Giáo án Vật lý 8 tiết 24 đến 29

Bài 21: NHIỆT NĂNG

Tiết: 24

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Kiến thức:

+ Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng và mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ của vật.

+ Tìm được ví dụ về thực hiện công và truyền nhiệt.

+ Phát biểu được định nghĩa và đơn vị nhiệt lượng

- Kỹ năng: Sử dụng đúng thuật ngữ như: nhiệt năng, nhiệt lượng, truyền nhiệt.

- Thái độ: Trung thực, nghiêm túc trong học tập.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên:

+ 1 quả bóng cao su + 1 miếng kim loại

+ 1 phích nước nóng + 2 thìa nhôm

+ 1 cốc thủy tinh + 1 banh kẹp, 1 đèn cồn, diêm.

 

doc21 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 680 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 8 tiết 24 đến 29, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :31/1/10 Bài 21: NHIỆT NĂNG Tiết: 24 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Kiến thức: + Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng và mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ của vật. + Tìm được ví dụ về thực hiện công và truyền nhiệt. + Phát biểu được định nghĩa và đơn vị nhiệt lượng - Kỹ năng: Sử dụng đúng thuật ngữ như: nhiệt năng, nhiệt lượng, truyền nhiệt. - Thái độ: Trung thực, nghiêm túc trong học tập. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: + 1 quả bóng cao su + 1 miếng kim loại + 1 phích nước nóng + 2 thìa nhôm + 1 cốc thủy tinh + 1 banh kẹp, 1 đèn cồn, diêm. III. KIỂM TRA BÀI CŨ: 1. Mối liên hệ giữa nhiệt độ của vật và chuyển động của nguyên tử, phân tử? 2. Trong quá trình cơ học, cơ năng được bảo toàn như thế nào? IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập GV tiến hành thả quả bóng rơi em hãy quan sát và cho biết mỗi lần quả nóng nẩy lên độ cao của nó thế nào? GV cuối cùng quả bóng không nảy lên được nữa. Trong hiện tượng này rõ ràng là cơ năng đã biến mất. Vậy cơ năng đã biến mất hay chuyển sang 1 dạng năng lượng khác? HS: Quan sát. Độ cao giảm dần I. Nhiệt năng: - Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng của vật. - Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn. Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhiệt năng GV: Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm động năng của một vật GV: Yêu cầu HS đọc phần thông báo mục I và trả lời. + Định nghĩa động năng phân tử + Định nghĩa nhiệt năng + Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ? Giải thích? GV: Như vậy để biết nhiệt năng của vật có thay đổi hay không, có cách nào làm thay đổi nhiệt năng của vật? HS: Cơ năng của một vật có được do chuyển động gọi là động năng. - HS nêu được định nghĩa nhiệt năng mối liên hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ. II. Các cách làm thay đổi nhiệt năng: GV: Như vậy để biết nhiệt năng của vật có thay đổi hay không, có cách nào làm thay đổi nhiệt năng của vật? 1/ Thực hiện công: Hoạt động 3: Các cách làm thay đổi nhiệt năng của vật. GV: Nếu chúng ta có 1 đồng xu bằng đồng muốn nhiệt năng của nó (tăng) ta có thể làm thế nào? GV ghi bảng các phương án học sinh phân 2 cột tương ứng với 2 cách làm thay đổi nhiệt năng của đồng xu: thực hiện công và truyền nhiệt. HS thảo luận theo nhóm HS nêu phương án - GV yêu cầu HS trả lời câu C1, C2 - GV yêu cầu HS tiến hành TN kiểm tra. Chú ý HS tại sao em biết được nhiệt năng của đồng xu thay đổi (tăng? Nguyên nhân làm tăng nhiệt năng? HS làm TN thấy được khi thực hiện công lên miếng đồng, nhiệt độ của miếng đồng tăng (thay đổi) à nhiệt năng của miếng đồng tăng (thay đổi). 