Giáo án Vật lý 8 tiết 29: Công thức tính nhiệt lượng

TIẾT 29. CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG

I- MỤC TIÊU.

1. Kể tên được các yếu tố quyết định độ lớn của nhiệt lượng một vật cần thu vào khi nóng lên.

2. Viết được công thức tính nhiệt lượng, kể được tên, đơn vị các đại lượng có mặt trong công thức.

3. Mô tả được thí nghiệm và xử lí được bảng ghi kết quả TN chứng tỏ Q phụ thuộc vào m, t2 – t1 và chất làm vật

II- CHUẨN BỊ.

- Dụng cụ cần thiết để minh hoạ cho TN trong bài.

- Vẽ to các bảng kết quả TN trên.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1075 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 tiết 29: Công thức tính nhiệt lượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 29. CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG I- MỤC TIÊU. Kể tên được các yếu tố quyết định độ lớn của nhiệt lượng một vật cần thu vào khi nóng lên. Viết được công thức tính nhiệt lượng, kể được tên, đơn vị các đại lượng có mặt trong công thức. Mô tả được thí nghiệm và xử lí được bảng ghi kết quả TN chứng tỏ Q phụ thuộc vào m, t2 – t1 và chất làm vật II- CHUẨN BỊ. Dụng cụ cần thiết để minh hoạ cho TN trong bài. Vẽ to các bảng kết quả TN trên. III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HS HOẠT ĐỘNG CỦA HS HOẠT ĐỘNG CỦA GV Hoạt động 1. (5 phút) Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới. Trả lời theo sự chỉ định của GV. Theo dõi GV đặt vấn đề. NHIỆT LƯỢNG MỘT VẬT THU VÀO ĐỂ NÓNG LÊN PHỤ THUỘC VÀO NHỮNG YẾU TỐ NÀO ? Hoạt động 2. (7 phút) Thông báo về nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào. Nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào 3 yếu tố: Khối lượng của vật, độ tăng nhiệt độ và chất cấu tạo nên vật. Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật. Hoạt động 3. (8 phút) Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật. HS thảo luận nhóm về C1, C2 và thảo luận về câu trả lời. C1. Độ tăng nhiệt độ và chất làm vật được giữ giống nhau; khối lượng khác nhau. Để tìm hiểu mối quan hệ giữa khối lượng và nhiệt lượng. Số thích hợp để điền vào hai ô cuối của bảng 24.1 là 1/2 và 1/2. C2. Khối lượng càng lớn thì nhiệt lượng càng lớn. Quan hệ giữa nhiệt vật cần thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ. Hoạt động 4. (8 phút) Tìm hiểu về nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ. HS thảo luận nhóm về C3, C4, C5, thảo luận câu trả lời. C3. Phải giữ khối lượng và chất làm vật giống nhau. Muốn vậy hai cốc phải đựng một lượng nước. C4. Phải cho độ tăng nhiệt độ khác nhau. Muốn vậy phải để cho nhiệt độ cuối của hai cốc khác nhau bằng cách đun với thời gian khác nhau. Số thích hợp vào hai ô cuối ở bảng 24.2 là: 1/2 và 1/2. C5. Độ tăng nhiệt độ càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn. Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và chất làm vật. Hoạt động 5. (8 phút) Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và chất làm vật. Nghe GV giới thiệu TN và điền dấu thích hợp vào bảng 24.3: >. C6. Khối lượng không đổi và độ tăng nhiệt độ giống nhau; chất làm vật khác nhau. C7. Có. Nhiệt lượng của vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào chất làm vật. II- CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG. Hoạt động 6. (6 phút) Giới thiệu công thức tính nhiệt lượng. HS ghi nhớ công thức tính nhiệt lượng: Trong đó: Q là nhiệt lượng (J), m là