Giáo án Vật lý 9 tuần 27 và 28

Tiết 53:

THỰC HÀNH

 ĐO TIÊU CỰ CỦA THẤU KÍNH HỘI TỤ

 I. Mục tiêu:

- Trình bày được phương pháp đo tiêu cự thấu kính hội tụ

- Đo được tiêu cự của thấu kính hội tụ theo phương án nêu ra

II. Chuẩn bị:

1. Dành cho cả lớp:

- Phòng thực hành được che tối tốt để nhìn rõ ảnh của vật trên màn

2. Dành cho các nhóm học sinh(chia lớp làm 6 nhóm học tập):

- 1 thấu kính hội tụ có tiêu cự khoảng 12cm

- 1 giá quang học

- 1 cây nến cao khoảng 5cm chiếu sáng 1 vật sáng phẳng nhỏ hình chữ L hoặc chữ F, khoét trên một màn chắn sáng

- 1 màn hứng để quan sát đường truyền của chùm sáng

- 1 thước thẳng có GHDD 800mm và DDCNN 1mm

- Mỗi HS 1 Báo cáo thực hành theo mẫu SGK

 

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1666 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 9 tuần 27 và 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 Ngày soạn: 3/3/2013 Ngày dạy: Tiết 53: Thực hành Đo tiêu cự của thấu kính hội tụ I. Mục tiêu: - Trình bày được phương pháp đo tiêu cự thấu kính hội tụ - Đo được tiêu cự của thấu kính hội tụ theo phương án nêu ra II. Chuẩn bị: 1. Dành cho cả lớp: Phòng thực hành được che tối tốt để nhìn rõ ảnh của vật trên màn 2. Dành cho các nhóm học sinh(chia lớp làm 6 nhóm học tập): 1 thấu kính hội tụ có tiêu cự khoảng 12cm 1 giá quang học 1 cây nến cao khoảng 5cm chiếu sáng 1 vật sáng phẳng nhỏ hình chữ L hoặc chữ F, khoét trên một màn chắn sáng 1 màn hứng để quan sát đường truyền của chùm sáng 1 thước thẳng có GHDD 800mm và DDCNN 1mm Mỗi HS 1 Báo cáo thực hành theo mẫu SGK III. Tổ chức hoạt động dạy học: Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên Hoạt động 1: Trình bày việc chuẩn bị báo cáo thực hành, đó là việc trả lời các câu hỏi về cơ sở lí thuyết của bài thực hành Trình bày phần chuẩn bị theo sự yêu cầu của GV Yêu cầu một số HS trả lời các câu hỏi nêu ra ở phần 1 của mẫu báo cáo và hoàn chỉnh câu trả lời cần có Hoạt động 2: Thực hành đo tiêu cự của thấu kính: Làm việc theo nhóm: Tìm hiểu các dụng cụ có trong bộ TN Đo chiều cao h của vật Điều chỉnh để vật và màn cách thấu kính những khoảng bằng nhau Đo khoảng cách (d;d/) tương ứng từ vật tới màn và từ thấu kính tới màn Yêu cầu đại diện các nhóm nhận biết: hình dạng vật sáng, cách chiếu để tạo vật sáng, cách xác định vị trí của thấu kính, của màn chắn và của vật Lưu ý các nhóm thực hiện trình tự : Lúc đầu đặt thấu kính ở giữa giã quang học, rồi đặt vật và màn ở khá gần thấu kính, cách đều thấu kính. Cần đo các khoảng cách này đẻ chúng bằng nhau (do = do/ ) Sau đó xê dịch đồng thời vật và màn những khoảng lớn bằng nhau (khoảng 5cm) ra xa dần thấu kính để luôn có d = d/ Khi ảnh hiện lên màn rõ nét thì dịch chuyển vật và màn những khoản nhỏ bằng nhau cho tới khi thu được ảnh rõ nét cao bằng vật. Kiểm tra điều này bằng cách đo và so sánh h với h/ Hoạt động 3: Hoàn thành báo cáo thực hành tổng kết bài thực hành: Từng HS hoàn thành báo cáo thực hành Nhận xét chung về thái độ và tác phong làm việc của các nhóm Tuyên dương những nhóm làm tốt và nhắc nhở nhóm làm chưa tốt Thu báo cáo thực hành của HS Hoạt động 4: Chuẩn bị học ở nhà: Tìm hiểu bài 47 SGK Tìm hiểu các ứng dụng