2/ Truyền nhiệt: Cách làm thay đổi nhiệt năng không cần thực hiện công gọi là truyền nhiệt. Yêu cầu HS nêu phương án làm tăng nhiệt năng của một chiếc thìa nhôm (theo 2 cách) không bằng cách thực hiện công). GV: Trước khi thả chúng vào nước nóng so sánh 2 chiếc thìa khi đã để lâu trong phòng? Một thìa giữ lại đối chứng. GV: Do đâu mà nhiệt năng của thìa nhúng trong nước nóng tăng? GV: Thông báo nhiệt năng của nước nóng giảm. GV: Có thể làm thay đổi nhiệt năng của vật không bằng cách thực hiện công gọi là truyền nhiệt. GV: Có thể làm giảm nhiệt năng của đồng xu được hay không? GV: Vậy có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của vật. HS nêu phương án làm tăng nhiệt năng của chiếc thìa nhôm theo cách: + Hơ trên lửa + Nhúng vào nước nóng. HS: Làm TN thả thìa vào nước nóng 1 thìa để ngoài kiểm chứng. Kiểm tra nhiệt độ bằng giác quan. HS: Nước nóng có nhiệt độ cao đã truyền một phần nhiệt năng cho miếng đồng. HS: Có thể làm giảm nhiệt năng của đồng xu bằng cách truyền nhiệt cho vật khác của nhiệt độ thấp hơn so với nhiệt đồng xu. Chẳng hạn thả vào cốc nước đá. HS: Có 2 cách thực hiện công và truyền nhiệt. III. Nhiệt lượng: Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng. Đơn vị của nhiệt lượng là Jun (J) Hoạt động 4: Tìm hiểu về nhiệt lượng GV thông báo định nghĩa nhiệt lượng, đơn vị nhiệt lượng. - Để HS có khái niệm về độ lớn của Jun GV có thể thông báo là muốn cho 1 gam nước nóng thêm 10C thì cần một nhiệt lượng khoảng 4J - HS ghi rõ định nghĩa nhiệt lượng đơn vị nhiệt lượng IV. Vận dụng: C3: Nhiệt năng của nước tăng, của miếng đồng giảm. Đây là sự truyền nhiệt. C4: Từ cơ năng à nhiệt năng. Đây là sự thực hiện công. C5: Một phần cơ năng à nhiệt năng của không khí gần quả bóng và của quả bóng với mặt sàn. Hoạt động 4: Vận dụng GV yêu cầu HS thảo luận trả lời từ câu C3 đến C5 GV cho HS đọc phần ghi nhớ và “mục có thể em chưa biết” HS thảo luận và trả lời được + C3: Nhiệt năng của miếng đồng giảm, nhiệt năng của nước tăng. Đồng đã truyền nhiệt cho nước. + C4: cơ năng à nhiệt năng. Đây là sự thực hiện công. C5: Cơ năng quả bóng à nhiệt năng của không khí và của không khí gần quả bóng và mặt sàn. V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: Bài vừa học: - Học thuộc phần ghi nhớ - Đọc mục “Có thể em chưa biết” - Làm bài tập 21.1 à 21,6 SBT Bài sắp học: Dẫn nhiệt -Đọc trước nội dung , tìm hiểu nội dung thí nghiệm -Dự đoán các câu trả lời Ngày soạn :7/2/10 Bài 22 : DẪN NHIỆT Tiết: 25 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Kiến thức: + Tìm được ví dụ về thực tế về sự dẫn nhiệt + So sánh tính dẫn nhiệt của chất rắn, lỏng, khí + Thực hiện được TN về sự dẫn nhiệt, các TN chứng tỏ tính dẫn nhiệt kém của chất lỏng, chất khí. - Kỹ năng: Quan sát hiện tượng vật lý - Thái độ: Hứng thú học tập bộ môn ham hiểu biết, khám phá thế giới xung quanh. II. CHUẨN BỊ: - Cho GV và học sinh các dụng cụ làm TN ở hình 22.1, 22.2, 22.3 và 22.4 SGK gồm + 1 đèn cồn, 1 giá thí nghiệm + 1 thanh đồng có gắn các định a, b, c, d bằng sáp như hình 22.1. Lưu ý các đinh có kích thước như nhau. + Bộ thí nghiệm hình 22.2 + 1 giá đựng ống nghiệm, 1 kẹp gỗ, 2 ống nghiệm. III. KIỂM TRA BÀI CŨ: 1. Nhiệt năng là gì ? Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ của vật ? 2. Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật? Cho ví dụ 3. Nhiệt lượng là gì ? Đơn vị của nhiệt lượng. IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập GV có thể thay đổi nhiệt năng của vật bằng cách truyền nhiệt có những cách tuyền nhiệt nào ? bàn mới I. Sự dẫn nhiệt: Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự dẫn nhiệt 1. Thí nghiệm: (SGK/77) GV: Yêu cầu học sinh đọc mục 1. tìm hiểu đề đúng thí nghiệm, cách tiến hành. HS: Nêu dụng cụ TN: 1 giá TN, 1 thanh đồng có gắn định hằng ráp ở các vị trí khác nhau trên thanh, 1 đèn cồn. - GV: Yêu cầu HS tiến hành TN theo nhóm nhắc nhở HS tiến hành xong TN. Tắt đèn cồn đúng kỹ thuật, dùng khăn ướt đắp lên thanh đồng tránh bỏng. HS tiến hành thí nghiệm quan sát hiện tượng 2. Trả lời câu hỏi: C1. Nhiệt đã truyền đến đèn sáp làm cho sáp nóng lên và chảy ra GV: Cho HS mô tả hiện tượng trả lời từ câu C1 đến C3. HS các đinh rơi lần lượt từ vị trí a ® vị trí e. chứng tỏ nhiệt đã truyền từ đầu A ®B của thanh đồng. C2: Thứ tự từ a ® e - GV thông báo sự truyền nhiệt năng trong TN trên gọi là sự dẫn nhiệt. C3: Nhiệt được truyền dẫn từ đầu A đến đầu B của thanh đồng. - Nêu một số ví dụ về sự dẫn nhiệt trong thực tế HS nêu ví dụ * Dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt từ phần này sang phần khác của vật, từ vật này sang vật khác. Hoạt động 3: Tìm hiểu tình dẫn nhiệt của các chất. II. Tính dẫn nhiệt của các chất: 1. Thí nghiệm 1: GV các chất khác nhau tính dẫn nhiệt có khác nhau không ? C4: không, kim loại dẫn nhiệt tốt hơn thủy tinh. - Làm TN nào để kiểm tra điều đó HS nêu phương án kiểm tra C5: Đồng dẫn nhiệt tốt nhất, thủy tinh dẫn nhiệt kém trong chất rắn im loại dẫn nhiệt tốt nhất. - GV giới thiệu dụng cụ hình 22 SGK (chưa có gắn đinh) Gọi HS nêu cách kiểm tra tính dẫn nhiệt của đồng, nhôm, thủy tinh. GV cho các nhóm tiến hành TN. Quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi C4, C5. HS nêu được dùng sáp gắn đinh ghim khoảng cách giữa các đinh phải bằng nhau. HS tiến hành TN. Quan sát hiện tượng và mô tả được đinh ghim trên thanh đồng rơi xuống trước, đến các đinh ghim gắn trên thanh nhôm cuối cùng là đinh ghim gắn trên thủy tinh. 2. Thí nghiệm 2: GV: Chất lỏng và khí dẫn nhiệt như thế nào ? Chứng tỏ đồng dẫn nhiệt tốt nhất, đến nhôm, thủy tinh dẫn nhiệt kém nhất. HS tiến hàng TN theo nhóm C6: không, chất lỏng dẫn nhiệt kém. GV: Giới thiệu dụng cụ TN cách tiến hành, quan sát đinh ghim vào trả lời C6 - HS nêu lên được: Miếng sáp không chảy ra ® chứng tỏ nước dẫn nhiệt kém. -HS trả lời C6 3. Thí nghiệm 3: - GV yêu cầu HS tiến hành TN 3 theo nhóm GV: Qua hiện tượng quan sát được, chứng tỏ điều gì về tính dẫn nhiệt của các chất khí ? GV Yêu cầu HS trả lời Câu 7 - HS tiến hành TN – Quan sát hiện tượng. Nêu nhận xét - HS : Miếng sáp không chảy ra chứng tỏ chất khí dẫn nhiệt kém. HS