Giáo án Vật lý 8 tiết 1 đến tiết 5

Soạn:

Dạy: CHƯƠNG I: CƠ HỌC

TIẾT I: CHUYỂN ĐÔNG CƠ HỌC

I.Mục tiêu:HS nêu đượcVD về chuyển động cơ học trong đời sống và trong kĩ thuật.

-Nêu đượctính tương đối trong chuyển động và đứng yên. Chọn vật mốc.

-biết xác định vật đứng yên và chuyển động so với vật mốc.

-Nêu được các dạng chuyển động cơ học thường gặp.

II.Chuẩn bị:

III. Các bước lên lớp:

1.ổn định lớp: 8A .8B .8c 8d 8e

 -Nhắc một số qui định về đồ dùng học tập và nề nếp học tập bộ môn.

 

doc12 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 835 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 tiết 1 đến tiết 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân phối chương trình môn vật lý 8 Tiết Tên bài Bai 1: Chuyển động cơ học Bai 2: Vận tốc Bai 3: Chuyển động đều- Chuyển động không đều Bai 4: Biểu diễn lực Bai 5: Sự cân bằng lực- Quán tính Bai 6: Lực ma sát Bai 7: áp suất Bai 8: áp suất chất lỏng- Bình thông nhau Bai 9: áp suất khí quyển Ôn tập Kiểm tra1 tiết Bai 10: Lực đẩy Acimet Bai 11: Thực hành và kiểm tra thực hành : Lực đẩy Acimet Bai 12: Sự nổi Bai 13: Công cơ học Bai 14: Định luật về công Ôn tập Kiểm tra học kì I Bai 15: Công suất Bai 16: Cơ năng Bai 17: Sự chuyển hoá và bảo toàn cơ năng Bai 18: Tổng kết chương I: Cơ học. Bai 19: Các chất được cấu tạo như thế nào. Bai 20: Nguyên tử .Phân tử chuyển động hay đứng yên. Bai 21: Nhiệt năng Bai 22: Dẫn nhiệt Bai 23: Đối lưu .Bức xạ nhiệt Kiểm tra Bai 24: Công thức tính nhiệt lượng Bai 25: Phương trình cân bằng nhiệt Bai 26: Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu Bai 27: Sự bảo toàn Năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt Bai 28: Động cơ nhiệt Bai 29: Tổng kết chương II: Nhiệt học Kiểm tra học kì II Soạn: Dạy: Chương i: cơ học Tiết I: CHUYểN đông cơ học I.mục tiêu:HS nêu đượcVD về chuyển động cơ học trong đời sống và trong kĩ thuật. -Nêu đượctính tương đối trong chuyển động và đứng yên. Chọn vật mốc. -biết xác định vật đứng yên và chuyển động so với vật mốc. -Nêu được các dạng chuyển động cơ học thường gặp. II.Chuẩn bị: III. các bước lên lớp: 1.ổn định lớp: 8A.8B.8c8d8e -Nhắc một số qui định về đồ dùng học tập và nề nếp học tập bộ môn. 2.Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HD1: (5’) Tạo tình huống học tập. -Hãy cho biết tráI đất hay mặt trời chuyển động? để biết rõ ta nghiên cứu bài này. -HS đọc mục tiêu của chương . Dự đoán xem tráI đất hay mặt trời chuyển động. HĐ2: (10’) Nghiên cứu xem làm thế nào để biết vật chuyển động hay đứng yên. -Nêu tên một số vật em cho là đứng yên. -căn cứ vào đâu màg em cho rằng vật này chuyển động vật ki đưng yên? -Yêu cầu HS trả lời C3,C2. -Nhận xét và chốt câu trả lời đúng cho HS. I.Làm thế nào để biết vật chuyển động hay đứng yên? -HS kể ten một số vậtđứng yên và chuyển động. -Tuỳ HS. -HS nêu được : Để biết vật chuyển động hay đứng yên cần căn cứ vào vị trí của vật so với vật khác mà ta chọn làm mốc. *Vị trí của vật thay đổi so với vật mốc thì vật chuyển động. Gọi là chuyển động cơ học. *Vị trí của vật không thay đổi so với vật mốc thì vật đứng yên. -HS làm việc cá nhân trả lời C2,C3. +C2. -Tàu chuyển động so với nhà ga. -Ôtô chuyển động so với cây bên đường. +C3. –Vật đứng yên khi vị trí giữa vật và vật mốc không thay đổi. HĐ3 (10’) Tìm hiểu tính tương đổi của chuyển động và đứng yên. -Yêu cầu Hs quan sát H1.2 trả lời các câu: C4,C5,C6,C7. -Gọi HS nhận xét câu trả lời và chốt câu đúng. +Thông báo tính tương đối của chuyển động và đứng yên. II.Tính tương đối của chuyển động và đứng yên. -HS quan sát H1.2 SGK trả lời các câu: C4,C5,C6,C7. -C4.So với nhà ga thì hành khách chuyển động vì tàu chuyển động so với nhà ga. -C5.Khách đứng yên vì vị trí giữa khách và tàu không thay đổi. -C6. (1) vật này. (2) vật khác. -Mọi chuyển động và đứng yên chỉ là tương đối do ta chọn mốc. HĐ4: Giới thiệu một số chuyển động thường gặp. III.Một số chuyển động thường gặp. -Yêu cầu HS đọc SGK và kể ten một số chuyển động thường gặp. HĐ5: (10’) Vận dụng – củng cố. -Hãy trả lời C10;C11. -Đọc ghi nhớ. IV.Vận dụng. HS làm C10 và C11. -C10. Máy bay chuyển động so với sân bay. -Ôtô chuyển động so với người và cột điện. -C11. Không . vật mốc là tâm .còn vật chuyển động trên đường tròn. 4.Hướng dẫn về nhà: -Học thuộc ghi nhớ. -Đọc có thể em chưa biết. -Bài tập 1 SBT. Soạn: Dạy: Tiết 2: vận tốc I.mục tiêu: HS nêu được vận tốc là mức độ nhanh chậm của chuyển động. -Nắm được công thức tính vận tốc của chuyển động.đơn vị đo vận tốc.đổi các đơn vị đo vận tốc. --Rèn kĩ năng tính vận tốc. -Rèn ý thức tự giác tích cực trong học tập. II.chuẩn bị: Kẻ sẵn bảng 2.1 III.các bước lên lớp: 1.ổn định lớp: 8A.8B.8c8d8e 2Kiểm tra bài cũ: +Làm thế nào để bết vật đang chuyển động hay đứng yên? +Bài tập: 1.4 ; 1.5 3.Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HD1: (5’) Tạo tình huống học tập. -Làm thế nào để biết vật nào chuyển động nhanh hơn? HS Dự đoán: -So sánh quãng đường chuyển động. -So sánh thời gian chuyển động. HĐ2: (25’) Tìm hiểu về vận tốc: -Hãy xếp thứ hạng cho các bạn ở bảng 1. -Hãy tính quãng đường trong 1 s của họ? -Thông báo khái niệm vận tốc. -Yêu cầu HS làm C3. +Vận tốc là gì? +Vận tốc cho biết cái gì? -Thông báo công thức tính vận tốc ;đơn vị đo vận tốc. -Thông báo dụng cụ đo vận tốc. I.Vận tốc. +HS tính quãng đường trong 1s của các vận động viên. +Vận tốc là quãng đường đi dược trong thời gian 1 s. +C3: Độ lớn của vận tốc cho ta biết sự nhanh hay chậm của chuyển động. +Độ lớn vận tốc tính bằng quãng đường trong một dơn vị thời gian. II.Công thức tính vận tốc. V = S/t Trong đó: v là vận tốc. S là quãng đường đi được. T là thời gian chuyển động. III.