của thấu kính trong cuộc sống Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 3/3/2013 Ngày dạy: Tiết 54: Sự tạo ảnh trên phim trong máy ảnh I. Mục tiêu: - Nêu và chỉ ra được hai bộ phận chính của máy ảnh là vật kính và buồng tối - Nêu được và giải thích được các đặc điểm của ảnh hiện trên pim của máy ảnh - Dựng được ảnh của một vật được tạo ra trong máy ảnh II. Chuẩn bị: 1. Dành cho cả lớp: 1 máy ảnh loại cơ (nếu có) 2. Dành cho các nhóm học sinh(chia lớp làm 6 nhóm học tập): mô hình máy ảnh cơ 1 hình 47.4 cho 1 HS trong nhóm III. Tổ chức hoạt động dạy học: Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên Hoạt động 1: Ôn lại những kiến thức có liên quan đến bài mới: Làm việc cá nhân trả lời câu hỏi mà GV yêu cầu Yêu cầu HS trả lời những câu hỏi: -So sánh tính chất ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì ? -Vì sao người tao không dùng thấu kính phân kì đẻ tạo ảnh của vật trên màn ảnh? GV đặt vấn đề: thấu kính hội tụ có thể tạo ra ảnh thật do đó mà nó có rất nhiều ứng dụng hữu ích như chiếu phim, chụp ảnh... Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của máy ảnh: Làm việc theo nhóm để Tìm hiểu cấu tạo của máy ảnh qua mô hình Từng HS chỉ ra trên mô hình đâu là vật kính, buồng tối và chỗ đặt phim Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: - ? Máy ảnh gồm mấy bộ phận? Là các bộ phận chính nào? Yêu cầu HS chỉ rõ trên mô hình đâu là vật kính, buồng tối và chỗ đặt phim Hoạt động 3: Tìm hiểu cách tạo ảnh của một vật trên phim của máy ảnh: a) Từng nhóm HS tìm cách thu ảnh của một vật trên tấm kính mờ đặt ở vị trí của phim trong mô hình máy ảnh và quan sát ảnh này Trả lời câu hỏi C1; C2 b) Từng HS thực hiện C3 c) Từng HS thực hiện C4 d) Rút ra nhận xét về đặc điểm của ảnh trên phim trong máy ảnh Yêu cầu HS hướng vật kính của máy ảnh về phía một vật ngoài sân trường, đặt mắt phía sau tấm kính mờ ở vị trí đặt phim quan sắt ảnh của vật này ? C1, C2 Yêu cầu HS lấy mẫu chuẩn bị hình 47.4 và hoàn thàn+h câu C3và C4 SGK Gợi ý C3: biết ảnh B/ nằm trên phim nên tia sáng từ B qua quang tâm O truyền thẳng đến ảnh B/. Vậy nối B với O cắt phim tại đâu đó là B/. A/ xác định như thế nào? Yêu cầu một vài HS nêu nhận xét về đặc điểm của ảnh trên phim trong máy ảnh Hoạt động 4: Vận dụng và củng cố: Đọc phần ghi nhớ SGK Làm việc cá nhân trả lời câu hỏi C6 SGK Tìm hiểu phần : “Có thể em chưa biết” Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK ? C6 SGK Yêu cầu HS tìm hiểu phần: “Có thể em chưa biết” Hoạt động 5: Chuẩn bị học ở nhà: Ghi BTVN và chuẩn bị cho bài sau - BTVN: 47.1 -> 47.3 SBT IV. Rút kinh nghiệm: Tuần 28 Ngày soạn: 5/3/2013 Ngày dạy: Tiết 55: Mắt I. Mục tiêu: - Nêu và chỉ ra được trên hình vẽ hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thuỷ tinh thể và võng mạc -Nêu được chức năng của thuỷ tinh thể và màng lưới, so sánh được chúng với các bộ phận tương ứng của máy ảnh - Trình bày được khái niệm sơ lược về sự điều tiết, điểm cực cận và cực viễn - Biết cách thử mắt II. Chuẩn bị: Dành cho cả lớp: 1 tranh vẽ con mắt bổ dọc ; 1 mô hình con mắt 1 tranh vẽ phóng to biểu thị vị trí của điểm cực cận, điểm cực viẽn, khoảng cực viễn, khoảng cực cận 1 