khối lượng của (kg), t2 – t1 là độ tăng nhiệt độ (0C hoặc K), c là nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K). Nghiên cứu bảng 24.4 và nêu rõ ý nghĩa của nhiệt dung riêng. Có nghĩa là nhiệt lượng cần truyền cho 1 kg đồng tăng nhiệt độ lên 10C là 380 J. III- VẬN DỤNG. Hoạt động 7 (5 phút) Vận dụng. Đọc phần ghi nhớ và vận dụng trả lời C8, C9, C10. C8. Tra bảng để biết nhiệt dung riêng của chất làm vật; cân vật để biết khối lượng của vật; đo nhiệt độ đầu và cuối để biết độ tăng nhiệt độ của vật. C9. Q = m.c (t2 – t1) = 0,5. 380 (50 – 20 ) =57 000 (J) = 57 (kJ) C10. Q = Q1 + Q2 = c1.m1 (t2 – t1) + c2 . m2(t2 – t1) = 663 000 (J) = 663 (kJ) KT bài cũ: Nhiệt lượng là gì ? Đơn vị nhiệt lượng ? ĐVĐ: Không có dụng cụ nào đo trực tiếp được công. Để xác định được công của một lực người ta phải dùng lực kế để đo độ lớn của lực và dùng thước để đo quảng đường dịch chuyển, từ đó tính công. Tương tự như thế, không có dụng cụ nào đo trực tiếp được nhiệt lượng. Vậy muốn xác định nhiệt lượng người ta phải làm thế nào ? GV thông báo: Nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào 3 yếu tố: Khối lượng của vật, độ tăng nhiệt độ và chất cấu tạo nên vật. Để kiểm tra xem nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên có phụ thuộc vào ba yếu tố trên không , người ta phải làm thế nào ? GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm C1 và C2 và điều khiển việc thảo luận về các câu trả lời: C1. Trong TN trên, yếu tố nào ở hai cốc được giữ nguyên không đổi, yếu tố nào được thay đổi ? Tại sao phải làm như thế ? Hãy tìm số thích hợp điền vào hai ô cuối của bảng 24.1. Biết nhiệt lượng mà ngọn lửa đèn cồn truyền cho nước tỷ lệ với thời gian. C2. Từ kết quả TN trên có thể rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật thu vào khi nóng lên và khối lượng của vật ? Hãy thảo luận nhóm về cách làm TN để kiểm tra mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ. C3. Trong TN này phải giữ không đổi yếu tố nào ? Muốn vậy phải làm thế nào ? C4. Trong TN này phải thay đổi yếu tố nào ? Muốn vậy phải làm thế nào ? Hãy tìm số thích hợp cho các ô trống ở hai cột cuối trong bảng 24.2. C5. Từ TN trên có thể rút ra kết luận gì về nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ. GV giới thiệu cách làm TN để kiểm tra sự phụ thuộc của nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và chất làm vật. Hãy tìm dấu thích hợp cho ô trống ở cuối bảng hình 24.3. C6. Trong TN này những yếu tố nào thay đổi, không thay đổi ? C7. Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên có phụ thuộc vào chất làm vật không ? GV giới thiệu công thức tính nhiệt lượng, nêu rõ các đại lượng và đơn vị các đại lượng bó mặt trong công thức. GV giới thiệu về khái niệm nhiệt dung riêng, đơn vị của nó và bảng nhiệt dung riêng của một số chất. Nói nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K có nghĩa như thế nào ? Cho HS đọc phần ghi nhớ. C8. Muốn xác định nhiệt lượng vật thu vào cần tra bảng để biết độ lớn đại lượng nào và đo độ lớn và đo độ lớn của những đại lượng nào, bằng những dụng cụ nào ? C9. Tính nhiệt lượng cần truyền cho 5 kg đồng để tăng nhiệt độ tử 200C lên 500C. C10. Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0,5 kg chứa 2 lít nước ở 250C. Muốn đun sôi ấm nước này cần một nhiệt lượng bằng bao nhiêu ?

File đính kèm:

  • docTiet 29 Cong thuc tinh nhiet luong.doc
Giáo án liên quan