Giáo án Vật lý K6 tiết 7 và 8

BÀI 7 : TÌM HIỂU KẾT QUẢ TÁC DỤNG CỦA LỰC.

A/ Mục tiêu:

- Hs nắm được các tác dụng của lực lên một vật: có thể làm biến đổi chuyển động của vật hoặc làm vật biến dạng.

- HS lấy được ví dụ cho từng trường hợp tác dụng của lực.

- Rèn kĩ năng thực hành thí nghiệm.

- Rèn tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc theo nhóm.

B/ Chuẩn bi:

1, Giáo viên: 1 bộ thí nghiệm như HS.

2, Học sinh: mỗi nhóm chuẩn bị:

 - 1 xe lăn - 1 máng nghiêng - 1 lò xo - 1 lò xo lá tròn - 1 hòn bi sắt - 1 sợi dây.

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý K6 tiết 7 và 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/10/2009 Tiết 7 Ngày giảng: Bài 7 : tìm hiểu kết quả tác dụng của lực. A/ Mục tiêu: - Hs nắm được các tác dụng của lực lên một vật: có thể làm biến đổi chuyển động của vật hoặc làm vật biến dạng. - HS lấy được ví dụ cho từng trường hợp tác dụng của lực. - Rèn kĩ năng thực hành thí nghiệm. - Rèn tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc theo nhóm. B/ Chuẩn bi: 1, Giáo viên: 1 bộ thí nghiệm như HS. 2, Học sinh: mỗi nhóm chuẩn bị: - 1 xe lăn - 1 máng nghiêng - 1 lò xo - 1 lò xo lá tròn - 1 hòn bi sắt - 1 sợi dây. C/ Phương pháp dạy - học: Vấn đáp, thuyết minh, thực hành, tự luận, thảo luận nhóm. D/ Tiến trình dạy - học: 1,ổn định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số: 6A:.................................. 6B:.................................. 6C:.................................. 2, Kiểm tra bài cũ( 7' ): Yêu cầu HS thực hiện: HS1: Hãy lấy ví dụ về lực? Chỉ ra phương và chiều của các lực đó? HS2: Thế nào là hai lực cân bằng ?Lấy ví dụ về hai lực cân bằng? 3, Bài mới: Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập: ( 2' ) GV : Đưa tình huống như SGK: làm sao biết ai đang giương cung, ai chưa giương cung? ( HS: Ta thấy dây cung và cánh cung có hình dạng thay đổi ) => Như vậy muốn biết có lực t/d vào vật hay không thì phải nhìn vào K/ Quả t/d của lực. ?: Vậy khi có lực tác dụng vào vật thì có những kết quả gì ? Ta xét qua bài hôm nay . Điều khiển của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 2: Tìm hiểu những hiện tượng xảy ra khi có tác dụng của lực. ( 8 phút) - Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK. - Yêu cầu HS thực hiện câu C1 và C2? ?: Hiểu thế nào nếu nói vật chuyển động nhanh lên hoặc vật chuyển động chậm lại? - Đánh giá các ví dụ của HS. ?: Một vật như thế nào được gọi là biến dạng ? Lấy VD ? ?: Với câu hỏi ở đầu bài thì hãy nhận xét xem ở hình bên trái dây cung và cánh cung có bị biến dạng hay không? GV => trường hợp này cung bị tác dụng lực. - Cá nhân đọc thông tin trong SGK. - Thảo luận. lấy các ví dụ tương tự trong SGK. - Hs trả lời: ( đó là sự thay đổi vận tốc của vật ) - HS Trả lời: Biến dạng là sự thay đổi hình dạng của vật. I. Những hiện tượng xảy ra khi có tác dụng của lực. 1, Những sự biến đổi của chuyển động: - Vật đang