhanh hơn phải tính gì? +Nếu để đơn vị nh đầu bài có so sánh đợc không ? -Chuẩn bị bài : Chuyển động đều – chuyển động không đều . Ngày giảng: 8A.................... 8B.................... Tiết3-Bài3 Chuyển động đều – chuyển động không đều I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: -Phát biểu được định nghĩa của chuyển động đều và không đều. Nêu được những ví dụ về chuyển động đều và không đều thường gặp . -Xác định được dấu hiệu đặc trưng cho chuyển động đều là vận tốc không thay đổi theo thời gian , chuyển động không đều là vận tốc thay đổi theo thời gian. -Vận dụng để tính vận tốc trung bình trên một đoạn đường. -Làm thí nghiệm và ghi kết quả tương tự như bảng 3.1. 2. Kỹ năng : -Từ các hiện tượng thực tế và kết quả thí nghiệm để rút ra được quy luật của chuyển động đều và không đều . 3. Thái độ : -Tập trung nghiêm túc , hợp tác khi thực hiện thí nghiệm . II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: -Bảng phụ ghi các bước làm thí nghiệm, bảng kết quả mẫu 3.1. -Mỗi nhóm: - 1 máng nghiêng ; 1 xe lăn; 1 bút dạ để đánh dấu. - 1 đồng hồ điện tử hoặc đồng hồ bấm giây. 2. Học sinh: -Đọc trước bài ở nhà. III. Tiến trình tổ chức dạy và học 1. ổn định tổ chức lớp(1p): 8A Tổng số.................Vắng............................................. 8B Tổng số.................Vắng............................................. 2. Kiểm tra bài cũ(5p): + Câu hỏi: Vận tốc là gì? Viết công thức tính vận tốc? Vận dụng làm bài 2.5 SBT? + Đáp án: Là quãng đường vật đi đựoc trong một đơn vị thời gian Công thức tính vận tốc V=s.t Học sinh tự làm bài 2.5 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1(3p): Tổ chức tình huống học tập -GV:Trong chuyển động có những lúc vận tốc thay đổi nhanh chậm khác nhau, nhưng cũng có lúc vận tốc như nhau. Vậy chuyển động như đó dược gọi là chuyển động gì. -HS nhận biết vấn đề cần tìm hiểu của bài và đưa radự đoán. Hoạt động 2(13p): Tìm hiểu về định nghĩa chuyển động đều và không đều. -GV yêu cầu h/s đọc thông tin SGK tìm hiểu về chuyển động đều và không đều. - HS đọc thông tin SGK tìm hiểu về chuyển động đều và không đều. Lấy thí dụ cho mỗi chuyển động. GV yêu cầu h/s làm thí nghiệm theo nhóm quan sát chuyển động của trục bánh xe và ghi kết quả sau những khoảng thời gian 3s (H3.1) -GV: Treo bảng phụ 3.1 sgk -HS đọc C1 và nhận xét quãng đường mà vật đi được trong những khoảng thời gian bằng nhau. -GV: Vậy chuyển động nào là chuyển đều và không đều. GV: Tiến hành thí nghiệm hình 3.1 HS: Quan sát và nhậnn xét -GV: Yêu cầu học sinh đưa ra câu trả lời C2 -HS : Nghiên cứu C2 và trả lời. -GV hướng dẫn h/s trả lời. Hoạt động 3(10p): Tìm hiểu về vận tốc trung bình của chuyển động không đều: -GV: Yêu cầu học sinh đưa ra khái niệm về vận tốc trung bình -HS: Tìm hiểu đưa ra khái niệm -GV yêu cầu h/s tính đoạn đường lăn được của trục bánh xe trong mỗi thời gian ứng với các quãng đường AB, BC, CD để làm rõ khái niệm vận tốc trung bình. - GV yêu cầu h/s tính toán và hoàn thiện C3. -HS hoàn thành C3 từ đó rút ra công thức tính vận tốc trung bình. Hoạt động 4(8p): Vận dụng. - GV yêu cầu h/s nghiên cứu nội dung của các câu C4, C5, C6, C7 thảo luận và trả lời các câu hỏi đó. - HS vận dụng nội dung đã học trả lời C4, C5, C6, C7. - GV hướng dẫn h/s trả lời nếu h/s gặp khó khăn. - GV yêu cầu h/s đọc và học thuộc phần ghi nhớ. I.