Giáo án Vật lý khối 10 - Tiết 1 đến tiết 34

I-Mục tiêu

1.Kiến thức

 - Hiểu được các khái niện cơ bản: tính tương đối của chuyển động, khái niệm chất điểm , quỹ đạo, hệ quy chiếu, cách xác định vị trí của chất điểm bằng toạ độ,xác định thời gian bằng đồng hồ, phân biệt khoảng thời gian và thời điểm.

 - Hiểu rõ muốn nghiên cứu một chuyển động của một chất điểm ,cần thiết phải chọn một hệ quy chiếu để xác định vị trí của chất điểm và thời điểm tương ứng

 - Nắm vững cách xác định toạ độ và thời điểm tương ứng của một chất điểm trên trục toạ độ

2.Kĩ năng

 -Xác định một vật khi nào được coi là chất điểm khi nào không được coi là chất điểm .

II-Chuẩn bị

 1.Giáo viên

 -Tìm một số tranh ảnh minh hoạ cho chuyển động tương đối , đồng hồ đo thời gian .

 2.Học sinh

 -Có đủ SGK,sách bài tập .

 III – Tiến trình hoạt động dạy học cụ thể

 

doc221 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 915 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý khối 10 - Tiết 1 đến tiết 34, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án cơ bản lớp 10 Tiết1 Ngày soạn 13/8/2006 Chuyển động cơ học I-Mục tiêu 1.Kiến thức - Hiểu được các khái niện cơ bản: tính tương đối của chuyển động, khái niệm chất điểm , quỹ đạo, hệ quy chiếu, cách xác định vị trí của chất điểm bằng toạ độ,xác định thời gian bằng đồng hồ, phân biệt khoảng thời gian và thời điểm. - Hiểu rõ muốn nghiên cứu một chuyển động của một chất điểm ,cần thiết phải chọn một hệ quy chiếu để xác định vị trí của chất điểm và thời điểm tương ứng - Nắm vững cách xác định toạ độ và thời điểm tương ứng của một chất điểm trên trục toạ độ 2.Kĩ năng -Xác định một vật khi nào được coi là chất điểm khi nào không được coi là chất điểm . II-Chuẩn bị 1.Giáo viên -Tìm một số tranh ảnh minh hoạ cho chuyển động tương đối , đồng hồ đo thời gian .... 2.Học sinh -Có đủ SGK,sách bài tập . III – Tiến trình hoạt động dạy học cụ thể Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Chuyển động cơ học là gì ?(8’) -Trong thực tế các em đã nghe thấy nhiều cụm từ ‘’Chuyển động’’ . Vậy các em hiểu thế nào là chuyển động ?  -Nghe câu trả lời của HS và chỉnh sửa -Giáo viên ghi bảng k/n - Yêu cầu học sinh cho VD. -Trong VD các em vừa nêu các em đã lấy cây bên đường làm mốc , bây giờ nếu chung ta lấy hành khách bên cạnh làm mốc thì người trong VD trên có chuyển động không ? -Xuất phát từ VD trên các em suy nghĩ cho thầy biết chuyển động có tính chất gì ? -Giáo viên ghi bảng -Yêu cầu học sinh cho VD về tính tương đối của chuyển động 2.Chất điểm . Quỹ đạo của chất điểm .(7’) -Thông báo thế nào là chất điểm ( ghi bảng) -Đặt câu hỏi (C1 ) -Nghe câu hỏi (thảo luận nhóm theo bàn ) -Trả lời câu hỏi Là sự dời chỗ của vật này so với vật khác theo thời gian VD Hành khách ngồi trên xe chuyển động so với cây bên đường . -Nghe câu hỏi và trả lời -Không -Chuyển động có tính tương đối -Nghe và trả lời câu hỏi C1(tính toán và thảo luận theo nhóm ) -Đặt tiếp một câu hỏi : Một xe ô tô đi trên hai quỹ đạo khác nhau : +Đi từ trong bến xe ra đến cổng bến xe +Đi trên quãng đường 100km Khi nào xe được coi là chất điểm khi nào xe không được coi là chất điểm ,Vì sao? Thông báo k/n quỹ đạo (ghi bảng) Cho học sinh xem quỹ đạo của hạt mưa và lưu ý học sinh là quỹ đạo của một chất điểm có tính tương đối . 