trả lời câu 7 III. Vận dụng: Hoạt động 4: Vận dụng GV hướng dẫn HS thảo luận trả lời câu C8 đến C12 - Cá nhân HS suy nghĩ rồi thảo luận với lớp trả lời từ câu C8 đến C12. GV Cho HS đọc phần ghi nhớ. C9: Vì kim loại dẫn nhiệt tốt, sứ dẫn nhiệt kém. C10: vì không khí giữa các lớp áo mỏng dẫn nhiệt kém. C11: Để tạo ra lớp không khí dẫn nhiệt kém giữa hai lớp lông chim C12: Vì kim loại dẫn nhiệt tốt. Những ngày rét nhiệt đô bên ngoài thấp hơn nhiệt độ cơ thể nên khi ta sở vào kim loại nhiệt độ từ cơ thể truyền vào kim loại ® ta cảm thấy lạnh. Ngược lại ngày nóng nhiệt độ bên ngoài cao hơn nhiệt độ cơ thể nên nhiệt từ kim loại truyền vào cơ thể nhanh và ta có cảm giác mạnh. V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: Bài vừa học: - Học thuộc phần ghi nhớ - Đọc mục “Có thể em chưa biết” - Làm bài tập 22.1 ® 22.6 Bài sắp học: Đối lưu – Bức xạ nhiệt. Tìm hiểu: 1. Chất lỏng, chất khí truyền nhiệt bằng hình thức nào ? Ngày soạn : 21/2/10 Bài 23 : ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT Tiết: 26 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Kiến thức: + Nhận biết được dòng đối lưu trong chất lỏng và chất khí + Biết được sự đối lưu xảy ra trong môi trường nào và không xảy ra trong môi trường nào. + Tìm được ví dụ thực tế về bức xạ nhiệt + Nêu được tên hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, chất lỏng, chất khí, chân không. - Kỹ năng: + Sử dụng một số dụng cụ TN đơn giản như đèn cồn, nhiệt kế. + Lắp đặt thí nghiệm theo hình vẽ. + Sử dụng khéo léo môt số dụng cụ thí nghiệm dễ vỡ - Thái độ: Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm. II. CHUẨN BỊ: * Cho GV - Dụng cụ để làm các thí nghiẹm hình 23.2, 23.3, 23.4, 23.5 SGK. Trong TN hình 23.4, 23.5 - Một cái phích (bình thủy) và hình vẽ phóng đại của cái phích. * Cho mỗi nhóm học sinh: Dụng cụ để làm TN hình 23.2 III. KIỂM TRA BÀI CŨ: 1. So sánh tính dẫn nhiệt của chất rắn, lỏng, khí. 2. Giải bài tập 22.1, 22.3 IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tổ chức tình huống hoc tập - GV tiến hành TN như phần mở bài SGK - HS quan sát thí nghiệm. Nhận thấy nếu đun nước ở đáy ống nghiệm thì miếng sáp ở miệng ống nghiệm chảy ra trong thời gian ngắn. - Ta đã biết nước dẫn nhiệt kém. Trong truờng hợp này nước đã truyền nhiệt cho sáp bằng cách nào ? I. Đối lưu: Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng đối lưu 1. Thí nghiệm: (Sgk/80) 2.Trả lời câu hỏi GV hướng dẫn HS các nhóm làm TN hình 23.2 Sg. Chú ý tránh để vỡ cốc thủy tinh và nhiệt kế. HS: tiến hành lắp đặt thí nghiệm HS: Tiến hành TN quan sát hiện tượng . C1.Di chuyển thành dòng . C2. Lớp nước dưới nóng lên trước nở ra , GV: cho các nhóm thảo luận trả lời câu C1,C2.C3 HS: Tiến hành thảo luận theo nhóm trả lời câu C1,C2,C3 . trọng lượng riêng của nó nhỏ hơn lớp GV: thông báo cho HS biết sự truyền nhiệt năng nhờ nước lạnh ở trên .Do đó lớp nước lạnh tạo thành các dòng như thí nghiệm trên gọi là sự đối nóng nổi lên còn lớp nước lạnh chìm Lưu .Sự đối lưu có xảy ra với chất khí không ? xuống tạo thành dòng đối lưu C3.Nhờ nhiệt kế . 