Đơn vị đo vận tóc. + m/s ; km/h .. HĐ3 (15’) Vận dụng –củng cố: -Vận tốc là gì ?Công thức tính vận tốc? -Vận tốc cho ta biết gì? -Hãy trả lời C5;C6;C7. và C8. -Trong câu ghi nhớ hãy gạch chân những từ cần chú ý? IV. Vận dụng: C5: Các vận tốc cho biết: V1 =36km/h là chuyển động đi 1 giờ được 36 km. hay 10m/s. V2 = 10.8km/h là chuyển động đi 1 giờ được 10,8 km. hay 3m/s. V3 = 10m/s. +Vậy v1 =v3 > v1 C6: v1 = 81/1,5 = 54km/h C7: S = v/t = 12.2/3 = 8km. 4.Hướng dẫn về nhà: -Học thuộc ghi nhớ. -Đọc có thể em chưa biết. -Bài tập 2 SBT. Soạn: Dạy: Tiết 3 : chuyển động đều Chuyển động không đều. I.Mục tiêu: HS nêu được định nghĩa chuyển động đều. Lờy được VD về chuyển động đều. -Xác định được dấu hiệu của chuyển động không đều là vận tốc thay đổi.Nêu được VD về chuyển động không đều thường gặp. -Vận dụng để tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều. -Mô tả và tiến hành TN về chuyển động không đều. -Rèn ý thức tự giác tích cực trong học tập. II.Chuẩn bị: Cho mỗi nhóm HS. -Máng nghiêng; đồng hồ bấm dây. Con lăn. bút dạ. -Kẻ sẵn bảng 3.1. III.Các bước lên lớp:: 1.ổn định lớp: 8A.8B.8c8d8e 2Kiểm tra bài cũ: +Vận tốc là gì? Công thức tính vận tốc. +Bài tập:2.1 và 2.2 3.Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HD1: (5’) Tạo tình huống học tập. Thế nào là chuyển động đều? - Chuyển động giây1 có v = 5m/s. -Chuyển động giây2 có v = 5m/s. Chuyển động này có đặc điểm gì? HS Dự đoán: HĐ2: (15’) Tìm hiểu về chuyển động đều và chuyển động không đều: -Yêu cầu HS đọc C1 cho biết Thí nghiệm được làm như thế nào? cần dụng cụ gì? đo những đại lượng nào? -Phát dụng cụ cho các nhóm HS. -Hãy tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả vào bảng 1? +Từ bảng 1 hãy cho biết ở đoạn nào vật chuyển động đều đoạn nào vật chuyển động không đều? + Hãy trả lời C2? I.Định nghĩa: +Chuyển động đều làchuyển động có vận tốc không thay đổi theo thời gian. +VD tuỳ HS. II.Thí nghiệm: HS làm thí nghiệm theo nhóm. + Thả cho con lăn chuyển động trên máng nghiêng. +Đo quãng đường đi được sau 1s; 2s; 3s; +Đo thời gian chuyển đông và đánh dấu vị trí của con lăn sau mỗi 3s. +Ghi kết quả vào bảng 1. +HS thảo luậnnhóm và nêu được: -ở đoạn dốc con lăn chuyển động không đều. -ở đoạn nằm ngang con lăn đi được quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau. +C2:Trục con lăn chuyển động đều ở a và chuyển động không đều ở b,c và d. HĐ3 (15’)Tìm hiểu vận tốc trung bình của chuyển động không đều. -Thông báo khái niệm vận tốc trung bình. -Hãy trả lời C3? -Nêu công thức tính vận tốc trung bình. II.Vận tốc trung bình. - Vận tốc trung bình là quãng đường đi được trong mỗi giây. -HS: Tính vận tốc trung bình trên mỗi đoạn. VAB = 0,65/3 VCD = 0,25/3 Vtb = S/t Ta thấy:vAC > vBC > vAB HĐ4(10’)Vận dụng – củng cố. Hãy trả lời C4;C5;C6;C7. -Chốt câu đúng cho HS. III.Vận dụng: HS làm các câu: C4;C5;C6;C7. +C4. Chuyển động của ôtô từ HN đi HP là chuyển động không đều.50km/h là vận tóc trung bình. +C5. vtb1 = 