Định nghĩa: - Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian . - Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian. C1: + Quãng đường A đến D thì chuyển động của xe là không đều. + Quãng đường D đến F thì chuyển động của xe là chuyển động đều. C2: a, là chuyển động đều. b,c ,d là chuyển động không đều. II . Vận tốc trung bình của chuyển động không đều: *Trong chuyển động không đều, trung bình mỗi giây vật chuyển động được bao nhiêu mét thì ta nói vận tốc trung bình của chuyển động này là bấy nhiêu m/s. C3. v= 0,017m/s v= 0,05m/s v= 0,08m/s Từ A đến D xe chuyển động nhanh dần. * Công thức tính vận tốc trung bình: v= 3 . Vận dụng : C4: + Chuyển động của ô tô từ Hà Nội đến Hải Phòng là chuyển động không đều, 50km/h là vận tốcổnung bình . C5: Vận tốc trung bình trên cả 2 quãng đường: v== =3,3m/s C6: C7: * Ghi nhớ: 4. Củng cố(3p). -GVchốt lại kiến thức trọng tâm của bài và khắc sâu nội dung đó cho h/s. -Đọc có thể em chưa biết. 5. Hướng dẫn học ở nhà(2p). -Học bài theo vở và SGK. -Làm bài tập từ 3.1đến 3.7SBT. -Chuẩn bị bài : Biểu diễn lực . Ngày giảng: 8A....................... 8B....................... Tiết 4 - Bài 4 Biểu diễn lực I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: -Nêu được ví dụ thể hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc. -Nhận biết được lực là đại lượng véc tơ . Biểu diễn được véc tơ lực. -Học sinh nắm được 1 vec tơ lực gồm các đại lượng phương, chiều, độ lớn 2. Kĩ năng: -Học sinh biểu diễn được một vec tơ lực -Có khả năng vận dụng làm các bài tập 3. Thái độ: -Học sinh có thái độ tích cực trong học tập II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: -Thí nghiệm hình 4.1 SGK 2. Học sinh: -Sự chuẩn bị bài từ trước III. Tiến trình tổ chức dạy học: 1.ổn định tổ chức lớp:(1,) 8A Tổng số......................Vắng......................................... 8B Tổng số...................... Vắng........................................ 2 Kiểm tra 15 phút. + Câu hỏi: 1. Em hãy đơn vị của vận tốc từ km/h ra m/s: 108km/h , 18km/h , 9km/h 2. Em hãy tính vận tốc trung bình của một xe ô tô đi được quãng đường là 150km trong khoảng thời gian là 150 phút . Em hãy đổi đơn vị ra km/h và m/s. + Đáp án: 1. 108km/h = 30m/s (1điểm) 18km/h = 5m/s (1điểm) 9km/h =2,5m/s (1điểm) 2. Đổi 150 phút = 2,5 giờ (1điểm) Vận tốc của ô tô là : V = = = 60 km/h (3điểm) V = 16,6 m/s (3điểm) + Thang điểm : Câu 1 (3Điểm) Mỗi ý đúng là 1 điểm Câu 2 (7Điểm) 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1:(2,) Tổ chức tình huống học tập : GV. nêu vấn đề: Một muốn chuyển động nhanh hay chậm, ta cần làm như thế nào HS. Đưa ra dự đoán GV. Nhận xét Hoạt động 2 :(6,) Ôn lại khái niệm lực mối quan hệ giữa lực và sự thay đổi vận tốc GV. Nhắc lại phần kiến thức đã học ở lớp 6 GV. Mô tả thí nghiệm 4.1 và tiến hành TN -HS. quan sát hiện tượng của xe lăn khi buông tay và trả lời C1. -GV cho h/s quan