3.Vận dụng : Hoạt động 3 :Vận dụng C4. Giải thích tương tự C2 GV: Tiến hành thí nghiệm H23.3 và cho HS trả lời câu C4 HS: Quan sát TN hình 23.3 và trả lời câu C4 C5. Để phần nước dưới nóng lên trước đi lên GV: Tiếp tục làm thí nghiệm tắt ngọn nến khi thấy C6.Không khói hương đi lên tại chỗ que hương đang cháy .Gvgiải thích đó là do hiện tượng đối lưu dòng không *. Đối lưu là sự truyền nhiệt năng bằng các dòng chất lỏng hoặc khí khí ngay tại chỗ que hương bị đốt cháy GV: Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời câu C5 ,C6 HS: Làm việc cá nhân trả lời câu C5,C6 . GV: Nhấn mạnh sự đối lưu xảy ra trong chất lỏng và Chất khí Vậy đối lưu là gì ? HS: Nêu định nghĩa như SGK II. Bức xạ nhiệt : 1. Thí nghiệm 1.(SGK/81) 2. Trả lời câu hỏi ; C7. Không khí trong bình đã nóng lên nở ra . C8. Không khí trong bình đã lạnh đi .Miếng gỗ đã ngăn không cho nhiệt truyền từ đèn sang bình .Chứng tỏ nhiệt truyền từ đèn sang bình theo một đường thẳng . C9. Không phải dẫn nhiệt vì không khí dẫn nhiệt kém .Cũng không phải đối lưu vì nhiệt được truyền theo đường thẳng . *.Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt năng bằng các tia nhiệt đi thẳng .Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả trong chân không . III. Vận dụng : C10. Để tăng khả năng hấp thụ bức xạ nhiệt . C11. Để Giảm sự hấp thụ bức xạ nhiệt . Hoạt động 4 : Tìm hiểu về bức xạ nhiệt ? GV: Tiến hành thí nghiệm như SGK .Yêu cầu hs quan sát hiện tượng ,mô tả hiện tượng . GV: Hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm trả lời trả lời câu C7,C8,C9 . GV: Thông báo về định nghĩa bức xạ nhiệt và khả năng hấp thụ các tia bức xạ . Hoạt động 5: Vận dụng . GV: Yêu cầu HS trả lời câu C10 ,C11 ,C12. -GV: Gọi từng cá nhân HS để trả lời GV: Treo bảng 23.1 HS điền từ vào . Chất Rắn Lỏng Khí Chân không Hình thức truyền nhiệt chủ yếu Dẫn nhiệt Đối lưu Đối lưu Bức xạ nhiệt GV: Cho HS quan sát phích giải thích tại sao với cấu tạo phích có thể giữ được nước nóng lâu dài . HS: Quan sát hiện tượng xảy ra và mô tả được : - Đặt bình cầu gần nguồn nhiệt giọt nước dịch chuyển từ đầu A về phía đầu B . -Lấy miếng gỗ chắn giữa nguồn nhiệt và bình cầu thấy giọt nước mầu dịch chuyển trở lại đầu A HS; Thảo luận theo nhóm trả lời câu C7,C8,C9 HS: Cá nhân suy nghĩ trả lời câu C10 đến C12 Riêng với câu C12 HS lên bảng điền vào chỗ trống . HS: Liên hệ kiến thức đã học vào việc giải thích tại sao có thể giữ được nước nóng lâu dài . V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: Bài vừa học: - Học thuộc phần ghi nhớ - Đọc mục “Có thể em chưa biết” - Làm bài tập 23..1 ® 23.7 SBT Bài sắp học : Kiểm tra 1 tiết -Oân toàn bộ các ghi nhớ từ tiết 19 đến tiết 26 Xem lại các dạng bài tập trong phạm vi các bài trên . Ngày soạn : 28/2/10 KIỂM TRA 1 TIẾT Tiết: 27 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Kiến thức: + Kiểm tra các kiến thức trọng tâm từ tiết 19 đến tiết 26. + Kiểm tra kỹ năng vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng đơn giản - Kỹ năng: + Vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng - Thái độ: Giáo dục, tính cẩn thận, tinh thần trung thực trong thu cử. II. NỘI DUNG: * Đề + Phần I: Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu hoặc mệnh đề mà em cho là đúng. 1. Để chuyển một vật năng lên cao người ta dùng nhiều cách. Liệu có cách nào dưới đây cho ta lợi về công không? A. Dùng ròng rọc