120/30 = 4m/s . vtb2 =60/24=2,5m/s Vận tốc trung bình trên cả hai đoạn đường :vtb = 120+60/30+24= 3,3m/s. +C6. S = vtb.t = 30.5 150km. 4.Hướng dẫn về nhà: -Học thuộc ghi nhớ. -Đọc có thể em chưa biết. -Bài tập 3 SBT. Soạn: Dạy: Tiết4: biểu diễn lực I.Mục tiêu: -Nêu được ví dụ thể hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc của vật -Nhận biết được lực là đại lượng vectơ -Biểu diễn được vectơ lực II.Chuẩn bị: Nhắc HS đọc lại kiến thức của bài Lực-Hai lực cân bằng III.Các bước lên lớp: 1) ổn định lớp: +8A..8B..8C..8D.8E.. 2) Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều ? Vận tốc trung bình chủa chuyển động không đều được tính như thế nào? 3) Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập: -GV đặt vấn đề như ở đầu bài và đặt thêm câu hỏi:? Lực và vận tốc có liên quan gì nhau không -HS theo dõi, dự đoán Hoạt động 2: Ôn lại khái niệm lực và tìm hiểu về mối quan hệ giữa lực và sự thay đổi vận tốc -GV giới thiệu như ở SGK. -Yêu cầu HS thực hiện câu C1. I)Ôn lại khái niệm lực: -HS làm theo nhóm phân tích câu 1: -HS đọc SGK, theo dõi, ghi vở. +Lực hút của nam châmlên miếng thép làm tăng vận tốc của xe lăn,nên xe chuyển động nhanh lên. +Lực tác dụng của vợt lên quả bóng làm quả bóng biến dạng và ngược lại quả bóng đập vào vợt làm vợt bị biến dạng. Hoạt động 3: Thông báo đặc điểm của lực và cách biểu diễn lực bằng vectơ: -Yêu cầu HS nhắc lại các đặc điểm của lực đã học ở lớp 6. -Yêu cầu HS đọc SGK mục 1 và GV giới thiệu. Yêu cầu HS dọc SGK mục 2 và trả lời câu hỏi: + Biểu diễn vectơ lực như thế nào? Dùng cái gì? Biểu diễn những yếu tố nào? -GV ghi bảng. -GV treo hình 4.3, lấy ví dụ giảng cho HS các yếu tố của lực ở mũi tên II)Biểu diễn lực: 1)Lực là một đại lượng vectơ: Một đại lượng vừa có dộ lớn, vừa có phương và chiều là một đại lượng vectơ. Lực là một đại lượng vectơ 2)Cách biểu diễn và kí hiệu vectơ lực: a)Biểu diễn vectơ lực bằng một mũi tên có: - Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật. - Phương và chiều là phương và chiều của lực. - Độ dài biễu diễn cường độ của lực theo một tỉ xích cho trước. F = 50N 10N b)Vectơ lực được kí hiệu bằng một chữ F có mũi tên ở trên F. Cường độ lực được kí hiệu: F. Hoạt động 4: Vận dụng: -GV đặt câu hỏi hướng dẫn HS trả lời các kiến thức cơ bản của bài học. -Hướng dẫn HS làm 2 câu C2, C3 SGK. III)Vận dụng: -HS trả lời theo câu hỏi cuả GV. -HS làm việc cá nhân câu C2, câu C3. +C2: Ta có các hình vẽ sau: 4)Hướng dẫn về nhà: Học bài theo vở ghi. Làm các bài tập 4.1 đến 4.5 SBT và vở BT. Đọc trước bài 5. Soạn: Dạy: Tiết5: sự cân bằng lực – quán tính I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: -Nêu được một số ví dụ về 2 lực cân bằng, nhận biết đặc điểm của 2 lực cân bằng và biểu thị bằng vectơ lực. -Dự đoán và làm thí nghiệm kiểm trả dự đoán để khẳng định: Vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì vận tốc không thay đổi, vật sẽ đứng yên hoặc chuyển động đều mãi mãi. -Nêu được thí dụ về quán tính. Giải thích được hiện tượng quán tính. 2.Kĩ năng: -Biết suy đoán -Kĩ năng tiến hành thí nghiệm phải có tác phong nhanh nhẹn, chuẩn xác. 3.Thái độ: Nghiêm túc, hợp tác khi làm vệc. II. Chuẩn bị: -Nhắc HS đọc lại kiến thức của bài Lực-Hai lực cân bằng III. Các hoạt động dạy học: 1) ổn định lớp: +8A..8B..8C..8D.8E 2) Kiểm tra bài cũ: + Vì sao gọi lực là đại lượng vectơ? Biểu diễn vectơ lực như thế nào? Làm bài tập 4.4 SBT + Biểu diễn trọng lực của một vật A có độ lớn 150N, tỉ xích tuỳ chọn? 3) Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập: +Yêu cầu HS đọc SGK, quan sát hình 5.1 trả lời: Bài học này nghiên cứu vấn đề gì? -HS theo dõi, dự đoán vấn đề cần nghiên cứu. Hoạt động 2: Nghiên cứu lực cân bằng: -Hai lực cân bằng là gì? Tác dụng của hai lực cân bằng lên vật đứng yên thì vận tốc của vật như thế nào? -Yêu cầu HS phân tích tác dụng của các lực cân bằng lên các vật ở câu 1 SGK. GV vẽ 3 vật lên bảng yêu cầu HS lên biểu diễn. - Qua 3 thí dụ trên, em thấy khi 2 lực cân bằng tác dụng lên vật đứng yên thì vận tốc vật như thế nào? - Nguyên nhân làm cho vận tốc vật thay đổi là gì? -Vậy khi 2 lực cân bằng tác dụng lên vật thì vận tốc của vật như thế nào. -Yêu cầu HS đọc SGK và dự đoán. -Yêu cầu HS làm thí nghiệm kiểm tra: +Cho HS đọc SGK phần thí nghiệm, quan sát hình 5.3 +GV giới thiệu dụng cụ thí nghiệm +Mô tả quá trình thí nghiệm +Tiến hành thí nghiệm -Yêu cầu HS trả lời các câu C2, C3, C4. -Yêu cầu HS dựa vào kết quả thí nghiệm nêu nhận xét, đối chiếu dự đoán. I)Lực cân bằng: 1)Hai lực cân bằng là gì? -HS nhớ lại kiến thức lớp 6, trả lời. Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng lên một vật, cùng phương nhưng ngược chiều, có cường độ bằng nhau. -HS thảo luận phân tích. -3 HS lên bảng biểu diễn. -HS trả lời Hai lực cân bằng tác dụng lên vật đang đứng yên thì vật sẽ đứng yên mãi. 2)Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động -HS dự đoán. -HS đọc SGK, hình 5.3 -HS theo dõi -HS quan sát đọc kết quả -HS thảo luận theo nhóm trả lời -HS nhận xét đỗi chiếu -HS làm thí nghiệm theo nhóm, thảo luận trả lời câu 6, câu 7. -HS thảo luận trả lời Một vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều mãi mãi. Hoạt động 3: Quán tính là gì? Vận dụng quán tính trong đs và kt -Yêu cầu HS đọc nhận xét SGK -Yêu cầu HS nêu thêm vài ví dụ chứng minh nhận xét trên. -Cho mỗi nhóm làm thí nghiệm ở câu C6, câu C7 và giải thích kết quả. -Yêu cầu thảo luận theo nhóm trả lời câu 8. II)Quán tính: 1)Nhận xét: +Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột vì mọi vật đều có quán tính. 2)Vận dụng: 4.Hướng dẫn về nhà: +Học bài theo “ghi nhớ” +Làm lại câu 8 ở SGK +Làm bài tập 5.1 đến 5.8 SBT +Đọc mục “có thể em chưa biết”

File đính kèm:

  • docL 8 tiet 1 5.doc
Giáo án liên quan