sát H4.2 yêu cầu h/s phân tích và hoàn thành C1. -HS. thảo luận và hoàn thành C1. Hoạt động 3:(9,) Biểu diễn lực: -GV.Làm thí nghiệm với quả bóng cho rơi từ một độ cao xuống đất, hướng dẫn h/s phát hiện có lực tác dụng và lực đó có độ lớn, phương chiều để đi đến kết luận lực là đại lượng véc tơ. -HS. Tìm hiểu về véc tơ lực theo sự hướng dẫn của giáo viên. -GV.Hướng dẫn h/s biểu diễn lực trên hình vẽ. -HS tìm hiểu cách biểu diễn lực. -GV. Lưu ý cho h/s cách chọn tỉ lệ xích và phân tích trên hình vẽ các yếu tố . -GV.Thông báo ký hiệu véc tơ lực, cường độ lực. -GV. Mô tả lại lực được biểu diễn trong hình 4.3 sgk để h/s hiểu rõ hơn về cách biểu diễn lực. -HS. Nghiên cứu tài liệu và tự mô tả lại thí dụ trong SGK. Hoạt động 4: Vận dụng:(7,) -GV. Yêu cầu h/s tìm hiểu nội dung câu hỏi C2, C3 thảo luận và trả lời các câu hỏi đó. -HS .vận dụng các kiến thức vừa học trả lời C2, C3. -GV. hướng dẫn h/s trả lời nếu h/s gặp khó khăn. -GV yêu cầu h/s đọc và học thuộc phần ghi nhớ trong SGK. I. Ôn lại khái niệm lực: C1: +Hình 4.1: Lực hút của nam châm lên miếng thép làm tăng vận tốc của xe lăn, nên xe lăn chuyển động nhanh lên . +Hình 4.2: Lực tác dụng của vợt lên quả bóng làm quả bóng biến dạng và ngược lại, lực của quả bóng đập vào vợt làm vợt bị biến dạng . II . Biểu diễn lực: 1. Lực là một đại lượng véc tơ. - Lực có độ lớn, có phương và chiều nên lực là một đại lượng véc tơ. 2. Cách biểu diễn và kí hiệu véc tơ lực. + Điểm đặt của lực + Độ lớn. + Phương,chiều. F * Ký hiệu: - Véc tơ lực F. - Độ lớn: F. B A F = 15N Ví dụ: 5N F Điểm đặt là A Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải Cường độ F= 15N III. Vận dụng : C2: + Độ lớn của trọng lực là: P=10.m= 5.10=50N ; F=15000N 50N P C3: (H4.4- SGK) a, , theo phương thẳng đứng , chiều hướng từ dưới lên. b, theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải. c, có phương chếch với phương nằm ngang một góc 300. chiều hướng lên. * Ghi nhớ: SGK 4. Luyện tập củng cố.(3,) -GV.chốt lại kiến thức trọng tâm của bài và khắc sâu nội dung đó cho h/s . -GV. Nhấn mạnh cho học sinh lực là một đại lượng vectơ 5. Hướng dẫn học ở nhà.(2,) -Học thuộc phần ghi nhớ . -Làm bài tập từ 4.1đến 4.5 - SBT -Chuẩn bị bài : Sự cân bằng lực – quán tính . Ngày giảng:8A....................... 8B....................... Tiết5: sự cân bằng lực – quán tính I. Mục tiêu: 1. kiến thức: - Nêu được một số ví dụ về hai lực cân bằng , nhận biết đặc điểm của hai lực cân bằng - Từ kiến thức đã nắm được từ lớp 6, học sinh dự đoán và làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán để khẳng định được “ vật được tác dụng của 2 lực cân bằng thì vận tốc không đổi vật xẽ đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều mãi mãi . - Nêu được một số ví dụ về quán tính . giải thích được hiện tượng quán tính . 2. Kĩ năng: - kĩ năng tiến hành thí nghiệm phải có tác phong nhanh nhẹn, chuẩn xác . 3. Thái độ: -Thái độ nghiêm túc hợp tác khi làm thí nghiệm . II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên: - Máy Atút, xe lăn , khúc gỗ hình trụ ( hoặc con búp bê) . 