3.Xác định vị trí của một chất điểm (8’) - Đặt câu hỏi : Cho một A người đi trên một đường thẳng trên đó có một điểm O. Ta biết một thông tin tại thời điểm t ngưòi đó cách O một đoạn 50 km thì các em có biết chính xác vị trí của người Ađó không? -Gọi một học sinh khác nhận xét trả lời của bạn -Để có một thông tin mà người nghe biết được chính xác vị trí của vật đang ở đâu ngoài việc cho thông tin như trên và cho thêm thông tin cách về bên phải hay cách về bên trái ngưòi ta có thể gắn vào O một trục toạ độ và người ta cho thông tin về toạ độ của vật thì người nghe sẽ biết được chính xác toạ độ của vật ở vị trí nào - Phân tích ví dụ trên và cho thêm ví dụ khác - Đưa ra kết luận (ghi bảng) -Đặt câu hỏi C2 4.Xác định thời gian (7’) Đưa ra một ví dụ : Lúc 3 h một người đi xe đạp xuất phát từ GT A , 4h30’ người này đi đến GT B -Bằng đồng hồ người ta đã đo được khoảng thời gian người đó đi từ GTA đến GTB là 30’ . - Thời điểm người đó xuất phát từ GTA là 3h thời điểm người đó đến GTB là 4h30’ Cũng với hiện tượng trên người khác lại cho một thông tin như sau lúc 15h một người đi xe đạp xuất phát từ GT A , 16h30’ người này đi đến GT B. Vậy ai nói đúng ai nói sai -Vậy muốn nói thời điểm xảy ra hiện tượng nào đó người ta phải nói thời điểm đó ứng với mốc thời gian nào và đo khoảng thời gian kể từ mốc đến thời điểm đó bằng đồng hồ.Đơn vị của thời gian trong hệ đơn vị chuẩn là giây (s) -Để xác định thời điểm ta cần có một đồng hồ để đo khoảng thời gian và một mốc thời gian . -Thời điểm phụ thuộc vào mốc thời gian,khoảng thời gian xảy ra một hiện tượng không phụ thuộc vào mốc thời gian -Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C3 5.Hệ quychiếu (3’) -Thông báo hệ quy chiếu là gì -Lưu ý cho học sinh hệ quy chiếu và hệ toạ độ là khác nhau 6.Chuyển động tịnh tiến (7’) -Yêu cầu học sinh đọc SGK trước khi học sinh đọc đặt câu hỏi Chuyển động tịnh tiến là gì? - Nghe trả lời và chỉnh sửa -Yêu cầu học sinh đưa ra ví dụ và phân tích -Khi khảo sát một chuyển động tịnh tiến ta chỉ cần khảo sát một điểm trên vật . Củng cố và ra bài tập về nhà (5’) -Đặt các câu hỏi củng cố trong SGK NC - Cho bài tập về nhà từ 1 đến 3 Nghe câu hỏi và trả lời (hoạt động cá nhân ) Khi xe đi từ trong ra cổng thì xe không được coi là chất điểm , khi xe đi trên quãng đường 100km được coi là chất điểm . Nhận thông và suy nghĩ độc lập Trả lời Không biết chính xác vị trí của người đó vì chưa biết cách về phía nào Nghe và trả lời (hoạt động cá nhân ) Toạ độ của vật thay đổi theo gốc O được chọn . toa độ có tính tương đối Học sinh nghe vấn đề giáo viên đưa ra(làm việc theo bàn ) Một học sinh đại diện cho nhóm đưa ra ý kiến Cả hai nói đều đúng nhưng mỗi ngưòi chọn một mốc thời gian khác nhau . Học sinh nghe câu hỏi (thảo luận theo từng bàn ) Một học sinh đại diện cho nhóm trả lời . -Tự ghi định nghĩa vào vở -Đọc SGK (làm việc cá nhân) Một học sinh trả lời các học sinh khác nghe và nhận xét -Ghi định nghĩa vào trong vở Đưa ra ba VD và phân tích cho thoả mãn với định nghĩa(làm việc cá nhân) -Trả lời các câu hỏi củng cố. - Ghi bài tập về nhà . Bài 1: chuyển động cơ học Ngày soạn:14/8/2006 Ngày dạy: Lớp dạy: 10 Cơ bản Người soạn: Vũ Văn Hưng I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Phát biểu được định nghĩa chuyển động cơ, chất điểm , quỹ đạo chuyển động - Phát biểu được cách xác định vị trí của vật, thời gian - Nêu được các yếu tố của một hệ quy chiếu 2. Kỹ năng : - Xác định được hệ quy chiếu cho chuyển động của một số vật. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên - 1 đồng hồ 2. Học sinh - Thước kẻ - Ôn tập lại kiến thức về chuyển động cơ học ở lớp 8 III. Tiến trình hoạt động dạy học cụ thể Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Nêu câu hỏi: Thế nào là chuyển động cơ? - Đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi. (thảo luận chung cả lớp) Chuyển động cơ của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian. + Nêu câu hỏi Muốn xét một vật đứng yên hay chuyển động ta phải làm gì? Nêu câu hỏi: Vì sao nói chuyển động cơ học có tính tính tương đối? Ví dụ: - Thảo luận chung cả lớp, tìm câu trả lời chuyển động ta chọn. + Một vật mốc + Xét có sự thay đổi vị trí của vật đó với mốc hay không. - Thảo luận chung cả lớp tìm câu trả lời Vì chuyển động cơ học phụ thuộc vào vật làm mốc. + Nêu câu hỏi: Một vật coi là một chất điểm khi nào? Ví dụ. - Đọc sách giáo khoa tìm câu trả lời và ghi lại( Làm việc cá nhân) Một vật chuyển động được coi là một chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi( hoặc so với những khoảng cách mà chúng ta đề cập đến) Trả lời câu C1 (Thảo luận theo nhóm) Nêu câu hỏi: Quỹ đạo chuyển động là gì? (Làm việc cá nhân ) Đọc sách giáo khoa tìm câu trả lời và ghi lại. Nêu câu hỏi Làm thế nào để xác định vị trí của 1 vật trong không gian? + Giao nhiệm vụ cho nhóm Xác định vị trí của + Nhóm 1: Một cái thuyền chuyển động thẳng trên bến sông cách bến sông 2 km + Nhóm 2: Một xe chuyển động trên đường với vận tốc 54km/h. Xác định vị trí xe sau khi đi được 1.5 h + Nhóm 3: Xác định vị trí hòn đá cách điểm ném 4m , ở độ cao 9 m + Nhóm 4: Xác định vị trí của M trong hệ 0xy có toạ độ x=40cm; y = -20 cm - Thảo luận chung cả lớp đề xuất giải pháp Để xác định vị trí 1 vật trong không gian cần: + Lấy 1 điểm làm mốc + Chọn hệ toạ độ gắn với vật mốc + Dùng thước xác định toạ độ của vật - Làm việc theo nhóm Trình bày theo nhóm Định hướng và nêu hỏi - Để mô tả chuyển động của 1 vật ta phải biết vị trí của vật đó tại những thời điểm khác nhau. Để xác định vị trí chọn mốc, hệ toạ độ dùng thước xác định toạ độ Vậy làm thế nào để xác định thời gian ? Thảo luận chung cả lớp tìm câu trả lời Dùng 1 chiếc đồng hồ đo khoảng thời gian từ lúc bắt đầu tính đến thời điểm cần đo. Nêu câu hỏi Vậy lúc đầu đo thời gian đó người ta gọi là gì ? - Đọc sách giáo khoa tìm câu trả lời và ghi lại Thời điểm bắt đầu đo thời gian gọi là mốc thời gian ( gốc thời gian) Bổ xung và kết luận Vậy muốn xác định thời gian chuyển động ta cần - Chọn mốc thời gian - Một chiếc đồng hồ đo - Ghi chép lại Nêu câu hỏi: Phân biệt thời điểm và thời gian? - Đọc sách giáo khoa và trả lời Khoảng thời gian mốc tính thời gian đến một thời điểm xác định. Giao nhiệm vụ theo nhóm - Căn cứ vào bảng 1.1 xác định: + Thời điểm mà tàu đến Hà Nội, Nam Định + Thời gian mà tàu đi từ Hà Nội Nam Định; Vinh Đồng Hới - Thảo luận theo nhóm Tổng kết về hệ quy chiếu. Để xác định vị trí của 1 chuyển động tại một thời điểm ta cần chọn một hệ quy chiếu: - Vật mốc, một hệ toạ độ gắn với vật mốc - Mốc thời gian - một đồng hồ - Ghi lại Iv. củng cố và hướng dẫn về nhà. 1. Củng cố : + Thế nào là chuyển động cơ? chất điểm + Hệ quy chiếu gồm những yếu tố nào? 2. Hướng dẫn về nhà: Trả lời các câu hỏi SGK Trường THPT Lương Thế Vinh giáo án dạy học Bộ môn: Vật lý Người soạn: Đinh Thị Phúc Ngày soạn: 17/8/2006 Giáo án bài 2: ( Tiết 1). VậN TốC TRONG CHUYểN Động thẳng - chuyển động thẳng đều I- Mục tiêu: -Hiểu rõ khái niệm véctơ độ dời, véc tơ vận tốc trung bình, véc tơ vận tốc tức thời, nẵm vững tính chất véc tơ của các đại lượng này. -Thay cho việc khảo sát các véc tơ ta khảo sát các giá trị đại số của chúng mà không làm mất đi đặc trưng véc tơ của chúng -Phân biệt độ dời- quãng đường, vận tốc và tốc độ. II- Chuẩn bị: Học sinh : Ôn lại các yếu tố một đại lượng véc tơ III- Tiến trình tiết học: 1)- Hoạt động 1: (5 phút) : Tạo tình huống học tập. 2)- Hoạt động 2: (10 phút): Tìm hiểu khái niệm độ dời. Học sinh Giáo viên - Học sinh trả lời câu lệnh C1 Học sinh đọc mục 1a - Học sinh vẽ hình H21a nêu véc tơ độ dời - Học sinh vẽ hình H21b chỉ véc tơ độ dời - Học sinh trả lời câu lệnh - Học sinh tính quãng đường và độ dời con kiến a- Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu lệnh C1 - Nêu kết quả thực hiện câu lệnh C1 - Cho học sinh đọc mục 1a Giáo viên nêu véc tơ độ dời là một véc tơ nối vị trí đầu, cuối của chất điểm - Vậy H21a cho biết véc tơ độ dời ? Giáo viên vẽ hình nêu véc tơ độ dời: M1, M2. - Giáo viên : Nêu chất điểm chuyển động trên đường thẳng thì véc tơ độ dời là bao nhiêu ? Giáo viên vẽ véc tơ độ dời khi vật chuyển động thẳng. - Giáo viên nhấn : Véc tơ độ dời đầy đủ, yếu tố phương chiều, đọ lớn. Độ dời: Gía trị đại số của véc tơ độ dời. - Giáo viên nêu ví dụ H2.2 Cho học sinh phân biệt độ dời với đường đi. 3)- Hoạt động 3 : Tìm hiểu độ dời, quãng đường (5 phút) Học sinh Giáo viên - Học sinh trả lời câu lệnh C3 - Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu lệnh C3. 4)-Hoạt động 4: Tìm hiểu vận tốc trung bình(10 phút) Học sinh Giáo viên - Học sinh đọc mục 3 Nêu định nghĩa véc tơ vận tốc trung bình và biểu thức. - Học sinh đọc véc tơ vận tốc trung bình chuyển động thẳng - Học sinh nêu tốc độ trung bình lớp 8. - Học sinh phân biệt : - Học sinh trả lời câu lệnh C4,5 - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần đầu mục 3. - Giáo viên nêu định nghĩa véc tơ vận tốc trung bình và biểu thức. - Chuyển động thẳng véc tơ vận tốc trung bình tính như thế nào. Giáo viên viết biểu thức tính véc tơ vận tốc trung bình chuyển động thẳng. Giáo viên yêu cầu học sinh hiểu ý nghĩa của Vtb. Yêu cầu học sinh áp dụng được công thức : Vtb = Dx / Dt. Giáo viên nhấn : Vtb phụ thuộc khoảng thời gian từ t1-> t2 - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu tốc độ trung bình(lớp 8) ý nghĩa. - Phân biệt Vtb và tốc độ trung bình. - Yêu cầu học sinh trả lời câu lệnh C4,5 5)- Hoạt động 5 (10 phút): Tìm hiểu vận tốc tức thời Học sinh Giáo viên - Học sinh đọc mục 4 - Giáo viên yêu cầu học sịnh đọc mục 4 trong SGK. Giáo viên nêu định nghĩa véc tơ vận tốc tức thời (Biểu thức 2.4) Đối với chuyển động thẳng (2.5) Vận tốc tức thời cũng là đậi lượng véc tơ. IV- Củng cố (3 phút): * Phân biệt hai từ vận tốc và tốc độ : - Tốc độ đặc trưng sự biến đổi