chuyển động bị dừng lại hoặc vật đang đứng yên bắt đầu chuyển động. - Vật đang chuyển động thay đổi vận tốc hoặc thay đổi hướng chuyển động. 2, Những sự biến dạng: - Biến dạng là sự thay đổi hình dạng của vật. Biến dạng là sự thay đổi hình dạng của vật. VD: Lò xo bị nén hoặc kéo dãn ra. Hoạt động 3: Nghiên cứu những kết quả tác dụng của lực. ( 17 phút) - Yêu cầu HS tiến hành các thí nghiệm của hình 6.1, 7.2 trong SGK: (GV hướng dẫn) ?: Hãy nhận xét về tác dụng lực của các vật lên nhau trong các thí nghiệm trong Hình 6.1; 7.1; 7.2 ? - Từ các nhận xét trên hòan thành câu C7 và C8 (SGK)? - Khẳng định câu trả lời của HS.=> Kết luận C8. ?: Những kết quả tác dụng lực là gì ? - Tiến hành các thí nghiệm theo hình 6.1 và 7.2 . - Thảo luận và nhận xét.( Tác dụmg lực lên vật làm vật biến đổi chuyển động hoắc biến dạng) - Hoàn thành câu C3 -> C6. - Cá nhân hoàn thành C7, C8. - C7: (1)biến đổi chuyển động (2)biến đổi chuyển động. (3) biến dạng. - HS trả lời và ghi nội dung kết luận. II.Những kết quả tác dụng của lực: 1, Thí nghiệm: - C3: Lò xo tác dụng lực đẩy làm biến đổi chuyển động của xe. - C4: tay tác dụng lực kéo làm xe dừng lại ( biến đổi CĐ của xe). - C5: Làm biến đổi CĐ của hòn bi - C6: Tay tác dụng lực ép làm lò xo biến dạng. 2, Kết luận: - C8: Lực mà vật A tác dụng lên vật B có thể làm biến dạng vật B hoặc làm biến đổi CĐ của vật B. Hai kết quả này có thể cùng xảy ra. Hoạt động 4: Vận dụng. ( 4 phút) - Yêu cầu HS thực hiện các câu hỏi C9 => C11 trong phần vận dụng? - Thảo luận lấy các ví dụ. C11:Đá mạnh vào quả bóng vào tường thì lực tác dụng vao bóng vừa làm b/ dạng vừa... III. Vận dụng: 4/ Củng cố: ( 4 phút ) ?: Nêu mhững kết quả có thể xảy ra khi tác dụng lực vào một vật? ( biến dạng, biến đổi cđ, hoắc cả hai kết quả trên ). - Yêu cầu một học sinh đọc ghi nhớ, hs khác đọc phần có thể em chưa biết. 5/ Hướng dẫn về nhà: ( 2 phút ) - Học phần ghi nhớ và làm bài tâp: 7.1, 7.2, 7.3, 7.5 (SBT). E. Rút kinh nghiệm: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: Tiết 8 Ngày giảng: Bài 8:trọng lực - đơn vị lực. A/ Mục tiêu: - HS biết được trọng lực hay trọng lượng của một vật là gì? - HS nêu được phương và hciều của trọng lực. - HS nắm được đơn vị đo của cường độ lực. - Hs biết sử dụng dây rọi để xác định phương thẳng đứng. - Rèn tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việ theo nhóm. B/ Chuẩn bi: 1, Giáo viên: 1 bộ dụng cụ như HS. 2, Học sinh: - 1giá treo - 1 lò xo - một quả nặng 100g có móc - 1 dây rọi - 1 khay nước - 1 ê ke. C/ Phương pháp dạy - học: Vấn đáp, thuyết minh, thực hành, tự luận, thảo luận nhóm. D/ Tiến trình dạy - học: 1,ổn định tổ chức : (1’) Kiểm tra sĩ số. 6A:.................................. 6B:.................................. 6C:.................................. 