Giáo án Vật lý 8 tiết 10 bài 10: Lực đẩy Ac si met

Tiết 10_Bài 10 : LỰC ĐẨY AC SI MET

I.MỤC TIÊU :

- Giúp Học sinh nhận biết được hiện tượng chứng tỏ tồn tại của lực đẩy Ac si met

- Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Ac si met,nêu tên các đậi lượng có trong công thức .

- Giải thích được các hiện tượng đơn giản thường gặp có liên quan.

- Vận dụng dược công thức tính lực đẩy Ac si met để giải các bài tập đơn giản có liên quan

- Rèn luyện kỹ năng làm thí nghiệm, đọc kết quả, xử lí kết quả.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 828 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 tiết 10 bài 10: Lực đẩy Ac si met, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Văn Lương Thị Trấn long Điền Giáo án: Vật Lý8 GV : Nguyễn Thanh Kiệt Tiết 10_Bài 10 : LỰC ĐẨY AC SI MET I.MỤC TIÊU : - Giúp Học sinh nhận biết được hiện tượng chứng tỏ tồn tại của lực đẩy Ac si met - Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Ac si met,nêu tên các đậi lượng có trong công thức . - Giải thích được các hiện tượng đơn giản thường gặp có liên quan. - Vận dụng dược công thức tính lực đẩy Ac si met để giải các bài tập đơn giản có liên quan - Rèn luyện kỹ năng làm thí nghiệm, đọc kết quả, xử lí kết quả. II.CHUẨN BỊ: *Mỗi nhóm Học sinh : - Chậu đựng nước, lực kế có giá trị 0.5 – 2.5 N. - Giá đỡ,cốc nhựa,bình tràn . - Khăn lau khô, bút dạ. * Dành cho GV: Bảng phụ ghi kết quả TN hình 10.2 ,10.3 SGK. Đồ dùng TN chứng minh câu C5, C6. III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: (Kiểm tra sĩ số) 2. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Đặt vấn đề Khi kéo gầu nước từ dưới giếng lên và khi gầu nước ngập trong giếng. Theo em trường hợp nào nhẹ hơn. Tại sao? Có phải chất lỏng đã tác dụng 1 lực lên vật nhúng trong nó không? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng học bài: “Lực đẩy Acsimet”. Trường hợp gầu nước ngập trong giếng nhẹ hơn. Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó. Nhóm P (N) P1 (N) So sánh P, P1 Gọi trọng lượng gầu nước khi kéo từ dưới giếng lên là P, gọi trọng lượng gầu nước khi ngập trong giếng là P1. Theo em giá trị P1 như thế nào so vói P? -Em làm sao để nhận biết dược điều đó ? Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm. Yêu cầu học sinh đọc C1 và quan sát TN SGK hình 10.2 a, b. Em hãy phân tích TN gồm những dụng cụ nào, cách thực hiện như thế nào,TN dùng chứng minh điều gì? Yêu cầu học sinh trả lời kết quả vào bảng phụ Em kết luận được gì (Yêu cầu học sinh trả lời câu C2). Quan sát các nhóm thực hiện thí nghiệm sau đó các nhóm báo cáo kết quả vào bảng. P1 < P Làm thí nghiệm kiểm chứng Học sinh theo nhóm chuản bị làm TN -TN gồm các dụng cụ: giá đỡ, lực kế, quả nặng, chậu nước. -CaÙch thực hiện : + B1: móc lực kế vào gía, điều chỉnh giá trị lục kế về 0. + B2: Móc quả nặng vào lực kế. Đọc giá trị trọng lượng của quả nặng (P). + B3: Hạ giá đỡ xuống cho quả nặng ngập vào chậu nước sau đó đọc giá trị của trọng lượng quả nặng trong trường hợp này (P1). + B4: So sánh kết quả P1 và P. Kết luận: P1< P. Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên. I/ Tác dụng chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó. II/ Độ lớn của lực đẩy Acsimet 1.dự đoán 2.thí nghiệm kiểm tra *kết kuận :một vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lục có độ lớn bằng trọng lương của của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Acsimet Hoạt động 3: Tìm hiểu về độ lớn của lực đẩy Acsimet Nhóm H.a H.b H.c So sánh P-P1 Các em đã biết xác định 1 lực cần có các yếu tố nào. Phương và chiều, điểm đặt của lực đẩy Asimet như thế nào? Độ lớn của lực này có đo được hay không? Làm cách nào để đo được. Nhà bác học Acsimet đã nêu ra dự đoán của ông về độ lớn của lực này (nêu dự đoán trong SGK). Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm và quan sát quá trình làm của học sinh. Lưu ý nhắc nhở trong quá trình làm thí nghiệm không được để sát quả nặng vào thành bình, và lực kế khi hạ xuống phải cẩn thận nhẹ nhàng để tránh sai số. Sau khi học sinh làm thí nghiệm xong yêu cầu học sinh hoàn thành kết quả vào bảng. Yêu cầu học sinh trả lời C3. Điểm đặt, phương, chiều. độ lớn. Điểm đặt vào vật, phương thẳng đứng, chiều hướng từ dưới lên. Học sinh làm thí nghiệm kiểm tra về độ lớn của lực đẩy Acsimet. Tương tự như thí nghiệm trên, học sinh phân tích các bước làm thí nghiệm và thực hiện như hình vẽ trong SGK theo các nhóm. Học sinh trả lời câu số 3 theo cá nhân. 3.Công thức tính lực đẩy Acsimet: FA = d.V d :Trọng lượng riêng của chất lỏng V:Thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ Hoạt động 4: Tìm hiểu công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimet Gọi V là thể tích phần chất lỏng bị chiếm chỗ, d là trọng lượng riêng của khối chất lỏng. Yêu cầu hs nhắc lại công thức tính trọng lượng khối chất lỏng, dựa vào TN so sánh trọng lượng khối chất lỏng bị vật chiếm chỗ như thế nào so với lực đẩy Acs imet Giáo viên thông báo công thức tính lực đẩy Acsimét cho học sinh P = d . V FA =P Hoạt động 5: Vận dụng Yêu cầu học sinh trả lời C5, C6 (Dựa vào công thức để trả lời C5,C6). Giáo viên làm lại thí nghiệm để kiểm chứng và khẳng định lại công thức cho học sinh để học sinh hiểu rõ hơn về công thức. Cho học sinh thảo luận C7 và yêu cầu bài tập về nhà trả lời C7. C5: 12 vật có cùng thể tích, cùng nhúng vào 1 chất lỏng (Cùng d) nên lực đẩy Acsimet có độ lớn bằng nhau khi 2 thỏi được nhúng vào trong cùng chất lỏng. C6: Hai vật có thể tích như nhau nhưng nhúng vào 2 chất lỏng khác nhau (dnước > ddầu) do đó thỏi nhúng trong nước chịu tác dụng của lực đẩy Acsimet lớn hơn. Học sinh thảo luận C7. 3. Dặn dò: Bài tập về nhà: Câu C7 và bài 10.1 đến 10.5 SBT. Xem trước bài thực hành.

File đính kèm:

  • docBAI 10.doc
Giáo án liên quan