nhanh chậm một đại lượng nào đó theo thời gian t : không phải đại lượng véc tơ. - Vận tốc là đại lượng véc tơ đặc trưng sự biến đổi nhanh chậm về độ lớn, hướng của véc tơ độ dời theo t. - Phân biệt độ dời, đường đi. - Véc tơ vận tốc trung bình, véc tơ vận tốc tức thời. * Ra bài tập cho học sinh về nhả làm (2 phút) Người viết giáo án Ký duyệt giáo án Đinh thị phúc Bài 4: Sự rơi tự do (tiết 1) Ngày soạn: Ngày giảng: I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Trình bày, nêu ví dụ và phân tích được khái niệm về sự rơi tự do. 2. Kỹ năng: - Tự làm được các TN 1, 2, 3, 4 phần I.1 SGK. Thao tác được TN ống Niutơn. - Giải được một số dạng BT đơn giản về sự rơi tự do. ( Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3 trang 27; giải được BT 7, 8 trang 27 _ SGK). II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên: - Chuẩn bị TN 1, 2, 3, 4 phần I.1 và TN ống Niuton (SGK). - Trả lời câu jhỏi 1, 2, 3; Giải BT 7, 8 trang 27_SGK. - Chuẩn bị bài toán: CM rằng trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, hiệu hai quãng đường đi được trong hai khoảng thời gian bằng nhau liên tiếp bằng nhau là một lượng không đổi. 2. Học sinh: - Ôn bài chuyển động thẳng biến đổi đều. III. Tổ chức hoạt động dạy học. 1. ổn định: ( 1 phút ) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 6 phút ) Giáo viên hỏi Học sinh trả lời a. Chuyển động thẳng biến đổi đều có đặc điêm gì ? - Em đã được học mấy loại chuyển động thẳng biến đổi đều ? Nêu đặc điểm các loại chuyển động đó ? b. Nêu công thức tính vận tốc và phương trình chuyển động của chuyển động thẳng biến đổi đều ? Giải thích các đại lượng có trong công thức và đơn vị đo của chúng ? 3. Tạo tình huống học tập: và nghiên cứu sự rơi tự do trong không khí. (10 phút) Học sinh Giáo viên - Nghe và suy ngẫm. - Theo dõi. - Làm TN, thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi C1 vào giấy nháp. - Các nhóm báo cáo. - ĐVĐ như SGK. - Hướng dẫn làm TN. - Chia hs thành 4 nhóm (4 tổ), yêu cầu các nhóm hs làm 4 TN và trả lời câu hỏi C1. - Yêu cầu lần lượt các nhóm báo cáo kết quả. - Ghi tóm tắt lên bảng. - Nếu có kết quả sai GV chỉnh sửa. - ĐVĐ vào bài mới: Trong không khí, có vật rơi nhanh, có vật rơi chậm, yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến sự rơi nhanh hay chậm của các vật ? 4. Nghiên cứu sự rơi trong chân không ( Sự rơi tự do ). (13 phút) - Ghi đề mục vào vở. - Theo dõi TN ( không có TN thì đọc SGK). - Phát biểu kết quả TN và giải thích. - Trả lời C2. - Hs ghi định nghĩa sự rơi tự do vào vở. - Đọc phần chữ nhỏ. - Ghi đề bài, mục I, I.1; I.1.a; I.1.b; I.1.c; 1.2. - Giới thiệu TN: ống Niutơn, làm TN. - Yêu cầu hs cho biết kết quả TN. Giải thích kết quả TN (GV có thể gợi ý): yêu cầu trả lời câu hỏi C2. - GV chốt lại định nghĩa sự rơi tự do. - Giới thiệu TN của Galilê. 