động B. Dùng ròng rọc cố định C. Dùng mặt phẳng nghiêng D. Cả 3 cách trên đều không cho ta lợi về công. 2. Trong các trường hợp sau trường hợp nào cơ năng của các vật bằng nhau. A. Hai vật ở cùng một độ cao so với mặt đất. B. Hai vật ở các độ cao khác nhau so với mặt đất. C. Hai vật chuyển động cùng vận tốc, cùng một độ cao và có cùng khối lượng. D. Hai vật chuyển động với các vận tốc khác nhau. 3. Tại sao các chất trông đều có vẻ như liền một khối, mặc dù chúng được cấu tạo từ các hạt riêng biệt. Câu trả lời nào sau đây là đúng nhất. A. Vì kích thước các hạt không nhỏ lắm nhưng chúng lại nắm rất sát nhau. B. Vì các hạt vật chất rất nhỏ, khoảng cách giữa chúng cũng rất nhỏ nên mắt thường ta không thể phân biệt. C. Vì một vật chỉ được cấu tạo từ một ít hạt mà thôi. D. Một cách giải thích khác. 4. Tính chất nào sau đây không phải là của nguyên tử, phân tử. A. Chuyển động không ngừng. B. Có lúc chuyển động, có lúc đứng yên. C. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. 5. Trong các câu viết về nhiệt năng sau đây, câu nào là không đúng? A. Nhiệt năng là một dạng năng lượng. B. Nhiệt năng của vật là nhiệt lượng vật thu vào hay tỏa ra. C. Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. D. Nhiệt năng của vật phụ thuộc vào nhiệt độ. 6. Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hớn sau đây cách nào là đúng? A. Đồng, nước, thủy ngân, không khí. B. Đồng, thủy ngân, nước, không khí. C. Thủy ngân, đồng, nước, không khí. D. Không khí, nước, thủy ngân. Đồng. 7. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra. A. Chỉ ở chất khí. B. Chỉ ở chất lỏng. C. Chỉ ở chất khí và chất lỏng. D. Ở cả chất khí, chất lỏng, chất rắn. 8. Nhiệt truyền từ bếp lò đến người đứng bằng bếp lò chủ yếu bằng hình thức. A. Dẫn nhiệt B. Đối lưu. C. Bức xạ nhiệt. D. Dẫn nhiệt là đối lưu. + Phần II: Viết câu trả lờicho các câu hỏi sau: 1. Nhiệt năng của một vật là gì? Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng. Tìm một ví dụ cho mỗi cách. 2. Tại sao khi mở lọ nước hoa trong lớp học. Cả lớp đều ngửi thấy mùi nước hoa. 3. Tạo sao trong những ngày rít rờ vào kim loại ta thấy lạnh, còn trong những ngày nắng nóng rờ vào kim loại ta lại thấy nóng? ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM * Phần I. 1.D; 2.C; 3.B; 4.B; 5.B; 6.B; 7.C; 8.C Mỗi câu đúng 0,5đ. * Phần II: (Mỗi câu 2 đ) 1. Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng của vật. - Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng là thực hiện công và truyền nhiệt. - Nói cách nêu 1 ví dụ. 2. Vì các phân tử nước hoa chuyển động không ngừng nên các phân tử này có thể đi tới mọi nơi trong lớp học. 3. Vì kim loại dẫn nhiệt tốt. Những ngày rét, nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ cơ thể nên khi rờ vào kim loại, nhiệt từ cơ thể truyền vào kim loại và phân tán trong kim loại nhanh nên ta cảm thấy lạnh, ngược lại những ngày nóng nhiệt độ bên ngoài cao hơn nhiệt độ cơ thể nên nhiệt độ từ kim loại truyền vào cơ thể nhanh và ta có cảm giác lạnh. *Ma trận: : Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Điểm TN TL TN TL TN TL Công 0,5 (c1) 0,5 Cơ năng 0,5 (c2) 0,5 Các chất được cấu tạo như thế nào ? 