2. Học sinh: - Đọc trước bài ở nhà III. Tiến trình tổ chức dạy và học: 1. ổn định tổ chức lớp(1,) : 8A Tổng số..............Vắng.................................................... 8B Tổng số..............Vắng................................................... 2. Kiểm tra bài cũ:(5,) + Câu hỏi: - Véc tơ lực được biểu diễn như thế nào ? + Đáp án: - Gồm điểm đặt , phương, chiều, cường độ lực 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1:(4,) Tình huống học tập GV:Vật đang đứng yên chịu tác dụng của 2 lực cân bằng sẽ tiếp tục đứng yên . Vậy một vật đang chuyển động chịu tác dụng của 2 lực cân bằng sẽ như thế nào ? Hoạt động 2 :(18,) Nghiên cứu lực cân bằng : GV: Yêu cầu h/s ôn lại khái niệm hai lực cân bằng đã học ở lớp 6. HS: Ôn tập lại kiến thức cũ. GV: yêu cầu h/s qan sát H5.2 SGK và trả lời C1. -HS :Quan sát, phân tích và trả lời C1. GV: quan sát và hướng dẫn hs tìm được 2 lực tác dụng lên mỗi vật và chỉ ra những cặp lực cân bằng . HS: căn cứ vào câu hỏi của GV trả lời C1 , xác định 2 lực cân bằng . GV: Em có nhận xét gì về hai lực cân bằng? GV: Em có nhận xét gì về phương, chiều, độ lớn của hai lực ? HS: Dựa trên câu trả lời C1 đưa ra nhận xét: GV: Yêu cầu h/s dự đoán về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động. HS: dự đoán hiện tượng xảy ra. GV:Giới thiệu về máy A tút và yêu cầu h/s tìm hiểu về các bước tiến hành thí nghiệm kiểm tra. HS: Tìm hiểu các bước tiến hành thí nghiệm và mô tả thí nghiệm. GV: Tiến hành làm thí nghiệm để kiểm chứng dự đoán vừa nêu. HS: Trả lời câu hỏi C2 GV: Qủa câu A chịu mấy lực tác dụng? Các lực dố như thế nào? GV: Nếu lực tác dụng lên quả cầu A không còn cân bằng thì có hiện tượng gì sảy ra? HS: Nêu ra hiện tượng GV: Yêu cầu học sinh giải thích: HS: Giải thích hiện tượng GV: Yêu cầu học sinh trả lời câu C4 HS: Trả lời GV: Đưa ra kết quả thí nghiệm bảng 5.1 HS: Quan sát GV: Yêu cầu học sinh đưa ra kết luận HS: Đưa ra kết luận: Hoạt động 3:(13,) Nghiên cứu quán tính là gì? Vận dụng quán tính trong đời sống và trong kỹ thuật: GV: Đưa ra một số hiện tượng về quán tính mà h/s thường gặp trong thực tế và phân tích cho h/s hiểu về quán tính. - VD: ôtô , tàu hoả đang chuyển động không thể dừng ngay mà phải trượt tiếp một đoạn. -HS: Nêu ví dụ tìm hiểu về quán tính. GV: Chốt lại và rút ra kết luận về quán tính: GV: Đưa ra khái niệm về quán tính và tiến hành thí nghiệm hình 5.4 GV: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi phần vận dụng: HS Trả lời: GV: Làm thí nghiệm kiểm tra GV: Giới thiệu thí nghiệm câu hỏi C7 HS: Làm thí nghiệm và trả lời câu C7 GV: Tại sao lại sảy ra hiện tượng trên? GV: Yêu cầu học sinh tự trả lời câu hỏi C8: HS: Trả lời GV: Yêu cầu h/s đọc và học thuộc phần ghi nhớ trong SGK. I. Lực cân bằng : 1. Hai lực cân bằng là gì? C1. - Q là phản lực - P là trọng lực - Lực căng sợi dây - Trọng lực tác dụng lên quả cầu - Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật có cường độ bằng nhau , phương cùng nằm trên cùng một đường thẳng , chiều ngược nhau . 2 . Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động : a. Dự đoán : Vận tốc của vật sẽ không thay đổi nghĩa là vật sẽ chuyển động thẳng đều. b. Thí nghiệm kiểm tra : C2: - Vì quả cầu A chụi tác dụng của hai lực cân bằng: C3: - Vì lực tác dụng lên quả cầu A không còn cân bằng. Trọng lực tác dụng lên quả cầu A lớn hơn lực căng của sợi dây C4: - Qủa cầu A chịu tác dụng hai lực : Trọng lực và lực căng của sợi dây. Hai lực này cân bằng nhau. Thời gian Quãng đường Vận tốc Hai giây đầu t1=2 S1= V1= Hai giây tiêp theo: t2=2 S2= V2= Hai giây cuối: t3=3 S3= V3= * Kết luận : Một vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì tiếp tục chuyển động thẳng đều . II. Quán tính : 1. Nhận xét : - Khi có lực tác dụng , mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có quán tính. Khái niệm : + Mọi vật đều có su hướng bảo toàn vận tốc của mình gọi là quán tính 2. Vận dụng: C6: Búp bê ngã về phía sau. Giải thích : Khi đẩy xe chân búp bê chuyển động cùng với xe, nhưng do quán tính nên thân và đầu búp bê chưa kịp chuyển động, vì thế búp bê ngã về phía sau. C7: Búp bê đổ về phía trước + Vì : Trong quá trình chuyển động búp bê có một quán tính nên khi dừng lại đàu búp bê có su hướng bảo toàn vận tốc nên đổ về phía trước. C8: * Ghi nhớ: SGK 4. Củng cố.(3,) - GVchốt lại kiến thức trọng tâm của bài và khắc sâu nội dung đó cho h/s . - Đọc phần có thể em chưa biết. 5. Hướng dẫn học ở nhà. (1,) - Học thuộc phần ghi nhớ . - Làm bài tập từ 5.1đến 5.8 - SBT - Chuẩn bị bài : Lực ma sát . Ngày giảng:8A......................... 8B.......................... Tiết 6: Lực ma sát I.Mục tiêu : 1.Kiến thức: - Nhận biết lực ma sát là một loại lực cơ học .Phân biệt được ma sát trượt, ma sát nghỉ , ma sát lăn , đặc điểm của mỗi loại ma sát này. - Làm thí nghiệm phát hiện ma sát nghỉ . - Phân biệt được một số hiện tượng về lực ma sát có lợi , có hại trong đời sống và kỹ thuật . Nêu được cách khắc phục tác hại của lực ma sát và vận dụng ích lợi của lực này. - Học sinh so sánh được chiều của lực ma sát với chiều chuyển động 2. Kỹ năng: -Rèn kỹ năng đo lực , đặc biệt là đo để rút ra nhận xét về đặc điểm 3. Thái độ - Nghiêm túc hợp tác khi làm thí nghiệm . II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Lực kế , miếng gỗ ( 1 mặt nhẵn , 1 mặt nhám), 1 quả cân , 1 xe lăn . 2. Học sinh: - Sự chuẩn bị bài ở nhà III. Tiến trình tổ chức dạy học: 1.ổn định tổ chức lớp: (1') 8A Tổng số.............. Vắng..................................................... 8B Tổng số.............. Vắng...................................................... 2. Kiểm tra bài cũ: (4') + Câu hỏi: - Hãy nêu đặc điểm của 2 lực cân bằng ? + Đáp án: - Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1:(3') Tổ chức tình huống học tập GV: nêu vấn đề cần tìm hiểu theo phần mở bài trong SGK. HS: nhận biết vấn đề cần tìm hiểu của bài. GV: Giữa hai trục bánh xe đó thì trục bánh xe nào rễ chuyển động hơn? HS: Đưa ra giả thiết GV: Vậy để rõ hơn ta đi nghiên cứu bài hôm nay Hoạt động 2 :(15') Nghiên cứu khi nào có lực ma sát : GV: Yêu cầu h/s đọc tài liệu, nhận xét lực ma sát trượt xuất hiện ở đâu? HS: Tham khảo thông tin SGK tìm hiểu về ma sát trượt . GV: Có khi nào một

File đính kèm:

  • docvat ly 8 hoc ki I hai cot Hot.doc
Giáo án liên quan