Giáo án Vật lý 9 - Tiết 13: Biến trở - Điện trở dùng trong kĩ thuật

I- MỤC TIÊU

1- Kiến thức: Nhận biết được các điện trở dùng trong kĩ thuật.

2- Kĩ năng:

- Giải thích đươc nguyên tắc hoạt động của biến trở con chạy.

- Sử dụng được biến trở con chạy để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.

3- Thái độ: Ham hiểu biết. Sử dụng an toàn điện.

II- CHUẨN BỊ

* GV: - Một số loại biến trở: tay quay, con chạy, chiết áp.

 - Tranh phóng to các loại biến trở.

* Mỗi nhóm HS:

 - 1 biến trở con chạy (20 - 2A), 1 nguồn điện 3 V.

 - 1 bóng đèn 2,5V - 1W.

 - 7 đoạn dây nối.

 - 3 điện trở kĩ thuật có ghi trị số.

 - 3 điện trở kĩ thuật loại có các vòng màu.

III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 778 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 9 - Tiết 13: Biến trở - Điện trở dùng trong kĩ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7 Tiết: 13 Biến trở - điện trở dùng trong kĩ thuật I- Mục tiêu 1- Kiến thức: Nhận biết được các điện trở dùng trong kĩ thuật. 2- Kĩ năng: - Giải thích đươc nguyên tắc hoạt động của biến trở con chạy. - Sử dụng được biến trở con chạy để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch. 3- Thái độ: Ham hiểu biết. Sử dụng an toàn điện. II- Chuẩn bị * GV: - Một số loại biến trở: tay quay, con chạy, chiết áp. - Tranh phóng to các loại biến trở. * Mỗi nhóm HS: - 1 biến trở con chạy (20 W - 2A), 1 nguồn điện 3 V. - 1 bóng đèn 2,5V - 1W. - 7 đoạn dây nối. - 3 điện trở kĩ thuật có ghi trị số. - 3 điện trở kĩ thuật loại có các vòng màu. III- Tổ chức hoạt động dạy học ổn định lớp: 1’ Kiểm tra bài củ: Lên lớp: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1. Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của biến trở (14/) +Yêu cầu HS các nhóm quan sát hình 101 SGK và đối chiếu với các biến trở TN để chỉ ra từng loại biến trở. -Yêu cầu HS đối chiếu h10.1a với biến trở con chạy thật và chỉ ra đâu là cuộn dây của biến trở ,đâu là hai đầu ngoài cùng A,B của ná,đâu là con chạy? -Đề nghị HS trả lời C2,C3 +Đề nghị HS vẽ lại các kí hiệu sơ đồ của biến trở hình 102a,b,c và tô đậm phần có d đ chạy qua. - HS nhận dạng từng loại biến trở. - HS quan sát đặc điểm của biến trở con chạy. -Hoàn thành C2,C3 -Vẽ kí hiệu sơ đồ vào vở. I.Biến trở: 1.tìm hiểu cấu tạo và hoạt đọng của biến trở: C2:Khi đó biến trở không có tác dụng thay đổi điện trở,vì khi đó dù con chạy ở vị trí nào thì d đ vẫn chạy qua toàn bộ cuộn dây. C3.Điện trở của mạch có thay đổi + Kí hiệu sơ đồ Hoạt động 2. Sử dụng biến trở điều chỉnh cường độ dòng điện (12’) - Đề nghị HS hoàn thành C5.GV theo dõi và giúp đỡ HS vẽ sơ đồ cho chính xác. - Quan sát,giúp đỡ các nhóm thực hiện TN theo C6 - Nhắc nhở HS sử dụng biến trở đúng cách. - Đề nghị 1 số HS đại diện cho các nhóm trả lời C6 trước lớp. +Hỏi: Biến trở là gì và có thể được dùng để làm gì? - Vẽ sơ đồ mạch điện hình 10.3 - Nhóm HS thực hiện C6 và rút ra kết luận. - Thảo luận chung cả lớp, rút ra KL 2. Sử dụng biến chở để điều chỉnh cường độ d điện: Kết luận: Biến trở có thể được dùng để thay đổi cường độ dòng điện trong mạch khi thay đổi trị số điện trở của nó Hoạt động 3. Nhận dạng 2 loại điện trở trong kĩ thuật (5/) + Gợi ý để HS giải thích theo yêu cầu của C7: - Nếu các lớp than,hay lớp kim loại dùng để chế tạo các điện trở kỹ thuật mà rất mỏng thì tiết diện của các lớp này nhỏ hay lớn? -Tại sao trị số điện trở của chúng lớn? + Đề nghị HS đọc số trị điện trở hình 10.4a SGK và một số HS khác thực hiện . - HS đọc C7 và thực hiện theo yêu cầu. - Hoàn thành C9 HS quan sát điện trở vòng màu có trong bộ TN và quan sát hình màu số 2 (bìa 3)SGK để nhận biết màu của các vòng trên một vài điện trở vòng này II.Các điện trở dùng trong kĩ thuật Hoạt động 4. vận dụng (7/) + Hướng dẫn HS hoàn thành C10 -tính chiều dài dây điện tử -tính