2, Kiểm tra bài cũ:(5 phút ) Yêu cầu HS thực hiện: HS1: Hãy nêu các kết quả tác dụng của lực? Lấy ví dụ cho từng trường hợp? TL: Tác dụng lực vào một vật có thể: - làm biến đổi chuyển động của vật. VD: - làm biến dạng vật. VD: 3, Bài mới: Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập: ( 2 Phút ) GV: Đưa tình huống như SGK. Điều khiển của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 2: Phát hiện sự tồn tại của trọng lực. (13 phút) - Giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm. - Hướng dẫn HS tiến hành 2 thí nghiệm. - Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm. ?: Hãy phân tích các trường hợp trên về các lực tác dụng? - Từ kết quả trên hãy hoàn thành câu C3 ( SGK)? - Đưa ra kết luận về trọng lực. - Quan sát các dụng cụ và cách bố trí thí nghiệm. - Nghe giảng. - Tiến hành thí nghiệm theo HD. - Thảo luận: +lò xo tác dụng 1 lực kéo vào quả nặng có phương thẳng đứng, chiều hướng từ dưới lên. + viên phấn rơi xuống do có lực hút tác dụng có chiều từ trên xuống dưới. - Thảo luận, hoàn thành câu C3. => Rút ra nhận xét. - Ghi kết luận. I.Trọng lực: 1, Thí nghiệm: a, Dụng cụ: - giá treo , lò xo , quả nặng, viên phấn. b, Tiến hành: - Treo quả năng vào một đầu lò xo, đầu kia lò xo treo vào giá. - Cầm viên phấn đưa lên cao, thả tay ra. c, Nhận xét: - C3: (1) cân bằng ; (2) Trái Đất (3) biến đổi; (4) lực hút ; (5) Trái Đất. 2, Kết luận: (SGK - 28) Hoạt động 3: Tìm hiểu về phương và chiều của trọng lực.( 10 phút) - Yêu cầu HS làm thí nghiệm với dây rọi. ?: Dựa vào hiện tượng trong thí nghiệm trên hãy hoàn thành câu C4? - Từ câu C4, hãy kết luận về phương và chiều của trọng lực? - Khẳng định kết luận. - Tiến hành thí nghiệm. - Thảo luận, hoàn thành câu C4. - Hoàn thành câu C5. - Ghi lại kết luận. II.Phương và chiều của trọng lực: 1, Thí nghiệm: - Treo dây rọi lên giá. - Nhận xét: - C4: 1, cân bằng. 2, dây rọi. 3, thẳng đứng. 4, từ trên xuống dưới. 2, Kết luận: - C5: Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều hướng từ trên xuống dưới. Hoạt động 4: Tìm hiểu đơn vị lực. (5 phút ) - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK tìm hiểu về đơn vị lực . ?: Lực có đơn vị là gì ? ?: Giải thích trọng lượng vật năng 1kg là 10N? - Các cá nhân đọc thông tin SGK và thông bao lại đơn vị lực ( niutơn ) - Vì 1kg = 1000g. III. Đơn vị lực: - Đơn vị: Niutơn(N). trọng lượng của 100g là 1 N. Hoạt động 5: Vận dụng. (5 phút ) - Yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm trong câu C6(SGK). - Tiến hành thí nghiệm theo HD. IV. Vận dụng: - C6: 4/ Củng cố: ( 3 phút ) ?: Trọng lực là gì ? ( là lực hút của trái đất tác dụng lên vật ) ?: Cho biết phương, chiều và đơn vị của trọng lực ? - HS trả lời: Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều hướng từ trên xuống dưới có đơn vị là niutơn. - Yêu cầu 1 HS đọc phần có thể em chưa biết. Các HS khác theo dõi. 5/ Hướng dẫn về nhà: (2’) - Học phần ghi nhớ ( SGK) - Làm bài tập 8.1 , 8.2 trong SBT. - Ôn tập các kiến thức đã học. Tiết sau kiểm tra 1 tiết E/ Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTiet 78.doc