5. Củng cố và ra BT về nhà: (15 phút) - HS trả lời: + CH1. + CH2. + CH3. + CH7. + CH8 - Làm bài tập. - Hs (xung phong) lên giải bài tập. - Yêu cầu hs trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK. - CH1 trang 27. - CH7. - CH8. - Chỉnh sửa, Kết luận. - Yêu cầu, hướng dẫn hs làm bài tập: CM rằng trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, hiệu hai quãng đường đi được trong hai khoảng thời gian liên tiếp bằng nhau là một lượng không đổi. Mốc thời gian là lúc vật bắt đầu chuyển động, thời gian đi ở mỗi quãng đường là t. - Gợi ý cho hs về phân tích đề bài. - Mời 1 hs lên trình bày lời giải _ Nhận xét. - Chỉnh sửa lời giải (nếu có) và chốt lại phần kết luận. + Đọc phương pháp chụp ảnh hoạt nghiệm. + Xử lý kết quả TN hình 4.3 (SGK). - Bài tập về nhà: + Yêu cầu hs đọc kỹ lí thuyết đã học. + Đo và tính trước 1cm trên ảnh hoạt nghiệm (SGK) ứng với bao nhiêu m của quãng đường rơi thực của bi, g = 9,8m/s2, thời gian giữa hai chớp sáng liên tiếp: 0,03s. Có nhận xét gì về kết quả TN. GV soạn: Vũ Kim Chung Bài 4: Sự rơi tự do ( tiết 2 ) Ngày soạn: HHC Ngày giảng: I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Nêu được những đặc điểm của sự rơi tự do và gia tốc rơi tự do. - Viết được công thức tính vận tốc, gia tốc rơi tự do và giải thích được các công thức đó. 2. Kĩ năng. - Giải được một số bài tập đơn giản về sự rơi tự do ( Bài 9, 10, 11, 12 SGK) - Tìm được phương án TN về phương của sự rơi tự do, nhận xét về hiện tượng xảy ra trong các TN sơ bộ về sự rơi tự do. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên. - Chuẩn bị sợi dây dọi và vòng kim loại. - Vẽ lại ảnh hoạt nghiệm ra giấy khổ to, tính trước, xử lý số liệu trên ảnh ảnh hoạt nghiệm. - Giải bài tập 10, 11, 12. 2. Học sinh. - Tính trước, xử lý số liệu trên ảnh hoạt nghiệm. - Nêu nhận xét. III. Tổ chức hoạt động dạy học. 1. ổn định. (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (10 phút) Học sinh Giáo viên - Hs trả lời. - Hs trình bày. - CH1: Sự rơi tự do là gì? (gọi 1 hs phát biểu). - CH2: Trình bày kết quả xử lý số liệu TN3, 4 - SGK ? (gọi 1 hs trình bày) - Chỉnh sửa, đưa ra kết quả cuối cùng và kết luận. (phù hợp với kết luận ở bài tập tiết trước) 3. Nghiên cứu sự rơi tự do của các vật. (10 phút) - Ghi đầu bài, tiêu đề II; II.1. - Ghi mục 1.a. Suy nghĩ tìm phương án TN nghiên cứu phương, chiều của chuyển động rơi tự do. - Quan sát TN. Nêu kết quả TN. - Ghi mục 1.b. - Trả lời CH1: - Ghi mục 1.c - Trả lời CH2: - Ghi mục 1.d. - Trả lời CH3: - Ghi mục 1.e. - Đặt vấn đề. - Ghi đầu bài, mục II, II.1. - Nêu mục 1.a và yêu cầu hs trả lời C3. - Mời hs trình bày phương án và tiến hành TN. Nhận xét ị Khẳng định phương, chiều của chuyển động rơi tự do. - Ghi mục 1.b. - CH1: Kết quả TN cho thấy chuyển động rơi tự do thuộc dạng chuyển động nào ? - Ghi mục 1.c. - CH2: Nêu công thức tính vận tốc của chuyển động rơi tự do ? - Ghi mục 1.d. - CH3: Nêu công thức tính quãng đường đi được của chuyển động rơi tự do ? (lưu ý giải thích rõ các đại lượng ở các công thức ). - Ghi mục 1.e. 4. Giới thiệu: Gia tốc rơi tự do. (5 phút) - Đọc mục 2. Gia tốc rơi tự do. - Ghi mục II.2. - Ghi giá trị thường dùng của g. - Giới thiệu đặc điểm của g và giá trị của g, giá trị thường dùng của g. - Ghi mục II.2. - Ghi dòng chữ xanh. - Ghi giá trị thường dùng củag. 5. Củng cố và ra bài tập về nhà. (19 phút) - Trả lời: CH4 CH5 CH6 - Làm - Yêu cầu hs trả lời câu hỏi 4, 5, 6 (trang 27 - SGK). - Yêu cầu hs làm bài tập 10, 11, 12. - Mời 3 hs làm 3 bài tập 10, 11, 12 (trang 27 - SGK). - Yêu cầu hs ở nhà học kỹ lý thuyết; làm bài tập 4.3; 4.5; 4.14. Giáo án: đổi mới phương pháp dạy học ( Lớp 10 – Ban cơ bản ). ---------- *** ---------- Bài : chuyển động thẳng đều