chiều dài của 1 vòng dây -từ đó tính số vòng dây cử biến trở HS thực hiện C10 theo cá nhân C10: chiều dài dây hợp kim là L= Số vòng dây của biến trở là: N=vòng) Củng Cố: 3/ - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ và có thể em chưa biết - Nêu lại cấu tạ của biến trở 5. Dặn dò 3’ + Học thuộc phần ghi nhớ . xem lại bài theo SGK. + Làm bài tập 10.1 đến 10.6 (SGK) IV. Rút kinh nghiệm Tuần: 7 Tiết: 14 Bài tập vận dụng định luật ôm Và công thức tính điện trở của dây dẫn. I- Mục tiêu 1. Kiến thức: Vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn để tính các đại lượng có liên quan đối với đoạn mạch gồm nhiều nhất là ba điện trở mắc nối tiếp, song song, hỗn hợp. 2. Kĩ năng: Vận dụng định luật Ôm và công thức R= để giải bài toán về mạch điện sử dụng với hiệu điện thế không đổi, trong đó có lắp biến trở.. 3. Thái độ: Trung thực, kiên trì. II- chuẩn bị: GV: Bài tập và đáp án HS: SGK, đồ dùng học tập III- Tổ chức hoạt động dạy học ổn định lớp: 1p Kiểm tra bài củ: (5’) Phát biểu và viết biểu thức định luật ôm, giải thích kí hiệu và ghi rõ đơn vị từng đại lượng. Từ công thức hãy phát biểu mối quan hệ giữa R và các đại lượng GV: nhận xét, cho điểm. Lên lớp: Hoạt động của GV Hoạt động của HS nd cần đạt Hoạt động 1: Giải bài tập 1 10’ - Yêu cầu đọc đề bài và tóm tắt. - HD học sinh cách đổi đơn vị. - Hướng dẫn thảo luận cách lam và gọi 1HS lên bảng trình bày. - KT bài làm trong vở của một số HS. - Tổ chức thảo luận chung cả lớp. GV: ở bài 1, để tính được cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn ta phải áp dụng 2 công thức ( công thức của định luật ôm và công thức tính điện trở) - Cá nhân HS nghiên cứu đề bài và viết tóm tắt. - Thảo luận tìm cách giải. - 1 HS lên bảng trình bày, HS khác làm bài vào vở. + HS tham gia thảo luận trên lớp chữa bài vào vở nếu sai Bài 1: Tóm tắt: l = 30m S= 0,3mm2= 0,3.10-6m2 r= 1,1.10-6m U = 220V I = ? Bài giải áp dụng CT: Thay số: Điện trở của dây nicrôm là 110 áp dụng CT định luật ôm: Hoạt động 2: Giải bài tập 2 11’ ' ã ã U R1 R2 + - - Yêu cầu HS đọc đề bài 2 ghi tóm tắt vào vở. Hướng dẫn HS phân tích đề bài, yêu cầu 1,2HS nêu cách giải câu a để cả lớp trao đổi, thảo luận. GV chốt lại cách giải đúng. - GV kiểm tra bài làm của 1 HS khác. - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn. Nêu cách giải khác cho phần a. - HD để HS đưa ra các cách C2: Tính U, tính U1 -> Tính được U2 -> C3: Tính U1, U2 Sau đó áp dụng hệ thức - HS đọc đề bài 2 phân tích tìm lời giải. - Cá nhân HS làm câu a. - Thảo luận câu a trên lớp. 1 HS lên bảng trình bày phần a. Nhận xét. - Đưa ra ý kiến vê cách giải khác: - Chữa bài vào vở. - HS có thể ghi tóm tắt các bước của cách làm khác Bài tập 2: Cho hình vẽ Tóm tắt R1 = 7,5 I = 0,6A U = 12V để đèn sáng bt R2 = ? Phân tích mạch: R1ntR2. C1: Vì đèn sáng bình thường nên R1 = 7,5 và I1 = 0,6A R1ntR2 -> I1 = I2 = I = 0,6A áp dụng CY: Mà R=R1+R2 ->R2=R- R1= 12,5 Điện trở R2 là 12,5 b) Tóm tắt: Rb = 30, s = 1mm2 = 10-6m2 p = 0,4.10-6m l = ? Bài giải áp dụng CT: Vậy chiều dài dây làm biến trở là 75m Hoạt động 3: Giải bài tập 3 13’ Ä Ä ã ã M N A B R2 R1 - Tương tự bài 1 và 2, GV cho HS đọc đề , tóm tắt, nêu cách giải và gọi HS trình bày lời giải. - Tổ chức thảo luận để thống nhất cách giải đúng. - Cá nhân HS hoàn thành bài 3 vào vở. - HS lên bảng trình bày. - Thảo luận chung cả lớp Bài 3: .... .... ĐS: a) 377 b) U1 = U2 = 210V Củng Cố: 3 phút Viết công thức tính điện trở, công thức tính tiết diện day dẫn. Từ công thức tính điện trở suy ra các cong thức khác. Dặn dò: 2 phút - Xem lại các bài tập đã làm tại lớp, làm lại theo cách khác. - BT về nhà 11.1, 11.2 (SBT) bài 11.3 (không bắt buộc) - Xem lại bài công – công suất đã học ở lớp 8. V. Rút Kinh Nghiệm Tổ trưởng kí duyệt 29/09/2012 Hoàng vĩnh Hoàn

File đính kèm:

  • doctuan 7 li9.doc