Giáo án Vật lý khối 10 - Bài 8: Đường đi trong chuyển động biến đổi điều

I. Mục đích yêu cầu

- Học sinh nắm được công thức đường đi của chuyển động thẳng biến đổi đều.

- Sử dụng công thức đường đi để giải một số bài toán đơn giản về chuyển động thẳng biến đổi đều.

II. Lên lớp:

 1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 a. Viết biểu thức vận tốc tức thời trong chuyển động thẳng biến đổi đều.

 b. Cho biết giá trị đại số của các đại lượng vt, v0, a, có trong biểu thức vt = v0+at.

 3. Bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 814 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý khối 10 - Bài 8: Đường đi trong chuyển động biến đổi điều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 8 ĐƯỜNG ĐI TRONG CHUYỂN ĐỘNG BIẾN ĐỔI ĐIỀU I. Mục đích yêu cầu - Học sinh nắm được công thức đường đi của chuyển động thẳng biến đổi đều. - Sử dụng công thức đường đi để giải một số bài toán đơn giản về chuyển động thẳng biến đổi đều. II. Lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: a. Viết biểu thức vận tốc tức thời trong chuyển động thẳng biến đổi đều. b. Cho biết giá trị đại số của các đại lượng vt, v0, a, có trong biểu thức vt = v0+at. 3. Bài mới: Phương pháp NỘI DUNG 1. Đường đi và đồ thị vận tốc. a. Trong chuyển động đều vận tốc có giá trị không đổi S = v.t S bằng diện tích hình chữ nhật có cạnh OA = v, OC = t. b. Chuyển động biến đổi đều có v biến đổi đều theo thời gian. Ta tính đường đi tương tự Xét một chuyển động nhanh dần đều có đồ thị vận tốc =thời gian như hình vẽ. Ta chia khoảng thời gian như hình vẽ. Ta chia khoảng thời gian t thành những khoảng thời gian đủ nhỏ Dt bằng nhau. Trong mỗi khoảng thời gian Dt ấy, vận tốc thay đổi rất ít, chuyển động có thể coi là đều và quãng đường đi được sau một thời gian Dt tính từ thời điểm t1 có số đo coi như bằng diện tích hình chữ nhật nhỏ có 1 cạnh là v1 cạnh kia là Dt. àQuãng đường đi được trong thời gian t có số đo bằng tổng diện tích của hình chữ nhật nhỏ. Nếu chia khoảng thời gian t thành những khoảng Dt rất nhỏ thì tổng diện tích của những hình nhỏ trên sẽ trùng với hình thang OMNP và quãng đường đi được trong thời gian sẽ có số đo bằng diện tích của hình thang OMNP giới hạn bởi 2 trục tọa độ đường biểu diễn vận tốc và đường thẳng song song với trục tung đi qua điểm biểu diễn thời gian t. 2. Lập công thức đường đi: Hình than OMNP có đáy là: OM=v0 và NP=v0+at. Đườngcao OP=t diện tích của nó bằng à (1) Là công thức đường đi chuyển động nhanh dần đều. *Trường hợp chuyển động chậm dần đều: Với lập luận tương tự ta có: Công thức đường đi của chuyển động chậm dần đều: Ta có thể dùng chung công thức (1) cho cả chuyển động chậm dần đều nhưng quy ước về dấu các đối tượng v0, a giống như ở công thức vt = v0 + at và chọn chiều dươn cùng chiều chuyển động. 3. Ví dụ: Một xe ôtô chuyển đổng động thẳng nhanh dần đều, sau 10s vận tốc tăng được từ 4m/sà6m/s. Trong thời gian ấy xe đi được bao nhiêu? Giải - Chọn chiều dương của trục tọa độ là chiều chuyển động. - Gốc thời gian là lúc ôtô bắt đầu tăng vận tốc. Ta có: v0 = 4m/s. Sau thời gian t =10, xe có vận tốc vt=6m/s. Từ Đường đi của xe là: S = 50 (m) 4. Củng cố: Công thức S=v0t+at2/2 là dùng cho cả hai trường hợp nhanh dần đều và chậm dần đều với quy ước về dấu là v0, vt, a>0 nếu , , cùng chiều với chiều dương và ngược lại và chọn chiều chuyển động là chiều dương. 5. Dặn dò: Học bài và làm bài tập 2, 3, 4, 5 trang 32, 33 sách giáo khoa. Chuẩn bị bài kế tiếp phương trình của chuyển động.

File đính kèm:

  • docDuong di trong CD thang bdoi deu.doc