bảng thử thị lực (nếu có) III. Tổ chức hoạt động dạy học: Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên Hoạt động 1: Ôn lại những kiến thức có liên quan đến bài mới: Làm việc cá nhân trả lời câu hỏi mà GV yêu cầu Yêu cầu HS trả lời những câu hỏi: Nêu cấu tạo chính của máy ảnh? ảnh thu được của máy ảnh là ảnh thật hay ảnh ảo? -Kể tên các trường hợp khác trong cuộc sống người ta cần dùng đến thấu kính htụ ? GV đặt vấn đề: người ta có thể dùng thấu kính hội tụ trong nhiều việc như chiếu phim, chụp ảnh.v.v... và ngay cả lúc bình thường thì chúng ta cũng luôn cần dùng đến thấu kính hội tụ. Đó là khi chúng ta nhìn mọi vật, tại sao vậy? -> Vào bài mới Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của mắt: Từng HS đọc mục I.1 SGK về cấu tạo của mắt và trả lời câu hỏi của GV So sánh cấu tạo của mắt và máy ảnh. Từng HS làm C1 Yêu cầu HS đọc mục I.1 SGK và trả lời các câu hỏi: ? Tên của hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là gì? ? Bộ phận nào của mắt là thấu kính hội tụ? Tiêu cự của nó có thể thay đổi được không? Bằng cách nào? ? ảnh của vật mà mắt nhìn thấy hiện ở đâu? Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C1 Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự điều tiết của mắt: a) Làm việc cá nhân Đọc phần II SGK Trả lời câu hỏi mà GV đặt ra b) Làm việc cá nhân trả lời câu hỏi C2 Rút ra nhận xét về kích thước của ảnh trên màng lưới và tiêu cự của thuỷ tinh thể trong hai trường hợp khi vật ở gần và khi vật ở xa mắt Yêu cầu HS đọc phần II SGK và trả lời các câu hỏi: ? Mắt thực hiện quá trình gì thì mới nhìn rõ các vật? ? Trong quá trình này có sự thay đổi gì ở thuỷ tinh thể? ? C2 SGK Hướng dẫn HS căn cứ vào tia sáng qua quang tâm để rút ra nhận xét về kích thước của ảnh trên màng lưới khi vật ở gần và khi vật ở xa mắt Hướng dẫn HS căn cứ vào tia sáng song song với trục chính để rút ra nhận xét về tiêu cự của thuỷ tinh thể trong hai trường hợp khi vật ở gần và khi vật ở xa mắt Hoạt động 4: Tìm hiểu về điểm cực cận và điểm cực viễn: Làm việc cá nhân đọc mục III SGK Làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi mà GV yêu cầu Yêu cầu 1 HS đọc to phàn này cho cả lớp nghe và tìm hiểu Đưa ra các câu hỏi để kiểm tra sự nghiêm cứu nội dung này của HS: ? Điểm cực viễn là điểm nào? Mắt tốt có điểm cực viễn nằm ở đâu? ? Khoảng cách từ điểm cực viễn đến mắt gọi là gì? ? Điểm cực cận là điểm nào? Mắt tốt có điểm cực cận nằm ở đâu? ? Khoảng cách từ điểm cực cận đến mắt gọi là gì? Dùng tranh vẽ phóng to thể hiện minh hoạ cho HS ? C4 SGK Hoạt động 5: Vận dụng và củng cố: Đọc phần ghi nhớ SGK Làm việc cá nhân trả lời câu hỏi C5 SGK Tìm hiểu phần : “Có thể em chưa biết” Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK ? C5 SGK Yêu cầu HS tìm hiểu phần: “Có thể em chưa biết” Hoạt động 6: Chuẩn bị học ở nhà: Ghi BTVN, chuẩn bị cho bài sau - BTVN: C6 SGK ; 48.1 -> 48.3 SBT IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 05/3/2013 Ngày dạy: Tiết 56: Mắt cận và mắt lão I. Mục tiêu: - Nêu được đặc điểm chính của mắt cận là không nhìn được các vật ở xa mắt khắc phục tật cận thị là phải đeo kính phân kìắt và cách - Nêu được đặc điểm chính của mắt lão