Người soạn: Đinh Thị Quyên. Ngày soạn: 06/ 08/ 2006. Ngày dạy: I/ Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Phát biểu được các định nghĩa về tốc độ trung bình và chuyển động thẳng đều. - Viết được các công thức về tốc độ trung bình, quãng đường đi được và phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều. 2. Kỹ năng: - Vẽ được đồ thị toạ độ – thời gian của CĐTĐ. - Giải được những bài toán đơn giản về CĐTĐ. II/ Chuẩn bị: - GV: + Một bình chia độ đựng dầu ăn. + Một cốc nước nhỏ và vài cái tăm. + Một chiếc đồng hồ đeo tay. - HS: + Ôn lại công thức, định nghĩa tốc độ trung bình ở lớp 8. + Nghiên cứu trước bài mới. III/ Tiến trình lên lớp: 1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút). - Nêu cách xác định chính xác vị trí của một chiếc ô tô trên đường quốc lộ?. - Một HQC bao gồm những gì?. 3. Tiến trình bài dạy. Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập ( 5 phút). Hoạt động của HS Hoạt động của GV a, Quan sát sự rơi của giọt nước trong dầu. b, HS trả lời câu hỏi dựa vào kết quả quan sát thí nghiệm. a, Làm thí nghiệm như trong SGK chuẩn. b, Chỉ ra cho HS chuyển động của giọt nước trong dầu là chuyển động thẳng đều và đặt câu hỏi: Thế nào là CĐTĐ? c, GVđặt vấn đề vào bài mới như SGK chuẩn Hoạt đông của HS Hoạt động của GV a, HS ghi đầu bài, vào vở. b, HS theo dõi SGK và nhắc lại CT xác định vận tốc TB, đơn vị vận tốc TB. c, HS ghi CT 2.1 vào vở và đơn vị vận tốc TB. d, HS trả lời C1. e, HS đọc SGK và trả lời câu hỏi. f, HS viết công thức liên hệ. g, HS ghi CT liên hệ 2.1 vào vở. h, HS nêu mối quan hệ giữa S và t. a, Ghi đầu bài, đầu đề mục I và tiểu mục 1 lên bảng. b, Y/c HS đọc tiểu mục 1 SGK và cho biết công thức xác định tốc độ TB, đơn vị của tốc độ TB. c, GV ghi công thức 2.1 lên bảng. d, Y/c HS trả lời C1 SGK. e, Y/c HS cho biết thế nào là CĐTĐ? f, Y/c HS viết CT liên hệ giữa quãng đường đi được và tốc độ trong CĐTĐ. g, GV ghi tiểu mục 3 lên bảng, nghe câu trả lời của HS và viết CT 2.2 lên bảng. h, Y/c HS nêu mối quan hệ giữa quãng đường đi được và thời gian trong CĐTĐ. Hoạt động 3: Xây dựng PTCĐ và vẽ đồ thị toạ độ- thời gian của CĐTĐ( 15 phút). Hoạt động của HS Hoạt động của GV a, HS đọc SGK, đưa ra PT của CĐTĐ. b, HS ghi đầu đề mục II, tiểu mục 1 và PT 2.3 vào vở. c, HS theo dõi VD SGK và viết PT chuyển động. d, HS dựa vào kiến thức toán học đưa ra dạng đồ thị và cách vẽ. e, HS ghi cách vẽ đồ thị toạ độ – thời gian vào vở. f, HS vẽ đồ thị,lập bảng (x,t); vẽ đồ thị a, Ghi mục II lên bảng và yêu cầu HS đọc mục 1 SGK để trả lời câu hỏi: Viết PT của CĐTĐ?. b, GV theo dõi câu trả lời của HS và viết PT 2.3 lên bảng. c, Y/c HS đọc VD trong mục 2 SGK và viết PT chuyển động của vật trong VD. d, Y/c HS nêu nhận xét về dạng đồ thị toạ độ – thời gian của CĐTĐ và cách vẽ đồ thị toạ độ – thời gian. e, GV theo dõi câu trả lời của HS và khái quát dạng đồ thị toạ độ – thời gian, cách vẽ đồ thị toạ độ – thời gian của CĐTĐ. f, Y/c HS quay trở lại VD và vẽ đồ thị toạ độ – thời gian của CĐTĐ của xe đạp. 4. Củng cố và ra bài tập về nhà (5 phút). Hoạt động của HS Hoạt động của GV a, Trả lời các câu hỏi. b, Ghi câu hỏi và bài tập về nhà a, Đặt câu hỏi dựa vào các ý trong bảng tóm tắt ở cuối bài. b, Ra bài tập về nhà, các câu hỏi và bài tập SGK chuẩn. IV/ Rút kinh nghiệm. Ký duyệt xác nhận của tổ trưởng bài 4 (2 tiết) Sự rơi tự do I. Mục tiêu: 1. Kiến thức : - Trình bày, nêu ví dụ và phân tích được khái niệm về sự rơi tự do. - Phát biểu được định luật rơi tự do. - Nêu được những đặc điểm của sự rơi tự do. 2. Kỹ năng : - Giải được một số dạng bài tập đơn giảng về sự rơi tự do. - Đưa ra được những ý kiến nhận xét về hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sơ bộ về sự rơi tự do. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị những dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong 4 thí nghiệm mục I.1 gồm: + Một vài hòn sỏi + Một vài tờ giấy phẳng nhỏ + Một vài viên bi xe đạp (hoặc hòn sỏi nhỏ) và một vài miếng bìa phẳng trọng lượng lớn hơn trọng lượng của các viên bi. - Chuẩn bị 1 sợi dây dọi và 1 vòng kim loại có thể lồng vào sợi dây dọi để làm thí nghiệm về phương chiếu của chuyển động rơi tự do. - Vẽ lại ảnh hoạt động trên giấy khổ to theo đúng tỷ lệ và đo trước tỷ lệ xích của hình vẽ đó. 2. Học sinh : - Ôn lại bài chuyển động thẳng biến đổi đều. - Gợi ý về sử dụng CNTT . - Mô phỏng phương pháp chụp ảnh hoạt nghiệm một chuyển động rơi tự do. III. Tiến trình dạy học: Tiết 1 1. Hoạt động 1 : (15 phút) Tìm hiểu sự rơi trong không khí Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Nhận xét sơ bộ về sự rơi của các vật khác nhau trong không khí - Kiểm nghiệm sự rơi trong không khí của các vật cùng khối lượng khác hình dạng, cùng hình dạng, khác khối lượng... - Ghi nhận các yếu tố ảnh hưởng đến sự rơi của các vật trong không khí - Tiến hành các thí nghiệm 1, 2, 3, 4 - Yêu cầu học sinh quan sát - Yêu cầu dự đoán kết quả trước mỗi thí nghiệm và nhận xét sau thí nghiệm - Kết luận về sự rơi của các vật trong không khí. 2. Hoạt động 2 : (12 phút) Tìm hiểu sự rơi trong chân không Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Dự đoán sự rơi của các vật khi không có ảnh hưởng của không khí - Nhận xét về cách loại bỏ ảnh hưởng của không khí trong thí nghiệm của Niutơn và Galilê - Trả lời câu hỏi 2 trong sách giáo khoa - Mô tả thí nghiệm ống Niutơn và thí nghiệm của Galilê - Đặt câu hỏi - Nhận xét câu trả lời - Định nghĩa về sự rơi tự do Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực. 3. Hoạt động 3 : (10 phút) Chuẩn bị phương án tìm đặc điểm của chuyển động rơi tự do Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên Chứng minh dấu hiệu nhận biết 1 chuyển động thẳng nhanh dần đều: hiệu quãng đường đi được giữa 2 khoảng thời gian bằng nhau liên tiếp là 1 hằng số Gợi ý sử dụng công thức đường đi của chuyển động thẳng dần đều cho các khoảng thời gian bằng nhau Dt để tính được DS = a (Dt)2 4. Hoạt động 4 : (8 phút) Giao nhiệm vụ về nhà Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Ghi câu hỏi và BT về nhà - Ghi những chuẩn bị cho bài sau - Nêu câu hỏi và bài tập về nhà câu hỏi 1 2 3 (27) SGK + BT 7,8 (27) SGK - Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài sau: + Học sinh xem trước bài trong SGK + Ôn các công thức cđ thẳng NDĐ Tiết 2 (tiếp theo) 1. Hoạt động 1: (20 phút) Tìm hiểu các đặc điểm của chuyển động rơi tự do Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Nhận xét về các đặt điểm của chu

File đính kèm:

  • docGiao an, Vat Ly 10 (Co ban).doc
Giáo án liên quan