Giáo án Vật lý 8 tiết 13 bài 12: Sự nổi

TIẾT 13, BÀI 12: SỰ NỔI

I.MỤC TIÊU:

1, KT: Biết được điều kiện nổi của vật

2, KN:

- Giải thích được các hiện tượng vật nổi trong thực tế

- Giải thích được khi nào vật nổi, khi nào vật chìm.

3. TĐ: HS thích thú học tập

II.CHUẨN BỊ:

1.GV:

- Soạn giáo án, nghiên cứu nội dung bài giảng

- Tranh vẽ H12.1

- Phiếu học tập và đáp án: câu C9

2. HS: Xem trước bài từ nhà

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 672 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 tiết 13 bài 12: Sự nổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp: Tiết: (tkb). Ngày giảng: Sĩ số: Vắng: Lớp: Tiết: (tkb). Ngày giảng: Sĩ số: Vắng: Tiết 13, bài 12: sự nổi I.Mục tiêu: 1, KT: Biết được điều kiện nổi của vật 2, KN: - Giải thích được các hiện tượng vật nổi trong thực tế - Giải thích được khi nào vật nổi, khi nào vật chìm. 3. TĐ: HS thích thú học tập II.Chuẩn bị: 1.GV: - Soạn giáo án, nghiên cứu nội dung bài giảng - Tranh vẽ H12.1 - Phiếu học tập và đáp án: câu C9 2. HS: Xem trước bài từ nhà III.Hoạt động dạy và học: 1) Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 2, Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập: -GV vào bài như tình huống ở đầu bài -HS dự đoán suy nghĩ Tiết 13, bài 12: sự nổi Hoạt động 2: Nghiên cứu điều kiện để vật nổi, vật chìm -Yêu cầu HS đọc và trả lời câu C1 -GV thống nhất ý kiến -thông báo: có thể xảy ra trường hợp sau đây đối với trọng lượng P của vật và độ lớn FA của lực đẩy Acsimet: FA < P FA > P FA = P -yêu cầu hs hoạt động nhóm trả lời câu C2 -Treo bảng phụ để HS điền từ -Cho lớp nhận xét, GV chốt lại ? Vậy khi nhúng vật trong chất lỏng thì khi nào vật nổi vật chìm, vật lơ lửng. - trả lời câu C1 -lắng nghe -Thảo luận theo nhóm -đại diện 1 nhóm lên điền, nhóm khác nhận xét -Lắng nghe -Trả lời cá nhân I- Điều kiện để vật nổi, vật chìm. Nhúng vật vào chất lỏng -Vật chìm khi P > FA -Vật nổi khi P < FA -Vật lơ lửng khi P = FA Hoạt động 3: nghiên cứu độ lớn của lực đẩy Acsimét khi vật nổi trên mặt nước: -Yêu cầu HS trả lời câu 3. -Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu 4 ? Vậy khi vật nổi thì P < FA FA được tính như thế nào ? -Yêu cầu HS trả lời câu 5, kết hợp hình vẽ 12.2 Vậy FA = d.V gõ chìm trong nước Hãy phát biểu thành lời -HS trả lời - trả lời - phát biểu -Phát biểu II- Độ lớn của lực đẩy Acsimét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng: Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Acsimét FA = d.V, trong đó V là thể tích phần chìm của vật trong chất lỏng Hoạt động 4: Vận dụng: -GV hướng dẫn HS trả lời C6 : +khi vật nhúng vật vào trong chất lỏng thì thể tích của vật bằng thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ nên chỉ cần so sánh dv và dl thay cho so sánh P và FA +cách so sánh tương tự như câu C2 -yêu cầu hs trả lời C7,C8 - phát phiếu học tập, yêu cầu hs giảI câu C9. -treo đáp án, yêu cầu hs đối chiếu kết quả -trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của GV -trả lời câu hỏi C7, C8 -làm việc theo bàn - đối chiếu kết quả III, vận dụng: C6: dv > dl => P > FA => vật chìm dv P vật nổi dv = dl => P = FA => vật lơ lửng C7: Do tầu rất lớn và có nhiều khoảng rỗng bên trong nên trọng lợng riêng của tầu sẽ nhỏ hơn trọng lợng riêng của nớc, chính vì vậy mà tầu sẽ nổi lên. C8: Bi sẽ nổi vì thép có trọng lượng riêng nhỏ hơn thuỷ ngân. C9: (bảng phụ) 3, Củng cố: - yêu cầu hs cho biết điều kiện đẻ vật nổi , vật chìm, vật lơ lửng. - lực đảy Acsimét tác dụng lên vật nhúng chìm trong chất lỏng được tính bằng công thức nào? - yêu cầu hs đọc phần ghi nhớ 4, Dặn dò: - về nhà đọc phần có thể em chưa biết - về nhà học thuộc phần ghi nhớ - Làm bài tập 12.1 đến 12.7 ----------------------------------------------

File đính kèm:

  • docsu noivat ly 8.doc
Giáo án liên quan