0,5 (c3) 0,5 Nguyên tử , phân tử chuyển động hay đứng yên? 0,5 (c4) 1 (c2) 1,5 Nhiệt năng 0,5 (c5) 1 (c1) 1 (c1) 2,5 Dẫn nhiệt Đối lưu Bức xạ nhiệt 0,5(c7) 0,5 (c6) 0,5 (c8) 2 (c3) 1 (c2) 2,5 1.5 0,5 Ngày soạn :7/3/10 Tiết 28 Bài 24 : CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Kiến thức: + Kể được tên các yếu tố quyết định, độ lớn của nhiệt lượng một vật rắn thu vào để nóng. + Viết được công thác tính nhiệt lượng, kể được tên, đơn vị của các đại dương có mặt trong công thức. + Mô tả được thí nghiệm và xử lý được bảng ghi kết quả thí nghiệm chứng tỏ nhiệt lượng phụ thuộc vào m, Dt và chất làm vật. - Kỹ năng: + Phân tích bằng số liệu về kết quả thí nghiệm có sẵn. + Rèn kỹ năng từng hợp khái quát hóa. - Thái độ: Nghiêm túc trong học tập II. CHUẨN BỊ: - 2 giá thí nghiệm, 2lưới amiăng , 2 đèn cồn, 2 cốc thủy tinh chịu nhiệt, kẹp, 2 nhiệt kế (chỉ dùng để minh họa các thí nghiệm trong bài) - Kẽ to ba bảng kết quả của ba thí nghiệm. III. KIỂM TRA BÀI CŨ: 1. Nhiệt lượng là gì? Đơn vị nhiệt lượng? 2. Kể tên các cách truyền nhiệt đã học? IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào? * Ba yếu tố: - Khối lượng của vật - Độ tăng nhiệt độ của vật. - Chiết khấu tạo vật Hoạt động 1: Thông báo về nhiệt lương vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào. GV: Yêu cầu học sinh đọc thông tin. GV: Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào? GV: Độ tăng nhiệt độ của vật tính như thế nào? - Để kiểm tra sự phụ thuộc của nhiệt lượng vào một trong 3 yếu tố đó ta phải tiến hành TN như thế nào? CN lưu ý hs: tất cả TN trong bài hai đèn cồn sử dụng giống nhau là hai đèn truyền cho hai cóc nước cùng một nhiệt lượng trong cùng một khoảng thời gian. - HS: Đọc thông tin SGK - HS: “Nhiệt lượng ... nóng lên” phụ thuộc vào m, độ tăng nhiệt độ của vật, chất cấu tạo vật. - HS: t2 - t1 - HS: Thay đổi một yếu tố và giữ không yếu tố còn lại 1. Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật. * Kết luận: Khối lượng càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn Hoạt động 2: Tìm hiểu (nhiệt lượng) mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật? GV: - Nhóm thảo luận đưa ra phương án thí nghiệm. - Mô tả thí nghiệm. - Hoàn thành xxxxxxxx trong bảng 24.1 SGK phân tích trả lời câu C1, C2 - HS các nhóm phân tích bảng kết quả TN ở hình 24.1 thống nhất ý kiến ghi vào bảng. - Cứ đại diện nhóm treo kết quả nhóm trình lên bảng tham gia vào thảo luận trên lớp. - HS trả lời câu C1, C2 2. Quan hệ giữa nhiệt lượng của vật cần thu vào nóng lên và độ tăng nhiệt. - Kết luận: Độ tăng nhiệt càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn. Hoạt động 3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật còn thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ. GV: Các nhóm đề ra phương án thí nghiệm. - Làm thế nào để cho độ tăng nhiệt độ của nước trong hai cóc khác nhau? - Các nhóm phân tích kết quả ở hình 24.2 và đưa ra nhận xét (trả lời từ câu C3 đến C5) m1 = m2 Q1 = Q2 HS: - Mô tả thí nghiệm - Hai cóc cùng đựng một lượng nước bằng nhau, ở cùng nhiệt độ ban đầu - Thời gian đốt nóng khác nhau Dt1 = Dt2 Þ Q1 = Q2 3. Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên với chất làm vật Nhiệt lượng cần th

File đính kèm:

  • docTiet 24 den 29.doc
Giáo án liên quan