là không nhìn được các vật ở gần mắt và cách khắc phục tật cận thị là phải đeo kính hội tụ - Giải thích được cách khắc phục tật cận thị và tật mắt lão - Biết cách thử mắt bằng bảng thị lực II. Chuẩn bị: Dành cho các nhóm HS: 1 kính cận 1 kính lão III. Tổ chức hoạt động dạy học: Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên Hoạt động 1: Ôn lại những kiến thức có liên quan đến bài mới: Làm việc cá nhân trả lời câu hỏi mà GV yêu cầu Đưa ra dự đoán! Yêu cầu HS trả lời những câu hỏi: Nêu cấu tạo chính về mặt quang học của mắt? Vì sao mắt bình thường có thể nhìn được cả những vật ở xa và ở gần mắt? GV đặt vấn đề: mắt của những người bình thường có thể nhìn được cả những vật ở xa và ở gần mắt vì nó có thể diều tiết thuỷ tinh thể thay đổi tiêu cự được? Vậy nếu khả năng điều tiết của mắt của một người nào đó kém thì hiện tượng gì xẩy ra khi họ nhìn các vật? Hoạt động 2: Tìm hiểu tật cận thị và cách khắc phục: Làm việc nhóm trả lời câu hỏi C1, C2, C3 SGK Từng HS trả lời câu hỏi C4 Định hướng trả lời theo hệ thống câu hỏi của GV Từng cá nhân rút ra kết luận về cách khắc phục tật cận thị Yêu cầu các nhóm HS tìm hiểu mục I.1;2 SGK và trả lời các câu hỏi C1, C2, C3 SGK ?C4 Gợi ý: - Đặt vật trước mắt viễn thị ở ngoài điểm cực viễn(d > OCV) hỏi mắt có nhìn thấy vật không? - Yêu cầu HS vẽ ảnh của vật qua kính cận (thấu kính hội tụ có f = OCV) ? Lúc đeo kính mắt nhìn thây vật hay không? (Nếu HS chưa trả lời được có thể gợi mở thêm: Lúc đeo kính mắt nhìn thây vật thật hay là nhìn ảnh của vật qua kính? ảnh của vật lúc này có nằm trong điểm cực viễn của mắt không?) ? Vậy để khặc phục tật cận thị thì người ta cần phải làm gì? Hoạt động 3: Tìm hiểu tật cận thị và cách khắc phục: Làm việc cá nhân tìm hiểu mục II.1; 2 SGK Làm việc ca nhân trả lời câu hỏi C5, C6 SGK và câu hỏi mà GV đưa ra Từng HS trả lời câu hỏi C4 Định hướng trả lời theo hệ thống câu hỏi của GV Từng cá nhân rút ra kết luận về cách khắc phục tật cận thị Yêu cầu các nhóm HS tìm hiểu mục II.1;2 SGK và trả lời các câu hỏi: ? Vì sao con người lại có thể bị mắc tật mắt lão? Mắt lão là mắt không nhìn rõ các vật ở gàn hay xa mắt? ? Kính lão là thấu kính loại gì? C5, C6 SGK Gợi ý C6: - Đặt vật AB trước mắt lão ở trong khoảng từ mắt đến điểm cực cận (d < OCc) hỏi mắt có nhìn thấy vật không? - Yêu cầu HS vẽ ảnh của vật AB qua kính cận là thấu kính phân kì? Lúc đeo kính mắt nhìn thấy ảnh A/B/ không? Vì sao? ?Vậy khi đeo kính lão vào có khắc phục được tật mắt lão chưa? Yêu cầu HS rút ra kết luận về cách khắc phục tật cận thị Hoạt động 4: Vận dụng và củng cố: Đọc phần ghi nhớ SGK Làm việc cá nhân trả lời câu hỏi C7, C8 SGK Tìm hiểu phần : “Có thể em chưa biết” Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK ? C7, C8 SGK ? Đưa ra kết luận chính xác cho câu hỏi phần mở bài (lưu ý thêm cho HS mắt điều tiết kém còn có thể là do tật viễn thị – khác với tật mắt lão gây ra) Yêu cầu HS tìm hiểu phần: “Có thể em chưa biết” Thông báo thêm cho HS nguyên nhân của tật cận thị và cách phòng chống Hoạt động 5: Chuẩn bị học ở nhà: Ghi BTVN và chuẩn bị cho bài sau - BTVN: 49.1 -> 49.4 SBT IV. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doc28-29.doc